Giải thích chữ vạn nhà Phật

19 – GIẢI THÍCH CHỮ VẠN NHÀ PHẬT:
Cụ Phan Quốc Đáng, sanh năm 1921, tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, hỏi:
– Trong Phật giáo, chúng tôi không thấy đề cập đến Âm – Dương, xin Trưởng Ban cho vài dẫn chứng để chúng tôi dễ hiểu?
Trưởng Ban quản trị trả lời:
– Chúng tôi xin dẫn chứng, chùa nào có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, trên ngựrc Đức Phật đều có chữ VẠN Dương, để nói lên Đức Phật đã dạy về Âm – Dương rối.
Cụ Phan Quốc Đáng lại hỏi:
– Sao tôi đọc nhiều kinh, nghe rất nhiều thầy giảng, không nghe kinh nào nói về Âm – Dương?
Trưởng Ban trả lời:
Phần nhiều các Nhà dịch kinh và các vị Giáng sư hiện tại họ không biết “Lộ trình đến Phật Tánh”. Nếu vị nào biết lộ trình đến Phật Tánh, mà phải đến được “Trung tâm vận hành luân hồi”, từ Trung tâm này nhìn thấy được 6 đường luân hồi và 2 của Hải Triều Âm và Hải Triều Dương, mới hiểu sanh hóa của Âm – Dương, thì họ mới dám giảng, còn người dịch hay vị Giảng sư không biết làm sao dám đề cập đến.
Cụ Phan Quốc Đáng lại hỏi:
– Xin Trưởng Ban cho ví dụ hiện tại để chúng tôi rõ:
Trưởng Ban trả lời:
– Hiện nay, là thời văn minh cao, chúng tôi cũng dễ dàng ví dụ, xin dẫn chứng cho cụ rõ:
– Cách đây hơn 150 năm, cho đến tận ngày nay. Loài người biết ứng dụng Âm – Dương nên sử dụng nguyên lý Âm – Dương để chế ra điện. Các Nhà Khoa học họ chế ra thỏi Nam châm thành hai cực Âm và Dương. Nếu hai cực Dương gần nhau thì bị đẩy ra, còn Âm – Dương gần nhau sẽ hút dính cứng lại. Vì nguyên lý Âm – Dương sanh ra vạn vật, nên các Nhà Khoa học họ chế ra Dynamo phát điện. Nhỏ là máy phát điện, còn lớn gọi là nhà máy phát điện. Các vị ấy gọi đường giây nguội gọi là Âm (-), đường giây nóng gọi là Dương (+). Khi máy phát điện chạy hai Âm – Dương không chạm nhau thì thôi, không gì xảy ra. Nếu hai dòng điện Âm – Dương chạm nhau sẽ phát sanh ra tiếng nổ. Vì nguyên lý đó, các Nhà Khoa học họ làm chỗ chạm nhau của hai dòng điện Âm – Dương thành một dây thép nhỏ. Dây đó được nhốt trong bầu thủy tinh trong suốt được rút hết không khí ra, để khi điện Âm và điện Dương chạm nhau chứa đủ sức nổ, sẽ biến thành cháy, tạo ra ánh sáng mà chúng ta gọi là bóng đèn điện. Hoặc là hai dòng điện chạm nhau nhưng được nắn nhỏ lại chưa đủ sức nổ, chỉ mới đủ phát nóng, nên các Nhà Khoa học chế ra dây resistan làm bàn ủi điện, v.v…
Cụ thấy đó, chỉ mỗi một thứ bóng đèn điện, mà hiện nay nếu tính về các loại bóng đèn, chúng ta cũng không thể nào tính hết được. Đức Phật gọi chỗ sanh hóa Âm – Dương này là sanh hóa thiên hình vạn trạng!
Về quạt điện, tủ lạnh, máy lạnh, động cơ đẩy, động cơ kéo, xe máy, xe hơi, tàu thủy, máy bay, hỏa tiền, điện thoại, truyền hình, pin và bình điện đều có ký hiệu Âm (-) Dương (+), v.v… cũng nằm trong nguyên lý Âm – Dương này cả.
 
 
TRÍCH: HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT (QUYỂN 3)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN