Hỏi về Đức Lão Tử và Đức Khổng Tử

11 – HỎI VỀ ĐỨC LÃO TỬ VÀ ĐỨC KHỔNG TỬ
Cụ Lê Đại Trung tiếp tục hỏi:
– Như vậy đạo Lão, đạo Khổng cũng là Tôn giáo, có chỉ đến chỗ chân thật của vũ trụ và con người không?
Trưởng Ban đáp:
– Nếu nói tột cùng của lý đạo, đạo Lão và đạo Khổng không được xếp vào hàng Tôn giáo.
Vì sao vậy?
– Vì muốn cấu tạo thành một Tôn giáo phải có ba yếu tố như dưới đây mới tạo thành được:
Thứ nhất: Người tột cùng là Thượng Đế.
Thứ hai: Phải có người đứng ra đại diện cho Thượng Đế dạy những lời của Ngài.
Thứ ba: Có rất nhiều người nghe và làm theo.
Vì vậy, đạo Lão và đạo Khổng, không có phần thứ nhất, nên không được xếp vào hàng Tôn giáo.
Do đó, thời vua Võ Tắc Thiên trị vì nước Trung Hoa rộng lớn. Đức vua xếp đạo Lão và đạo Khổng vào hàng “Học thuyết” của Trung Hoa; còn các Nhà Văn học Trung Hoa họ liệt đạo Lão và đạo Khổng vào hệ “Triết học Đông phương”. Cái hay nhất của vua Võ Tắc Thiên, khi 80 tuổi Nhà vua tự tịch để bỏ xác thân.
Vì sao Nhà vua thực hiện được như vậy?
Vì Nhà vua đã Giác ngộ được “Bí mật Thiền Tông” và được “Rơi vào Phật Tánh Thanh Tịnh” của chính Nhà vua, nên Nhà vua có khả năng này. Khi vua Võ Tắc Thiên mất, các người theo đạo Lão và đạo Khổng trả thù Nhà vua bằng cách bêu xấu bà là vì vua dâm dục!?
Vua Võ Tắc Thiên mất có để lại rất nhiều tác phẩm viết về thiền học, trong đó có bài kệ nổi tiếng mà trong các chùa ở Trung Hoa và Việt Nam, hiện nay vị tu sĩ nào cũng biết và thuộc lòng. Bài kệ ngộ đạo này bà có trình cho Đức Lục Tổ Huệ Năng, để xin Đức Lục Tổ ấn chứng cho bà đã đạt được “Bí mật Thiền Tông” và được “Rơi vào Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh” của bà. Nhờ các tác phẩm tuyệt vời của bà; minh chứng bà là vị vua có đạo đức cao, nên Nhà nước Trung Quốc hiện tại đã khôi phục danh dự cho bà và công nhận bà là một vị vua đã Giác ngộ “Yếu lý Thiền Tông” của Nhà Phật, người như vậy thì không thể nào có những việc làm xấu xa mà bên đạo Lão và đạo Khổng đã nêu trong quá khứ.
Xin nói rõ:
Vua Võ Tắc Thiên hiểu sâu về thiền học, nên có cái đánh giá như sau:
– Đạo Lão: Môn học đến chỗ tột cùng của thuyết “Âm – Dương, Sinh hóa và Tự nhiên”.
Lão Tử dạy: Từ cái không của ban đầu, sanh ra nhất (một). Nhất sanh ra nhị (hai). Nhị sanh tứ (bốn). Tứ sanh ra bát (tám). Cứ thể mà sanh hóa ra vạn vật; vạn vật vận hành theo Âm – Dương. Vận hành như vậy không có ngày cùng, đạo Lão không có đích kết thúc.
Nói rõ hơn, đạo Lão chỉ hiểu và nhìn thấy được sự vận hành liên tục của Âm – Dương, chứ không biết được cái gì ngoài sự vận hành, tức là cái chân thật.
– Đạo Khổng: Môn học xử thế với chủ trương: “Quan, Thân”. “Trung, Hiếu”. “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” và “Bình Thiên Hạ”.
Phần Quân Thần: Đức Khổng Tử dạy: Quân xử Thần tử, Thần bất tử bất trung. Phần Trung Hiếu: Đức Khổng Tử dạy: Phụ xử Tử vong, Tử bất vong bất hiếu. Phần Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín:
Đức Khổng Tử dạy, làm người phải lấy câu: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín làm đầu;
nếu người dân nào không tuân thủ 5 nguyên tắc trên, coi như người không chân chánh. Năm nguyên tắc ấy được các triều đại ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam, được coi là môn học hay, nên 2 nước Trung Hoa và Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác đem học thuyết này áp dụng cho toàn dân, đến nay, tại Việt Nam chúng ta đạo Khổng vẫn còn ảnh hưởng rất lớn.
Phần Bình Thiên Hạ:
Sau đây là câu chuyện giữa Đức Khổng Tử với cậu bé Hạn Thác như sau:
Đức Khổng Tử đang làm quốc sư, Ngài đi chu du khắp trong nước để truyền bá thuyết “Bình Thiên Hạ” mà Ngài đã viết ra có ý áp dụng cho toàn dân. Ngài sử dụng xe trâu để đi truyền bá học thuyết này, trên đường đi, Ngài gặp một cậu bé mới lên 6 tuổi tên là Hạn Thác. Cậu bé này biết được đường đi của Ngài, nên đấp một thành bằng cát ở giữa đường không cho xe Đức Khổng Tử đi qua; khi xe Đức Khổng Tử bị “thành” của cậu bé Hạn Thác cản đường, người đánh xe xuống bảo cậu bé Hạn Thác tránh đường để cho xe Đức Khổng Tử đi qua.
Cậu bé Hạn Thác hỏi người đánh xe:
– Theo luật lưu thông, xe tránh thành hay thành tránh xe?
Một câu nói của cậu bé Hạn Thác làm người đánh xe cứng họng, không trả lời được!
Quốc sư Khổng Tử nghe lời nói của cậu bé Hạn Thác có kiến thức không phải là của cậu bé bình thường, nên Ngài xuống xe nói với cậu bé Hạn Thác:
– Con biết ta là ai không?
Cậu bé Hạn Thác đứng vòng tay nghiêm chỉnh lễ phép trả lời:
– Dạ, con không biết. Quốc sư Khổng Tử nói:
– Ta là quốc sư Khổng Tử, hôm nay ta đi chu du trong nước để truyền bá thuyết “Bình Thiên Hạ” của ta viết ra, vậy con tránh để cho xe ông đi qua.
Cậu bé Hạn Thác nói với quốc sư Khổng Tử:
– Kính thưa quốc sư, quốc sư cho con hỏi Ngài một câu, nếu quốc sư trả lời cho con thông, con xin “phá thành” để cho xe quốc sư đi qua, còn quốc sư không trả lời được, xin quốc sư “tránh thành” này, tìm đường khác đi, Ngài chịu không?
Quốc sư cho mình là bậc học cao hiểu rộng, chẳng lẻ một câu hỏi của cậu bé mới lên 6 tuổi mà mình không trả lời được sao, quốc sư liền bảo:
– Con hỏi ông đi:
Cậu bé Hạn Thác liền hỏi:
– Học thuyết của quốc sư là muốn “Bình Thiên Hạ”. Vậy, quốc sư có biết trong nước của Ngài có bao nhiêu cái nhà không?
Quốc sư Khổng Tử nói với cậu bé:
– Con hỏi ông việc quá xa như vậy làm sao ông trả lời cho con được? Cậu bé Hạn Thác liền thưa: Nếu quá xa quốc sư không trả lời được, vậy con hỏi vật gần nhất là trước mặt quốc sư, để Ngài dễ trả lời. Quốc sư bảo Hạn Thác hỏi:
Cậu bé Hạn Thác hỏi câu thứ hai:
– Vậy lông mày quốc sư có mấy cọng? Quốc sư Khổng Tử đỏ mặt, cứng họng, không trả lời được. Cậu bé Hạn Thác nói với quốc sư:
– Kính thưa quốc sư, việc xa Ngài không biết được, vật trước mắt Ngài cũng không hiểu, vậy mà Ngài đi phổ biến học thuyết “Bình Thiên Hạ”, vậy học thuyết Bình Thiên Hạ của quốc sư có hợp lẽ tự nhiên không? Con có cái ví dụ như sau để trình quốc sư rõ:
– Trên Trái Đất này, nếu là đất bằng phẳng hết có được không?
Tất cả con người đều khôn như nhau hay dại như nhau có được không?
– Không ai lớn, không ai nhỏ có được không?
Nói xong ba câu ví dụ, cậu bé Hạn Thác liền chạy nhanh vô làng, mặc tình cho quốc sư Khổng Tử gọi cậu lại để “bàn” việc nước. Mấy câu của cậu bé Hạn Thác nói ra, làm quốc sư Khổng Tử phải suy nghĩ lại về “Học thuyết Bình Thiên Hạ” của mình! Cụ thấy đó, một vị quốc sư lừng danh trong thiên hạ, thế mà những lời của cậu bé mới lên 6 tuổi, Ngài không đáp được câu nào!
 
 
TRÍCH: HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT (QUYỂN 3)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN