Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
Cô Nguyễn Thị Xuân Trường hỏi
50- Cô Nguyễn Thị Xuân Trường
,TP. HCM, hỏi soạn giả Nguyễn Nhân
Cô Nguyễn Thị Xuân Trang, sanh năm 1974, cư ngụ nhà số 138/5D, Tam Đông, xã Thối Tam Thông, huyện Hóc Môn, TP.HCM, hỏi soạn giả Nguyễn Nhân:
– Thưa chú, thường, người tu theo Đạo Phật là phải làm lễ quy y, vậy tu theo Thiền Tông có làm lễ quy y không?
Soạn giả Nguyễn Nhân trả lời:
– Người tu theo Đạo Phật, mà tu các pháp môn có thành tựu trong vật lý, là phải quy y, còn tu theo pháp môn Thiền Tông của Đức Phật dạy, thì không có buổi lễ này. Nếu vị nào tu theo pháp môn Thiền Tông mà đạt 3 tầng bậc như sau thì được cấp giấy hay bằng chứng nhận:
– Hiểu rõ ràng pháp môn Thiền Tông, thì được cấp giấy chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”. Không làm lễ, nhưng được danh hiệu là “Phật tử Thiền Tông” và gọi tên thật của người đó. Ví dụ cô đã đạt được thì được gọi là “Phật tử Thiền Tông Nguyễn Thị Xuân Trang”.
– Giải thích được tất cả những lời dạỵ của Đức Phật, dù ẩn ý hay không, mà có kệ hay thơ xuất phát từ trong Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh của chính mình, thì được cấp bằng chứng nhận đạt được “Bí mật Thiền Tông”. Được truyền “Bí mật Thiền Tông” bằng 1 buổi lễ trang nghiêm tại 1 trong 2 nơi như sau:
– Tại chánh điện Chùa Thiền Tông.
– Hoặc tại Thiền Tông thất.
Và được gọi là “Phật gia Thiền Tông” kèm theo tên thật của người đó. Nếu như cô đã đạt được thì được gọi danh hiệu như sau: “Phật gia Thiền Tông Nguyễn Thị Xuân Trang”.
Trong Thiền sử Thiền Tông của Phật giáo, còn lưu lại danh từ “Phật gia” cho đến ngày hôm nay là “Phật gia Thiền Tông Võ Tắc Thiên”.
Câu chuyện ấy như sau:
Khi vua Võ Tắc Thiên đọc 9 chữ uống “Trà Đạo”, do Đức Lục Tổ Huệ Năng đọc cho ông Tiết Gian là Bộ Trưởng Văn hóa ghi lại, đem về triều đình trình lên cho vua Võ Tắc Thiên; vua Võ Tắc Thiên đọc 9 chữ này, Nhà vua đạt được “Bí mật Thiền Tông”.
Sau 2 tháng, Nhà vua được Đức Lục Tổ Huệ Năng truyền “Bí mật Thiền Tông” cho Nhà vua và gọi Nhà vua là ‘ Phật gia Thiền Tông Võ Tắc Thiên”.
Cũng từ khi Nhà vua Võ Tắc Thiên được truyền Bí mật Thiên tông, Đức Lục Tổ gọi Nhà vua là “Phật gia Thiền Tông” và tặng Nhà vua câu kệ:
Thiền Tông đã chảy theo dòng
Đức vua nhận được Thiền Tông Phật Đà
Khi xưa lời dạy Thích Ca
Không tu mà được, “Phật gia” gọi người.
Hôm nay, Ta tặng cho Người
Danh hiệu ngộ Đạo, đạt thời Thiền Tông
Phật gia nên giữ trong lòng
Đến khi rời thế, thong dong về Nguồn.
Tám câu kệ của Đức Lục Tổ Huệ Năng tặng cho vua Võ Tắc Thiên có hàm ý 2 phần:
1/- Đức Lục Tổ chánh thức gọi vua Võ Tắc Thiên là “Phật gia”
2/- Huyền ký cho “Phật gia Thiền Tông Võ Tắc Thiên”, khi Phật gia hết duyên sống nơi Thế Giới này, Phật gia được tự tại và an nhiên rời Thế Giới vật lý Âm Dương này trở về Phật giới.
Thật may mắn thay! Danh hiệu Phật gia Thiền Tông gọi tên người Cư sĩ đạt được “Bí mật Thiền Tông” còn lưu danh cho hậu thế.
– Vị nào giúp cho từ 30 người trở lên Giác Ngộ “Yêu chỉ Thiền Tông”, và từ 15 người trở lên đạt được “Bí mật Thiền Tông”, thì vị này được cấp 2 Bằng Công nhận:
Bằng phong “Thiền Tông sư”, gọi tắt là “Thiền sư”, nếu là tu sỹ. Bằng phong “Thiền Tông gia”, gọi tắt là “Thiền gia”, nếu là cư sỹ.
Bằng Công nhận đủ tư cách truyền “Bí mật Thiền Tông” cho người khác.
Hai phần trên, đều được làm lễ trước Tôn tượng Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Chùa Thiền Tông hoặc tại Thiền Tông thất.
TRÍCH: NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1 (QUYỂN 2)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved