▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN

VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
      SƠ TỔ ĐIỀU NGỰ GIÁC HOÀNG 

 
34. Sơ Tổ Điều Ngự Giác Hoàng, Ngài sanh năm 1258 mất 1308, thọ 50 tuổi. Thân thế và sự nghiệp của Ngài chúng tôi không nêu, vì hiện có quá nhiều sách viết về Ngài. Chúng tôi xin nêu ra 3 trường hợp mà chưa có sách nào nêu:

1. Ngài đạt được "Bí mật Thiền tông"

2. Lời dạy tu Thiền tông của Ngài.

3. Bài kệ Ngài viết về dòng chảy của Mạch nguồn Thiền tông.

Một: Trường hợp Ngài đạt được "Bí Mật Thiền tông" như sau:

Ngài là một vị vua thích tìm hiểu những lời cao sâu của Đức Phật dạy, nên Ngài sưu tầm hết trong các kinh điển. Đặc biệt, Ngài thích pháp môn Thiền tông học và may mắn đọc được các bài kệ đạt được Bí mật Thiền tông của các vị Tổ sư thiền xưa. Ngài thường thực hành theo những lời dạy của Đức phật và các vị Tổ, mấy năm trời mà không có kết quả gì. Một hôm, Ngài đem việc này nói cho anh vợ Ngài là Tuệ Trung Thượng Sỹ (tức Trần Quốc Trung) nghe. Tuệ Trung Thượng Sỹ nói:

- Người muốn "Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh", tâm vật lý của mình tự nhiên thanh tịnh, đừng có khởi lên ham muốn thanh tịnh, nếu tập được thuần thục thì tự nhiên được rơi, nhưng pháp môn này người có đại phúc lắm mới được rơi.

Câu nói của Tuệ Trung Thượng Sỹ Ngài nghe rồi để đó. Một hôm, 9 giờ đêm Ngài đi ngủ, trực nhớ lại câu nói ấy, Ngài thực hiện như lời Tuệ Trung Thượng Sỹ, bỗng Ngài được "Rơi vào chỗ mênh mông trống rỗng" gần một canh giờ. Khi trở lại bình thường Ngài có làm bài kệ 44 câu nói lên chỗ tuyệt diệu ấy như sau:

Thiền tông quả thật diệu kỳ
Mấy năm tìm kiếm không gì thấy đâu
Tuệ trung chỉ nói mấy câu
Thực hành đúng vậy nhận xâu chuổi vàng.
 
Rơi vào Bể tánh rõ ràng
Hiểu, Nghe, Thấy, Biết rõ ràng không ngăn
Ngày xưa Đức Phật dạy rằng:
Chỉ tâm thanh tịnh nhận rằng quê xưa.
 
Dù cho dụng công sớm trưa
Đến già đến chết cũng chưa thấy gì
Chỉ cần thanh tịnh một khi
Rơi vào Bể tánh cái gì cũng xong.
 
Thiền tông Phật dạy chữ '' Không ''
Không Quán, không Tưởng không trong Niết bàn
Niết bàn là tịnh thênh thang
Nếu tìm hay kiếm vào đàng trầm luân.
 
Bí mật Thiền tông chỉ '' Dừng ''
Không theo vật lý là dừng lại ngay
Thiền tông Đức Phật chỉ bày
Sống với thanh tịnh vào ngay Niết bàn.
 
Chỗ này Phật dạy rõ ràng
Không theo vật lý là an muôn đời
Thiền tông thanh tịnh thảnh thơi
Sống với Phật tánh muôn đời bình an.
 
Thiền tông không phải lang thang
Lang thang vật lý, muôn ngàn khổ đau
Loài người không biết nên vào
Vào trong tam giới, cái nào cũng vươn.
 
Đức Phật nhìn thấy rất thương
Thương cho nhân loại không đường thoát thân
Vì vậy Phật dạy tu lần
Đầu tiên Quán Tưởng, chuyển dần Nói hay.
 
Khi nói dưới đất trên mây
Nói hoài không thoát dạy đây Kiếm Tìm
Kiếm Tìm để biết trên Thiên
Tìm ra cho được cũng miền trầm luân.
 
Sau cùng Đức Phật dạy '' Dừng ''
Luân hồi sinh tử tức thì dừng ngay
Ngày xưa Trẫm cứ Tìm hoài
Nhờ anh Thượng Sỹ vào ngay Niết bàn.
 
Giờ đây Trẫm hết lang thang
Đi Tìm đi Kiếm đầu đàng về quê
Không Kiếm mà thấy đường về
Chỉ cần thanh tịnh về quê tức thì.
 
Khi 44 câu kệ Ngài viết ra xong, có đưa cho Tuệ Trung Thượng Sỹ xem. Tuệ Trung Thượng Sỹ xác nhận là Ngài đã được "Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh", đồng nghĩa Ngài đã vượt qua được cửa "Hải Triều Dương" của chính Ngài. Khi dẹp tan hai lần quân nguyên Mông sang xâm lược nước ta, ngài nhường ngôi cho con lên núi Trúc Lâm Yên Tử lập ra "Phái Thiền Tông Trúc Lâm Yên Tử" tự đặt tên mình là Điều Ngự Giác Hoàng, còn Hoàng triều, thần dân tôn Ngài là "Phật Hoàng Trần Nhân Tông" và cũng tôn Ngài là Tổ đầu tiên tu theo pháp môn Thiền tông Phật giáo Việt Nam.

Vì sao Ngài được danh hiệu cao quý này?

Một: Vì Ngài đã đạt được "Bí mật Thiền tông" và được "Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh". Căn cứ vào lời dạy của Đức Phật Thích Ca, hễ người nào tu theo pháp môn Thiền tông mà đạt được hai căn bản trên được phép làm Tổ sư Thiền tông. Vì vậy, danh hiệu của Ngài rất phải.

Hai: Khi Ngài làm Sơ Tổ sư Thiền tông trên núi Trúc Lâm Yên Tử, nhiều người đến hỏi Ngài về pháp môn tu Thiền tông, Ngài nói bài kệ tu Thiền tông 16 câu như sau:
Tu thiền cứ vậy mà tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Phật tánh trong mình không tìm kiếm
Chỉ tâm thanh tịnh ấy tu thiền.
 
Dụng công tìm kiếm bị đảo điên
Chỉ cần thanh tịnh hết não phiền
Rơi vào Bể tánh là chân phải
Quán tưởng làm chi coi chừng điên.
 
Ngày xưa Đức Phật dạy tu thiền
Tánh mình thanh tịnh tự nhận riêng
Những điều kỳ diệu sẽ thấy liền
Rơi vào Bể tánh hết đảo điên.
 
Dụng công tìm kiếm chỗ linh thiêng
Tu hành như vậy sai trái liền
Tánh mình thanh tịnh là chân phải
Quê xưa chốn cũ nhận ra liền.
 
Ba: Khi sắp tịch, Ngài có công bố ra 200 câu kệ nói về dòng chảy của Mạch nguồn Thiền tông như sau:
Đầu tiên Đức Phật dạy tu thiền
Ma Ha Ca Diếp nhận liền hoa sen
Hoa sen sáng tỏ hơn đèn
Phá tan màn tối nhận liền quê xưa.

Thiền tông Đức Phật truyền xưa
Ca Diếp nhận được quê xưa của mình
Ngài thấy như vậy lặng thinh
Chỉ cần mỉm cười Đức Phật truyền trao.

Truyền trao mất hẳn chiêm bao
Bước qua hàng rào của Hải Triều Dương
Ca Diếp nhận được âm thầm
Lần lượt truyền người làm Tổ thứ hai.

Tổ hai nhận được căn tai
Nhận được cười hoài vì hết trầm luân
A Nan đã biết pháp “Dừng”
Luân hồi sinh tử Ngài đừng chạy theo.

Tổ vị Ngài truyền tiếp theo
Thương Na Hòa Tu làm Tổ thứ ba
Tổ ba đã biết nhận ra
Kế đến Cúc Đa nhận ra pháp thiền

Thứ năm Đa Ca có duyên
Chính thức nhận liền Tổ vị thứ năm
Đa Ca lặng lẽ âm thầm
Truyền lại pháp thiền ông Di Dá Ca.

Vị Tổ thứ sáu nhận ra
Bà Tu Mật, nhận sâu xa nguồn thiền
Thiền tông chính thức được truyền
Cho ông Phật Đà, làm Tổ tiếp theo.


Nan Đề, nghe Huyền Phật xưa
Tìm ông Phục Đà, truyền pháp Thiền tông
Tổ chín nhận được ngóng trông
Tìm tổ mười, Tôn Giả thiền ca

Ngày xưa Huyền ký Thích Ca
Mười một là Ngài Phú Na được truyền
Phú Na tìm người đủ duyên
Mã Minh mong thiền của Phật Thích Ca.

Tổ vị mười hai, nói ra
Mười ba là Tổ Ma La tiếp mình
Ca Tỳ nhận được lặng thinh
Đợi Ngài Long Thọ, cùng mình truyền riêng.

Mười lăm Ca Na Đề Bà
Văn hay chữ tốt nhận ra pháp thiền
Rằng Ngài đã được đủ duyên
Long Thọ truyền thiền làm Tổ mười lăm.

Lớn tuổi một mình âm thầm
Tìm người hiểu đạo trao phần Thiền tông.
Ở nước Tỳ La có ông
La Hầu Đa La chính tông danh Ngài.

Mười lăm Tổ đến nhận ngay
Vị ấy, đáng được nhận ngay nguồn thiền
Mười sáu biết được huyền thiêng
Chính thức được truyền Tổ vị Thiền tông.

Xuống Nam gặp được Nan Đề
Hoàng tử Nan Đề biết tủy Thiền Tông
Tổ vị mười bảy là ông
Đi qua khắp xứ cũng mong truyền thiền.

Gặp được Già Dạ có duyên
Nên được truyền thiền làm Tổ tiếp theo
Mười chín là ông Cưu Ma
Gia tộc cao quý dòng Bà La Môn

Ngài La Đa lại có duyên
Hiểu được gốc thiền của Phật Thích Ca
Vị Tổ mười tám nhớ ra
Ở trong Huyền ký của Phật Thích Ca

Mười chín là ông Cưu Ma
Tổ vị tiếp nối Thích Ca lưu truyền
Lớn tuổi Ngài hết trần duyên
Chính thức truyền thiền Tổ vị hai mươi.

Nhận thấy Xà Dạ hơn người
Rõ môn thiền học không ai sánh bằng
Tổ trước huyền ký nói rằng
Bà Tu Bàn Đầu làm Tổ tiếp theo.

Vì vậy, Tổ trước nghe theo
Truyền ông Bàn Đầu làm Tổ Thiền tông
Tổ vị hai mốt đã xong
Bàn Đầu tìm người để mong tiếp thiền.

Tìm người phong cách trao riêng
Thiền tông màu nhiệm linh thiêng xứ này
Ma Noa mong muốn dựng xây
Pháp môn Thiền học tại đây lưu truyền.

Hạc Lặc chính thức đủ duyên
Ma Noa truyền thiền trao đủ Thiền tông
Chánh pháp bí mật trong lòng
Có Ngài Sư Tử chờ mong nguồn thiền.

Bà La Môn này có đại duyên
Chánh thức nhận thiền làm Tổ hai tư
Tâm ông đã được như như
Tổ Sư Tử được y như lời nguyền

Tìm người có đủ phúc duyên
Chánh thức truyền thiền làm Tổ hai lăm
Bà Xá Tư Đa, Kế Tân
Nguyện theo Sư Tử cầu mong pháp thiền.

Sư Tử thấy ông đủ duyên
Chuyển giao pháp thiền làm Tổ hai lăm
Hai sáu, Bất Như Mật Đa
Dòng Sát Đế Lợi, lại mong Phật Đà.

Phật Đà là của Thích Ca
Vì lòng ham muốn vua cha bằng lằng
Khi Ngài nhận được pháp xong
Bát Nhã Đa La rất mong gặp Ngài.


Suy cùng kiếp trước và nay
Có duyên tiền định, nhận ngay pháp thiền
Thiền tông nước Ấn bảo điên
Do vậy, pháp thiền phải đến phương Đông.

Vượt sông qua biển đi vòng
Lần theo eo Hồng cập biển Việt Nam
Bồ Đề, hai tám gian nan
Tìm người duyên lớn chuyển sang pháp thiền.

Gặp vua Võ Đế trình riêng
Vị vua nói liền, Thầy đã bị điên!
Tổ xuống thuyền, đành ra khơi
Tại đất Bắc Ngụy thong thả nghỉ ngơi.

Đông Nhạc mách thời, Thần Quang
Thần Quang, khi nhận được lệ tuôn tràn
Quang trình làng Tổ phương Đông
Tăng Xán bị bệnh, không dám cầu mong.

Cầu xin Huệ Khả chữa xong
Bịnh tình khổ sở không mong thứ gì
Ở trong Huyền ký có ghi
Tăng Xán nhận thì Tổ vị ba mươi.

Khi nhận Tổ vị vui tươi
Phổ đi khắp chốn người người an vui
Đến khi lớn tuổi tìm người
Để trao Tổ vị cho người tiếp theo.

Bất luận người giàu hay nghèo
Miễn nhận đạo mầu của Phật Thích Ca
Đạo Tín tìm ngài hỏi qua
Con làm sao được vượt qua Luân hồi?

Tăng Xán, dạy Đạo Tín “Thôi”
Nhiều đời sanh tử dứt rồi với ông
Đạo Tín nhận được thong dong
Con chỉ một lòng phụng thiền Thích Ca

Tuổi già lần lượt hiện ra
Tìm người kế tiếp Thích Ca lưu truyền
Hoằng Nhẫn vị Thầy có duyên
Đem về nuôi lớn truyền thiền cho ông.

Hoằng Nhẫn, nhận pháp vừa xong
Tìm trong thiên hạ ai mong tu thiền
Do vậy, phổ đi các miền
Tìm người duyên lớn truyền thiền tiếp theo.

Có anh bán củi rất nghèo
Nghe người tụng đọc lần theo hỏi liền
Kinh gì lời kệ rất thiêng?
Tôi vừa nghe đến nhận liền “Tánh Không”

Hoàng Nhẫn phổ khắp núi sông
Bài kinh tôi đọc là thiền Kim Cang
Một mình khổ sở gian nan
Đông thiền xa quá lên đàng mà đi.

Khi đến Tổ hỏi cầu chi?
Con xin làm Phật cầu chi không cầu!
Tổ bảo, không Phật mà cầu
Huệ Năng liền nói, Phật đâu bên ngoài.

Ngũ Tổ thấy Năng người tài
Sợ người hãm hại, chỉ ngay nhà trù
Tám tháng Ngài phải lu bu
Giã gạo, gánh nước, không xu không tiền.

Ngộ thiền Ngài chỉ biết riêng
Ngũ tổ truyền thiền làm Tổ ba ba
Đến đây Huyền ký Thích Ca
Pháp thiền Thanh tịnh phải sa nơi này.

Truyền thiền chấm dứt tại đây
Dòng chảy Nguồn thiền tại đây chảy hoài
Chảy đi khắp chốn trần ai
Chảy về Nam quốc dừng ngay Long Thành.

Hôm nay Trẫm nhận rõ rành
Pháp thiền Thanh tịnh trụ thành Thăng Long
Thiền tông không phải dụng công
Chỉ cần thanh tịnh là xong Luân hồi.

Thiền tông đơn giản vậy thôi
Nếu tìm hay kiếm vào đời trầm luân
Do vậy, Đức Phật dạy “Dừng”
Không theo vật lý, Luân hồi dừng ngay.


Hôm nay tại Yên Tử đài
Ta nay phổ biến ý Ngài Thích Ca
Nếu ai duyên lớn nhận ra
Thiền tông chánh pháp Thích Ca lưu truyền.

Vị nào có được đại duyên
Ta sẽ truyền thiền làm tổ tiếp theo
Thiền tông lội suối qua đèo
Theo đường hiểm nghèo để xuống phương Nam.

Đất Việt gặp lúc gian nan
Ở yên Trung Việt, đợi an quê nhà
Thiền tông chánh thức bùng ra
Ở tại đất Rồng phổ khắp Năm châu.

Thiền tông đến lúc khởi đầu
Xóa đi đạo Cầu, Quán, Tưởng và Xin
Tại đây lời dạy tối linh
Phổ đi thiền học của mình Thích Ca.

Các ông nghe kệ của ta
Viết ra Huyền ký Thích Ca lưu truyền
Giúp người hữu phúc đại duyên
Nhận được nguồn thiền là hết trầm luân.

Chỉ dạy hậu nhân biết “Dừng”
Vì đây sứ mạng, nhớ đừng lãng quên
Người dân Việt, biết đáp đền
Những lời Phật dạy, đừng quên trong lòng.

Phổ đi khắp chốn núi sông
Cho người duyên lớn, cầu mong pháp thiền
Người nhận được hết đảo điên
Biết cách tu thiền của Phật Thích Ca.

Thiền tông nước Việt bùng ra
Năm châu bốn biển, nhà nhà an vui
Ai nhận được, tự tươi cười
Vì đã về được, quê tươi của mình.
 
Ông quan Văn hóa Triệu Nhật Trường thắc mắc hỏi Sơ Tổ Trúc Lâm:

Kính thưa Thái thượng hoàng, con có thắc mắc mấy điểm như sau, vậy kính xin Thái thượng hoàng giải đáp cho con.

- Trong nhân gian này có nhiều đạo, sao Thái thượng hoàng lại thích tu theo đạo Phật, không lẽ đạo Phật cao hơn các đạo khác chăng, xin Thái thượng hoàng giải thích cho con cốt yếu của đạo Phật và các đạo khác, mỗi đạo chủ trương như thế nào?

Tổ Điều Ngự trả lời cho ông quan Văn hóa Triệu Nhật Trường:

- Khi ta xem các vị Tổ sư Thiền tông ngộ đạo, ta mới biết rằng, ngộ đạo là hiểu đạo, nhưng hiểu suông là không phải, mà phải được “Rơi vào trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” thì mới hiểu biết đúng được. Phần này ta khó nói cho ông biết được.

Vì sao vậy?

Ví dụ, hiện ông ở vùng Nhiệt đới, khi ông lên được vùng Bắc Cực, ông cảm nhận được cái lạnh của Bắc Cực. Khi ông về lại vùng Nhiệt đới, người ở vùng Nhiệt đới hỏi ông về cái lạnh ấy như sao, ông có thể nào trả lời được không?

Vì không trả lời được cái lạnh ấy như thế nào cho chuẩn xác được, nên hôm nay ta cũng không thể trả lời cho ông được, nếu ta nói với ông lạnh như thế này hay như thế kia, ông chỉ có suy nghĩ cái lạnh ấy mà thôi; đã là suy nghĩ thì làm sao đúng được. Vì lý do này, nên trên núi ta có cất “Chùa Đồng” ẩn ý là ta muốn nói chỗ này đó. Cũng như khi ta được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, tự ta biết, chứ không thể nói cho ai biết được, nếu ai muốn biết cái lạnh của mùa Đông như thế nào, thì hãy lên “Chùa Đồng” ôm lấy chùa thì sẽ biết. Cũng vậy, ai muốn trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” như thế nào, hãy thực hành đúng lời Đức Phật dạy, tự mình rơi vào sẽ biết, chứ không ai diễn tả bằng văn tự của thế gian này mà đúng được. Cũng vì không nói đến chỗ chân thật trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh, nên Đức Phật mới dạy chỗ được rơi này là “Bất lập văn tự”. Không kinh sách nào viết đúng chân thật được, nên Đức Phật dạy chỗ này là “Giáo ngoại biệt truyền”. Ai được rơi vào trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh rồi mới thấy được tánh mình, Đức Phật gọi là “Trực nhận tánh mình”. Vào đây được rồi mới gọi là “Kiến tánh thành Phật”.

Ông quan Văn hóa Triệu Nhật Trường lại hỏi:

- Kính thưa Thái thượng hoàng, sao con nghe nhiều vị hiện nay, họ xưng mình là Thiền sư, họ nói họ dùng công tu “Thiền tông”, đã thấy, biết được quá khứ vị lai, những vị tu như vậy có đúng là tu Thiền tông không?

Tổ Điều Ngự trả lời:

- Phần này ta cũng ví dụ thực tế cho ông hiểu, như ông hiện giờ đang bị khăn bịt mắt kín vậy, ông nghe ta nói gì, ông chỉ suy nghĩ để hiểu mà thôi, chớ sự thật ông không thấy. Người tự xưng mình là Thiền sư tu dụng công để biết quá khứ vị lai, đây là họ tưởng tượng ra để lừa người, vì ông là quan phụ trách Văn hóa mà còn không biết được, người bình thường làm sao hiểu.

Ông quan Văn hóa đã hiểu thấu lời của Tổ dạy, xin cám ơn và xin Tổ giải thích về tất cả các pháp môn tu nơi thế giới này.

Tổ Điều Ngự Giác Hoàng dạy ông quan Văn hóa:

- Ở thế giới vật lý này, căn bản có các pháp môn tu như sau:

1. Đức Phật Thích Ca dạy có 2 phương pháp:

Phương pháp tu sử dụng vật lý để thành tựu trong vật lý có 5 thứ:

a) Quán, Tưởng, Cầu mong.

b) Lý luận.

c) Nghi, Tìm, Kiếm.

d) Tưởng tượng.

đ) Tích điển.

Không sử dụng vật lý chỉ có 1 thứ:

Chỉ cần để tâm Thanh tịnh khi thuần thục tự nhiên được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” là xong. Khi vào trong “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, tự nhiên biết được những gì mà mình muốn biết.

Nói theo bình dân, tu theo đạo Phật cốt để “Thành Phật”.

1. Đạo Tiên: Ai tu theo đạo này là để được “Thành Tiên”. Cốt yếu, người tu theo đạo Tiên là để hưởng sung sướng.

2. Đạo Thánh: Ai tu theo đạo này mục đích là để được “Phong Thánh”.

3. Đạo Thần: Ai tu theo đạo này mục đích là để được “Phong Thần”.

Trên đây là người tu sử dụng vật lý để tu, còn người tu không sử dụng vật lý chỉ có một:

- Thanh tịnh thiền của Đức Phật Thích Ca Văn dạy, mục đích chánh là để trở về quê hương chân thật của mình, chứ không thành bất cứ thứ gì cả.

Tổ Điều Ngự Giác Hoàng dạy thật rõ:

- Sau đây là người tu đúng theo pháp môn Thanh tịnh thiền, tức Thiền tông mà Đức Phật dạy nơi thế giới vật lý này, gồm:

1. Người tu theo pháp môn Thiền tông, không nhận của ai một đồng nào hay bất cứ vật chất gì.

2. Không tập trung nơi đông người.

Vì sao vậy?

- Vì Thiền tông là thiền Thanh tịnh, nếu tập trung đông người sẽ mất thanh tịnh.

3. Người không phải tu pháp môn Thanh tịnh thiền mà mạo là Thanh tịnh thiền, mục đích là “câu” nhiều người đến nghe để có Danh và Lợi thì luật Nhân quả sẽ quật ngã ngay. Điều nay ta đã chứng kiến rất nhiều.

Ông quan Văn hóa Triệu Nhật Trường lại xin hỏi tiếp:

- Kính thưa Thái thượng hoàng, vợ của Thần hiện đang tu pháp môn Tịnh Độ, vậy kính xin Thái thượng hoàng giải thích pháp môn này tu là tu làm sao, Thần xin cám ơn Thái thượng hoàng?

Tổ Điều Ngự Giác Hoàng nói pháp môn tu Tịnh Độ:

- Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn dạy người Giác ngộ và Giải thoát, nhưng Đức Phật dạy trong ẩn ý, do vậy có nhiều người tu sai, ta nói cho ông rõ chữ Tịnh Độ như sau:

+ Tịnh là thanh tịnh.

+ Độ là đưa qua.

Đưa qua đâu?

Vì chúng sanh đang sống trong ồn ào luân chuyển của vật lý, vì vậy phải bị Luân hồi sanh tử!

Còn trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh là nơi sáng suốt trùm khắp.

Vì sao trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh có được như vậy?

Vì trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh tự nhiên có như sau:

1. Điện từ Quang bao trùm tất cả.

2. Trong khắp tất cả đó Đức Phật gọi là “Phật”.

3. Trong khắp tất cả đó có hằng tỷ, hằng tỷ cái Ý.

4. Trong Ý có đầy đủ như:

+ Thấy, lúc nào cũng Thấy, gọi là hằng Thấy.

+ Nghe, lúc nào cũng Nghe, gọi là hằng Nghe.

+ Pháp, tức tiếng, khi nào Ý muốn phát ra tiếng tự nhiên phát ra tiếng.

Trong Ý có cái hay Biết, lúc nào cũng biết gọi là hằng Biết.

Mà các thứ này nằm trong vỏ bọc của Tánh, nên Đức Phật gọi chung là “Phật tánh”, còn trong kinh Pháp Bảo Đàn, Đức Lục Tổ Huệ Năng khi Ngài được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh” có nói chỗ này: “Không ngờ Tánh ta tự đầy đủ”.

Tổ Điều Ngự Giác Hoàng Ngài dạy rõ pháp môn tu Tịnh Độ như sau:

- Niệm là nhớ.

- Phật A Di Đà là “Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức của chính mình”. Khi cái nhớ đó mà mất rồi (vô niệm), tức mình được thanh tịnh, đồng nghĩa điện từ Âm Dương bớt với mình, tức khắc mình được sức hút của điện từ Quang trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh tự động hút mình vào trong đó. Nguyên lý này, Đức Phật dạy Thanh tịnh thiền là Ngài dạy chỗ này, còn người tu Tịnh Độ, Đức Phật dạy đi vòng. Chỗ này, quý vị đạt được “Bí mật Thiền tông” hay được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, họ hiểu chỗ này nên các vị ấy hay nói: “Các ông đừng để Đức Phật lừa mình” là các Ngài nói chỗ này vậy.

Ông quan Văn hóa muốn rõ thông những gì mà ông thắc mắc nên hỏi thêm:

- Kính thưa Thái thượng hoàng, vợ Thần ưa đi “Thọ Bát Quan Trai” do các chùa tổ chức, mỗi lần đi Thọ Bát Quan Trai về, vợ Thần thường hay nói: “Tôi mới vừa đi “Thọ Bát Quan Trai” về, ông đừng có “chọc phá” tôi nghe, nếu ông “chọc phá” tôi, ông sẽ bị tội lút đầu đó!”. Vậy kính xin Thái thượng hoàng dạy cho Thần hiểu “Thọ Bát Quan Trai” như thế nào mới đúng lời Đức Phật dạy?

Tổ Điều Ngự Giác Hoàng trả lời cho ông quan Văn hóa Triệu Nhật Trường về “Thọ Bát Quan Trai” như sau:

- Thọ là nhận.

- Bát là tám.

- Quan là cửa.

- Trai là bữa cơm thanh tịnh.

Đức Phật dạy mục đích bữa cơm thanh tịnh này như sau:

Ai thọ bữa cơm này mà giữ đúng sẽ được phước cho bản thân, gia đình và cả Tổ quốc nữa, còn ai làm sai sẽ bị quả báo nặng nề.

Vì sao vậy?

Vì trong nhân quả bất cứ thứ gì đều phải có 2 chiều cả, chiều phước và chiều họa, người thông về Vật lý học gọi là chiều Âm và chiều Dương.

Người thọ bữa cơm này phải thanh tịnh trong 24 giờ, mà phải giữ đúng 5 giới của một cư sỹ và 3 giới của bản thân như:

1. Thân không được dâm dục.

2. Miệng không được nói chuyện.

3. Ý không được suy nghĩ bất cứ thứ gì.

Pháp “Bát Quan Trai” này chỉ áp dụng cho cư sỹ thôi, còn tu sỹ không được dự.

Vì sao vậy?

Vì người tu sỹ phải thọ 250 giới hoặc 500 giới, trong đó có những giới này rồi, vì vậy không được thọ như cư sỹ.

Lời soạn giả: Chúng tôi sưu tầm thấy Ngài Điều Ngự Giác Hoàng có 2 điều tuyệt hay như sau:

1. Khi làm vua, Ngài là một vị Minh Quân và kiên cường đánh giặc ngoại xâm.

2. Khi Ngài đi tu, Ngài là một vị Tu sỹ thông tất cả những gì mà Đức Phật Thích Ca Văn dạy.

Thật hãnh diện cho nước Việt Nam chúng ta có một vị Tổ sư Thiền thông tất cả đạo và đời.