​|HĐTT| Cấu trúc một tam giới trong càn khôn vũ trụ?

* Trong một Tam Giới hoàn toàn bằng điện từ âm dương chia ra Hằng hà sa số dòng điện từ âm dương khác nhau.

* Trong mỗi Tam Giới cấu trúc như sau:

1. Một: Trung Tâm Tam Giới là một hành tinh lửa khổng lồ đang liên tục cháy để tạo thành lực dương phát ra.

2. Hai: Ngoài cùng Tam Giới có hai lớp điện từ âm dương cường lực rất mạnh, có hai công dụng:

1/- Điện từ dương đẩy ra để cho các Tam Giới xung quanh không va chạm với Tam Giới này, tức tạo khoảng cách an toàn.

2/- Điện từ âm hút thật mạnh vào.

3/- Điện từ dương đẩy ra của hành tinh lửa.

- Hai lực này tạo thành sức nén trong một Tam Giới.

- Tạo thành bốn lớp điện từ âm dương, mà Như Lai gọi là bốn Bầu Hoàn đạo.

1. Bầu hoàn đạo 1:

- Là nơi sáu hành tinh tứ đại nương trên bề mặt này di chuyển theo phương cách tám phương bốn hướng, 365 ngày trở lại chỗ cũ.
- Trong không gian Bầu Hoàn đạo 1 này, có Hằng hà sa số hành tinh làm vật tư như: Kim - Mộc - Thủy- Hỏa - Thổ.

2. Bầu Hoàn đạo 2:

- Là nơi 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ Âm dương có năm màu sắc rất đậm, nương trên bề mặt này di chuyển cũng theo phương cách tám phương bốn hướng, 3.650 ngày trở lại chỗ cũ.

3. Bầu Hoàn đạo 3:

- Là nơi 17 hành tinh cấu tạo bằng điện từ âm dương có 12 màu sắc chia ra làm hai vùng:
+ Một là, có 11 hành tinh có màu sắc lung linh rực rỡ.
+ Hai là, có sáu hành tinh có màu sắc rất đẹp, nhưng thanh tịnh.
* 17 hành tinh này nương trên bề mặt Bầu Hoàn đạo 3 di chuyển cũng theo phương cách tám phương bốn hướng, 36.500 ngày trở lại chỗ cũ.

4. Bầu Hoàn Đạo 4:

- Là nơi 11 hành tinh cấu tạo bằng điện từ âm dương không màu sắc, nương trên bề mặt vòng hoàn đạo 4 di chuyển cũng theo phương cách tám phương bốn hướng, 365.000 ngày trở lại chỗ cũ.

DANH HIỆU CÁC HÀNH TINH TRONG MỘT TAM GIỚI:

1. MỘT: BẦU HOÀN ĐẠO MỘT CÓ SÁU HÀNH TINH CẤU TẠO BẰNG TỨ ĐẠI, GỒM:

1/- Đông Thắng Thần Châu: Nằm phía Đông Mặt trời.

2/- Tây Ngưu Hóa Châu: Nằm phía tây Mặt trời.

3/- Bắc Cô Lôi Châu: Nằm phía bắc Mặt trời.

4/- Nam Thiện Bộ Châu: Nằm phía nam Mặt trời. Cũng gọi là Nam Diêm Phù Đề, tức Trái đất này.

5/- Thượng Tu Di Châu: Nằm phía trên Mặt trời.

6/- Hạ Diệm Quang Châu: Nằm phía dưới Mặt trời.

2. HAI: BẦU HOÀN ĐẠO HAI CÓ 11 HÀNH TINH CẤU TẠO BẰNG ĐIỆN TỪ ÂM DƯƠNG CÓ NĂM MÀU SẮC RẤT ĐẬM, GỌI LÀ CÕI TRỜI DỤC GIỚI, GỒM:

1/- Cõi Trời Tứ Thiên Vương.

2/- Cõi Trời Thượng Đế, cũng gọi là Ngọc Hoàng.

3/- Cõi Trời Đế Thiên.

4/- Cõi Trời Đế Thích.

5/- Cõi Trời Đao Lợi.

6/- Cõi Trời Tu Diệm Ma.

7/- Cõi Trời Đâu Suất Đà.

8/- Cõi Trời Hóa Lạc.

9/- Cõi Trời Tha Hóa Tự Tại.

10/- Cõi Trời Phạm Chúng.

11/- Cõi Trời Phạm Phụ.

3. BA-A: BẦU HOÀN ĐẠO BA 11 HÀNH TINH CẤU TẠO BẰNG ĐIỆN TỪ ÂM DƯƠNG CÓ 12 MÀU SẮC RỰC RỠ VÀ LUNG LINH, GỌI LÀ CÕI TRỜI HỮU SẮC, GỒM:

1/ -Cõi trời Đại Phạm.

2/- Cõi trời Thiểu Quang.

3/- Cõi trời Vô Lượng Quang

4/- Cõi trời Quang Âm.

5/- Cõi trời Thiểu Tịnh.

6/- Cõi trời Vô Lượng Tịnh

7/- Cõi trời Biến Tịnh.

8/- Cõi trời Phước Sanh

9/- Cõi trời Phước Ái.

10/- Cõi Trời Quảng Quả.

11/- Cõi Trời Nghiêm Sức.

3. BA-B: BẦU HOÀN ĐẠO BA NÀY CÓ SÁU HÀNH TINH CẤU TẠO BẰNG ĐIỆN TỪ ÂM DƯƠNG CÓ 12 MÀU SẮC RỰC RỠ NHƯNG THANH TỊNH, GỌI LÀ LỤC QUỐC TỊNH ĐỘ, GỒM:

1/- Hướng đông Mặt trời: DO ĐỨC PHẬT A SƠ BỆ, lập ra.

2/- Hướng tây Mặt trời: DO ĐỨC A DI ĐÀ PHẬT, lập ra.

3/- Hướng nam Mặt trời: DO ĐỨC NGUYỆT ĐĂNG PHẬT, lập ra

4/- Hướng bắc Mặt trời: Do ĐỨC DIỆM KIÊM PHẬT lập ra.

5/- Hướng trên Mặt trời: Do ĐỨC PHẠM ÂM PHẬT lập ra.

6/- Hướng dưới Mặt trời: Do ĐỨC SƯ TỬ PHẬT lập ra.

4. BỐN: BẦU HOÀN ĐẠO BỐN NÀY CÓ 11 HÀNH TINH CẤU TẠO BẰNG ĐIỆN TỪ ÂM DƯƠNG KHÔNG MÀU SẮC GỌI LÀ CÕI TRỜI VÔ SẮC, GỒM:

1/- Cõi Trời Vô Lượng Nghiêm Sức.

2/- Cõi Trời Nghiêm Sức Quả Thiệt.

3/- Cõi Trời Vô Tưởng.

4/- Cõi Trời Vô Phiền.

5/- Cõi Trời Vô Nhiệt.

6/- Cõi Trời Thiện Kiến.

7/- Cõi Trời Thiện Hiện.

8/- Cõi Trời Sắc Cứu Cánh.

9/- Cõi Trời Ma Hê Thủ La.

10/- Cõi Trời Phi Phi Tưởng.

11/- Cõi Trời Phi Phi Tưởng Xứ.
 

[ Trích Q10: ''Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông'' Tái bản 2019 Nxb Văn hóa Văn nghệ ]
Soạn giả Nguyễn Nhân.