Chương Nguyễn (phần 2)

Câu hỏi 18: Thưa Bác, hiện nay có rất nhiều Thầy đi giảng Đạo cùng một đề tài, mỗi Thầy giảng một kiểu, cớ sao các Thầy không giảng giống nhau thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Cùng một đề tài mà các Thầy giảng không giống nhau là có nguyên do như sau:
Vì các Thầy này không chịu học Giáo Lý của Pháp môn mà Thầy đứng giảng, nên mỗi Thầy giảng một kiểu, không Thầy nào giảng giống Thầy nào.
 
 
Câu hỏi 19: Thưa Bác, người tu theo Đạo Phật phải sống như thế nào mới gọi là người tu theo Đạo Phật chân chánh thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Người tu theo Đạo Phật phải khép mình sống vào 4 phần như sau thì mới gọi là người tu theo Đạo Phật chân chính:
1. Tuyệt đối, khi tin gì cũng phải bằng Trí tuệ thật sáng suốt, không mê tín dị đoan.
2. Tuyệt đối có Gia đình phải lo cho Gia đình.
3. Tuyệt đối có Tổ quốc phải lo cho Tổ quốc.
4. Không lo chuyện không thực tế, nhất là chuyện Linh thiêng.
 
 
Câu hỏi 20: Thưa Bác, ở thế gian này Đạo nào là cao quý nhất thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Ở thế gian này chỉ có Đạo làm người là cao quý nhất, sống trong Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín là cao quý nhất.
– Có gia đình lo cho gia đình là cao quý nhất.
– Có Tổ quốc lo cho Tổ quốc là cao quý nhất.
 
 
Câu hỏi 21: Thưa Bác, người phá hay cướp Thiền Tông bị đầy xuống Hầm lửa Lớn khi nào mới trở lại làm người?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Người phá hay cướp Thiền Tông bị đầy xuống Hầm lửa Lớn không trở lại làm người được.
Vì sao ? Vì người này bị Hầm lửa Lớn đốt cháy hết phước đức và ác đức nên không trở lại làm người được.
 
 
Câu hỏi 22: Thưa Bác, Đạo Phật Khoa học Thiền Tông tại sao không dạy vào thời kỳ đồ đồng thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Vì người sống vào thời kỳ đồ đồng, họ không hiểu những danh từ Khoa học Vật lý, nên Đức Phật không dạy Đạo Khoa học Vật lý Thiền Tông vào thời kỳ đồ đồng được. Đó là lý do Đức Phật không dạy vào thời kỳ đồ đồng là vậy.
 
 
Câu hỏi 23: Thưa Bác, Tại sao người tu theo Thiền Tông mà lại phá Thiền Tông thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Người tu theo Thiền Tông mà lại phá Thiền Tông có 2 dạng người:
– 1. Người quá ghét Pháp môn Thiền Tông nên họ phá.
– 2. Những người hành nghề: bán bùa, bán phép, họ rất ghét Pháp môn Thiền Tông nên họ phá.
 
 
Câu hỏi 24: Thưa Bác, những người phá hay cướp Thiền Tông là loại người nào thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Những người phá hay cướp Pháp môn Thiền Tông có hai dạng người:
– 1. Người có lòng tham quá mức.
– 2. Những người giả tu theo Đạo Phật để kiếm tiền.
 Hai dạng Người này họ mới phá hay cướp Thiền Tông.
 
 
Câu hỏi 25: Thưa Bác, con vi trùng có chịu quy luật Điện từ Âm – Dương không, con vi trùng bị Nhân – Quả gì mà phải làm loài vi trùng thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Ở thế giới Nhân – Quả do sức cuốn hút Vật lý của Điện từ Âm – Dương, nên bất cứ loài nào cũng bị quy luật Vật lý của Điện từ Âm – Dương cả, con vi trùng không ngoại lệ.
Vì trung ấm thân của con vi trùng bị Hầm lửa Lớn đốt cháy hết phước đức và ác đức, nên không trở lại mang thân người được, mà phải mang kiếp con vi trùng chuyên ăn thịt thối.
Vì còn Điện từ Âm – Dương nên sinh sản bằng cách chia thân.
 
 
Câu hỏi 26: Thưa Bác, trong bài kệ sám hối Thiền Tông có câu: “Trong ánh bụi hàng sa số Phật, khắp nơi nơi Bồ Tát hồi vào” là ý nghĩa gì thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Đức Phật dạy:
Trong bài kệ sám hối Thiền Tông có câu:
“Trong ánh bụi hàng sa số Phật, khắp nơi nơi Bồ Tát hồi vào” là có ý nghĩa như sau:
Ở trong không gian này, hạt bụi là nhỏ nhất, nhưng trong hạt bụi này Vi Diệu vô cùng, 1 hạt bụi có thể ném vào rất nhiều kiến thức. Khi kiến thức được ném vào hạt bụi rồi, thì hạt bụi này có công phá rất mạnh, có thể phá tan một quả núi.
Cháu học Phật thì phải có trí tuệ Khoa học siêu đẳng thì mới hiểu lời của Đức Phật dạy được.
 
 
Câu hỏi 27: Thưa Bác, theo suy nghĩ của con, khi Thiền Tông hiện diện ở nơi nào đó thì các vị Phật sẽ phân thân hoặc hóa thân đến chứng minh, có phải vậy không thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Phần này bí ẩn lắm, không thể nói cho đại chúng nghe được, khi nào quyển Giáo Lý Đạo Phật học Vật lý Thiền Tông Việt Nam xuất bản, thì Cháu sẽ biết.
 
 
Câu hỏi 28: Thưa Bác, ở hội Lăng Nghiêm, Đức Phật có hỏi ngài A-Nan về 7 chỗ ở của tâm và mắt, thất xứ trưng tâm, nhưng đều bị Đức Phật Bác ra. Xin Bác giải thích cho con, Tại sao Đức Phật lại Bác ra thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Ở hội Lăng Nghiêm, ông A Nam trình với Đức Phật là ông có cái Tâm.
Đức Phật hỏi ông A Nan:
Tâm của ông ở đâu?
Ông A Nan trả lời với Đức Phật là:
Tâm của ông ở trong thân ông.
Đức Phật hỏi:
Tâm ở trong thân ông, nó ở chỗ nào ?
Ông A Nan trình thưa:
Tâm con ở trong thân con.
Đức Phật nói:
Tâm ông ở trong thân ông, cớ sao nó không thấy tim, gan, tỳ, phế, thận của ông?
Ông A Nan không trả lời được liền nói qua chỗ khác:
Tâm con ở trong mắt con.
Đức Phật nói:
Tâm ông ở trong mắt của ông sao nó không thấy con mắt ông?
Ông A Nan không trả lời được liền nói qua chỗ khác:
Tâm con ở ngoài thân con.
Đức Phật nói:
Tâm ông ở ngoài thân ông sao nó không thấy mặt ông?
Ông A Nan không trả lời được liền nói qua chỗ khác.
Tâm con ở giữa trong và ngoài thân con.
Đức Phật nói:
Tâm ông ở đâu thì phải xác định rõ ràng?
Ông A Nan trình với Đức Phật 7 chỗ của tâm, nhưng nơi nào Đức Phật cũng bác bỏ. Câu chuyện này trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm gọi là thất xứ truy tâm, tức 7 chỗ tìm Tâm.
 
Khi Thiền Tông được phép chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho công bố ra thì mới biết Tâm chính là Tánh Phật của mỗi người, nó nằm ở trung tâm nội bộ của con người.
Trung tâm não bộ của con người có cái kho gọi là Như Lai tàng, tức kho chứa Công đức và tánh Phật bằng điện từ Quang. Từ đây lang tỏa khắp Châu thân nhân, nên phóng ra lục căn của mỗi con người, là mắt, tai, mũi, miệng, ý, thân của con người.
 
 
Câu hỏi 29: Thưa Bác, người tu theo Thiền Tông lúc nào cũng sử dụng Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín hay tùy theo hoàn cảnh mà phải sử dụng 16 thứ tánh người. Nếu vì hoàn cảnh nào đó mà sử dụng tánh người thì Công đức có bị bôi đen không thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Căn bản người tu theo Thiền Tông lấy câu:
Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín lầm đầu, còn sử dụng tánh người tùy theo hoàn cảnh, nhưng phải khiêm nhường chứ không phải sợ hãi, như vậy thì Công đức không bôi đen.
 
 
Câu hỏi 30: Thưa Bác, ở Cõi Trời có bao nhiêu thứ Tánh Trời thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Ở cõi trời có 3 thứ tánh trời gồm:
– Một cõi trời Dục giới.
– Hai cõi trời Hữu sắc giới
– Ba cõi trời Vô Sắc Giới.
 
 
Câu hỏi 31: Thưa Bác, ở cõi Trời Đâu Suất, Bồ Tát sử dụng Tánh gì thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Ở cõi trời Đâu Suất, các vị Bồ Tát sử dụng tánh Bồ Tát.
 

 
Bác Nguyễn Nhân và Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu xin cảm ơn hai Cháu ở Mỹ:
 – Một là Cháu Xuân Nguyễn
– Hai Cháu Chương Nguyễn.
Hai Cháu đã hỏi 61 câu hỏi rất hay. Không ngờ các Cháu ở Mỹ mà cũng có những kiến thức Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam sâu sắc như vậy.
Bác Nguyễn Nhân và toàn thể Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu có đôi lời cảm ơn hai Cháu Xuân Nguyễn và Chương Nguyễn, các Cháu có thắc mắc gì về Pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam, cứ gửi Zalo về Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu, Bác Nguyễn Nhân sẽ trả lời của các Cháu.
Bác Nguyễn Nhân.
 
 
TRÍCH: ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM NGÀY 18/11/2021
GIẢNG SƯ ĐẠO PHẬT CHÍNH HIỆU?
MUỐN TU THEO ĐẠO PHẬT MÀ KHÔNG BỊ SAI?
KIẾN THỨC NGƯỜI VĂN MINH TU THEO ĐẠO PHẬT?
MỤC ĐÍCH SAU CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT LẬP RA ĐẠO?