Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
Cụ Trịnh Quốc Cường hỏi
21- Vị thứ hai mười
:
Cụ Trịnh Quốc Cường
, sanh năm 1920 (90 tuổi), tại huyện Củ Chi. Cư ngụ tại quận Ba, Tp. Hồ Chí Minh, hỏi một loạt 6 câu như sau:
Xin Trưởng ban giải thích 6 câu như sau, xin thành thật cám ơn:
Câu 1: Ý nghĩa về 7 bông sen dưới chân Đức Phật?
Câu 2: Danh từ Phi Nhân trong đạo Đạo Phật, là dành cho ai?
Câu 3: Tôi xem sách viết do Thầy giảng giải, tôi ngồi thiền, khi xả thiền nghe đầu thường bị nhức, có khi vai và cổ bị đau, xin Thầy cho biết lý do tôi bị đau?
Câu 4: Tôi có người bạn chuyên tu niệm Phật, bạn ấy nói: – Khi ngủ, bạn ấy cũng tự nhiên niệm Phật, khuyên tôi, nên tu theo phương pháp của bạn ấy, xin Thầy cho ý kiến về pháp tu này?
Câu 5: Bố thí Ba La Mật là bố thí làm sao?
Câu 6: Sao tu theo Thiền tông không được cầu nguyện?
Xin cám ơn Thầy nhiều.
Trưởng ban trả lời:
Câu 1
: Bảy hoa sen dưới chân Đức Phật là 1 bài pháp nói lên một quá trình của Đức Phật “bước vào trần gian này”, để chịu chung quy luật cuốn hút của vật lý Âm Dương, kết thành nhân duyên và chịu luật tự nhiên của nhân quả cũng như bao nhiêu người khác. Sau cùng, tu tập để trở về nguồn cội của chính Đức Phật, chớ không phải Đức Phật muốn thi thố thần thông phép mầu như nhiều vị đã giảng.
Bảy bông sen dưới chân Đức Phật có ý nghĩa như sau:
1- Bông sen thứ 1 là Sanh.
2- Bông sen thứ 2 là Lão.
3- Bông sen thứ 3 là Bệnh.
4- Bông sen thứ 4 là Tử.
5- Bông sen thứ 5 là Tu tập.
6- Bông sen thứ 6 là Giác ngộ.
7- Bông sen thứ 7 là Nhập Niết bàn, cũng gọi là giải thoát, còn nói theo Thiền tông là trở về cố hương hay Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh.
Trên đây là ý nghĩa của 7 bông sen dưới chân Đức Phật.
Câu 2
: Phi Nhân trong đạo Phật là nói người mà không phải người.
Người ấy là ai?
Là những cây quá lâu năm (từ 60 năm trở lên, vì những cây sống lâu năm, tự nhiên có “Hồn” của cây).
Còn ở trong dân gian có nói đến “Hồn thiêng sông núi”. Danh từ này tương đồng bên đạo Phật là Phi Nhân. Hồn thiêng là chỉ cho rừng cây thật lâu năm. Sông, núi là nói đến sông dài, núi cao.
Câu 3
: Nếu ngồi thiền, khi xả thiền mà bị đau là do dụng công ngồi thiền bị sai, như:
– Nhức đầu: Khi xả thiền không làm cho các lỗ chân lông trở lại bình thường.
– Đau vai: Khi ngồi thiền vai nào đau là vai đó bị lệch.
– Đau cổ: Khi ngồi thiền cổ bị nghiêng.
– Đau lưng: Khi ngồi thiền lưng bị đau là lưng bị cong hay ển ngược. v.v…
Câu 4
: Tu niệm Phật, khi ngủ mà cũng thấy mình niệm Phật. Nếu hiểu bình thường cho đó là dụng công được miên mật; nhưng xét theo Thiền tông học, đó là người tu dụng công quá mức, nên được Hành ấm chở đi. Tu mà có bất cứ thứ gì bên ngoài phụ giúp ta, Đức Phật bảo đó là tu theo đạo tà.
Xin cụ nên nghiên cứu kỹ lại những lời dạy của Đức Phật.
Câu 5
: Bố thí Ba La Mật là bố thí tâm vật lý người bố thí phải tự nhiên thanh tịnh. Người có tiền hay của đem ra bố thí có 2 chiều như sau:
1- Bố thí mong cầu hay vọng cầu: Để mình được phước là đi trong lục đạo luân hồi. Mong cầu giàu sang nơi thế giới này sẽ được toại nguyện. Bố thí mà mong cầu, nếu số phước mình vượt hơn phước đức ở thế giới này, sẽ lên cõi trời thấp, còn nếu nhiều hơn cõi trời thấp, thì sẽ lên được cõi trời cao hơn. Giống như quy định nơi thế giới này, ông có 10 đồng lẻ ông được quyền đổi tờ giấy 10 đồng chẵn vậy, rồi cao dần dần lên 100 đồng đồng, v.v…
2- Bố thí Ba La Mật loại 1: Đem của cho người khác tâm vật lý tự nhiên thanh tịnh, thì phước đức mình được trùm khắp, tức nhiều hơn bố thí vọng cầu.
3- Bố thí Ba La Mật loại 2: Bỏ tiền ra mua những bộ kinh, sách hay đĩa có dạy chỗ nhận ra Pháp thân Thanh tịnh, khi người đọc họ nhận ra được Pháp thân Thanh tịnh của chính họ, thì người bố thí này được 1 phần công đức Ba La Mật, nếu người này truyền thêm cho nhiều người khác, thì công đức của mình được gia tăng.
Công đức Ba La Mật là để làm gì?
Là để tích tụ để dành trong vỏ bọc tánh Phật. Khi hết duyên nghiệp sống kiếp làm người, nhờ số công đức này mà Điện Từ Quang trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh mới hút vỏ bọc tánh Phật vào trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh được. Nhờ công đức này, mà nó mới hình thành ra Pháp Thân Thanh tịnh. Cũng nhờ có Pháp thân Thanh tịnh này, mà tánh Phật mới có nơi trú ẩn để có một vị Phật ra đời trong Mười Phương Chư Phật. Một vị Phật mới ra đời này, chính là một vị “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng”, mà Đức Phật đã dạy trong kinh Tứ Thập Nhị Chương.
Còn tạo ra được vô lượng công đức, thì vị này mới có đủ tư cách tự đặt danh hiệu cho mình và muốn lập quốc đâu tùy ý.
Câu 6
: Người tu theo Thiền tông không được cầu nguyện là vì lý do như sau:
1. Cầu ai ở trong Tam giới này?
2. Ai ai cũng bị đi trong lục đạo luân hồi mà mình cầu họ để làm chi?
3. Chính họ còn không biết được số phận của họ thì họ giúp cho ai được?
4. Cụ suy nghĩ xem, Đức Phật còn không giúp được hoàng tộc Ngài khi bị gặp nạn, thì thử hỏi Ngài có giúp được ai giải thoát không mà cầu nguyện Ngài? Đức Phật có dạy rõ: “Ai tu theo đạo của Như Lai, hãy thực hiện đúng lời của Như Lai dạy, chớ đừng cầu nguyện Như Lai làm gì cho uổng công”.
5. Hiện nay, có nhiều người tổ chức cầu nguyện là họ có mục đích riêng, chớ không phải cầu giải thoát.
Nghe Trưởng ban giải thích quá rành mạch nên cụ Trịnh Quốc Cường hỏi thêm 3 câu nữa:
Câu 1: Nghiệp duyên là như thế nào?
Câu 2: Sao gọi là nghiệp thức?
Câu 3: Nghiệp quả là ý chỉ cho gì?
Trưởng ban trả lời tiếp:
Câu 1
: Nghiệp duyên là duyên nghiệp của mình căn bản có 4 phần chánh như sau:
1. Mình phải sanh ở địa phương nào đó.
2. Mình phải làm con của cha mẹ nào đó.
3. Mình phải chung sống với ai đó trọn đời hay không trọn đời.
4. Mình phải nuôi dưỡng bao nhiêu người.
Trên đây là 4 căn bản của nghiệp duyên.
Câu 2
: Nghiệp thức có 3 căn bản như sau:
1- Về học vấn, mình chỉ học đến mức nào đó rồi tự nhiên bị hoàn cảnh nào đó, mình không tiếp tục học thêm được nữa.
2- Bị hạn chế sự học vấn, nên kiến thức của mình chỉ hiểu biết ở chừng mực ấy thôi. Đây là căn bản theo vật lý, còn sâu sắc hơn chúng tôi xin nêu ở phần thứ ba:
3- Hiện nay chúng ta thấy những vị có học vị cao, nhưng vì nghiệp thức của họ, nên họ phải sống với “bản năng” của họ, chứ họ không dám sống với cái học thức của họ. Chúng tôi xin dẫn chứng thực tế và rõ ràng như sau:
A- Như có nhiều vị có học vị Tiến sỹ mà còn đi cầu người này, lạy lục người kia.
B- Rõ ràng nhất, nhiều nhà khoa học khi phóng phi thuyền lên không gian mà còn khẩn cầu Thần, Thánh giúp đỡ.
C- Bình thường, người nào học xong đại học rồi, tự mình có kiến thức biết về nhân sinh và vũ trụ rất rõ ràng. Thế mà, họ còn đi cầu người này, lạy người kia, v.v…
Trên đây là 4 căn bản nghiệp thức của họ.
Câu 3
: Nghiệp quả là nói chung, phân tích ra từng phần thì có 4 phần như sau:
1. Sự nghiệp như: Ruộng, vườn, nhà cửa, suốt đời của mình tạo ra được bao nhiêu.
2. Vợ hay chồng và các con cháu của mình có được bao nhiêu.
3. Tiền, hay vàng, bạc suốt đời mình có bao nhiêu.
5. Tạo ra được bao nhiêu công đức hay bao nhiêu phước đức.
Trên đây là 4 căn bản của một chúng sinh không biết pháp môn tu giác ngộ và giải thoát.
Người không biết giải thoát là gì, nên trong số người này có đến 3 hạng người nữa như sau:
1. Hạng người thứ nhất: Chỉ biết luẩn quẩn thờ cúng ông bà cha mẹ, để rồi vô lượng kiếp phải chịu đi trong nhân quả luân hồi.
Hạng người này Đức Phật có dạy:
– Kiếp này, làm chồng, làm vợ, làm con hay làm cháu hoặc làm đứa ở, kiếp sau lại đổi thay với nhau không khi nào hết được.
Hạng người thứ hai:
Hạng người này Đức Phật có dạy:
– Hạng người này lười biếng, không chịu đi lao động để nuôi sống bản thân, mà thích bịa ra những chuyện linh thiêng để dụ người khờ khạo đến nghe mình, để họ đưa tiền cho mình xài.
Hạng người thứ ba:
– Hạng người này Đức Phật có dạy :
– Hạng người này họ tổ chức rất tinh vi. Vì vậy, những người đến nghe họ nói, khó có ai mà phát hiện ra được.
Vì sao người đến nghe đông mà lại không phát hiện ra?
– Vì tất cả những người đến nghe, đều là những người cố đầu óc mơ tưởng. Vì chỗ mơ tưởng đó, mà những người này họ biết, nên họ bịa ra những chuyện đúng ý những người “Bị bệnh mơ tưởng”. Vì vậy, họ dụ những người này hết sức dễ dàng. Khi người bị bệnh mơ tưởng, được nhiễm sâu lời dạy của họ rồi, tức khắc họ tung ra lời hù dọa nữa: Nếu ai phản lại lời dạy của họ, tức khắc phải bị đọa xuống Địa ngục ngay!
Câu hù dọa này là ổ khóa, khóa những người có đầu óc mơ tưởng dính cứng vào lời dạy của họ. Bắt đầu người có đầu óc mơ tưởng dính chặt với họ rồi, họ liền đưa ra nghiêm lệnh như: “Làm theo họ được họ đem về nhà họ ở”. Vì cái nghiêm lệnh này mà tất cả những người theo họ không ai dám làm sai. Nhiều vị biết pháp môn giải thoát, họ muốn giúp cho các người này, cũng không sao giúp được.
Vì sao vậy?
Đức Phật có dạy:
– Vị nào đem pháp môn giải thoát này nói cho những người bị dính chặt vào lời hứa của người nói mình là Thần linh, tức khắc, người nói pháp môn giải thoát bị chửi ngay!
Vì sao họ chửi người nói chân thật?
Vì họ sợ vị Thần linh đày họ xuống Địa ngục!
Cụ Trịnh Quốc Cường đã rõ thông những câu hỏi của mình, cụ hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
TRÍCH: NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2 (QUYỂN 4)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved