Những câu hỏi

CHƯƠNG XII: NHỮNG CÂU HỎI

VỊ THỨ TƯ
Ông A-nan-đà lại ra trước Đức Phật, quỳ gối, trịch vai áo bên phải, chắp tay bạch cùng Đức Phật:
Kính bạch Đức Thế Tôn: Con kính xin hỏi thêm 1 câu nữa về chùa và nhà thờ, Vậy, kính xin Đức Thế Tôn dạy rõ cho chúng con?
Đức Phật dạy:
Này ông A-nan-đà, Như Lai phân tích chùa và nhà thờ như sau:
Chùa:
Có ý nghĩa bao trùm rộng khắp, để thờ vị dạy cho loài người Giác Ngộ và Giải Thoát ra ngoài sức hút của Nhân – Quả Luân hồi vật lý Âm – Dương nơi Trái Đất này.
Nhà thờ:
⎯ Nơi nhỏ hẹp, chỉ:
⎯ Thờ Giáo chủ lập ra đạo còn nằm trong sức hút của vật lý Âm – Dương
⎯ Thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc người thân thôi
Ông A-nan-đà lại hỏi tiếp:
Kính thưa, suốt 49 năm Đức Thế Tôn dạy chúng con có 6 Pháp môn tu. Khi chúng con lập chùa ra phải ghi bảng hiệu như thế nào, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?
Đức Phật dạy:
Này ông A-nan-đà, Như Lai dạy nơi Thế Giới này có 6 Pháp môn tu, 5 Pháp môn sử dụng thân tâm duyên hợp của vật lý dụng công tu hành, có thành tựu trong vật lý, các ông phải ghi bảng hiệu như sau:
1. Nếu tu Pháp môn Quán, Tưởng, Cầu mong thì ghi bảng hiệu:
– Chùa (Danh hiệu)
– Tu theo Pháp môn Nguyên Thủy.
– Địa chỉ ngôi chùa.
2. Nếu tu Pháp môn niệm Phật thì ghi bảng hiệu:
– Chùa (Danh hiệu)
– Tu theo Pháp môn Tịnh Độ tông.
– Địa chỉ ngôi chùa.
3. Nếu tu Pháp môn niệm Chú thì ghi bảng hiệu:
– Chùa (Danh hiệu)
– Tu theo Pháp môn Mật chú tông.
– Địa chỉ ngôi chùa.
4. Nếu tu Pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền, các đời sau gọi là Thiền Tông thì ghi bảng hiệu:
– Chùa Thiền Tông (Danh hiệu)
– Tu theo Pháp môn Thiền Tông.
– Địa chỉ ngôi chùa.
Nếu chùa nào cất lên, không ghi bảng hiệu rõ ràng, chùa đó không thực hiện đúng lời Như Lai dạy.
Như Lai cũng dạy các ông nơi tu tập và tu hành như sau:
1. Thiền viện: Nơi tập trung dụng công tu hành để thành tựu theo vật lý, gọi là có chứng và đắc, còn bị Luân hồi trong Tam Giới.
2. Tu viện: Nơi tập trung để cầu xin Phước lộc.
Như Lai lưu ý các ông:
Pháp môn Thiền Tông không đem vào Thiền viện hay Tu viện.
Nếu các ông đem vào 2 nơi này là các ông tự mở con đường Hoa Báo để đi vào làm thực vật đó.
Sẵn đây, Như Lai cũng dạy các nơi thờ phượng trên Trái Đất:
Đền
1. Thờ những vị anh hùng dân tộc.
2. Những vị có công lớn với quốc gia.
Đình
1. Thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, tức Hồn Thiêng Sông Núi.
2. Thờ những người có công lớn với quốc gia hoặc địa phương.
Miễu, cũng gọi là Miếu
Thờ người hay thú mà nhân dân cho là giúp đỡ họ.
Lăng
1. Thờ những vị Vua mà nhân dân kính mến.
2. Thờ những vị có công lớn với quốc gia.
Ngoài ra, còn có 2 nơi thờ phượng thật là hoành tráng và trang nghiêm là “Tòa Thánh”, tức thờ những ông Thánh mà loài người cho là linh thiêng, như:
Tòa Thánh 1:
Thờ vị lập ra đạo.
Ai tu theo, chết được hưởng 1 trong 2 phần như sau:
1. Người tu theo đạo này, là lãnh đạo lớn, khi chết sẽ được “Phong Thánh”
2. Người tu theo đạo này, là lãnh đạo nhỏ hay tín đồ bình thường, khi chết sẽ được lên “Thiên Đàng” ở.
Tòa Thánh 2:
Thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức thờ vị cai quản cõi trời này.
Người tu theo đạo này, khi chết được vãng sanh đến 9 tầng bậc khác nhau.
Tòa Thánh là tòa nhà đồ sộ nguy nga, nơi ở và làm việc của những vị lãnh đạo cao nhất tôn giáo, do họ phụ trách trên toàn Thế Giới, bất cứ nơi nào có đạo của họ, giống như cơ quan của một quốc gia vậy.
Đức Phật dạy thêm:
Một người tu theo đạo của Như Lai, nếu muốn cất chùa để dạy Giác Ngộ và Giải Thoát cho người khác, người này ít nhất phải được phong “Thiền Tông Gia”, mới mong giúp người khác được.
Còn nếu không phải Thiền gia, chắc chắn người này cất chùa để đem mê tín vào.
Ông A-nan-đà nghe Như Lai trả lời hết những thắc mắc, ông hết sức vui mừng và cám ơn.
 
 
TRÍCH: HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG (QUYỂN 10)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN