▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI SÁU

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI SÁU
TỔ BẤT NHƯ MẬT ĐA


 
 26. Tổ Bất Như Mật Đa (Punyamitra), sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn 940 năm, người nước Nam Ấn, con vua Đức Thắng, hoàng hậu Vương Thuỳ An, dòng Sát Đế Lợi. Ngài rất ham mộ đạo Phật, còn cha Ngài rất ghét đạo Phật, cha Ngài tìm cách hại Tổ Bà Xá Tư Đa, Ngài đứng ra bênh vực nên bị vua cha giam vào ngục. Khi Ngài được thả ra, Ngài lấy cớ là bệnh, nên lìa bỏ gia đình theo xuất gia với Tổ Bà Xá Tư Đa.

Tổ Bà Xá Tư Đa thấy Ngài có lòng với Phật pháp, nên Tổ tận tình chỉ dạy Ngài chỗ “Yếu chỉ Phật ngôn”. Ngài theo Tổ học được 12 năm, một hôm Tổ hỏi Ngài:

- Con theo ta học đạo Thiền tông, trong 12 năm nay con học được gì hãy trình ta xem?

Ngài liền trình cho Tổ bài kệ 16 câu:
Cha con rất ghét Phật Đà
Vì cha bị nghiệp, nghiệp va vô người
Vì cha đại phúc hơn người
Được làm vua nước, người người phải nghe.
 
Con nhìn thấy rõ lòng the
Trầm luân khổ sở sẽ đè về sau
Thầy ơi, không biết làm sao
Giúp cho thân phụ mai sau không đền?
 
Hôm nay con kính trình lên
Xin Thầy chỉ dạy, con đền ơn Cha
Làm con hiếu thảo lo xa
Giúp cho Cha Mẹ vượt qua luân hồi.
 
Để con trả nghĩa được rồi
Kiếp này lìa khỏi chuyện đời thế gian
Như vậy lòng con mới được bình an
Xin Thầy giúp đở, muôn ngàn biết ơn.
 
Tổ Bà Xá Tư Đa nghe Ngài trình 16 câu kệ nói về ngộ ý sâu mầu của pháp môn Thiền tông, và biết cha mình sẽ bị quả báo nặng nề, nên Tổ dạy Ngài làm những việc như sau:

- Đêm nào con cũng kính nguyện Mười Phương Chư Phật hộ trì lòng hiếu thảo của con, nhờ lòng kính nguyện chân thành đó sẽ tác động đến tâm thức vật lý của cha con. Trong 7 ngày, cha con sẽ hồi đầu về Phật pháp.

Quả thật như vậy, nhờ lòng hiếu thảo cực sâu của Ngài, nên cha Ngài tự nhiên nhớ đến Ngài và đi tìm Ngài. Khi cha con gặp nhau, cha Ngài khóc rất nhiều và có lời xin lỗi Tổ Bà Xá Tư Đa. Cha Ngài bỏ ra số vàng lớn để xây dựng ngôi chùa hiệu là "Thiền Tông Phục Đà".

Ngày lễ lạc thành ngôi chùa, cũng là ngày Tổ Bà Xá Tư Đa làm lễ truyền "Bí mật Thiền tông" cho Ngài, có sự chứng kiến của Nhà vua và Hoàng hậu.

Nghi thức chúng tôi cũng xin không ghi, chỉ ghi bài kệ truyền Thiền tông:
Ngày xưa, sen nở Linh Sơn
Như Lai dạy thiền, quýí hơn ngọc vàng
Truyền đi khắp chốn gian nan
Nay ta truyền lại rõ ràng cho ông.

Ông phải giữ lấy trong lòng
Tìm nhiều phương cách thiền đây lưu truyền
Hôm nay họ Bất duyên
Ta nay truyền thiền chứng nhận cho ông.

Đa kia nhận được không mong
Sống với Phật tánh là xong Luân hồi
Thiền tông đơn giản vậy thôi
Sống với Phật tánh Luân hồi màng chi.

Thiền tông đặc biệt diệu kỳ
Ông đã biết được, nhận thì Tổ tông
Tổ tông ông nhận trong lòng
Để truyền người kế là xong phận mình.

Hôm nay, trước Đấng tối linh
Chánh thức truyền thiền Tổ vị cho ông
Ông phải cố gắng hết lòng
Tìm người kế tiếp là xong phận mình.

Thiền tông ông phải lặng thinh
Người có duyên lớn mới trình thiền ra
Vì đây lời dạy Thích Ca
Ai có duyên lớn, nói ra pháp này.

Hôm nay, chánh điện tại đây
Tổ vị Hai Sáu tại đây được truyền
Ông người có đủ phúc duyên
Chính thức truyền thiền Tổ vị cho ông.

Tổ vị, ông để trong lòng
Không nói ai biết là ông được truyền
Đức Phật Huyền ký dạy riêng
Các Tổ chỉ truyền theo dòng Thiền tông.

Thiền tông đi khắp núi sông
Giúp người biết được là xong Luân hồi
Thiền tông đặc biệt vậy thôi
Luân hồi nhiều kiếp là thôi với mình.

Lời dạy Đức Phật tuyệt linh
Truyền ông Tổ vị một mình biết thôi
Khi nhận Tổ vị được rồi
Phải nhớ những lời Đức Phật dạy ra.

Theo như lời dạy Thầy ta
Hễ ai nhận được Thích Ca dạy thiền
Vị đó là người đủ duyên
Phải được truyền thiền để làm lòng tin.

Hôm nay, thay mặt Tối linh
Chánh thức truyền thiền cấp giấy cho ông
Ông nên giữ lấy trong lòng
Vượt qua bể khổ để về nhà xưa.

Từ nay dù sớm hay trưa
Chỉ cần thanh tịnh, không ưa Niết bàn
Ông nên cố gắng bình an
Rơi vào Bể tánh chính đây quê mình.

Ngày xưa Đức Phật dạy “Dừng”
Vì ông không biết, không theo lời Ngài
Vì vậy đi khắp trần ai!
Rơi vào Bể tánh, ông nay mới “Dừng”.

Tất cả chúng tôi rất mừng
Vì đã chứng nhận, ông đây ngộ thiền
Ông nay hết đảo hết điên
Chánh thức truyền thiền cấp giấy cho ông.