Giải đáp Thiền tông 2025 - Phần 14: Nguồn gốc Âm - Dương lịch - Tầng Bình Lưu lớn đến đâu

Xin kính chào Ban Giải Đáp Thiền Tông của Chùa Thiền Tông Tân Diệu. Tôi tên là Tạ Phương Liên, cư ngụ tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Tôi có nghe nói muốn hiểu Đạo thì phải hiểu các ngôn từ của Đạo và tôi cũng có theo dõi Ban giải đáp của Chùa Thiền Tông Tân Diệu giải thích về những câu nói trong hàng ngày mà ông bà, cha mẹ thường hay nói rất đơn giản nhưng lại thuận lý. Nên hôm nay tôi cũng xin phép được Ban giải đáp Chùa Thiền Tông Tân Diệu Giải thích giúp tôi 10 câu hỏi sau đây, tôi xin cảm ơn rất nhiều ạ!
Câu hỏi số 1 của tôi câu “đức năng thắng số” là gì?
- Xin trả lời câu hỏi số 1 của cháu Tạ Phương Liên, ở quận Long Biên, thành phố Hà Nội như sau. Câu này có nghĩa là mình có phúc đức thì sẽ thắng được số phận của mình.
- Xin mời cháu hỏi tiếp theo ạ!
- Xin cảm ơn Ban giải đáp rất nhiều. Tôi xin câu số 2, câu “có đức mặc sức mà ăn” là gì ạ? Xin trả lời câu hỏi số 2 của cháu Tạ Phương Liên như sau. Câu “có đức mặc sức mà ăn” có ý nghĩa là người nào có phúc đức nhiều thì tự nhiên vật chất và thực phẩm đến với mình, mặc sức mà sử dụng và ăn.
- Xin mời cháu hỏi tiếp ạ.
- Xin chân thành cảm ơn Ban giải đáp tôi xin phép hỏi câu số 3. Xin giải thích giúp tôi khởi thủy của ngày âm lịch và ngày dương lịch là gì ạ?
- Xin trả lời câu hỏi thứ ba của cháu Tạ Phương Liên như sau. Các vị thông thái ngày xưa tính ngày âm lịch như sau:
Dựa theo chu kỳ của mặt trăng quay chung quanh trái đất, các vị tính ngày âm lịch. Còn ngày dương lịch các vị thông thái xưa tính trái đất quay chung quanh mặt Trời mà tính ngày dương lịch. Một ngày thì có 24 giờ, còn 1 năm thì có 365 ngày.
- Xin mời cháu hỏi tiếp ạ.
- Xin cảm ơn Ban giải đáp rất nhiều, câu hỏi số 4 của tôi là: Thưa ban giải đáp xin cho tôi hỏi Kim Thân Phật siêu nhỏ mượn thân và tánh người tạo được 5 loại Đức. Đây chính là 5 hạt Chân Như nằm ở địa giới, màu sắc của 5 hạt Chân Như này như thế nào ạ?
- Tôi xin trả lời câu hỏi số 4 của cháu Tạ Phương Liên như sau. Cơ bản có 5 loại hạt Chân Như Đức như sau:
+ Một là loại hạt Chân Như Công Đức có 2 màu, đó là màu vàng sáng ánh và màu vàng đậm.
+ Hai là loại hạt Chân Như nghiệp Phước Đức Dương có 5 màu gồm xanh, đỏ, vàng, trắng, tím.
+ Ba là loại hạt Chân Như nghiệp Phước Đức Dương có 12 màu rực rỡ nhưng lung linh gồm: Xanh nhiều, xanh vừa, xanh ít. Đỏ nhiều, đỏ vừa, đỏ ít. Trắng nhiều, trắng vừa, trắng ít. Vàng nhiều, vàng vừa, vàng ít.
+ Bốn là loại hạt Chân Như nghiệp Phước Đức Dương có 12 màu rực rỡ nhưng thanh tịnh gồm: Xanh nhiều, xanh vừa, xanh ít. Đỏ nhiều, đỏ vừa, đỏ ít. Trắng nhiều, trắng vừa, trắng ít. Vàng nhiều, vàng vừa, vàng ít.
+ Năm là loại hạt Chân Như nghiệp Phước Đức Dương có 12 màu rực rỡ nhưng hay ẩn hiện gồm: Xanh nhiều, xanh vừa, xanh ít. Đỏ nhiều, đỏ vừa, đỏ ít. Trắng nhiều, trắng vừa, trắng ít. Vàng nhiều, vàng vừa, vàng ít.
- Xin mời cháu Phương Liên hỏi tiếp theo ạ!
- Xin cảm ơn Ban giải đáp tôi xin hỏi câu số 5 con người có 6 thứ tánh vậy một người suy nghĩ được những câu hỏi hay về Pháp Môn Thiền Tông là do tánh nào điều khiển phần này ạ?
- Tôi xin trả lời câu hỏi số 5 của cháu Tạ Phương Liên như sau. Người suy nghĩ được những câu hỏi hay về Pháp Môn Thiền Tông là do tánh của Kim Thân Phật lớn là Vị Phật phụ tá cho Vị Phật, là vị Giáo Chủ của Đạo Phật ngự ở tầng bình lưu trái đất điều khiển đó.
- Xin mời cháu hỏi tiếp theo.
- Xin cảm ơn rất nhiều câu hỏi số 6 của tôi. Khi cái tưởng của tánh người tưởng để tìm hạt Công Đức có phát ra làn sóng điện. Vậy làn sóng điện này loài cô hồn có bắt được và cản trở người này không ạ?
- Tôi là Thiền Gia Thị Dung xin trả lời câu hỏi số 6 của cháu Tạ Phương Liên như sau. Khi cái tưởng của tánh người tưởng để tìm hạt Công Đức, có phát ra làn sóng điện, các loài cô hồn không bắt được làn sóng điện này, nên các vị cô hồn không cản trở được.
- Xin mời cháu hỏi tiếp theo.
- Xin chân thành cảm ơn Ban giải đáp. Câu hỏi số 7 của tôi. Mỗi người đều có 7 tánh âm là tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến chấp nhưng khi người đó có sự giằng co trong suy nghĩ. Ví dụ như gặp những chuyện rất đáng sân giận, kiến chấp như trong đầu họ phát ra những suy nghĩ giằng co giữa tánh Âm, tánh Dương và kết quả là họ không theo tánh Âm. Vậy sự giằng co suy nghĩ này là do đâu ạ?
- Xin trả lời câu hỏi số 7 của cháu Tạ Phương Liên như sau. Mỗi người đều có 7 tánh âm là tham, sân, si, mạn, nghi, ác và kiến chấp người nào có giằng co trong suy nghĩ giữa hai bên là:
+ Bên một là các Vị Thần, Thánh, Tiên quản lý phần Dương của thân và tánh người.
+ Bên hai là các vị Chúa quản lý phần Âm của thân và tánh người.
- Theo nguyên tắc thế giới sức hút vật chất và sức hút vật lý của Điện Từ Âm Dương nơi trái đất này. Bên nào mạnh thì được, còn bên nào yếu thì thua.
- Xin mời cháu hỏi tiếp theo.
- Xin chân thành cảm ơn Ban Giải Đáp tôi xin hỏi câu số 8. Hiện tại Pháp môn Thiền Tông đang lưu hành thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Chư Vị Kim Thân Phật trợ giúp đang ngự ở tầng bình lưu để theo dõi các Kim Thân Phật siêu nhỏ ở trái đất. học và hành theo pháp môn Thiền Tông. Vậy cho tôi xin hỏi 1 người như thế nào thì được các vị Kim Thân Phật theo sát và khiến cho người đó đi thật đúng đường và thực hiện đúng theo Thiền Tông để được trở về Phật giới ạ?
- Xin trả lời câu hỏi số 8 cho cháu Tạ Phương Liên như sau. Một người có được ba phần như sau thì sẽ được vị Kim Thân Phật phụ tá của Vị Phật là Giáo Chủ, là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni theo sát và trợ giúp, hành theo pháp môn Thiền Tông tìm hạt Công Đức mang trở về Phật giới, gồm:
+ Một là người này phải có hạt Công Đức, ở trong Như Lai Tàng trước.
+ Hai là người này phải có lòng ham muốn trở về Phật giới trong sáng và mãnh liệt.
+ Ba thì người này mới tìm được hạt Công Đức trong sáng được.
- Còn những người sau đây tu theo pháp môn Thiền Tông mà có lòng như sau, thì vị Kim Thân Phật phụ tá của Vị Phật là Giáo Chủ, là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không trợ giúp gồm:
+ Một người tu theo pháp môn Thiền Tông để kiếm danh.
+ Hai người tu theo pháp môn Thiền Tông để kiếm tiền.
+ Ba người tu theo pháp môn Thiền Tông để cướp Pháp môn Thiền Tông.
+ Bốn người tu theo pháp môn Thiền Tông mà thích nói xạo. v.v… thì người tu theo pháp môn Thiền Tông này để cầu mong vào Hầm Lữa Lớn đó.
- Xin mời cháu hỏi tiếp.
- Xin cảm ơn Ban giải đáp, tôi xin phép hỏi câu số 9. Kính Thưa Ban giải đáp. Pháp môn Thiền Tông là Nhất Tự Thiền tôi có đọc sách và Đức được biết Nhất Tự gồm có: Buông, Dừng, Thôi, Dứt trong đời sống hàng ngày. Tôi thấy Nhất Tự này có ý nghĩa rất tuyệt vời để mình bớt dính mắc những thứ trong vật lý. Vậy cho tôi xin hỏi hai ý. Ý 1: Sức mạnh đặc biệt của Nhất Tự này là gì vậy ạ? Ý 2: Vì sao lại sử dụng bốn chữ đặc biệt và diệu dụng này trong Thiền Tông?
- Xin trả lời câu hỏi số 9 của cháu Tạ Phương Liên như sau. Ở ý đầu tiên sức mạnh đặc biệt của Nhất Tự Thiền này là Buông, Dừng, Thôi, Dứt. Nếu như người tu Thiền Tông nào mà áp dụng thật đúng 4 chữ này thì thành Phật dễ như ăn cơm. Tiếp theo đây là 4 chữ để xa lìa thế giới sức hút vật chất và sức hút vật lý của Điện Từ Âm Dương nơi trái đất này, mà ở trái đất này không có danh từ nào thay thế được.
- Xin mời cháu hỏi tiếp.
- Xin chân thành cảm ơn Ban giải đáp câu hỏi số 10 cũng là câu hỏi cuối cùng của tôi như sau. Trong Kinh An Vị Phật có mấy câu kệ sau đây:
“Ma vương ấy họa là Trần Thế
E Đạo Ngài chủ tể ngôi trên
Chân tu đắp vững móng nền
Đổi xoay thế cuộc lập nên đạo trường.
 
Thì quyền lực đế vương sẽ mất
Tinh thần hưng vật chất suy mòn
Công danh là miếng mồi ngon
Cũng không lay chuyển lòng son Đạo Vàng”
Xin giải thích giúp tôi ẩn ý của những câu kệ trên ạ. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giải Đáp của Chùa Thiền Tông Tân Diệu tôi xin hết câu hỏi. Xin kính chúc Ban Giải Đáp của Chùa Thiền Tông Tân Diệu thật nhiều sức khỏe ạ! xin cảm ơn.
Xin trả lời câu hỏi số 10 của cháu Tạ Phương Liên, ở quận Long Biên, thành phố Hà Nội như sau:
- Câu số 1: “Ma Vương ấy họa là trần thế” có nghĩa là ở trái đất này Ma Vương làm chủ thế giới này.
- Câu hai: “E đạo Ngài chủ tể ngôi trên” có nghĩa là Ma Vương rất sợ Pháp môn Thiền Tông ra đời.
- Vì sao?
- Vì khi Pháp môn Thiền Tông ra đời phá tất cả các Tông Tà.
- Câu số ba: “Chân tu đắp vững móng nền” Pháp môn Thiền Tông là Pháp môn chân thật. Pháp môn Thiền Tông ra đời có 5 yếu tố mà không có Pháp môn nào có gồm:
1/- Một là, giải thích được danh từ Đạo Phật rất rõ ràng, mạch lạc và khoa học.
2/- Hai là, khẳng định “Tu theo pháp môn Thiền Tông cốt để thành Phật” mà không Pháp môn nào dám khẳng định như vậy.
3/- Ba là, khi Pháp môn Thiền Tông được Đức Phật cho công bố ra thì sẽ bị đảo lộn tất cả các Đạo khác.
4/- Bốn là, những người sống nhờ Đạo mà được cao sang sẽ mất hết.
5/- Năm là, tất cả sự thật Phật, Trời, Thần, Thánh, Tiên được phơi bày ra, thì vật chất không còn giá trị nữa.
6/- Sáu là, dù công danh có cao đến đâu cũng phải bỏ.
7/- Bảy là, cũng không lay chuyển lòng son của những người quyết chí hành theo pháp môn Thiền Tông để trở về Phật giới được.
Ban Giải Đáp Pháp môn Thiền Tông Chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi xin cảm ơn cháu Tạ Phương Liên đã đặt câu hỏi. Chúc cháu thật nhiều sức khỏe và bình an.