Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
3. Về Pháp môn Thiền Tông học này
3. Về Pháp môn Thiền Tông học này
Theo lời dạy trong Huyền Ký của Đức Phật, vị nào muốn tu theo Pháp môn Thiền Tông học này phải kiên trì như sau:
1. Cả đời, lúc nào cũng có một ý chí là mong muốn tìm ra cho được Phật Tánh chân thật của chính mình, nếu người không có ý chí lớn đó, người bình thường, ham danh, mến lợi, không thể nào tu theo Pháp môn Thiền Tông học này được!
2. Vị nào muốn nhận ra cái Phật Tánh chân thật của chính mình, vị đó phải là người có các ý chí sắt đá, không tin những gì vớ vẩn ở Thế Giới này, và phải thệ nguyện rằng: Nếu không tìm được, không hề bỏ đi.
Người nào có ý chí như trên, chắc chắn sẽ gặp được Thiện Tri Thức chỉ dạy cho.
Sự thật, Phật Tánh chân thật của mỗi người luôn lúc nào cũng hiển hiện ở trước mặt; vì quá đơn giản, nhưng lại bí hiểm và cao sâu. Do đó, từ đời Tổ thứ 32 trở về trước, các Ngài không giảng trạch Thiền Tông, mà chỉ dùng ẩn ý để dạy thôi. Khi đến đời Tổ thứ 33 là Ngài Huệ Năng, Ngài chỉ hơi rõ Pháp môn Thiền Tông học này. Vì vậy, ai thích tu hay tìm hiểu Pháp môn này, phải thật chú ý, kiên trì cao, thì người đó chắc chắn sẽ nhận ra Phật Tánh chân thật của chính mình, trong Nhà Phật gọi là Giác Ngộ Tự Tánh. Khi ai Giác Ngộ được Tự Tánh của chính mình rồi, người đó tự biết tránh né Luật tự nhiên của Nhân – Quả, nên Nhân – Quả không thể nào cuốn hút người đó được, gọi là Giải Thoát; cũng có nghĩa là được vượt ra ngoài sự ràng buộc của Tam Giới: Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới, hay nói rõ hơn, trong sáu nẻo Luân hồi không còn bị chi phối nữa, là cõi Trời, cõi Người, cõi A Tu La, cõi Ngạ Quỷ, cõi Súc Sanh và cõi Địa Ngục.
Nhờ giảng hơi rõ, nên đến đời Tổ Huệ Năng, có nhiều người Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”; còn Giác Ngộ cao sâu hơn là “Bí mật Thiền Tông”, không có bao nhiêu người nhận được. Theo đánh giá của Mã Tổ Đạo Nhất: Một ngàn người tu theo Pháp môn Thiền Tông này, mà Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông”, chỉ có vài người đạt được “Bí mật Thiền Tông” thôi, còn được rơi vào “Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, thật là hiếm có!
Mã Tổ Đạo Nhất dạy:
– Hồi Đức Phật còn tại thế, Ngài sử dụng “Siêu đại thần lực Thanh Tịnh thiền” để trợ giúp cho những vị chung quanh, ai thật sự biết tu Thanh Tịnh thiền, sẽ “Được rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh” của chính mình; ấy vậy mà, chỉ có một mình Ngài Xá Lợi Phất được rơi vào thôi.
Cũng theo Huyền Ký của Đức Phật, Pháp môn Thiền Tông này, đến đời Mạt Thượng pháp, tại đất Rồng sẽ có người, phổ biến Pháp môn Thiền Tông này. Cũng tại đây, Pháp môn Thiền Tông này sẽ được lưu truyền đi khắp Năm châu. Nhờ tại đất Rồng này, mà người Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” không thể nào tính hết được; còn người đạt được “Bí mật Thiền Tông” cũng rất nhiều; còn được “Rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, có thể nói là nhiều nhất từ khi Đức Thế Tôn dạy Pháp môn Thiền Tông này vậy.
Xin nhắc lại, dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông này: Khi Đức Lục Tổ Huệ Năng sắp diệt độ, Ngài cho phép ông Thần Hội công bố ra những gì mà Như Lai dạy trong Huyền Ký. Nhờ vậy, có rất nhiều người Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông”; và cũng có một số đông người đạt được “Bí mật Thiền Tông”.
Nhờ đó, vào năm 820, Thiền sư Vô Ngôn Thông từ nước Trung Hoa sang Việt Nam khai đạo Thiền Tông tại Chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Còn Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, là người gốc Ấn Độ, sang Trung Hoa Ngài đạt được “Bí mật Thiền Tông” với Tổ thứ 30 là Ngài Tăng Xán, nên năm 850, Ngài sang Việt Nam truyền Pháp môn Thiên tông tại Chùa Pháp Vân, cũng gọi là Chùa Dâu, hay Chùa Diên ứng xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt, vào năm 580, có Thiền sư người nước Ấn Độ, chỉ Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông” thôi, nên Ngài có đến tỉnh Vĩnh Phúc, miền Bắc Việt Nam, lập thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, khai mở Thiền Tông đầu tiên tại Việt Nam?
Riêng ở Việt Nam, có Đức vua Trần Nhân Tông, tuy là một vị vua, nhưng Ngài rất thích tu thiền, nên Ngài Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông”, rồi đạt luôn “Bí mật Thiền Tông”, sau cùng là “Được rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”.
Khi Ngài dẹp xong hai lần (cha Ngài dẹp 1, tổng cộng là 3) quân Nguyên – Mông sang xâm lược nước ta. Năm 1.299, Ngài nhường ngôi vua lại cho con là Trần Anh Tông, lên núi Trúc Lâm Yên Tử để khai lập đạo Thiền Tông, để cho ai muốn tu Giác Ngộ và Giải Thoát biết mà thực hành. Nhờ vậy, tại nước Việt Nam ta có một vị vua tu được thành Phật, hiệu là Phật Hoàng Trần Nhân Tông và làm Tổ sư Thiền Tông đời thứ nhất trên núi Trúc Lâm Yên Tử, nay thuộc Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là cái nôi Thiền Tông chánh gốc của người Việt Nam, còn Ngài lấy danh hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng.
Vì vậy, các Chùa cổ ở miền Bắc Việt Nam, đều thờ tôn tượng Phật theo phong cách Thiền Tông, để nói lên, Tổ tiên Việt Nam chúng ta, vị nào tu theo Đạo Phật là tu theo Pháp môn Thiền Tông, chứ không tu theo Pháp môn nào khác.
Thiền Tông hết sức quý báu, nên Đạo Phật vượt trội hơn hẳn là nhờ có Pháp môn Thiền Tông này; lý đáng ra, Pháp môn Thiền Tông học này phải được trang bị cho tất cả các Chùa ở Việt Nam mới phải, hay nói một cách khác, Chùa ở Việt Nam phải áp dụng Pháp môn tu Thiền Tông học này, để cho các tín đồ đến với Đạo Phật họ biết mà tu hành, để được Giác Ngộ và Giải Thoát, như mong mỏi của vị giáo chủ là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dày công tìm kiếm, cũng như sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử Điều Ngự Giác Hoàng, tức Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai lập tại Việt Nam.
Nhưng chúng tôi đến nhiều Chùa hỏi về Pháp môn tu theo Thiền Tông như trong các kinh điển mà Đức Phật đã dạy, cũng như tổ tiên chúng ta áp dụng, nhưng không Chùa nào đáp ứng được.
Chúng tôi đi tìm hiểu cái tinh hoa của một đạo cao và quý trọng nhất trên đời này mà không được đáp ứng. Chúng tôi đi tìm cái cốt tủy của Đạo Phật, không nơi nào chỉ dạy mà dạy những gì các vị ấy hiểu theo sự suy nghĩ và tưởng tượng của quý Ngài. Các vị đi hỏi đạo cùng chúng tôi họ rất buồn, họ tự hỏi: “Cái tinh hoa cao cả của Đạo Phật mất tất cả rồi ư?”
Chúng tôi có đọc rất rõ ràng trong các kinh điển Đức Phật dạy, nhất là trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật có dạy như sau:
Cúng dường vô số Đức Phật không bằng cúng dường một vị Đạo Nhân vô tu vô chứng.
Vậy, vị Đạo Nhân này là ai mà hơn Đức Phật như vậy? Quý vị không trả lời, mà còn dạy chúng tôi: “Thôi, đời này tu hành Giác Ngộ làm gì? Quý vị không nghe các Ngài đạo cao đức trọng dạy bảo, đời này là đời mạt pháp sao?” Chúng tôi nghe nói như vậy, lòng rất buồn, hay chưa đi viếng và hỏi hết các Chùa chăng? Hay chúng tôi không có duyên để tìm hiểu cách tu Thiền Tông của Đức Phật dạy, để được Giác Ngộ và Giải Thoát như trong các kinh điển mà Đức Phật dạy chăng?
Chúng tôi đọc trong các kinh, có nói rõ là Việt Nam có hai dòng Đạo Phật rõ ràng:
Một từ phương Bắc xuống và một từ phương Nam vào.
Miền Bắc Việt Nam tu theo thiền Bắc tông, tức Thiền Tông.
Còn miền Nam thì tu theo thiền Nam tông, tức Nguyên thuỷ, cũng gọi là Nam truyền.
Vì nước Việt Nam ta có 2 dòng thiền như vậy, cũng có nghĩa là, Đạo Phật trong nước Việt Nam chúng ta hơn hẳn với các nước khác.
Vì cái tinh hoa bất nhị của Pháp môn Thiền Tông học, hay nói rõ hơn:
Đạo Thiền Tông học Phật giáo, giảng trạch được, phơi bày được tất cả về:
– Nhân sinh quan.
– Vũ Trụ quan.
– Sâu thẳm, trùm khắp và vận hành của Càn khôn Vũ Trụ này.
– Sự kết hợp của vạn vật là do nhân duyên sanh.
– Nhân – Quả chi phối tất cả vạn vật, nhưng rất trật tự và công bằng tuyệt đối.
– Đặc biệt, Thiền Tông học có chỉ rất rõ cách vượt ra ngoài sự cuốn hút của Nhân – Quả nơi Vật lý Thế Giới này, để trở về được với nguồn cội của chính mình, tức nơi Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh, cũng gọi là Niết bàn, hay gọi là vô sanh.
Đặc biệt hơn, Thiền Tông học có chỉ rõ cách nhận ra Phật Tánh của mỗi người, và rất nhiều, rất nhiều thứ khác, nên được nhiều người trên Thế Giới nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Đặc biệt, các nhà trí thức cao, họ bảo:
– Những sự học hỏi trong giới trí thức của họ, đối với lời chỉ dạy của Đức Phật; sự hiểu biết của họ giống như một nhúm cát nhỏ trong tay, còn sự chỉ dạy của Đức Phật quá ư là lớn lao, như vạn vật trên địa cầu này vậy!
TRÍCH: TU THEO PHÁP MÔN NÀO CỦA ĐẠO PHẬT DỄ GIÁC NGỘ (QUYỂN 1)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved