Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
Ông Trương Thế Anh hỏi
41- Ông Trương Thế Anh
, TP. HCM hỏi
BỔ TÚC CÁC CÂU HỎI:
Ông Trương Thế An, sanh năm 1944, tại Gò Công, Tiền Giang, cư ngụ tại đường Quang Trung, quận Gò vấp, TP. HCM, hỏi:
– Đức Lục Tổ nói pháp môn Thiền Tông này ra đời là để phá tà tông, vậy, pháp môn nào gọi là tà tông?
Trưởng ban trả lời:
Tà tông này, Đức Lục Tổ dạy 2 phần:
– Tu mà dạy người khác hưởng Phước ở các Cõi Trời là tà tông Dương.
– Tu mà dạy người khác hưởng Phước ở cõi người là tà tông Âm.
– Tu mà đem mê tín dị đoan vào nhà Chùa, được gọi là tà tông cực Âm.
Ông Trương Thế An hỏi tiếp 3 câu:
Xin Trưởng ban giải thích Niết Bàn Thanh Tịnh của Chư Phật và Niết Bàn của những vị A La Hán khác biệt nhau chỗ nào?
Nhiệm vụ của người tu Thanh Tịnh thiền, tu như thế nào?
Tôi có người bạn tên Lê Thành Cát, được Trưởng ban truyền “Bí mật Thiền Tông” mang số 61. Ban đầu bạn ấy cũng sốt sắng tu theo Thiền Tông lắm, một thời gian sau, bạn ấy lại đi theo những vị tu theo pháp môn Mật chú, xin Trưởng ban cho ý kiến về bạn Lê Thành Cát này, Xin cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
Câu 1: Chữ Niết Bàn Thanh Tịnh tự nhiên, là Niết Bàn cấu tạo bằng Điện từ Quang chỉ có trong Phật giới, cái Niết Bàn Thanh Tịnh này, gọi là Niết Bàn chân thật.
– Còn Niết Bàn do con người sống nơi Thế Giới vật lý Âm Dương này, mà dụng công tu hành để được thành tựu. Đức Phật dạy: Niết Bàn Thanh Tịnh này là Niết Bàn tạm bợ. Chỉ thích hợp với người thích dụng công để được. Người dụng công tu thiền này mà thành công, được gọi là “A La Hán”. Tức thành tựu do người tu ép mà có. Đức Phật nói Niết Bàn này, nếu đem so sánh với Niết Bàn trong Bể Tánh Thanh Tịnh, thì Niết Bàn này chỉ bằng 1 giờ hay 1 ngày mà thôi.
Đức Phật dạy rõ 2 Niết Bàn này:
– Niết Bàn nơi chư Phật sống, là Niết Bàn cấu tạo bằng Điện từ Quang, nên nó tự nhiên Thanh Tịnh vậy thôi.
– Còn Niết Bàn của các vị A La Hán sinh sống, nó còn nằm trong Thế Giới luân chuyển của vật lý Âm Dương. Sở dĩ có Niết Bàn này, là người tu sử dụng thân và tâm vật lý để dụng công tu hành, ép cho nó thành tựu Thanh Tịnh.
Như Lai đưa ra ví dụ như sao các ông sẽ hiểu rõ:
– Như ở Thế Giới này, không khí lúc nào cũng chuyển động, làm các ông bị lạnh, nên các ông phải dùng vải quấn chặt thân ông lại, để không bị gió chạm vào. Các ông phải kiềm giữ nó hoài, nếu các ông bỏ tấm vải ra, tức khắc các ông bị lạnh liền. Vì vậy, nên Như Lai nói Niết Bàn này có thời gian ngắn.
Vì sao vậy?
Vì Thế Giới này, là Thế Giới luân chuyển của vật lý Âm Dương, vì Âm Dương nên bị cuốn hút mới có Nhân – Quả.
Còn Niết Bàn nơi Mười phương chư Phật sống, nó là tự nhiên Thanh Tịnh vĩnh cữu.
Câu 2: Người tu Thanh Tịnh thiền có căn bản 5 chánh:
– Làm việc gì chú ý việc đó, không tưởng tượng việc khác.
– Lúc nào cũng tập cho tâm Thanh Tịnh.
– Phải tìm hiểu rõ 2 phần:
Nơi Thế Giới loài Người và trong 1 Tam giới này, là phải sống theo quy luật Vật lý Âm Dương, tức theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt, nên bắt buộc phải luân chuyển theo nó, không ai thoát ra ngoài được!
Nơi Bể Tánh Thanh Tịnh, cũng gọi là Phật giới, là do Điện từ Quang trùm khắp, tức không có đối đải, vì vậy không bị luân hồi.
Phải biết rõ Công thức Giải Thoát.
Phải biết tạo ra phương tiện để Giải Thoát.
Câu 3: Người được truyền “Bí mật Thiền Tông”.
Đức Phật dạy phần này có đến 4 trường hợp:
Trường hợp thứ 1: Người được truyền “Bí mật Thiền Tông”. Đồng nghĩa, vị này được dẫn đưa vào trong nhà Thiền Tông. Khi được vào nhà Thiền Tông rồi, thì nhiệm vụ tiếp của người này có 3 phần:
A- Minh tâm: Tức tự mình phải tự mở mắt Đạo của mình, chứ vị đưa vào không mở mắt Đạo cho mình được; kể cả Đức Phật cũng không làm được việc này.
B- Kiến Tánh: Khi mình tự minh tâm rồi, thì Tánh Phật của mình, mình thấy rất rõ.
Xin lưu ý chỗ này: Kiến Tánh là thấy được Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình và hình bóng của chư Phật.
C- Như Lai: Khi người tu Thanh Tịnh thiền, mà vào được “Trung tâm vận hành luân hồi rồi”. Từ chỗ Trung tâm vận hành luân hồi này, mới nhìn thấy 6 nẻo luân hồi và 2 cửa “Hải Triều Âm”, là cửa hút Tánh Phật từ trong Bể Tánh vào làm người. Cửa “Hải Triều Dương”, là cửa chuyên đẩy Tánh Phật trở về Bể Tánh Thanh Tịnh, để làm 1 vị Phật.
Trường hợp thứ 2: Vì ham muốn được truyền “Bí mật Thiền Tông”, để đi khoe với thiên hạ, nên cố gắng thực hiện đúng các điều qui định. Do vậy, người có nhiệm vụ truyền “Bí mật Thiền Tông”, vị này bắt buộc họ phải truyền, nên việc thối lui là tự nhiên.
Trường hợp thứ 3: Người này, trước họ đã tạo ra Phước đức nhiều quá. Nên khi họ vừa được truyền “Bí mật Thiền Tông”, thì nghiệp Phước đức của họ không đồng ý cho người này đi vào con đường Giải Thoát. Nên họ bị nghiệp Phước lôi kéo họ trở lại đi vào con đường hưởng Phước.
Trường hợp thứ 4: Trước đây, họ tu theo pháp môn Tịnh Độ hay Mật chú hoặc Tiểu thừa, Trung thừa hay Đại thừa. Họ tu đã thành tựu các pháp môn này. Hôm nay, họ biết các pháp môn nói trên còn nằm trong Nhân – Quả Luân hồi, nên họ chuyển sang tu pháp môn Giải Thoát. Khi họ được truyền “Bí mật Thiền Tông”, thì nghiệp thành tựu của các pháp môn nói trên, tự động kéo họ trở lại.
Vì vậy, Đức Phật có dạy:
– Vào đời Mạt Thượng pháp trở đi, người được truyền “Bí mật Thiền Tông”, chỉ đậu lại được từ 2 đến 5% thôi.
Ông Trương Thế An, nghe Trưởng ban trả lời hết những câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng và cám ơn.
TRÍCH: NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1 (QUYỂN 2)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved