Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
VIDEO
Giải đáp
Giải đáp 2024
Giải đáp Đặc Biệt 2024 - Phần 13: Con người tu thành Phật được không? Xá lợi Phật thật – giả
Kính thưa quý Phật tử và độc giả gần xa,
Vừa qua, Ban Giải đáp Thiền Tông của chùa Thiền Tông Tân Diệu có trả lời các câu hỏi cho:
Anh Lê Tuấn Lâm, cư ngụ tại TP. Hà Nội. Người hỏi đáp giúp: anh Vũ Đặng Bảo Toàn, cư ngụ tại quận Bình Tân, TP.HCM.
Anh Nguyễn Xuân Hồng, cư ngụ tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Người hỏi giúp: anh Nguyễn Thanh Tùng, cư ngụ tại tỉnh Kiên Giang.
Chúng tôi xin được chia sẻ với quý vị sau đây:
Giải đáp Thiền Tông Đặc Biệt – Phần 13 - Con người tu thành Phật được không? Xá lợi Phật thật - giả
Sen một nở tại Linh Sơn
Sen hai nở ở Yên Sơn nước Rồng
Sen ba nở chùa Thiền Tông
Ở tại đất Rồng của tỉnh Long An
Xin kính chào Ban Giải Đáp chùa Thiền Tông Tân Diệu. Tôi tên là Vũ Đặng Bảo Toàn, cư ngụ tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Hôm nay tôi đến đây tôi xin hỏi giúp một số câu hỏi cho Lê Tuấn Lâm, ở Hà Nội vì điều kiện ở xa không đến hỏi được mong Ban Giải Đáp trả lời giúp ạ! Tôi xin đọc phần giới thiệu và các câu hỏi của Lê Tuấn Lâm như sau.
Tôi tên Lê Tuấn Lâm, cư ngụ tại Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Trước hết tôi xin được gửi lời cảm ơn và kính chúc sức khỏe dồi dào tới Ban Quản trị/Ban Giải Đáp Chùa Thiền Tông Tân Diệu!
Thật tuyệt vời vì chùa Thiền Tông Tân Diệu là địa chỉ duy nhất ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, cho phép tôi được hỏi tự do mà không từ chối bất cứ câu hỏi hốc búa nào, tôi xin trân trọng biết ơn! Sau đây tôi có 27 câu hỏi xin gửi đến Ban Giải Đáp Chùa Thiền Tông Tân Diệu. Xin giải đáp cho tôi biết xin thành thật cảm ơn rất nhiều.
- Xin mời anh đặt câu hỏi ạ!
Câu 1:
Gồm có hai ý như sau: Ý thứ nhất nghĩa đầy đủ của cụm danh từ “Tổ Đình Chùa Thiền Tông Tân Diệu” là gì ạ? Lý do ra đời tên gọi này? Ai là người đặt ra cái tên rất đặc biệt này? Ý thứ hai ngay phía trên cổng Chùa Thiền Tông Tân Diệu tôi thấy có ghi dòng chữ lớn “Thiền Tông Việt Nam Chuyên Dạy Giải Thoát”. Xin hỏi dạy giải thoát là đi về đâu? Quý Chùa lấy gì để chứng minh và cam kết cho lời khẳng định này?
Tôi là Thiền gia Anh Tuấn, là thành viên của Ban giải đáp chùa Thiền Tông Tân Diệu. Tôi xin trả lời câu hỏi số 1 của anh Lê Tuấn Lâm, cư ngụ tại Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Câu hỏi này của anh có hai ý tôi xin trả lời tuần tự các ý của anh như sau:
- Ý thứ nhất sở dĩ có danh từ “Tổ Đình Chùa Thiền Tông Tân Diệu” vì đây là ngôi chùa duy nhất trên thế giới và Việt Nam được Nhà nước và Hội Đạo Phật Việt Nam cho công bố Pháp môn thứ sáu của Đạo Phật ra, nên được gọi là “tổ đình” bởi vì tổ đình chỉ có một, chứ không có nhiều nên không có chữ “cụm”.
- Ý thứ hai thì Chùa Thiền Tông Tân Diệu là nơi mà phổ biến ra bốn chữ đó là “Giác Ngộ và Giải Thoát”.
+ Giác ngộ là gì? Giác ngộ tức là hiểu biết khắp trong càn khôn vũ trụ này, dù là hữu hình hay vô hình.
+ Giải thoát là gì? Giải thoát nghĩa là giãy dụa để thoát ra ngoài sức hút vật chất và sức hút vật lý cực mạnh, của Điện từ Âm dương nơi Trái Đất nhân quả luân hồi này.
Câu 2:
Tại chùa Thiền Tông Tân Diệu tôi thấy có ghi chữ “tam vô” cùng với ba vòng tròn rỗng ngay phía dưới chữ này. Xin cho tôi biết ý nghĩa của điều này là gì?
Chữ “Tam Vô” ở đây có nghĩa là “3 không” gồm có:
+ Thứ nhất đó là Thiền Tông không Tu mà chỉ học và hành thôi.
+ Thứ hai nữa là Thiền Tông không Chứng gì hết, chỉ biết thôi.
+ Thứ ba Thiền Tông không Đắc gì hết, chỉ đi về nhà xưa, đó là nơi không sinh tử luân hồi, gọi theo Đạo Phật là Giác ngộ và Giải thoát.
Câu 3:
Gồm có 6 ý như sau: Ý thứ nhất xin Ban Giải Đáp giải thích giúp cho tôi hiểu về ý nghĩa, hình ảnh và trang phục của Vị Thần Kim Cang mà Chùa Thiền Tông Tân Diệu đã dựng lên bằng bức tượng phù điêu rất hiên ngang phía trên cao là gì? Ý thứ hai sức mạnh vô đối của Vị Thần Kim Cang tới cỡ nào mà có thể hộ trì chánh pháp Thiền Tông của Đức Phật dạy nơi thế giới này? Ý thứ ba ai có nhiệm vụ quản lý và giúp đỡ Thần Kim Cang trên lộ trình hộ trì chánh pháp Thiền Tông? Ý thứ tư vị Thần Kim Cang làm việc và hoạt động trong tổ chức nào? Ý thứ năm Vị Thần Kim Cang ở đâu? Ý thứ sáu mỗi nhiệm kỳ làm việc của Vị Thần Kim Cang là bao lâu?
Câu hỏi này của anh gồm sáu ý. Tôi xin trả lời theo các ý như sau:
1/ Ý thứ nhất:
Trang phục của vị Thần Kim Cang là phải hiên ngang, nên mới gọi là Vị Thần Kim Cang Bất Hoại. Tay phải cầm chày Kim Cang, là chày đánh bất cứ ai dù có cứng cỡ nào cũng phải tan rã ra, đây chính là oai dũng của Vị Thần Kim Cang chuyên gìn giữ Pháp môn Thiền Tông, của Vị Phật cho công bố ra.
2/ Ý thứ hai:
Trong các loài Thần chỉ có Vị Thần Kim Cang là có sức mạnh cao nhất. Vì vậy mới hộ trì chánh pháp Thiền Tông của Đức Phật dạy nơi thế giới này được.
Bởi vì ở thế giới âm dương, khi con người văn minh lên cao, vật chất được dồi dào thì âm thịnh, dương suy. Đây là lúc Đạo Phật bị các vị Cô hồn chiếm lấy gần hết, nên Pháp môn Thiền Tông của Đức Phật dạy phải cho công bố ra, để những người có kiến thức khoa học vật lý biết. Vì vậy cho nên những người không có đầu óc khoa học vật lý thì họ sẽ tìm cách dẹp bỏ Pháp môn Thiền Tông Học này.
3/ Ý thứ ba:
Ở trái đất này có Nhị Vị Thần Chủ và Thần Mẫu lập ra 10 Thần, trong đó có Ban Thần Kim Cang. Vì vậy Ban Thần Kim Cang do Nhị Vị Thần Chủ và Thần Mẫu quản lý. Các vị thần Kim Cang chỉ chuyên hộ trì chánh pháp Thiền Tông mà thôi, chứ không có hộ trì gì khác.
4/ Ý thứ tư:
Vị Thần Kim Cang làm việc và hoạt động dưới sự kiểm soát của Nhị Vị Thần Chủ và Thần Mẫu.
5/ Ý thứ năm:
Vị Thần Kim Cang ở trên trái đất này.
6/ Ý thứ sáu:
Vị Thần Kim Cang làm việc không có nhiệm kỳ. Bởi vì khi Ban Thần Kim Cang được lập ra, các vị làm suốt cho đến khi nào mà trái đất bị loài người hủy diệt thì mới thôi.
Câu 4:
Ý 1: Đạo Lão bắt nguồn từ đâu? Thuộc hệ thống nào? Ý 2: Ai thành lập ra Đạo Lão? Ý 3: Cách tu theo Đạo Lão? Ý 4: Người mà tu theo Đạo Lão để được gì? được rồi để làm chi ạ?
Đạo Lão bắt nguồn từ nước Trung Quốc, do Lão Tử lập ra và không thuộc hệ thống nào hết. Trong Đạo Lão không có tu mà chỉ có học thuyết thôi, còn người nào mà tu theo Đạo Lão là để thành được con người, có đầy đủ tư cách sống trong xã hội loài người.
Câu 5:
Ý 1: Đạo Phật có phải làm một Tôn giáo không? Ý 2: Vậy Đạo Phật có phải là một Tín ngưỡng không? Ý 3: Xin chỉ cho tôi cách phân biệt Tôn giáo và Tín ngưỡng?
1/ Ý thứ nhất:
Đạo Phật không phải là một Tôn giáo mà là Đạo giải thích về nhân quả theo khoa học vật lý.
2/ Ý thứ hai:
Đạo Phật cũng không phải là một Tín ngưỡng mà là Đạo Nhân quả, giải thích được tất cả những gì có khắp ở trong càn khôn vũ trụ này.
3/ Ý thứ ba:
Tôn giáo có ý nghĩa là: “tôn” nghĩa là “tôn kính”. Tôn kính ai ở đây? thì mình tôn kính là có 4 vị:
+ Thứ nhất là Vị Thượng Đế.
+ Thứ hai là Vị Ngọc Hoàng.
+ Kế đến là Đấng Chí Tôn.
+ Cuối cùng là Đấng Bề Trên.
Đạo nào mà thờ kính một trong bốn vị này thì mới gọi là Tôn giáo.
- Còn Tín ngưỡng “tín” có nghĩa là “tin”.
- Còn “ngưỡng” là “ngưỡng mộ”.
Tin cùng loại
Giải đáp Đặc biệt 2024 - Phần 10: Tại sao Ngồi thiền bị cô hồn nhập?
Giải đáp Đặc biệt 2024 – Phần 9: Ai đủ tư cách lập đạo ở Trái đất? Giác ngộ là giác cái gì?
Giải đáp Đặc biệt 2024 – Phần 8: Đấng tạo hóa là ai? Tại sao trái đất tự quay được?
Giải đáp Đặc biệt 2024 - Phần 7: Ai tạo ra mặt trời?Gốc của con người từ đâu?Làm sao để đoạn Nghiệp?
Giải đáp đặc biệt 2024 – Phần 6: Vị Chúa Chủ là ai?
Giải đáp Đặc biệt 2024 - Phần 5: Công thức phân bổ hạt Chân Như cho người có Công đức
Giải đáp Đặc biệt Xuân 2024 - Phần 4: Hát Karaoke chết làm Ma câm
Giải đáp Đặc biệt Xuân 2024 - Phần 3: Đức Phật thành lập đạo
Giải đáp đặc biệt Xuân 2024 – Phần 2: Hé mở quyển Giáo lý
Phóng sự Chùa Thiền Tông Tân Diệu – Đài Truyền hình VTC
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved