Nguyễn Văn Trung (phần 2)

Câu hỏi 14: Thưa Bác, một Tánh Phật phải mang Công đức trở về Phật Giới mới có thể trở thành Kim Thân Phật. Khi muốn vào Tam Giới. này, các ngài chỉ có thể phân Thân, hóa Thân, ấn Thân mà thôi. Vậy khi ngài Thích Ca Văn tuyên bố, ta đã thành Phật từ nhiều kiếp trước, là do chính Ngài Thích Ca Văn nói hay do một vị Phật khác ứng Thân vào Thích Ca Văn, để chỉ dạy về Công thức Giải Thoát ạ?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn có ghi câu:
“Thích Ca Văn tuyên bố ta đã thành Phật từ Vô lượng kiếp trước”.
Câu này dịch giả dịch sai. Nguyễn văn Đức Phật Thích Ca nói:
“Ta đã thành Phật từ nhiều đời trước”.
Tức tính theo Trái Đất này, thì Thích Ca đã mở Phật nhãn toàn diện vào khoảng 700 năm, trước khi ngài tái sanh vào Trái Đất, tính ra cũng khoảng 7 đời trước đó. Câu này chính Đức Phật Thích Ca nói.
Vì sao Ngài nói được câu này?
Là vì Ngài là Bồ Tát Thường Hộ Minh, là thái tử, Con của Chúa trời Thường Hộ Quân cai quản nước trời Đâu Suất.
Ngài vào Trái Đất này để lập ra Đạo Phật, được cả một hệ thống từ 4 vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương cho phép, nên cả một hệ thống Thần – Thánh – Tiên ở Trái Đất này giúp đỡ, nên ngài mới thành lập Đạo Phật được.
Nếu không có hệ thống này, thì ở Trái Đất không ai cho Ngài lập ra Đạo đâu, chứ không có Ứng Thân hay Hóa Thân gì cả.
 
 
Câu hỏi 15: Đức Phật dạy 5 Pháp môn Vật lý thì rất dễ, số Người tạo Nhân – Quả để đi theo luân hồi trong các Pháp môn này thì rất nhiều. Còn khi dạy về Pháp môn Thiền Tông thì lại rất khó, số Người thành tựu để trở về Phật Giới thì rất ít.
Thưa Bác: Tại sao Đức Phật lại bị cản trở trong quá trình dạy Pháp môn Thiền Tông này. Việc Chư Phật đưa một số ít Tánh Phật có Công đức trở về Phật Giới, có gây ra đều gì cho thế giới Vật lý này không, mà tại sao tập đoàn Thánh lang thang lại quyết phá cho bằng được?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Cháu hỏi như vậy là Cháu chưa hiểu tổ chức của Trái Đất cũng như Tam Giới. này, nên mới hỏi như vậy. Phần này sâu xa lắm, rất dài dòng, Bác không thể trả lời cho Cháu vài dòng chữ mà Cháu hiểu được.
Vậy cháu đợi khi nào quyển Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam được xuất bản ra, Bác tặng cho Cháu 1 quyển, cháu sẽ biết tất cả ở Trái Đất này, dù hữu hình hay vô hình.
 
 
Câu hỏi 16: Thưa Bác, tột cùng của Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam là nói về vấn đề gì? Làm sao để một con Người bình thường có thể thấu hiểu được sự tột cùng này? Nếu hiểu được sự tột cùng này thì có lợi ích hay nguy hiểm gì đối với Người học Thiền Tông không ạ?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Tột cùng của Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam, là trình bày sự thật các phần như sau:
Tổ chức Càn khôn Vũ Trụ,
Tổ chức Phật Giới
Tổ chức Tam Giới.
Tổ chức Cõi vô hình
Tổ chức các Đạo
Quy luật Nhân – Quả luân hồi
Công thức Giải Thoát…
Tất cả đều nằm trong quyển Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam, ở Thế Giới này không ai dám nghe sự thật ở Trái Đất này.
 
 
Câu hỏi 17: Đến nay các Nhà Khoa học vẫn chưa lý giải một cách hoàn thiện về khái niệm không gian và thời gian. Trên phương diện Thiền Tông, Bác có thể giải thích 2 khái niệm này, để các Nhà Khoa học có thể nương vào đó mà có một phương pháp luận đầy đủ và chặt chẽ hơn không ạ?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Như cháu đã biết, không gian là khoảng không, chứa rất nhiều bí ẩn trong đó, mà chỉ có các Nhà Khoa học có nhiệm vụ lấy những vật chất bí ẩn mà thôi.
Còn thời gian ngắn là chu kỳ của Trái Đất quay một vòng 365 ngày.
Còn thời gian trung bình là tuổi thọ của Trái Đất 10 tỷ năm.
Còn thời gian dài thì không ai biết được. Còn thời gian vô tận thì thôi không ai hiểu nổi.
 
 
Câu hỏi 18: Có nhiều Người cho rằng học Thiền Tông chỉ cần hiểu thấu đáo Công thức trở về Phật Giới và cố gắng tạo Công đức là đủ, không cần tìm hiểu nhiều về các vấn đề khác mà Thiền Tông đề cập đến, nhất là không cần sa đà vào các câu hỏi mang tính giải mã, các vấn đề của thế giới Vật lý. Thưa Bác, theo Bác thì Người học Thiền Tông nên như thế nào là thực tế và hiệu quả nhất ạ?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Học Thiền Tông này có 2 dạng:
Dạng 1: Học để trở về Phật Giới, thì chỉ cần học Công thức căn bản để trở về Phật Giới là đủ.
Dạng 2: Học để trở thành là một Thiền Tông Sư, thì phải học cho rõ thông tất cả những gì có ở Trái Đất, Tam Giới, Phật Giới, và Càn khôn Vũ Trụ …
Bác cũng lưu ý, muốn làm một Thiền Tông Sư thì phải hiểu 2 phần, có Nhiệm vụ thì mới học, không nhiệm vụ thì không cần học, dù có quyết chí đến đâu cũng không thành công được.
Câu này trong số những Người tu Thiền Tông, chỉ có vài Người biết được mà thôi.
 
 
Câu hỏi 19: Thưa Bác, kinh Vệ Đà thuộc về tôn giáo của giới Bà La Môn tại Ấn Độ đã tồn tại hơn 1.000 năm trước khi Đức Phật ra đời. Kinh này gồm hơn 2.000 bài, bao gồm 4 tạng: là tạng ca tụng, tạng Thần Chú, tạng Công thức nghi lễ, và tạng thuyết giáo, được phổ biến và lưu truyền trong Giới Tu sĩ thượng lưu qua mấy ngàn năm nay, đến giờ vẫn là tôn giáo trọng yếu của Ấn Độ.
Thế nhưng các Tu sĩ Phật giáo trong nước ta, chỉ vì muốn phủ nhận sự tồn tại của Huyền ký, nên cứ một mực cho rằng thời Đức Phật không có chữ viết, xin Bác giải thích về thái độ này của các vị ấy ạ?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Những vị muốn phủ nhận sự tồn tại của Huyền ký, chỉ là số ít thôi.
Các vị nói thời Đức Phật không có chữ viết, các vị này chưa học qua lịch sử chữ viết nên mới nói như vậy.
 
 
Câu hỏi 20: Nước Việt Nam ta là nước vô cấu, là nước Rồng, là nơi mà Chư Phật đã định vị để Pháp môn Thiền Tông phổ biến tại đây, cho nên bảo vệ đất nước được bền vững cũng là để bảo vệ Pháp môn Thiền Tông được phổ biến lâu dài. Vậy những Người làm điều gây nguy hại cho đất nước, cho dân tộc, thì có bị xem là gây ác đứt không thưa Bác?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Theo Quy luật Nhân – Quả ở Trái Đất này, Người nào làm nguy hại Đất nước, đều là có tội với Đất nước hết.
 
 
Câu hỏi 21: Mỗi một bộ kinh của Đức Phật truyền lại đều ẩn chứa một phần thông điệp của Pháp môn Thiền Tông. Vậy xin Bác giải thích cho Con biết thực chất về Kinh Vu Lan. Kinh này có truyền tải thông điệp gì liên quan về Thiền Tông không ạ?
 
Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Thực chất Kinh Vu Lan là dạy con Người sống trong Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín.
Mục đích Kinh Vu Lan là Kinh dạy có 2 ý:
1- Phải nhớ Tổ Tiên
2- Phải nhớ Nguồn cội và Nòi giống.
Đây là thông điệp của vị Phật dạy về Gia đình và Tổ quốc.
Bác Nhân cám ơn cháu Nguyễn Văn Trung đã hỏi.
 

Ban quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu xin cảm ơn 4 vị đã gửi các câu hỏi về Ban quản trị Chùa, nhờ Bác Thiền gia, soạn giả Nguyễn Nhân trả lời những thắc mắc của 4 vị. Cũng là thắc mắc của các Phật Tử, Phật gia, Thiền gia ở khắp mọi miền của đất nước, cũng như các Phật tử là kiều bào ở nước ngoài.


TRÍCH: ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM NGÀY 07/12/2021
VẬT CHẤT TỐI?
TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN?
HIỆU SUẤT BỘ NÃO CỦA CON NGƯỜI?
TỘT CÙNG CỦA ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM?