Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
Ông La Ngọc Lâm hỏi
48- Ông La Ngọc Lâm
, TP. HCM có hỏi soạn giả Nguyễn Nhân 6 câu
Ông La Ngọc Lâm, sanh năm 1955, tại Chợ Lớn, cư ngụ nhà số 551/34E, đường Phạm Văn Chí, phường 7, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh có hỏi soạn giả Nguyễn Nhân 6 câu:
Câu 1 : Phải tu tập như thế nào để được vào “Trung tâm vận hành luân hồi”?
Câu 2: Khi vào được Trung tâm vận hành luân hồi rồi, bước kế tiếp phải làm sao rời Thế Giới vật lý Âm Dương này để trở về “Bể Tánh Thanh Tịnh”?
Câu 3: Cửa “Hải Triều Âm” và cửa “Hải Triều Dương” công dụng và khác nhau chỗ nào?
Câu 4: Trong quyển “Đức Phật dạy tu Thiền Tông” có đoạn viết:
– Hướng dẫn cái suy nghĩ của Tánh người vào chỗ Thanh Tịnh, thật sự tôi chưa biết phải hướng dẫn như thế nào?
– Để mặc tình cho nó suy nghĩ, nó suy nghĩ trong Thanh Tịnh càng nhiều càng tốt. Tại sao suy nghĩ càng nhiều càng tốt. Tôi chưa hiểu chỗ sâu xa này, xin soạn giả giải rõ?
Câu 5: Trong sách lại viết tiếp:
– Suy nghĩ trong Thanh Tịnh, là cái suy nghĩ của người Giác Ngộ, suy nghĩ thật nhiều là cái suy nghĩ của người Đại Giác Ngộ. Thật tình cái hiểu biết của tôi đang bị đảo lộn!
Xin soạn giả hãy vì tôi và những người hiện tại, cũng như những người hậu lai biết. Xin soạn giả giải đáp và hướng dẫn rõ ràng, xin cám ơn?
Câu 6: Bài kệ 80 câu trong Bể Tánh Thanh Tịnh, Đức Phật dạy có đoạn:
Tiếng đi khắp chốn khắp nơi
Nhưng trong Pháp Tánh không đời mất đi
Đừng tưởng tiếng nói ban đầu
Chỗ này không có mất đâu bao giờ
Thưa soạn giả, có phải mình phát ra tiếng nói, thì tiếng nói đó không bao giờ mất đi, mà lưu giữ mãi trong Vũ trụ này không? Cũng như ký ức của người phát ra không?
Soạn giả Nguyễn Nhân trả lời:
Câu 1: Người tu tập theo pháp môn Thanh Tịnh thiền Nhà Phật, muốn vào được “Trung tâm vận hành luân hồi” phải biết và làm 2 phần như sau:
Phần 1:
Thanh Tịnh: Phải tập làm sao cho tâm vật lý của mình tự nhiên Thanh Tịnh, nhớ không dụng công. Khi tâm tự nhiên Thanh Tịnh được rồi, là có kết quả phần một.
Khi thành công phần một này rồi, đồng nghĩa, tâm mình không nhô ra những vọng tưởng, nên dòng quét của Điện từ Âm – Dương không có gì để nó quét và kéo đi, tức tâm mình được ở yên.
Phần 2: Muốn vào “Trung tâm vận hành luân hồi” thì phải làm 2 phần:
Một là tạo ra Công đức:
Tạo ra Công đức bằng cách nào?
– Bằng cách là giúp cho người khác biết Công thức Giải Thoát.
Công đức để làm gì?
– Công đức ở Thế Giới này có 2 phần công dụng:
Một là, để lưu vào trong vỏ bọc Tánh Phật làm sức Dương.
Hai là, nhờ sức Dương này, mà cái vỏ bọc Âm của Tánh người không chịu nổi, nên để cho Tánh Phật tự tại. Khi Tánh Phật được tự tại ra vào vỏ bọc Tánh người rồi, thì vỏ bọc Tánh người này là do Tánh Phật làm chủ. Nhờ vậy, mà Tánh Phật mới được tự do di chuyển đến Trung tâm vận hành luân hồi.
Câu 3:
– Cửa Hải Triều Âm có 2 công dụng:
Một là, chuyên hút vỏ bọc Tánh Phật từ Bể Tánh Thanh Tịnh vào Thế Giới loài người để “trui luyện” trong lục Đạo luân hồi, sau cùng để trở thành là 1 vị Phật.
– Hai là, hút Trung Ấm Thân từ các loài trở lại Thế Giới loài người để tạo nghiệp đi luân chuyển đi trong lục Đạo luân hồi.
Câu 4 và 5 cùng một ý:
Về suy nghĩ của Tánh Phật và Tánh người như sau:
– Suy nghĩ của Tánh Phật: Suy nghĩ trong Thanh Tịnh, tức không bị dòng quét của Điện từ Âm – Dương kéo đi luân hồi. Do vậy, Tánh Phật suy nghĩ càng nhiều, thì càng làm lợi ích cho người khác.
– Suy nghĩ của Tánh người: Suy nghĩ trong ham muốn và làm theo cái ham muốn của con người. Vì vậy, cái suy nghĩ của Tánh người là cái suy nghĩ trong luân hồi.
Câu 6:
Bài kệ 80 câu của Đức Phật dạy các Tánh của Phật Tánh, trong đó có “Tánh hay Nghe”. Tánh hay Nghe này, nó là 1 trong 4 thứ của Tánh Phật. Khi Tánh hay Nghe này phát ra tiếng, tùy theo tiếng lớn hay nhỏ, và tùy theo không gian xung quanh, tiếng đi xa hay gần. Khi hết lực đẩy tiếng đi thì tiếng ấy trở lại nơi xuất phát. Vì vậy, Đức Phật đưa hình tướng của nước để ví dụ tiếng nói này bằng câu:
Như nước ở biển phúng lên
Lên cao đến đỉnh lại rơi về nguồn.
Căn cứ vào lời của Đức Phật dạy, khi tiếng của con người nói ra, tùy theo lực nói và hoàn cảnh không gian chung quanh, mà tiếng nói vang đi xa hay gần. Khi hết lực vang của nó, thì tiếng nói phải trở lại “Tánh Pháp” của Phật Tánh đang ẩn trong vỏ bọc của Tánh người. Còn người nào nói vang đi mãi, thì vị này tưởng tượng ra để nói, không phải là sự thật.
TRÍCH: NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1 (QUYỂN 2)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved