Lời nguyền của Ma Vương

38 – LỜI NGUYỀN CỦA MA VƯƠNG:
Vì lợi ích quá lớn nên ngày xưa, khi Đức Phật chưa thành đạo, ở Thế giới này là do Ma Vương cai quản. Khi Đức Phật thành đạo, Đức Phật khám phá ra con đường thoát ra ngoài sự cai quản của Ma Vương, nên Ma Vương dùng đủ mọi hình thức để phá Đức Phật. Ma Vương biết, nếu để Đức Phật truyền dạy chánh pháp Thanh Tịnh Thiền của Ngài, thì Ma Vương không còn ai cung phụng, không ai đến cầu xin và không ai đến lễ lạy… Vì vậy, Ma Vương quyết chí phá cho bằng được, nhưng Ma Vương đã thất bại!
Vì sao Ma Vương bị thất bại?
Vì Đức Phật sử dụng “Cây cung thiền định Thanh Tịnh” và “Cây kiếm Trí tuệ Bát nhã”, nên Đức Phật quở Ma Vương: “Những việc của Ngươi là dẫn người đi trong luân hồi, để hầu hạ Ngươi, không qua mắt được ta”. Ma Vương thấy việc làm của mình bị Đức Phật vạch trần, nên xấu hổ mà bỏ đi.
Nhưng trước khi bỏ di Ma Vuơng có lời nguyền rằng: “Này ông Cồ Đàm! (Ma Vuơng gọi Đức Phật) Hôm nay ta thua ông, ông còn trụ ở Thế giới này, ta không làm gì được ông; ông nên biết rằng: sau khi ông nhập Niết bàn, sau này các đệ tử của ông, dù là lớn hay nhỏ, tuy là hình thức tu theo ông, chớ việc làm của họ phải làm theo sự điều khiển của ta cả, ông phải chống mắt mà xem ta sai khiến họ!
Ma Vương nói thêm:
– Còn sau khi ông nhập Niết bàn, người nào dám viết lại những lời dạy Pháp môn Như Lai Thanh Tịnh Thiền của ông, đều là kẻ chống đối với ta, ta quyết chí triệt phá họ cho bằng được, ta sẽ sai khiến người có chức có quyền trong đạo của ông, phụ giúp ta triệt phá người này, ta cũng báo cho ông Cồ Đàm biết, số người tu theo đạo của ông, một ngàn người, chưa chắc có 1 người biết Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này; nhưng việc cúng lạy và cầu xin thì là vô số kể, ông đừng mong đem giáo pháp thiền Thanh Tịnh này, để đưa người sống trong Vật lý do ta cai quản, hầu thoát ra ngoài sự cuốn hút của Vật lý được!
Ma Vương lại nói thêm:
– Này ông Cô Đàm, sau này có rất nhiều người đem Pháp môn tu trong Vật lý, mạo danh Thanh Tịnh Thiền để dụ nhiều người đến nghe để họ kiếm tiền, những người này cũng là do ta xúi bảo cả!
Tiếp theo là tiếng cười của Ma Vương thật lớn và dài!
Đức Phật nghe lời nguyên và tiếng cười của Ma Vương quá mạnh và dài, nên trước khi nhập Niết bàn, Đức Phật có lời dạy như sau:
– Này các đại đệ tử lớn của Như Lai, cũng như các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắt và Ưu bà di. Các ngươi là người tu theo Thanh Tịnh thien, phải chú ý lời nguyền của Ma Vương và dạy lại cho người sau, vị nào tu tập theo chánh pháp Thanh tinh thiền, phải nhớ những lời nguyền của Ma Vương này, các ông khi lập chùa muốn tu tập theo chánh pháp Thanh Tịnh Thiền, phải ghi bảng hiệu chùa như sau:
1 – Chùa (ghi danh hiệu).
2 – Pháp môn Thanh Tịnh Thiền. Sau đời Tổ thứ hai phải ghi là Pháp môn Thiền Tông.
3 – Địa chỉ nơi Chùa tọa lạc.
4 – Tại chánh điện thờ Như Lai phải ghi thật rõ ràng câu: “Tu theo Pháp môn Thanh Tịnh Thiền cốt để thành Phật”.
5 – Tại điện thờ Tổ sư thiền phải ghi: “Điện Tổ Thiền Tông”. Đức Phật lại dạy rõ:
– Chùa nào không thực hiện đúng 5 phần nêu trên, chắc chắn phải làm theo lời nguyền của Ma Vuơng đó!
Ông A Nan Đà vừa nghe lời dạy của Đức Phật, Ngài ra trước Đức Thế Tôn đầy đủ lễ nghi, trịch vai áo bên phải có trình thưa hỏi 2 câu như sau:
1 – Kính bạch Đức Thế Tôn, Pháp môn Thanh Tịnh Thiền ghi như vậy, còn tu theo 5 Pháp môn mà Như Lai dạy trước phải ghi như thế nào?
2 – Sao con thấy hiện nay nhiều nơi quý thầy không để chùa mà ghi thiền viện, thiền viện là tu gì?
Đức Phật dạy 2 câu hỏi của ông A Nan Đà:
1 – Năm Pháp môn mà Như Lai dạy tu trước, là tu theo chiều sinh diệt, tức còn bị đi trong Lục đạo luân hồi, chùa nào tu Pháp môn gì phải ghi rõ Pháp môn đó, nếu tu theo đạo của Như Lai mà không ghi rõ ràng, là các ông có ý lừa người khác.
2 – Danh từ chùa là bao hàm, trùm khắp, tu Pháp môn nào cũng được.
– Còn thiền viện là cái nhà lớn, tập trung đông người đến dụng công tu để có thần thông phép màu, mục đích là đi khoe với người xung quanh hay trị bệnh cho những người bị bệnh thuộc về Điện từ.
Đức Phật dạy rõ tu để có thần thông hay phép mầu:
– Người sử dụng tâm Vật lý tu hành, tức muốn chuyển vật chất hay tìm trong vật chất, khi thành tựu được rồi phải giữ lấy, vì giữ lấy nên phải dính mắc, vì dính mắc không Giải thoát được.
Đức Phật lại dạy thêm:
– Hai câu của ông hỏi, chỉ được phép ghi vào trong Huyền ký của Như Lai dạy thôi, không được ghi vào trong các kinh điển bình thường.
Vì sao vậy?
Vì trong các kinh điển bình thường, Như Lai dạy Pháp môn Giải thoát này chỉ dạy trong ẩn ý nên khó có người nhận ra được.
Vì sao Như Lai dạy như vậy?
Vì hiện nay các ông ham danh và ham lợi hơn là ham Giải thoát, nên Pháp môn này không dạy rõ ra được, mà phải đợi khi nào “Long Nữ thành Phật”, thì mới có người nói trắng ra.
Ông A Nan Đà và đại chúng nghe rõ lời dạy của Đức Phật, nên các vị hết sức vui mừng và lạy tạ Đức Phật rồi lui ra.
 
 
TRÍCH: HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT (QUYỂN 3)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN