Giải đáp đặc biệt 2024 – Phần 6: Vị Chúa Chủ là ai?

Kính thưa quý Phật tử và độc giả gần xa,
Vừa qua, Ban Giải đáp Thiền Tông của chùa Thiền Tông Tân Diệu có trả lời 29 câu hỏi cho:
Anh Nguyễn Minh Đức, cư ngụ tại tại Ecopak, Văn Giang, Hưng Yên.
Chúng tôi xin được chia sẻ với quý vị sau đây:
 
GIẢI ĐÁP ĐẶC BIỆT 2024 - PHẦN 6 - LOÀI PHẬT VÀ ĐỨC PHẬT_ VỊ CHÚA LÀ AI
Sen một nở tại Linh Sơn
Sen hai nở ở Yên Sơn nước Rồng
Sen ba nở Chùa Thiền Tông
Ở tại Đất Rồng của tỉnh Long An
 
Kính Thưa ban giải đáp Chùa Thiền Tông Tân Diệu tôi tên là Nguyễn Minh Đức, cư ngụ tại Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên. Lời đầu tiên cho tôi gửi lời kính chúc sức khỏe tới Ban giải đáp Thiền tông, chùa Thiền Tông Tân Diệu. Sau đây tôi xin gửi tới quý ban 29 câu hỏi thắc mắc về Thiền Tông của tôi, mong quý ban giải đáp cho tôi được rõ thông những thắc mắc của mình, tôi xin chân thành cảm ơn nhiều. Xin mời đặt câu hỏi.
Câu số 1: Trình tự ban bệ Trời Tứ Thiên Vương khai thiên lập địa như thế nào? Loài nào có trước loài nào có sau?
Trả lời: Đầu tiên thì 4 vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương phụ trách 4 bầu hoàn đạo trong hệ Mặt Trời tìm hạt dinh dưỡng cho các thân Trời - Thần - Thánh - Tiên - Ngạ quỷ siêu nhỏ ăn, để các thân đó lớn lên, đây gọi là “khai thiên” vì ở trong hệ mặt trời đã có thân Trời - Thần - Thánh - Tiên - Ngạ quỷ rồi nên kế tiếp 4 vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương phải sản xuất ra các hành tinh bằng ngũ hành và Điện từ Âm Dương, cho Trời - Thần - Thánh - Tiên - Ngạ quỷ có nơi sống, nên gọi là “lập địa”
- Loài có thứ nhất là các Vị Trời Dục Giới.
- Loài có thứ hai là các Vị Trời Hữu Sắc và các vị ở nước Cực Lạc.
- Loài có thứ ba là các Vị Trời Vô Sắc.
- Loài có thứ tư là các Vị Thần - Thánh - Tiên - Ngạ Quỷ.
- Loài có thứ năm là các loài Thực vật.
- Loài có thứ sáu là các loài Súc sinh.
- Loài có thứ bảy là các loài người.
- Loài có thứ tám là các Vị Phật.
Câu số 2: Gồm bốn ý, ý một mặt trời được hình thành như thế nào? Ý hai mặt trời có tồn tại vĩnh viễn không? Ý ba Ban bệ trời Tứ Thiên Vương có cần tác động gì tới mặt trời để nó tồn tại vĩnh viễn không? Ý bốn tại sao càng xa mặt trời thì tuổi thọ càng tăng và thời gian thì càng chậm?
Trả lời:
*Ý thứ nhất: Mặt trời được hình thành như thế nào?
Mặt trời được hình thành như sau:
- Trong Càn Khôn vũ trụ có từng cụm Điện từ Âm Dương có sức hút và lực đẩy cực mạnh, khi cụm Điện từ Âm Dương có sức hút và lực đẩy cực mạnh này cuốn hút với nhau thì sẽ chia thành từng vùng trong Càn khôn Vũ trụ. Trong từng vùng này các hành tinh lửa được hút vào trung tâm thành ra các hành tinh lửa khổng lồ, mà loài người gọi là mặt trời.
*Ý thứ hai: Mặt trời có tồn tại vĩnh viễn hay không?
- Mặt trời này tồn tại vĩnh viễn.
*Ý thứ ba: Ban bệ Trời Tứ Thiên Vương có cần tác động gì tới mặt trời để nó tồn tại vĩnh viễn không?
- Ban bệ trời Tứ Thiên Vương không cần tác động gì tới mặt trời, mà mặt trời tự tồn tại vĩnh viễn.
*Ý thứ tư: Tại sao càng xa mặt trời thì tuổi thọ càng tăng và thời gian thì càng chậm?
- Đây là định luật đường dài hay còn gọi là định luật không gian. Ví dụ như là một cái vòng tròn có cái đường kính là 1 m thì cái chu vi của đường tròn đó sẽ là 3,14 m hoặc là một cái vòng tròn mà có đường kính 2 m thì cái chu vi của cái vòng tròn đó sẽ là 6,28 m.
Câu số 3: Gồm 4 ý, ý một mặt trăng được hình thành như thế nào? Ý hai mặt trăng có tác dụng gì? Ý ba tuổi thọ của mặt trăng là bao nhiêu năm? Ý bốn tuổi thọ của mặt trăng và Trái đất có liên quan gì tới nhau không? Khi Trái đất tan rã thì mặt trăng sẽ như thế nào? Nó có tan rã theo không ạ?
Trả lời:
*Ý thứ nhất: Mặt trăng được vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương phụ trách Địa giới và ban sản xuất hành tinh ngũ hành, lấy đất và đá, loại có phong thủy ở trong núi phong thủy, ở Địa giới tạo ra mặt trăng.
*Ý thứ hai: Mặt trăng này thì có tác dụng là hút nước về mặt trăng để cho nước biển ở Trái đất theo sức hút của mặt trăng có di động mà loài người gọi là nước chảy, cũng gọi là nước lớn nước ròng.
*Ý thứ ba: Tuổi thọ của mặt trăng là theo tuổi thọ của Trái đất cũng là 10 tỷ năm.
*Ý thứ tư: Tuổi thọ của mặt trăng và tuổi thọ của Trái đất có liên quan với nhau vì mặt trăng là hành tinh trợ giúp về mặt nước lớn và nước ròng, để cho loài người và vạn vật ở Trái đất này sống đúng theo quy luật nhân quả và luân hồi của trái đất.
Câu số 4: Trời Tứ Thiên Vương nhiệm vụ sản xuất ra các hành tinh trong tam giới. Vậy tôi Xin hỏi năm ý về nội dung này. Ý một các bầu hoàn Đạo 1, 2, 3, 4 có gì trong đó? Ý hai vòng bảo vệ Trái đất bằng chất liệu gì? Ý ba vòng bảo vệ Tam giới bằng chất liệu gì? Ý bốn trung tâm vận hành luân hồi là gì? Tại sao gọi là trung tâm vận hành luân hồi? Ý năm một Tam giới tự nhiên có hay do Ban bệ trời Tứ Thiên Vương sản xuất ra?
Trả lời: Câu hỏi này câu hỏi này có tới năm ý tôi xin trả lời từng ý một như sau:
*Ý thứ nhất: Các bầu hoàng Đạo 1, 2, 3, 4 có gì trong đó?
Cái bầu hoàn đạo 1, 2, 3, 4 có như sau:
- Bầu hoàn đạo 1: Có 6 hành tinh ngũ hành, có 122 hạt Chân Như.
- Bầu hoàn đạo 2: Có 11 hành tinh bằng Điện từ Âm Dương, có 5 màu sắc rất đậm, được gọi là bầu Trời Dục Giới.
- Bầu hoàn đạo 3: Có 17 hành tinh bằng Điện từ Âm Dương, có 12 màu sắc rực rỡ, lung linh và thanh tịnh, cũng được gọi là bầu Trời Hữu Sắc và nước Cực Lạc.
- Bầu hoàn đạo 4: Có 11 hành tinh bằng Điện từ Âm Dương không màu sắc, nhưng hay hiện ra 12 màu sắc rực rỡ lung linh, còn được gọi là bầu Trời Vô Sắc.
*Ý thứ hai: Vòng bảo vệ Trái đất thì bằng chất liệu gì?
Vòng bảo vệ Trái đất bằng hai lớp Điện từ Âm Dương cực mạnh thứ hai trong hệ Mặt Trời.
- Lớp Điện từ Âm thì hút vào để vạn vật hút vào Trái đất.
- Lớp Điện từ Dương thì đẩy ra để các hành tinh tứ đại và các vật thể không rơi vào Trái đất.
*Ý thứ ba: Vòng bảo vệ Tam giới thì bằng chất liệu gì?
Vòng bảo vệ Tam giới bằng hai lớp Điện từ Âm Dương cực mạnh thứ nhất trong hệ Mặt Trời.
- Lớp Điện từ âm thì hút vào để vạn vật hút vào hệ Mặt Trời.
- Lớp Điện từ Dương thì đẩy ra để các vật thể không rơi vào hệ mặt trời.
*Ý thứ tư: Trung tâm vận hành luân hồi là gì? Tại sao gọi là trung tâm vận hành luân hồi?
Trung tâm vận hành luân hồi là một cái ống hút của Điện từ Quang từ đầu trên là từ Phật Giới hút vào Hệ Mặt Trời, chạy xuyên qua mặt trời rồi xuống đầu dưới hệ mặt trời trở ra là Phật Giới. Cái ống hút này gọi là Trung tâm vận hành luân hồi.
*Ý thứ năm: Một Tam giới tự nhiên có hay là trời Tứ Thiên Vương sản xuất ra?
Khi hai loại Điện từ Âm Dương loại mạnh nhất trong Càn khôn vũ Trụ, ở từng vùng trong Càn khôn Vũ trụ hút với nhau, tự tạo thành hệ mặt trời. Trong đó có Tam giới và Địa giới, chứ các Vị Trời Tứ Thiên Vương không có khả năng tạo ra Tam giới hay còn gọi là Hệ mặt trời.
Câu số 5: Có bốn ý, ý một Vị Phật là ai? Ở đâu?  Ý hai thân cấu tạo bằng gì? Ý ba thức ăn là chi? Ý bốn việc làm là gì ạ?
Trả lời:
*Ý thứ nhất: Vị Phật là một vị toàn năng toàn giác, Vị Phật thì ở Phật Giới.
*Ý thứ hai: Thân Phật thì cấu tạo bằng Điện từ Quang.
*Ý thứ ba: Thức ăn của Phật là các hạt Chân Như Công Đức.
*Ý thứ tư: Việc làm của một Vị Phật thì có 9 việc làm như sau:
1. Việc làm thứ nhất là, quản lý Tiểu Thiên Phật Giới.
2. Việc làm thứ hai là, quản lý Trung Thiên Phật Giới.
3. Việc làm thứ ba là, quản lý Đại Thiên Phật Giới.
4. Việc làm thứ tư là, vào các nước trời Cực Lạc dạy Đạo Giải Thoát, dạy Đạo Giải Thoát cho các Trung ấm thân của con người đang du lịch ở đây.
5. Việc làm thứ năm là, Vị Phật vào các Trái đất để lập ra Đạo Phật.
6. Việc làm thứ sáu là, Vị Phật sẽ vào các Trái đất, khiến cho các Kim Thân Phật siêu nhỏ mượn thân và tánh người tìm đến nơi phổ biến pháp môn Thiền Tông, học công thức Giải Thoát để trở về Phật Giới, thành Phật.
7. Việc làm thứ bảy là, đảm nhận các Trưởng ban trong Phật Giới.
8. Việc làm thứ tám là, đảm nhận Phật Thừa Hành trong Phật Giới.
9. Việc làm thứ chín là, Vị Phật sẽ phụ giúp các Vị Phật là Giáo Chủ của Đạo Phật ở các Trái đất.