Giải đáp Thiền tông 2025 - Phần 14: Nguồn gốc Âm - Dương lịch - Tầng Bình Lưu lớn đến đâu

Kính thưa quý Phật tử và độc giả gần xa,
Vừa qua, Ban Giải đáp Thiền Tông của chùa Thiền Tông Tân Diệu có trả lời các câu hỏi cho:
  1. Cô NGUYỄN THỊ HỒNG, cư ngụ tại quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Người hỏi đáp giúp: cô NGUYỄN THỊ THẮM, cư ngụ tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
  2. Chị TẠ PHƯƠNG LIÊN, cư ngụ tại quận Long Biên, TP. Hà Nội. 
Chúng tôi xin được chia sẻ với quý vị sau đây:

Giải đáp Thiền Tông Đặc Biệt - Phần 14 - Nguồn gốc của Âm lịch, Dương lịch - Tầng Bình Lưu lớn đến đâu?

Sen một nở tại Linh Sơn
Sen hai nở ở Yên Sơn nước Rồng
Sen ba nở chùa Thiền Tông
Ở tại đất Rồng của tỉnh Long An

Kính chào ban giải đáp Chùa Thiền Tông Tân Diệu.
Tên tôi Nguyễn Thị Thắm, cư ngụ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hôm nay tôi xin hỏi giúp cho chị Nguyễn Thị Hồng, sinh năm 1947, cư ngụ tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội một số câu hỏi. Trước tiên chị Nguyễn Thị Hồng xin trân trọng cảm ơn Ban quản trị, Ban Giải Đáp Thiền Tông, Chùa Thiền Tông Tân Diệu đã hết sức tận tụy và cho tôi được hỏi Đạo tự do. Sau đây là 32 câu hỏi của chị Nguyễn Thị Hồng, cư ngụ ở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Xin Ban Giải Đáp trả lời giúp cho, xin chân thành cảm ơn ạ!
- Xin mời cô Nguyễn Thị Hồng hỏi ạ!
Câu hỏi một của chị Nguyễn Thị Hồng gồm có bốn ý. Người là Thiền Tông Sư giải đáp của Đạo Phật thì phải có bằng gì ạ? Ý hai vị Thiền Sư này phải có tiêu chuẩn như thế nào mới được Đức Phật Tổ Như Lai đề cử? Ý ba nếu có thì được ghi ở phần nào trong Giáo Lý của Đức Phật dạy? Ý bốn nhân quả những người ngồi giải đáp này?
- Xin trả lời tuần tự các ý ở câu hỏi số 1 của cô Nguyễn Thị Hồng, cư ngụ tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội như sau:
Ở ý thứ nhất người là Thiền Tông Sư giải đáp Pháp môn Thiền Tông của Đạo Phật thì người này phải có bằng Thiền Tông Sư loại Giải đáp, của vị Thiền Tông Sư trước truyền Thiền Tông lại. Ngoài ra người này cũng phải có quyển Giáo Lý Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông của Đức Phật bí mật truyền theo dòng Thiền Tông.
Tiếp theo ý thứ hai: Vị Thiền Tông Sư này phải có ba tiêu chuẩn như sau:
1/- Một là, phải có quyển Giáo Lý Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông của Đức Phật bí mật truyền theo dòng Thiền Tông.
2/- Hai là, khi ngồi giải đáp Thiền Tông thì phải trả lời được hết.
3/- Ba là, Đức Phật không đề cử người này, mà người nào có khả năng thì được vị Thiền Tông Sư trước ủy nhiệm vào làm việc giải đáp này.
- Còn ý thứ ba phần này Đức Phật không có ghi trong quyển Giáo Lý của Đức Phật.
- Ý thứ tư cũng là ý cuối cùng nhân quả của người ngồi giải đáp Thiền Tông thì có hai phần:
* Phần đầu tiên Thiền Tông Sư chính hiệu mới được phép ngồi giải đáp.
*Phần thứ hai không phải là Thiền Tông Sư chính hiệu mà ngồi giải đáp, thì hầm lửa lớn mở cửa đón mình đó.
- Xin mời cô Nguyễn Thu Hồng đặt câu hỏi tiếp theo.
Câu hai gồm các ý sau: Ý một người có nhiệm vụ được làm Pháp Chủ Đạo Phật, của Giáo hội Phật giáo phải có đầy đủ các tiêu chuẩn nào theo quy định của vị Giáo Chủ của Đạo Phật là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng là Phật Tổ Như Lai? Ý hai điều này được ghi ở đâu trong Giáo Lý của Đức Phật dạy? Ý ba nhân quả gì đối với người đảm nhận chức vụ này?
Xin trả lời tuần tự các ý ở câu hỏi số 2 của cô Nguyễn Thị Hồng, cư ngụ tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội như sau; Đầu tiên người có nhiệm vụ được làm Pháp Chủ của hội Đạo Phật thì vị này phải có đầy đủ sáu phần như sau:
- Trước tiên vị này phải có trí tuệ thật sáng suốt.
- Thứ hai là vị này phải biết rõ ràng về Đạo Phật có mấy Pháp môn tu. Kế đến mỗi Pháp môn tu thì tu thành gì? Tiếp theo sau khi thành rồi thì làm việc chi? Rồi phải cho người thắc mắc hỏi tự do về Đạo Phật mà mình làm Pháp Chủ và cuối cùng thì phải có đầy đủ các quyển Giáo Lý của mỗi Pháp môn của Đạo Phật.
- Thứ hai điều này được ghi ở Nội quy của quyển Giáo Lý của Đạo Phật.
- Thứ ba nhân quả đối với người đảm nhận chức vụ Pháp Chủ như sau: Nếu người đảm nhận chức vụ Pháp Chủ thì bị nhân quả rất nặng, tùy theo vị này thiếu phần nào trong các phần nêu trên.
- Xin mời Cô Hồng hỏi tiếp ạ!
- Tôi xin chân thành cảm ơn và tôi đọc tiếp.