Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Chữ giải đáp
Chữ Giải đáp 2021
Nguyễn Thị Trường Giang
Mở đầu là 15 Câu hỏi của Nguyễn Thị Trường Giang cư ngụ tại Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh: Cháu chào Bác, Cháu tên là Nguyễn Thị Trường Giang hiện cư ngụ tại Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Sau khi đọc xong Bộ sách Thiền Tông và nghe giải đáp của Bác trên mạng ThienTong.Com Cháu có những thắc mắc như sau, kính mong Bác giải đáp giúp Cháu, Cháu cảm ơn Bác.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 1: Ý nghĩa câu Bóng trăng dưới đầm nước, mặc tình mà ông mò bắt?
Câu hỏi 01: Thiền sư Huệ Hải nói: “Bóng trăng dưới đầm nước, mặc tình mà Ông mò bắt”. Ý nghĩa câu này như thế nào? thưa Bác.
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Thiền Sư Huệ Hải nói “Bóng Trăng dưới đầm nước mặc tình mà Ông mò bắt”, ý nghĩa câu này như sau:
Đạo Phật là Đạo “Trùm Khắp” mặc tình mà tìm hiểu, Đạo Phật giống như bóng Trăng dưới đầm nước mặc tình mà tìm. Vậy thử hỏi chúng ta có nắm bắt bóng trăng được không? Hoàn toàn không!
Vì sao Thiền Sư Huệ Hải nói vậy?
Bác giải thích:
Thiền Sư Huệ Hải là Đệ tử lớn của Đức Lục Tổ Huệ Năng, có nhiều lần Thiền Sư Huệ Hải trình hỏi Đức Lục Tổ, hỏi về cách tu Thiền Tông.
Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy: “Ngươi mà tu Thiền Tông là ngươi tự sát đó”.
Thiền Sư Huệ Hải hỏi Đức Lục Tổ Huệ Năng tiếp: “Kính thưa Tổ, nếu tu Thiền Tông là tự sát cớ sao Đức Phật bí mật truyền pháp môn Thiền Tông này cho hậu thế để làm gì kính thưa Tổ?”.
Đức Lục Tổ Huệ Năng trả lời: “Thiền Tông Đức Phật dạy người trở về Phật Giới, chứ không phải dạy cho người Tu”.
Thiền Sư Huệ Hải hỏi Đức Lục Tổ Huệ Năng tiếp: “Kính thưa Tổ, vậy xin Tổ dạy con trở về Phật Giới, kính thưa Tổ”.
Đức Lục Tổ Huệ Năng trả lời: “Ta không có nhiệm vụ này, ngươi muốn trở về Phật Giới đến “Nước Rồng”, khi nào “Long Nữ” cho công bố ra thì đến đó học để trở về Phật Giới”.
Thế là Thiền Sư Huệ Hải vò đầu xá Tổ rồi lui ra, vì vậy ở Trái Đất này ai có khả năng dạy tu Thiền Tông đây? Cháu nghĩ xem!
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 2: Ai nói ta có nói kinh Kim Cang, người đó phỉ báng ta, còn nếu nói Phật không có nói Kinh, người đó chê bai Kinh?
Câu hỏi 02: “Ai nói ta có nói kinh Kim Cang, người đó phỉ báng ta, còn nếu nói Phật không có nói Kinh, người đó chê bai Kinh vậy”. Nhờ Bác giải thích giúp Cháu câu này ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Người tu theo Đạo Phật, mà căn cứ vào Kinh để tu thành Phật thì người này chửi Phật vậy, người tu theo Đạo Phật mà nói Phật không có viết ra Kinh thì người này chê bai Kinh Phật.
Ý 2 câu này Đức Phật dạy: Người tu theo Đạo Phật, đừng có căn cứ theo Kinh để tu.
Vì sao? Vì Đức Phật thường hay nói câu: “Như Lai dạy Đạo Phật giống như ngón tay của Như Lai chỉ Mặt Trăng vậy, các môn đồ muốn thấy Mặt Trăng, thì hãy nương theo ngón tay của Như Lai chỉ mà thấy Mặt Trăng, chứ đừng nhìn ngón tay của Như Lai cho là Mặt Trăng, là môn đồ không Trí tuệ vậy”.
Ý Đức Phật dạy: Các môn đồ tu theo Đạo Phật phải nương theo Kinh để tu Giác Ngộ và Giải Thoát chứ không phải đem Kinh ra tụng cho Như Lai nghe! Môn đồ nào tu theo Đạo Phật mà đem Kinh của Như Lai viết ra tụng cho Như Lai nghe thì môn đồ chửi Như Lai đó. Còn môn đồ nào nói Như Lai không viết ra Kinh thì môn đồ này chê Kinh của Như Lai vậy.
Vì vậy Đức Phật có dạy người tu theo Đạo Phật phải thấu hiểu được Kinh, tức nhập được ý sâu màu của Kinh, còn người tu mà không hiểu Kinh giống như ông mù rờ Voi vậy, uổng phí một đời tu.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 3: Cốt tủy của Thiền Tông?
Câu hỏi 03: Cốt tủy của Thiền Tông là: Tạo Công đức trong sáng, học thuộc Đường về Phật Giới; Tu Thiền Tông đừng Tưởng và Kiến Chấp; còn điểm nào chính yếu cần lưu ý nữa không thưa Bác?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Cốt tủy của Thiền Tông có 4 phần:
Một, là tạo Công đức trong sáng.
Hai, là học thuộc Đường về Phật Giới.
Ba, là đừng Tưởng tượng.
Bốn, là đừng Kiến Chấp.
Đây là 4 phần chính yếu của người tu Thiền Tông.
Muốn đạt được trọn vẹn tu theo Thiền Tông thì phải học thêm 4 phần nữa, gồm:
Một: phải hiểu Thiền Tông là Đạo Khoa Học và Thực Tế.
Hai: phải hiểu Thiền Tông là Đạo nói sự thật Hiển Linh, không dính với loài Người.
Ba: phải hiểu Thiền Tông trình bày Quy Luật Nhân – Quả Luân hồi theo Khoa học và có chứng minh.
Bốn: phải hiểu Thiền Tông là Đạo dạy Công thức thoát ra ngoài Quy Luật Nhân – Quả Luân hồi của Trái Đất.
Người nào hiểu được vậy thì mới đúng là người Tu Thiền Tông.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 4: Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông nội dung có giống như quyển Giáo Lý Đạo Phật Khoa Học Vật lý Thiền Tông Việt Nam?
Câu hỏi 04: Quyển “Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông” nội dung có giống như quyển “Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam” thưa Bác?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
“Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông” nội dung giống như “Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam”.
Nhưng có rất nhiều điểm đặc biệt mà trong quyển “Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam” không nói ra.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 5: Tại sao những vị nối tiếp dòng Thiền Tông lại đổi danh xưng từ Thiền Tông gia sang Thiền Tông sư?
Câu hỏi 05: Tại sao những Vị nối tiếp Dòng Thiền Tông lại đổi danh xưng từ Thiền Tông Gia sang Thiền Tông Sư vậy? thưa Bác.
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Thiền Tông Sư không phải là đổi danh mà là Phẩm cấp thứ 4 của Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam.
Phẩm cấp Thiền Tông Gia chỉ là “Nhà nghiên cứu Thiền Tông” mà thôi. Chỉ được phép giải thích hay giải đáp những gì mà Thiền Tông Gia viết ra sách Thiền Tông.
Còn Thiền Tông Sư là vị Thày chính thức đứng ra giải đáp Pháp môn của Đức Phật “Bí mật truyền theo Dòng Thiền Tông” có 2 bằng cấp rõ ràng gồm:
Bằng 1: Bằng “Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông” tức Bằng chính thức “Nối Dòng Thiền Tông” của Đức Phật bí mật truyền theo Dòng Thiền Tông.
Bằng 2: Bằng Thiền Tông Sư; Bằng này có đủ tư cách đứng ra làm Thày để trả lời cho người hỏi về Pháp môn Thiền Tông mà Đức Phật bí mật truyền cho Hậu thế.
Nếu người Tu Thiền Tông mà không có đủ 2 Bằng này, chỉ là Môn đồ của Pháp môn Thiền Tông mà thôi. Không được quyền nói năng gì về Pháp môn Thiền Tông học này cho người khác nghe.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 6: Tại sao nhiều người gặp được pháp môn Thiền Tông, nhưng không có lòng tin và kiên quyết thực hành đến cùng?
Câu hỏi 06: Thưa Bác, nhiều Người họ có đại duyên gặp được Pháp môn Thiền Tông, nhưng không có lòng tin và kiên quyết thực hành đến cùng, lý do là tại vì sao vậy? Phải làm sao để những người này có được lòng tin kiên định với Pháp môn Thiền Tông này ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Cháu phải biết Pháp môn Thiền Tông là Pháp môn tu có Tần số Điện từ Dương thật cao 9/10 thì mới vào Tu được.
Còn Tần số Điện từ Dương thấp hơn 9/10 thôi đừng có Tu.
Người nào cố tình Tu, thì coi chùng bị các vị Thập loại Thánh súi mình là bậy đó.
Vì vậy Đức Phật có dạy: 1.000 người biết Thiền Tông chỉ có 1 người Tu được mà thôi
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 7: Những trường hợp bị Siêu Nhân Quả, họ không sợ mà cố tình làm vậy hay tại sao?
Câu hỏi 07: Thưa Bác, Cháu có nghe Bác nói về những trường hợp bị Siêu Nhân Quả, phải lánh hậu quả rất nặng nề, có thể bít con đường trở về Phật Giới, những người này họ không sợ mà cố tình làm vậy hay tại sao ạ?
Bác
Nguyễn Nhân trả lời:
Vị này là Thánh Chúa Thế Giới đó.
Thôi, chúng ta theo Thiền Tông là tu cho mình.
Còn những vị Thánh họ muốn là gì tùy ý.
Chúng ta là những người thường, không so sánh với các vị Thánh ấy làm gì mà bị các vị Thánh đó chửi.
Vậy: Cháu nên bỏ chuyện Thế gian. Việc Thánh của Thánh đừng bàn mà chi.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 8: Quyển Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông nội dung có thay đổi nhiều so với những gì mà chúng cháu đã học không?
Câu hỏi 08: Thưa Bác, trong quyển “Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông” nội dung có thay đổi nhiều so với những gì mà chúng cháu đã học và đọc không? Ví dụ như sự thật về “Ngũ Thú tạp cư” mà Bác vừa chuẩn hóa.
Bác
Nguyễn Nhân trả lời:
Quyển “Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông” là quyền nói ra sự thật 80% ở Thế giới này.
Còn “Ngũ Thú tạp cư” mà Bác vừa chuẩn hóa lại đây là một phần nhỏ thôi.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 9: Quyển Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông bác sẽ phổ biến rộng rãi, hay chỉ truyền thừa lại cho những vị có nhiệm vụ?
Câu hỏi 09: Quyển “Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông”, Bác sẽ phổ biến rộng rãi cho những người Tu theo Pháp môn Thiền Tông biết, để chuẩn hóa lại kiến thức, hay Bác chỉ Truyền thừa lại cho những vị có nhiệm vụ nối tiếp nguồn Thiền Tông thưa Bác.
Bác
Nguyễn Nhân trả lời:
Quyển “Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông” Bác chỉ cấp phát cho người được “Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông” mà thôi.
Không cấp phát cho người bên ngoài.
Khi nhận Quyển này phải ký tên vào Bản cam kết là “Không cho ai biết” nếu không thì bị Nhân – Quả lớn lắm.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 10: Những hiện tượng thiên tai, dịch bệnh có phải là dấu hiệu cảnh báo pháp môn Thiền Tông sắp hoại diệt?
Câu hỏi 10: Hiện nay trí óc loài Người quá thông minh, nên mới dẫn đến những hiện tượng Thiên tai, Bệnh tật nguy hiểm… Như gần đâu có phải là dấu hiệu cảnh báo Pháp môn Thiền Tông sắp chuyển qua giai đoạn Hoại (Diệt) không vậy, thưa Bác?
Bác
Nguyễn Nhân trả lời:
Đức Phật dạy:
Khi Như Lai trở về Phật Giới thì Trái Đất này còn tồn tại được 3.000 năm.
500 năm sau cùng chia ra làm 5 thời kỳ nhỉ như sau:
1. Mạt Thượng Pháp từ năm 2.500 đến năm 2.600; Thế giới bất đầu đi vào ô nhiễm.
2. Mạt Trung Pháp từ năm 2.600 đến năm 2.700; Thế giới đi vào ô nhiễm nặng hơn.
3. Mạt Hạ Pháp từ năm 2.700 đến năm 2.800;
4. Mạt Mạt Pháp từ năm 2.800 đến năm 2.900;
5. Mạt Màn Pháp từ năm 2.900 đến năm 3.000; Thì Pháp môn Thiền Tông không còn ai Tu nữa.
Có nghĩa là Pháp môn Thiền Tông học này không còn tồn tại quá 500 năm.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 11: Trong 3 ngày trước khi mất, mình cần chuẩn bị những gì để đường về Phật giới được chuẩn xác?
Câu hỏi 11: Thưa Bác, người Tu theo Pháp môn Thiền Tông thì hiện tại mình cứ sống cuộc sống bình thường; lo tạo Công đức và học thuộc Đường về Phật Giới. Trước 3 ngày khi mình mất, vị Thần sẽ báo trước cho mình biết. Vậy trong 3 ngày trước khi mất, hành trang mình cần chuẩn bị những gì để Đường về Phật Giới được chuẩn xác, rõ ràng nhất ạ?
Bác
Nguyễn Nhân trả lời:
Cháu Tu Thiền Tông đừng có lo xa như vậy; cứ lo làm ăn.
Có Gia đình lo cho Gia đình.
Có Tổ quốc lo cho Tổ quốc.
Có dịp thì tạo Công đức trong sáng.
Không cần học Đường về Phật Giới.
Chỉ cần khi rảnh nghe giải đáp Thiền Tông trên mạng là nhớ rồi, không cần học.
Đừng tưởng tượng gì hết;
Khi nào về xách Công đức về.
Người Tu Thiền Tông như vậy là đủ.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 12: Phải tu như thế nào để trở thành người tu Chân chính.?
Câu hỏi 12: Thưa Bác, để thành người Tu Chân chính theo đúng lời của Đức Phật dạy thì mình phải Tu như thế nào?
Bác
Nguyễn Nhân trả lời:
Cháu Tu Chân chính là Tu cái gì?
Cháu dụng công tu hành có Chứng, có Đắc ở Thế giới này mới có danh từ Người Tu Chân chính. Người Tu Chân chính này thì không Giải thoát được; mà chỉ đi hưởng Phước mà thôi.
Còn Cháu theo Thiền Tông, không Tu gì cả; Hãy nghe 10 câu Kệ sau đây:
Thiền Tông cứ vậy mà Tùy duyên.
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong người có Phật Tánh không tìm kiếm.
Ai chửi, ai mắng không não phiền.
Lo tạo Công đức chỉ biết riêng.
Thân người Tứ Đại là gian khổ.
Thân Điện từ Quang không khổ sầu.
Thân Phật, Phật Giới không Bể dâu.
Thiền Tông Phật dạy có một câu:
Buông – Dùng – Dứt hết đầu Trầm luân.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 13: Làm sao cho pháp môn Thiền Tông trụ được lâu?
Câu hỏi 13: Thưa Bác, Pháp môn Thiền Tông là quá tuyệt quý và mang rất nhiều lợi ích không chỉ riêng cho nước Việt Nam mà còn cho các nước khác trên Thế giới. Vậy làm sao để cho Pháp môn Thiền Tông này được trụ càng lâu càng tốt trên Trái Đất này?
Bác
Nguyễn Nhân trả lời:
Làm sao Thiền Tông trụ được đây Cháu?
Thế giới Vật chất phong ba.
Thiền Tông nói thật, khó mà sống yên.
Thiền Tông không nói não phiền.
Mà nói Giải thoát, cho riêng Người cần.
Thiền Tông là Pháp xóa dần.
Linh thiêng, Cầu, Lạy hết chân đất này.
Thiền Tông ra sức dựng xây.
Quê hương, Đất nước, đẹp xây Quê nhà.
Thiền Tông Chân thật nói ra.
Để người dân Việt, không sa mê lầm.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 14: Thế hệ trẻ sau này trí tuệ văn minh cao thì việc tu học Thiền Tông có dễ dàng không?
Câu hỏi 14: Thưa Bác, thế hệ trẻ sau này khoảng 50, 60 năm sau, Trí tuệ họ càng văn minh hơn bây giờ; vậy việc họ tu học Thiền Tông có dễ dàng hơn không ạ?
Bác
Nguyễn Nhân trả lời:
Thôi Cháu đừng đoán tương lai:
Thiền Tông chỉ biết ngày nay.
Ngày mai, ngày mốt đoán rày làm chi.
Thế giới Vật chất Sân, Si.
Mặc tình thế sự, nhớ chi mà bàn.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 15: Tinh Hoa của Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông là gì?
Câu hỏi 15: Tinh hoa của Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam là gì ạ? Cháu cảm ơn Bác rất nhiều.
Bác
Nguyễn Nhân trả lời:
Tinh hoa Đạo Phật là nói ra những gì Chân thật nhất ở Trái Đất này; mà Đức Phật gọi là Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông.
Có nghĩa là:
Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông không phải là Đạo Linh thiêng.
Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông không phải là Đạo Huyền bí.
Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông không phải là Đạo Cầu – Xin.
Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông không phải là Đạo Quỳ lạy.
Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông không phải là Đạo Cúng cho ai ăn.
Nói tóm lại: Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông không là Đạo trình bày ra sự thật 100% ở Trái Đất này; dù là Hữu hình hay là Vô hình.
Bác Nguyễn Nhân cảm ơn Cháu hỏi. Nhờ các cháu hỏi Bác mới mở Kho Kiến thức của Bác ra. Nếu các cháu không hỏi thì Kho Kiến thức của Bác đậy hoài nó sẽ mục và tiêu mất.
Bác Nhân.
TRÍCH: ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM NGÀY 24/10/2021
TINH HOA ĐẠO PHẬT?
VÌ SAO TÁNH CON NGƯỜI CÓ ĐẾN 16 THỨ?
THIỀN TÔNG TỒN TẠI BAO NHIÊU NĂM?
TU CHÂN CHÍNH CÓ GIẢI THOÁT ĐƯỢC KHÔNG?
ĐƠN VỊ CÔNG ĐỨC ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO?
BÓNG TRĂNG DƯỚI NƯỚC, MẶC TÌNH MÒ BẮT?
Tags:
Tổ sư thiền tông
36 vị tổ sư thiền tông
thiền tông
đạo phật thiền tông
đạo phật khoa học vật lý thiền tông
tinh hoa đạo phật
Tin cùng loại
Đoàn Trúc Nhân (phần 3)
Đoàn Trúc Nhân (phần 2)
Đoàn Trúc Nhân
Đoàn Thị Liên
Đào Tú Lan
Xuân Nguyễn (phần 2)
Xuân Nguyễn
Vũ Thị Hiếu (phần 2)
Vũ Thị Hiếu
Phùng Thị Thơm (phần 2)
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved