Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Chữ giải đáp
Chữ Giải đáp 2021
Nguyễn Thị Thêu (Phần 2)
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 13: Người tu Thiền Tông được vị Phật giúp đỡ như thế nào?
Câu hỏi 13: Trong giải đáp Bác có nói, vị Phật phân Thân dẫn mình đến chỗ phổ biến Thiền Tông để học Thiền Tông. Còn trong quyển 10 có nói, tu Thiền Tông bắt buộc phải có một vị Phật theo sát giúp đỡ mình thì mới về Phật Giới được.
Vậy Người tu Thiền Tông được vị Phật giúp đỡ như thế nào, từ khi chưa biết đến Pháp môn Thiền Tông cho đến lúc trở về Phật Giới ạ? Kính mong Bác giải thích cho con được rõ điều này ạ.
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Vị Phật phân Thân dẫn mình đến chỗ phổ biến Thiền Tông để học Thiền Tông. Khi nào mình có Công đức mà muốn tìm học Giải Thoát thì vị Phật mới giúp.
Còn trong Quyển 10 có nói, Người tu Thiền Tông bắt buộc phải có một vị Phật đi theo sát giúp đỡ thì mình mới trở về Phật Giới được.
Người tu Thiền Tông muốn được vị Phật giúp đỡ là Người này phải quyết chí tu Thiền Tông thì vị Phật giúp đỡ. Còn mình thích cầu xin, cúng tụng thì vị Phật không giúp đỡ.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 14: Lịch trình của Tánh Phật vào Tam giới tạo Công đức về Phật giới
Câu hỏi 14: Thưa Bác, lịch trình của một Tánh Phật vào Tam Giới. tạo Công đức và trở về Phật Giới như thế nào ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Lịch trình của một Tánh Phật vào Tam Giới. tạo Công đức và trở về Phật Giới dài lắm, cá 10 trang giấy không trả lời cho Cháu được. Khi nào quyển Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam xuất bản, Bác tặng cho một quyển cháu đọc Cháu sẽ biết.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 15: Tánh Phật đầu tiên vào Tam giới có được lựa chọn gia đình không?
Câu hỏi 15: Những Phật Tánh lần đầu Tiên vào Tam Giới., có được sắp xếp vào những gia đình có hoàn cảnh giống nhau không, hay tùy theo sự lựa chọn của mỗi Phật Tánh mà hên xui vào nhà giàu hay nghèo ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Những Tánh Phật lần đầu Tiên vào Tam Giới, các vị Thần quản lý sẽ đưa vào gia đình khá giả, không đưa vào gia đình nào nghèo. Tuần tự do vị Thần quản lý sắp xếp.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 16: Cái Giác của Phật tánh trước và sau khi vào Tam giới có khác nhau không?
Câu hỏi 16: Cái giác hay cái biết của Phật Tánh khi từ Tam Giới. mang Công đức trở về Phật Giới, có khác với cái giác của Phật Tánh khi còn ở trong Phật Giới như thế nào ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Cái Giác hay cái Biết của Phật Tánh là 1, khi mang Tánh Phật hay mang Kim Thân Phật cũng Thấy, Nghe, Nói, Biết, đồng như nhau.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 17: Tại sao nổi sân si lúc lâm chung lại bị đoạ vào đường xấu?
Câu hỏi 17: Bác có nói, Người chết phải để sau 8 tiếng mới làm gì thì làm. Nếu làm Người ta đau, Người ta Sân Si lên cái Tàng thức không tốt, phải đọa vào cảnh giới xấu. Vậy xin Bác giải thích cho Con được rõ, cảnh giới xấu là Cảnh Giới nào? Ngạ Quỷ, Súc Sanh hay Địa Ngục?
Tại sao chỉ một vài phút sân si lúc lâm chung mà lại có thể bị đọa vào cảnh giới xấu được thưa Bác? Trường hợp Trung Ấm Thân có khối Nghiệp đi hưởng Phước dương hoặc có đủ Công đức để về Phật Giới mà lúc lâm chung sân si lên thì có bị đọa vào cảnh giới xấu không ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Cháu nên biết, khi Người chuẩn bị chết mà nổi sân, thì ngọn lửa sân này đốt hết Phước đức, thì có Người này mất hết Phước, chỉ còn lại Công đức, nếu có cũng bị phủ đen.
Con Người này hoàn toàn như mù thì có Người này không còn làm gì được nữa, phần đi về đâu thì do vị Thần quản lý quyết định.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 18: Tại sao có người phải trả nghiệp đau đớn lúc lâm chung?
Câu hỏi 18: Khi lâm chung, cơ thể đau đớn để trả Nghiệp. Vậy trả Nghiệp lúc lâm chung này là sao thưa Bác?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Phần nhiều Người lâm chung mà cơ thể bị đau đớn để trả Nghiệp, Nghiệp này là do Nghiệp sát sinh.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 19: Tại sao sử dụng Phước đức Âm mua nhà cửa ruộng vườn lại do họ tộc quyết định?
Câu hỏi 19: Vật tư cấu tạo Phước đức âm cho con Người sử dụng là gì ạ? Tại sao sử dụng Phước đức âm mua nhà cửa, ruộng vườn lại phải do Họ tộc quyết định ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Ở Trái Đất Nhân – Quả luôn hồi này có 4 loại Đức gồm:
1- Công đức trong sáng: được Ban Nghi lễ Thần – Thánh – Tiên tiễn hay dặn dò Đường trở về Phật Giới.
2- Nghiệp Phước đức dương: được ban Thần thực thi Nhân – Quả cho lên các cõi Trời, hay nước Trời cực lạc hưởng sung sướng.
3- Nghiệp Phước đức âm: được ban Thần thực thi Nhân – Quả giao cho Họ tộc quyết định.
4- Nghiệp Ác đức: được ban Thần thực thi Nhân – Quả cho đi 2 nơi, tùy theo việc tạo Nghiệp gồm:
a- Làm Hoa Báo: Nếu thầy tu không biết giác ngộ Giải Thoát là gì, mà đi giảng Đạo Phật là Đạo giác ngộ, Giải Thoát để Người mê muội cúng tiền cho thầy xài thì sai, thì thầy bị Nhân – Quả là Hoa Báo. Trước khi thầy chết thầy sống Thực Vật một thời gian dài hay ngắn, tùy theo việc thầy lừa Người mê muội nhiều hay ít.
b- Xuống Địa Ngục: Nếu Thầy tu không biết giác ngộ, Giải Thoát là gì mà thầy giảng chuyện linh thiêng, làm bùa, làm phép để lừa Người mê muội cúng tiền cho thầy xài, thì thầy bị Nhân – Quả xuống Địa Ngục. Còn tầng Địa Ngục thứ mấy là do thầy lừa Người mê muội nhiều hay ít.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 20: Bị vào hầm 10 tỷ, trái đất tan rã mà chưa thụ đủ án có phải sang trái đất mới thụ tiếp không?
Câu hỏi 20: Vào Hầm 10 tỷ, có theo tội nặng nhẹ mà thụ án bao nhiêu tỷ năm. Trường hợp Trái Đất tan rã, khi Trung Ấm Thân chưa thụ đủ án thì Trung Ấm Thân đó có phải chuyển sang Trái Đất mới để tiếp tục trả Nghiệp không ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Người tu Thiền Tông hay không tu Thiền Tông mà chửi, chê, cướp, phá, triệt tiêu Pháp môn Thiền Tông học này mà bị siêu Nhân – Quả vào Hầm 10 tỷ sống, trả khi nào hết Nghiệp mà thôi, có thể luân chuyển cả 100 Trái Đất.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 21: Tu Thiền Tông không về phật giới được, hiểu Thiền Tông mới về được phật giới là sao?
Câu hỏi 21: Bác có nói, tu Thiền Tông không về Phật Giới được, còn hiểu Thiền Tông mới về Phật Giới được, đó là bí kíp Thiền Tông. Vậy xin Bác giải thích cho Con được rõ ý này à?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Người tu Thiền Tông Công đức trong sáng được về, còn Bí kíp Thiền Tông Đức Phật dạy rõ sự thật 100% ở Trái Đất này. Trọng tâm là các Đạo.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 22: Quả báo nhãn tiền là sao, nhân quả có thể trả ngay trong đời này không?
Câu hỏi 22: Trong kinh Tiểu Thừa, Đức Phật dạy căn bản của Đạo Phật là Đạo Nhân – Quả, đời này hưởng gì, trả gì thì biết đầy trước làm gì. Nhìn vào việc làm hiện tại đời này, thì biết đời sao được gì, trả gì. Đó là Quy luật Nhân – Quả.
Vậy thưa Bác, có khi nào đời này làm mà hưởng luôn hay trả luôn không ạ? Và quả báo nhãn tiền là sao thưa Bác?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Phần nay tùy theo vị Thần quản lý Tánh Phật của mình không nói trước được.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 23: Làm mà không khởi niệm là không có Nhân quả, nghĩa là sao?
Câu hỏi 23: Thưa Bác, con thường xuyên nghe Bác trả lời các câu hỏi trên mạng, con hiểu những gì Bác giải đáp, con tìm mọi cách để tạo Công đức và học thuộc Đường trở về Phật Giới, song con chưa thấy được tự Tánh, con chỉ hiểu trên văn tự, trong sách của Bác viết ra thôi.
Như vậy cho con xin hỏi: cuối đời con có Công đức, con có về được Phật Giới không. Xin Bác giảng rõ phần này cho con hiểu ạ? Con xin cảm ơn Bác.
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Mình làm mà khởi niệm, tức có nơi mà mình khởi niệm, thì niệm của mình đến nơi đó nên có Nhân – Quả.
Còn mình làm mà không khởi niệm, tức không có nơi mà mình khỏi niệm đến nên không có Nhân – Quả là vậy.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 24: Phúc đức tại Mẫu nghĩa là gì?
Câu hỏi 24: Con Người sướng khổ đều là do Nghiệp mỗi cá nhân chi phối, quyết định. Vậy câu “Phúc Đức tại Mẫu”, ông bà ta xưa hay nói phải hiểu sao cho đúng thưa Bác?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Người sống trong mỗi gia đình là phải theo Nghiệp của gia đình. Nghiệp mình đến hưởng của cha mẹ thì được hưởng.
Còn mình đến với cha mẹ để trả nợ cho cha mẹ thì phải làm trả nợ cho cha mẹ.
Câu “Phúc Đức tại Mẫu” này, là câu Đức Phật dạy Loài Người biết, là đến với cha mẹ để hưởng Phước của cha mẹ, hay trả nợ cho cha mẹ đó.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 25: Can thiệp vào Nhân quả là sao, sống đúng quy luật nhân quả là sống thế nào?
Câu hỏi 25: Can thiệp vào Nhân – Quả là sao? Sống theo đúng Quy luật Nhân – Quả là thế nào thưa Bác?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Can thiệp vào Nhân – Quả là mình không thuận theo Nhân – Quả.
Ví dụ: Mình có của mà không hưởng, đi làm bụi đời; mình ở tù mà không chịu ở tù trốn ra khỏi tù…
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 26: Cộng nghiệp do đâu mà có, các chiến sỹ hy sinh có phải cộng nghiệp
Câu hỏi 26: Bác giải thích giúp con, cộng Nghiệp là gì? Cộng Nghiệp do đâu mà có? Những liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc trong cùng trận chiến, có được gọi là cộng Nghiệp không thưa Bác?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Cộng Nghiệp là Nghiệp phải trả chung nhiều Người cùng một lúc, một thời điểm.
Còn những chiến sĩ hy sinh cho Tổ quốc không tính vào cộng Nghiệp được, mà là Công đức chung cho Tổ quốc.
Công đức này được Tổ quốc ghi công và lập đền thờ.
Câu hỏi 27: Trong bài Kệ có câu: “Thầy chỉ các Con bây giờ; Như ở mắt Biển bất ngờ phúng lên; Tướng nước khi đã vượt lên; Lên cao đến đỉnh lại rơi về nguồn; Thầy dạy các con phải luôn; Cứ nhớ cho kỹ lý này suy ra”; Xin Bác giải thích cho con được hiểu rõ, ý của các câu Kệ trên muốn nói gì ạ?
(nhấn vào câu hỏi để xem tiếp tục)
TRÍCH: GIẢI ĐÁP ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM NGÀY 31/12/2021.
DẸP VỌNG TƯỞNG?
YẾU TỐ ĐỂ CÔNG BỐ ĐƯỢC GIÁO LÝ?
TRUNG TÂM TAM GIỚI – HỆ MẶT TRỜI?
LỜI DẶN DÒ ĐƯỜNG VỀ PHẬT GIỚI CÓ BỔ SUNG THÊM?
CỨ 10.000 NĂM, THIỀN TÔNG VẪN ĐƯỢC CÔNG BỐ TẠI NƯỚC VIỆT NAM?
Tags:
Tổ sư thiền tông
36 vị tổ sư thiền tông
thiền tông
đạo phật thiền tông
đạo phật khoa học vật lý thiền tông
tinh hoa đạo phật
Tin cùng loại
Đoàn Trúc Nhân (phần 3)
Đoàn Trúc Nhân (phần 2)
Đoàn Trúc Nhân
Đoàn Thị Liên
Đào Tú Lan
Xuân Nguyễn (phần 2)
Xuân Nguyễn
Vũ Thị Hiếu (phần 2)
Vũ Thị Hiếu
Phùng Thị Thơm (phần 2)
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved