Hình thành một Trung Ấm Thân

CHƯƠNG IV: HÌNH THÀNH MỘT TRUNG ẤM THÂN
 
Đức Phật dạy:
Cái vỏ bọc Tánh Người là cái vỏ bọc lớn có 16 thứ: Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác, Kiến.
16 thứ này, mỗi thứ có vỏ bọc nhỏ riêng, không có sự sống trong đó, chỉ là cái vỏ bọc trống không.
Nguyên thủy, cái vỏ bọc Tánh Người chỉ tiếp nhận Tánh Phật từ trong Bể tánh Thanh Tịnh Phật Giới vào Thế Giới loài người để làm sự sống.
Tánh Phật ban đầu bị hút qua cửa Hải Triều Âm của Tam Giới, rồi mới vào cửa Hải Triều Âm của Thế Giới loài người. Sau đó, Tánh Phật bị hút vào tử cung của người nữ và ngủ trong đó suốt 9 tháng 10 ngày.
Tử cung của người nữ có 3 công dụng.
Một: là nơi ngủ của Tánh Phật.
Hai: để Tánh Phật quên hết những gì Tánh Phật: Thấy, Nghe, Nói, Biết.
Ba: nơi nuôi dưỡng tinh nam và noãn nữ thành một thai nhi, sau này thành một con người.
Khi Tánh Phật vào tử cung người nữ ngủ, Tánh Phật được ẩn vào Trung tâm não bộ của thai nhi và hòa lẫn vào da thịt thai nhi để làm sự sống.
Khi thai nhi được 9 tháng 10 ngày, nó phải ra ngoài tử cung của người nữ để thành một đứa trẻ.
Đứa trẻ khi qua cửa hẹp của người nữ, nó bị ép lại, làm chấn động Tánh Phật đang ngủ yên, tức khắc Tánh Phật tự động la lên, làm Thấy, Nghe, Nói, Biết cũng thức dậy luôn.
Khi Tánh Phật thức dậy:
⎯ Không thấy được.
⎯ Không nghe được.
⎯ Không nói được.
⎯ Không biết được.
Tánh Phật mới nhìn xung quanh thấy có 5 cửa.
Một: 2 cửa con mắt.
Hai: 1 cửa miệng.
Ba: 2 cửa tai.
Tánh Phật liền nhìn qua 2 cửa con mắt, thấy bên ngoài có rất nhiều hình ảnh nhưng không biết gì.
Tiếng động bên ngoài chui vào 2 lỗ tai, Tánh Phật nghe nhưng không biết gì.
Tánh Phật liền phát ra tiếng nói mà nói không rõ lời.
Sau đó, Tánh Phật:
⎯ Tập Thấy.
⎯ Tập Nghe.
⎯ Tập Nói.
⎯ Tập Biết.
Trước kia Tánh Phật tự hằng Thấy, hằng Nghe, hằng rung động để phát ra tiếng Nói và hằng Biết.
Nay đã quên hết! Nên phài phải tập Thấy, Nghe, Nói, Biết lại.
Vì cái tập Thấy, Nghe, Nói, Biết này, Tánh Phật không lập đi lập lại nhiều lần thì Tánh Phật sẽ quên.
Tại sao Tánh Phật bị quên?
Tánh Phật bị cái vỏ bọc Tánh Người bao bọc lại nên Tánh Phật phải bị quên.
Cái vỏ bọc Tánh Người cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương. Điện từ Âm – Dương là loại Điện từ luôn luân chuyển đi rất nhanh Tánh Phật vừa nghe Thấy, Nghe, Nói, Biết, tức khắc bị quét đi nên quên hết.
Vì chỗ quên này nên trong vỏ bọc Tánh Người có cái kho thật lớn, gọi là Tổng kho. Trong cái Tổng kho này, có nhiều cái kho nhỏ, gọi là Biệt kho. Biệt kho chứa từng phần Tánh Phật: Thấy, Nghe, Nói, Biết đem vào.
Chính vì Tánh Phật đem vào Biệt kho nên phải có người canh giữ.
Người canh giữ cái kho này, chính là Hành và Thức của Tánh Người, hai phần này gộp lại gọi là “Người Nhập Xuất Truyền Tống Thức”.
Hai người này có bổn phận như sau:
Một: Tánh Phật Thấy, Nghe, Nói, Biết gì, Hành có bổn phận đem vào.
Hai: Tánh Phật cần nhớ gì, Hành đem ra.
Còn cái Thức có bổn phận luôn luôn nhớ những thứ Hành đem vào kho.
Cái kho này gọi là kho “Tổng Nghiệp” của một con người. Chính cái kho này, nó dẫn con người đi 6 nơi và 1 nẻo.
Sáu nơi:
Cõi Trời hoặc nước Tịnh Độ.
Cõi Thần, tức A Tu La.
Cõi Người.
Cõi Ngạ Quỷ.
Cõi Súc Sanh.
Cõi Địa Ngục.
Một nẻo: làm thực vật.
Trung Ấm Thân hình thành như sau:
Khi con người chết đi, Điện từ Âm – Dương không còn bảo quản Thân Tứ đại nữa nên:
⎯ Cái vỏ bọc Tánh Người cũng phải tan rã theo.
⎯ Tánh Phật được thoát ra ngoài Tthân Tứ đại và vỏ bọc Tánh Người.
⎯ Thoát ra ngoài vỏ bọc Tánh Người còn cái Tổng kho Nghiệp do Tánh Phật sử dụng 16 thứ của Tánh Người tạo ra.
Cái Tổng kho Nghiệp này gọi là Trung Ấm Thân. Vì sao gọi là Trung Ấm Thân?
Vì cái Tổng kho Nghiệp chứa lành hay dữ, được Điện từ Âm – Dương cuốn hút đưa vào thân khác nên gọi là Trung Ấm Thân.
Đây là quy luật Luân hồi nơi Trái Đất.
Đức Phật sử dụng ngũ nhãn nên thấy và biết rõ nguyên nhân sinh tử Luân hồi, cũng như cách thoát ra ngoài quy luật sức hút của Điện từ Âm – Dương.
Vì vậy, Đức Phật dạy Pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền để giúp cho loài người biết cách thoát ra ngoài sức hút Nhân – Quả Luân hồi.
Nhưng khi Đức Phật vừa dạy Pháp môn này ai cũng cho Đức Phật dạy đạo tà.
Đức Phật có nói bài kệ tựa đề là “Anh Khờ” để cho đệ tử của Ngài cũng như loài người hậu thế nghe:
 
Có một anh khờ
Dùng dây trói buộc
Buộc mình vào dây
Siết cứng mình lại.
 
Anh ta than khổ
Cầu người đến mở
Gỡ trói cho anh
Người ngoài thấy vậy.
 
Nói với anh ta
Anh bỏ tay ra
Dây trói bung ra
Không bị trói nữa.
 
Người ngoài nói vậy
Anh chửi người nói
Tôi nhờ mở trói
Anh nói tào lao.
 
Tưởng pháp chi hay
Niệm câu thần chú
Dụng công ngồi thiền
Chư Phật cứu giúp.
 
Bồ Tát hiển linh
Cứu tôi mở trói
Anh nói tầm bậy
Để tôi ngồi thiền.
 
Chắc chắn thoát được
Ông là người điên
Đi khuất mắt tôi
Tôi làm gì mặc kệ.
 
Như Lai dạy rõ
Loài người là thế
Chỉ rõ đường ra
Mà không chịu nghe.
 
Cho mình là đúng
Ngày đêm sáng tối
Lạy lục cầu xin
Để giúp mình Giải Thoát.
 
Không chịu học hỏi
Người trí huệ trân
Mà học bùa chú
Niệm này niệm kia.
 
Anh ta quá khờ
Ai cũng sanh tử
Tự cứu không được
Cứu ai bây giờ.
 
Như Lai chỉ dạy
Chỉ cần Dừng, Dứt
Dây trói bung ngay
Tự nhiên Giải Thoát.

 
TRÍCH: HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG (QUYỂN 10)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN