Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
Người được phép phổ biến pháp môn Thiền Tông
CHƯƠNG X: NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP PHỔ BIẾN PHÁP MÔN THIỀN TÔNG, CẤP GIẤY VÀ PHONG THIỀN
ĐIỀU MỘT
Người này phải nhận được tập Huyền Ký của Như Lai truyền theo dòng Thiền Tông.
Phải hiểu thật rõ ràng ý sâu mầu Như Lai dạy trong tập Huyền Ký.
Phải nhận được Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình.
Người nào đạt được 3 phần nói trên, được gọi là Thầy dạy Pháp môn Thiền Tông học.
ĐIỀU HAI
Phải tự mình đứng ra xây dựng một ngôi Chùa Thiền Tông đúng như lời Như Lai dạy nhưng cũng chỉ được phép phổ biến Pháp môn Thanh Tịnh thiền một cách âm thầm.
ĐIỀU BA
Khi đã hoàn thành một ngôi Chùa Thiền Tông, được phép làm 3 việc sau:
1. Cấp giấy chứng nhận cho người Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”
2. Cấp bằng cho người đạt được “Bí mật Thiền Tông”
3. Được phép hành lễ truyền “Bí mật Thiền Tông” cho người đạt được
ĐIỀU BỐN
Được phép phong Thiền Tông Sư và Thiền Tông Gia cho 3 dạng người:
Dạng người thứ nhất:
Người nào Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.
Đạt được “Bí mật Thiền Tông”.
Có lòng với Pháp môn Thiền Tông học, giúp cho 30 người Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” và 15 người đạt được “Bí mật Thiền Tông”, người này được phong Thiền Tông Sư, gọi tắt là Thiền sư, nếu là tu sỹ; còn Cư sỹ được phong là Thiền Tông Gia, gọi tắt là Thiền gia.
Dạng người thứ hai:
Tuy chỉ Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” nhưng có lòng quyết tâm thật cao, muốn cho Pháp môn Thiền Tông học trường tồn, người này cũng được phong Thiền Tông Sư hoặc Thiền Tông Gia.
Dạng người thứ ba:
Đặc biệt, người đã hiểu Pháp môn Thiền Tông mà chưa có giấy hay bằng gì, có lòng nhiệt tình cao, quên thân mạng mình vì Pháp môn Thiền Tông học, cũng được phong Thiền Tông Sư hoặc Thiền Tông Gia, không cần qua thứ lớp hay điều kiện gì.
Ba dạng người nói trên, muốn lập Chùa Thiền Tông để phổ biến Pháp môn Thanh Tịnh thiền của Như Lai thì 3 dạng người này phải có thêm 3 phần: Tâm – Tài – Lực:
Tâm: phải có tâm trong sáng, không vì Danh, Lợi hay Địa vị
Tài: phải có tiền tài hơn người để phục vụ cho Pháp môn Thiền Tông. Vì Pháp môn Thiền Tông vô trụ với vật chất hay tiền tài.
Lực: phải có sức lực dồi dào, để phục vụ Pháp môn Thiền Tông, dù bất cứ ở đâu.
Người tu Pháp môn Thiền Tông không xen vào các Pháp môn tu khác như:
1. Người tu họ muốn lên cõi Trời.
2. Người tu họ muốn thành Tiên.
3. Người tu họ muốn thành Thánh.
4. Người tu họ muốn thành Thần.
5. Người tu họ muốn làm người giàu sang.
6. Người tu họ muốn làm con của ai đó.
7. Người tu họ muốn làm tôi tớ cho ai…
Người tu theo Pháp môn Thiền Tông chỉ một lòng giúp cho 2 dạng người sau:
Một: Ai muốn Giác Ngộ, tận tình giúp họ, để họ biết:
1. Tánh Phật là gì?
2. Tánh Người là sao?
3. Quy luật Thế Giới này như thế nào?
4. Tu sao Giải Thoát?
5. Tu sao Luân hồi?
Hai: Ai muốn Giải Thoát, dạy họ rõ ràng 2 phần:
1. Tạo ra Công đức bằng cách nào?
2. Dạy họ Công thức Giải Thoát rõ ràng?
Người cất Chùa Thiền Tông và dạy Pháp môn Thanh Tịnh Thiền phải hiểu 6 phần:
1. Không dạy 5 Pháp môn mà Như Lai dạy tu hành có thành tựu trong vật lý
2. Không đem mê tín dị đoan vào Chùa Thiền Tông.
3. Không tập trung đông người dạy, để khoe danh.
4. Lấy căn bản những lời của Như Lai dạy trong tập Huyền Ký để trả lời cho người hỏi.
5. Không tổ chức cúng lễ gì trong Chùa Thiền Tông.
6. Tại Chánh điện Chùa Thiền Tông và Điện Tổ Thiền Tông lúc nào cũng sạch và có nhang đèn là đủ.
Những điều trên, một vị được phong Thiền Tông Sư hay Thiền Tông Gia phải nghiêm chỉnh thực hành.
Còn không nghiêm chỉnh thực hành, bảng phong Thiền Tông Sư hay Thiền Tông Gia không được trưng bày cho người khác biết.
Người nào vi phạm thì bị làm “Hoa Báo” rất dài!
Người nào chưa phải Thiền Tông Sư hay Thiền Tông Gia, vì danh lợi tự xưng là Thiền Tông Sư hay Thiền Tông Gia, mục đích là dụ người khờ đến lạy và cúng tiền cho mình thì người này bị quả báo gấp 100 lần người lừa gạt bình thường.
Trên đây là các phần cho người tu theo Pháp môn Thiền Tông còn trong âm thầm.
Khi tập Huyền Ký chính thức công bố ra thì phải tuần tự như sau:
Một: Vật chất: phải có một ngôi Chùa Thiền Tông đúng nghĩa.
Hai: Tôn chỉ: tu theo Pháp môn Thiền Tông của Như Lai dạy là không thấy mình có chứng hay đắc gì ở trong Thế Giới Nhân – Quả vật lý Âm – Dương.
Vì sao? Vì tất cả có chứng hay đắc nơi Thế Giới Nhân – Quả vật lý Âm – Dương là do quyền năng của vị Thần làm ra hiện tượng này.
Như Lai cũng dạy cho các ông biết.
Ba: Mục đích: tu theo Pháp môn Thiền Tông cốt là để được Giác Ngộ và Giải Thoát, để trở về quê hương chân thật của chính mỗi người.
TỔ CHỨC
Chùa Thiền Tông phải tổ chức như sau:
Một Trưởng Ban Quản Trị chùa điều hành chung.
Bốn Phó Ban.
Một Phó Ban Thường trực, chịu trách nhiệm thay thế Trưởng Ban giao tế và liên lạc giải quyết mọi công việc liên quan đến chùa.
Một Phó Ban quản lý tài sản chùa.
Một Phó Ban chịu trách nhiệm giải đáp Thiền Tông học.
Một Phó Ban chịu trách nhiệm cấp các loại Giấy và phong Thiền Tông Sư hay Thiền Tông Gia.
Một Ủy viên Nghi lễ và Tiếp khách.
Một Ủy viên giữ gìn tài chính.
Hai hoặc ba Ủy viên kiểm soát tài chính.
Một số lớn thành viên phụ giúp các Ban nói trên.
Các chức danh nói trên cũng có thể thay đổi chút ít nhưng phải nằm trong phạm vi này.
NGƯỜI MUỐN ĐƯỢC CẤP GIẤY GIÁC NGỘ “YẾU CHỈ THIỀN TÔNG” PHẢI CÓ ĐIỀU KIỆN:
1. Hiểu Pháp môn Thiền Tông là Pháp môn không dụng công tu hành.
2. Không ham danh lợi và địa vị.
Nếu có yêu cầu, người này được cấp Giấy Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” theo mẫu dưới đây:
Mẫu giấy “Yếu chỉ Thiền Tông” mà Chùa Thiền Tông Tân Diệu thiết kế lại y bản gốc mà Như Lai truyền theo dòng Thiền Tông để cấp cho người Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”
NGƯỜI MUỐN ĐƯỢC CẤP BẰNG ĐẠT ĐƯỢC “BÍ MẬT THIỀN TÔNG” PHẢI CÓ ĐIỀU KIỆN:
1. Giải thích được tất cả lời của Như Lai dạy, dù ẩn ý hay không ẩn ý.
2. Phải nhận ra được Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình.
3. Phải có bài kệ ít nhất 12 câu, nói lên được chỗ sâu mầu của Pháp môn Thiền Tông.
4. Giải trình nguyên nhân nhận được.
Mẫu giấy đạt được “Bí mật Thiền Tông” mà Chùa Thiền Tông Tân Diệu thiết kế lại y bản gốc mà Như Lai truyền theo dòng Thiền Tông để cấp cho người đạt được “Bí mật Thiền Tông”
NGƯỜI MUỐN ĐƯỢC PHONG “THIỀN TÔNG SƯ” HAY “THIỀN TÔNG GIA” PHẢI CÓ CÁC ĐIỀU KIỆN:
1. Đã được cấp “Yếu chỉ Thiền Tông”.
2. Phải được truyền “Bí mật Thiền Tông”.
3. Đã giúp trên 30 người Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.
4. Giúp cho 15 người đạt được “Bí mật Thiền Tông”, phải nhiệt tình với Pháp môn Thiền Tông.
Có hai trường hợp đặc biệt như sau:
Trường hợp thứ nhất:
Vị nào mới được cấp “Yếu chỉ Thiền Tông” mà có lòng vì Pháp môn Thiền Tông học, cũng được đặc cách phong “Thiền Tông Sư” hay “Thiền Tông Gia”.
Trường hợp thứ hai:
Vị nào vừa đọc sách Thiền Tông mà đã nhận ra Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình, có lòng nhiệt tình rất cao, cũng được phong “Thiền Tông Sư” hay “Thiền Tông Gia”
Vì sao có trường hợp ngoại lệ này?
Vì Như Lai đã thấy rất rõ 2 trường hợp này.
Hai dạng người này là những người có lòng rất cao và sẵn sàng hy sinh cho Pháp môn Thiền Tông nên Như Lai đặt ngoại lệ như vậy. Người nào có lòng nhiệt tình cao như vậy thì Pháp môn Thiền Tông mới lưu truyền lâu dài được.
Mẫu giấy phong “Thiền Tông Gia”, Chùa Thiền Tông Tân Diệu thiết kế lại y bản gốc mà Như Lai truyền theo dòng Thiền Tông để cấp cho vị nào được phong “Thiền Tông Sư” hay “Thiền Tông Gia”.
TRANG PHỤC THIỀN TÔNG GIA
TRANG PHỤC PHẬT GIA THIỀN TÔNG
TRANG PHỤC PHẬT TỬ THIỀN TÔNG
TRÍCH: HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG (QUYỂN 10)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved