Cẩm nang ăn uống


CẨM NANG ĂN UỐNG

ĐỂ TRỊ:
BỆNH THÂN, BỆNH TÂM CỦA CON NGƯỜI.


THUẬT ẤN:
SÁNG ĂN NHƯ VUA
TRƯA ĂN NHƯ HOÀNG TỬ
CHIỀU CỬ NHƯ THẦY TU
TỐI NGỦ PHẢI THOÁNG MÁT.
 
NGƯỜI MUỐN TRỊ BÊNH TÂM,
THÌ HÃY NGHE CÂU KỆ NÀY:
TẮM BỆNH LÀ BỔI TẠI TA
NGHE NGƯỜI LỨỜNG GẠT, MA TA TIN LIỀN
ĐƯA TIÊN CÒN LẠY: TÂM ĐIÊN!
TÂM KHÔNG SUY NGHĨ, TÂM ĐIÊN RÕ RÀNG!
RỦ THÊM NGƯỜI NỮA TIN CÀN
MỘT ĐÀN NGU NGỐC RÕ RÀNG BỆNH TÂM!
BỆNH TÂM MUỐN HẾT BỆNH TÂM
HIẾU RÕ CHÂN THẬT BỆNH TÂM KHÔNG CÒN.


MỜI ĐỌC SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU:
Kính thưa độc giả:
Chúng tôi viết ra quyển cẩm nang ăn uống này, là để dành riêng cho hai hạng người:
Một: Những vị tu theo pháp môn Thiền tông Nhà Phật, để cảm nhận được sự an vui kỳ diệu của pháp môn Thiền tông học này.
Hai: Giúp cho những vị muốn tự mình làm thầy để trị bệnh cho chính mình, được ít bệnh.
Trước hết, chúng tôi xin có lời khuyên dành riêng cho những vị muốn tu theo pháp môn Thiền tông học Nhà Phật:
– Đầu tiên, quí vị muốn tu theo pháp môn Thiền tông học Nhà Phật, quí vị phải hiểu 4 câu tuyệt bí ẩn mà Đức Phật đã dạy trong pháp môn Thiền tông học này:
Câu 1: Bất lập văn tự.
Câu 2: Giáo ngoại biệt truyền.
Câu 3: Trực nhận chân Tánh.
Câu 4: Kiến tánh thành Phật!
Chúng tôi xin nói khái quát về 4 câu nêu trên:
1- Bất lập văn tự:
Vì sao không lập văn tự.
Vì văn tự mà loài người đang sử dụng, là văn tự của nhân duyên, nên không nói đến chỗ chân thật được.
2- Giáo ngoại biệt truyền:
Giáo ngoại biệt truyền là sao?
Là pháp môn tu này phải truyền ngoài các kinh điển thông thường.
3- Trực nhận chân Tánh:
Chân Tánh là gì mà phải trực nhận nó?
Chân Tánh là cái Tánh chân thật của mỗi người, ai muốn tu pháp môn này phải hiểu cho thật rõ về chân Tánh của mình thì mới tu đúng được.
4- Kiến Tánh thành Phật:
Kiến Tánh là sao?
Hiện nay, có vị giảng kiến Tánh là “nhận định” ra Tánh của chính mình.
Vì sao họ dạy là nhận định?
Vì họ không biết Tánh chân thật của mình, nên tưởng tượng ra để giảng, nên nhiều người đến nghe một thời gian dài mà không ai hiểu được Tánh chân thật của mình, nói theo ngôn từ của thiền học là giác ngộ.
Chúng tôi xin gợi ý 4 câu trên:
Bốn câu nói trên, nếu quí vị muốn biết thấu đáo, hãy tìm cho được vị nào đã đạt được “Bí mật Thiền tông”, vị đó sẽ giải thích cho.
Còn riêng chúng tôi, là người sưu tầm, chỉ giúp cho quí vị hiểu khái quát về 4 câu nói trên thôi.
Để quí vị hiểu pháp môn Thiền tông học này, chúng tôi xin kể sơ lược về lịch sử của pháp môn này như sau:
Pháp môn này, đầu tiên Đức Phật gọi là “Thanh tịnh thiền”. Khi Đức Phật truyền pháp môn Thanh tịnh thiền này cho ông Ma Ha Ca Diếp làm Tổ sư thiền Thanh tịnh đời thứ nhất, Đức Phật có dạy như sau:
– Này ông Ma Ha Ca Diếp, Như Lai nhờ tu pháp môn Thanh tịnh thiền này mà vào được “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” của Như Lai. Như Lai truyền Thanh tịnh thiền này cho ông làm Tổ sư thiền đời thứ nhất, khi ông sắp tịch, ông hãy truyền pháp môn này lại cho ông A Nan Đà để làm Tổ sư thiền đời thứ hai, từ Tổ sư thiền đời thứ hai trở đi, phải gọi là Thiền tông.
Vì sao phải gọi là Thiền tông?
Vì pháp môn tu này, Như Lai không dạy theo các kinh điển, mà Như Lai chỉ dạy riêng cho ông; ông truyền cho người kế tiếp, người kế tiếp truyền cho người sau nữa, cho nên gọi là “Thiền tông”, tức pháp môn này truyền riêng “Tông truyền” của nó. Như Lai nói cho ông biết, pháp môn tu này rất khó!
Vì sao tu khó như vậy?
Vì loài người sống bởi vật lý bao quanh, tức phải chịu sức hút mãnh liệt của vật lý. Vì vậy, một vạn người tu theo pháp môn này, chưa chắc có 1 người đạt được!
Vì sao pháp môn tu này lại khó như vậy?
Vì tất cả chúng sanh hiện đang sống:
1- Về vật chất, không thể nào rời bỏ nó được!
2- Về tinh thần, thì bị cái ảo giác của vật lý kéo đi!
Vì 2 thứ trên, nên khó có người nào vượt qua được. Do vậy, Như Lai phải truyền riêng cho ông, và ông có bổn phận phải truyền riêng pháp môn thiền Thanh tịnh này. Vì quá đặc biệt như vậy, nên Như Lai có nói pháp môn này bằng 4 câu:
1- Bất lập văn tự.
2- Giáo ngoại biệt truyền.
3- Trực nhận chân Tánh.
4- Kiến Tánh thành Phật.
Đức Phật dạy đại cương về pháp môn Thanh tịnh thiền này rồi. Như Lai có dạy Huyền ký về pháp môn Thiền tông học này như sau:
– Ông là người nhận Tổ vị đời thứ nhất, Tổ vị thứ hai là ông A Nan Đà. Ở nước Ấn Độ này chỉ có 28 đời Tổ sư Thiền tông thôi. Đến đời Tổ sư thứ 28, vị này có bổn phận dẫn “Mạch nguồn Thiền tông” đến nước lớn ở phương Đông. Ở nước lớn này, có thêm 5 đời Tổ sư nữa. Cũng ở đời Tổ sư sau cùng, Mạch nguồn Thiền tông này không được truyền theo qui cách cũ nữa. Mà việc truyền Thiền tông phải dừng tại đây. Còn các tín vật của Như Lai phải như sau:
1- Gói kệ Huyền ký của Như Lai phải được công bố ra.
2- Bát ăn cơm của Như Lai phải được chôn xuống đất.
3- Áo choàng của Như Lai cắt ra làm hai, một phần chôn theo bát ăn cơm của Như Lai, một phần quấn vào tượng của vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 33 này.
Vị Tổ sư này, phải nhờ đệ tử nào ưu tú của mình, công bố Huyền ký của Như Lai ra cho mọi người cùng biết.
Vì sao Huyền ký của Như Lai phải được công bố ra?
Vì đến đời Tổ sư Thiền tông này, rất nhiều người giác ngộ được “Yếu chỉ Thiền tông”, còn đạt được “Bí mật Thiền tông” cũng rất nhiều, phần được rơi vào “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, cũng không có là bao nhiêu.
Tuy vị Tổ sư Thiền tông đời thứ 33 này, công bố Huyền ký của Như Lai ra như vậy, nhưng phải đợi đến đời Mạt thượng pháp, ở tại đất Rồng, có một người sưu tầm viết lại đầy đủ những lời dạy của Như Lai nêu trong Huyền ký. Cũng từ nơi đất Rồng này, được phổ biến đi khắp Năm châu. Nhờ vậy, mà người giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông” không thể nào tính hết được. Người đạt được “Bí mật Thiền tông” cũng rất đông. Còn người được rơi vào “Bê tánh Thanh tịnh Phật tánh”, nhiều nhất, từ khi Như Lai dạy pháp môn Thiền tông học này.
Như Lai dạy rõ về truyền Thiền tông như sau:
33 đời Tổ của các ông, truyền cho nhau bằng bài kệ 36 câu mà Như Lai đã đọc để truyền thiền cho ông. Khi ông truyền Thiền tông lại cho ông A Nan Đà, ông phải trao trọn gói Huyền ký này, bát ăn cơm của Như Lai và áo choàng của Như Lai.
Còn sau Tổ sư đời thứ 33 trở đi, việc truyền Thiền tông này phải như sau:
1- Người nào giác ngộ được căn bản “Yếu chỉ Thiền tông”, được cấp giấy chứng nhận.
2- Người nào giải mã được tất cả các lời dạy của Như Lai, người đó được cấp giấy chứng nhận đạt “Bí mật thiền tông”. Người này phải được truyền Thiền tông bằng 36 câu truyền thiền, mà Như Lai đọc truyền cho ông, phải làm lễ trước Tôn tượng của Như Lai. Người này phải được cung cấp đầy đủ những lời dạy của Như Lai về pháp môn Thiền tông học này mà Như Lai có ghi đầy đủ trong Huyền ký.
Như Lai dạy rõ cho ông biết, pháp môn Thiền tông học này, Như Lai không sử dụng bất cứ thứ gì trong vật lý nơi thế giới này để dạy.
Vì sao vậy?
Vì những thứ trong vật lý nơi thế giới này là của nhân duyên và nhân quả. Vì là nhân duyên và nhân quả, nên nó phải đi theo dòng biến chuyển luân hồi. Do vậy, ai muốn tu giải thoát, thì không thể nào sử dụng những thứ trong vật lý này được.
★ Chúng tôi nói đến đây, anh tư Lê Mạnh Quân, sanh năm 1940, tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Cư ngự tại đường Âu Cơ, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, có hỏi như sau:
– Kính anh Nhân, chúng tôi xin hỏi anh 3 câu:
Câu 1: Chúng tôi muốn tu theo Thiền tông, phải tìm hiểu và học với ai cho đúng?
Câu 2: Những vị dạy đạo thiền hiện nay, có vị nào dạy pháp môn Thiền tông học này không?
Câu 3: Chúng tôi thấy hiện nay, có rất nhiều người dạy đạo, họ nói là dạy Thiền tông, vậy chúng tôi phải tìm hiểu như thế nào mới phải?
Ba câu hỏi của anh Lê Mạnh Quân tuy đơn giản, nhưng khó trả lời vô cùng, chúng tôi chỉ xin góp ý như sau:
– Kính thưa anh Tư, anh muốn tu theo pháp môn Thiền tông học, anh hãy tìm cho được, vị nào đạt “Bí mật Thiền tông”, hỏi vị ấy, thì vị ấy nói cho anh nghe, thì mới đúng được, còn vị nào chưa đạt “Bí mật Thiền tông”, mà nói về pháp môn Thiền tông này, dù có ngồi giảng 100 năm cũng không thể đúng.
Vì sao vậy?
Vì pháp môn Thiền tông, là pháp môn Đức Phật dạy không sử dụng những thứ trong vật lý. Vị nào biết được nguyên lý này, thì vị đó mới hiểu pháp môn Thiền tông học được.
Còn anh hỏi chúng tôi những vị giảng hiện nay, chúng tôi tìm hiểu và biết có 3 hạng người như sau:
Hạng người thứ nhất: Chuyên dịch kinh sách thông thường của Đức Phật dạy. Rồi tập họp đông người lại để giảng cho số đông người này nghe, vị này được xếp vào hàng dịch giả, nên không biết được cốt tủy của pháp môn Thiền tông học này. Nếu họ có nói mình giảng đúng pháp môn Thiền tông, chỉ là người lạm dụng danh từ của pháp môn Thiền tông học của Đức Phật dạy mà thôi.
Để chứng minh ai là người giảng đúng, hoặc không đúng, anh phải kiểm chứng như sau:
A- Người có căn cơ đúng với pháp môn Thiền tông học, khi nghe giảng, hay đọc sách viết đúng về pháp môn Thiền tông học này, tự nhiên vị đó bị sức hút của lời giảng hay sách Thiền tông ngay, đó là nói về phần tâm vật lý.
B- Còn nói về phần thân tứ đại, khi họ nghe giảng hay đọc sách đúng về pháp môn Thiền tông học rồi, thân họ như lân lân, cảm nhận rất kỳ lạ, v.v…
C- Còn người nghe giảng hay đọc sách mà không đúng với pháp môn Thiền tông, dù chúng ta có nghe cả đời, cũng chỉ trơ trơ như vậy thôi. Nếu có vui, chỉ là cái vui của vật lý, rồi tự nhiên quên mất!
Hạng người thứ hai: Nói để cho nhiều người đến nghe, họ vui cười. Người đứng ra giảng này, giống như những anh diễn viên trên sân khấu, giúp vui cho người buồn rầu thôi, không phải là người dạy đạo Thiền tông.
Vì sao vậy?
– Vì người giảng về Thiền tông là để giúp cho người nghe giác ngộ và giải thoát.
Hạng người thứ ba: Nói để mọi người sợ hãi. Người đứng ra giảng hay nói này, giống như những vị tiên tri bên đạo thờ thần quyền, không giúp cho ai giác ngộ được, chớ đừng nói chi là giải thoát. Đây, cũng không phải là đạo Thiền tông.
Trên đây, chúng tôi xin nói sơ về pháp môn Thiền tông, còn anh muốn cảm nhận được sự an vui kỳ diệu của thân và tâm vật lý của mình, thì anh hãy thực hành việc ăn uống quân bình âm dương, thì mới cảm nhận được.
Còn anh muốn ăn uống để ít bị bệnh, hay không bị những bệnh ngặt nghèo, anh hãy ăn theo phương pháp mà chúng tôi đã sưu tầm như dưới đây:
Trước khi trình bày cách ăn uống, chúng tôi xin kể cho anh nghe về đời sống của ông, bà, cha, mẹ, của chúng tôi, cũng như chúng tôi tìm thuốc để trị bệnh như sau:
Cách đây, hơn bảy mươi năm, ông, bà, cha, mẹ chúng tôi, đời sống vật chất thiếu thốn, ăn uống hết sức kham khổ nhưng ít bệnh. Còn hiện nay, chúng ta đang sống với thời đại văn minh khoa học cao, vật chất quá đầy đủ, còn thực phẩm hết sức sung túc, nhưng tại sao chúng ta và thế hệ con cháu lại bị bệnh tật quá nhiều, cái nghịch lý ấy làm chúng tôi phải suy nghĩ.
Vì suy nghĩ và tìm tòi, nên chúng tôi tìm thấy được vài tia sáng như dưới đây, xin trình bày cho anh nghe. Nếu anh thực hành đúng như lời trong cuốn CẨM NANG ĂN UỐNG này, cố gắng tuân thủ ăn uống như chúng tôi chỉ dẫn, chắc chắn anh sẽ được như sau:
1- Nếu anh hiểu được nguyên lý tự nhiên trong vũ trụ này, không làm sai với sự tự nhiên ấy, thì anh khó mà sanh bệnh được.
Vì sao vậy?
Vì khi anh hiểu thật rõ ràng những nguyên lý nơi thế giới này rồi, thì:
Về thân xác của anh:
– Trước, bản thân anh không bị bệnh hoặc ít bệnh.
– Sau, anh giúp cho nhiều người chung quanh cũng được như vậy.
Còn về tinh thần:
– Anh hiểu một cách chuẩn xác, không bị ai lừa anh được.
– Nhờ vậy mà anh không tin những chuyện vu vơ, phản khoa học.
– Khi anh thực hành đúng, sẽ cảm nhận được sự lạc quan kỳ diệu.
– Nếu anh tu theo pháp môn Thiền tông học này, anh sẽ cảm nhận được sự an vui mà từ trước đến nay anh chưa hề biết.
– Anh chỉ cho người bệnh nặng, nếu thực hiện đúng, sẽ dần dần hết bệnh.
– Còn anh chỉ cho người cao tuổi, tuy sức họ đã yếu, nếu họ chịu khó ăn uống đúng, chắc chắn ít bệnh, không tốn tiền thuốc, đỡ phiền hà đến con cháu.
Người sưu tầm và biên soạn viết ra là tác giả NGUYỄN NHÂN giải thích cho anh Lê Mạnh Quân, cư ngụ tại đường Âu Cơ, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.