Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
5- Ông Trương Quế Phong hỏi:
5- Ông Trương Quế Phong hỏi:
– Trước đây tôi có đọc quyển sách “Dưới Chân Phật Tổ”, không biết ở đây Trưởng ban có xem qua cuốn sách này không?
Vị Trưởng ban trả lời:
– Chúng tôi có xem qua và hiện còn lưu lại tại Chùa. Ông hỏi quyển sách ấy để làm gì?
Ông Quế Phong nói:
– Tôi nhận xét quyển sách ấy viết về Đạo Phật rất sâu sắc, cũng có thể nói người viết đạt trình độ Phật học rấtt uyên thâm. Trưởng ban có đọc, xin cho tôi hỏi vài câu được không?
Trưởng ban nói:
– Xin mời ông hỏi.
Ông Trương Quế Phong hỏi:
Câu 1: Tác giả quyển sách “Dưới Chân Phật Tổ,” có nói hết cái tinh hoa của Phật giáo không?
Câu 2: Nói về sự hiểu biết của tác giả có đạt được trình độ Thánh chưa?
Câu 3: Theo Thiền Tông, tác giả có đạt được “Yếu chỉ Thiền Tông” chưa?
Trưởng ban trả lời:
– Tu theo Đạo Phật mà hỏi về trình độ một người khác, quả thật không nên. Nói đến trình độ của người khác, ít nhiều gì cũng làm cho người ta không hài lòng. Nếu họ hiểu Đạo Phật để tu, để được dứt bản ngã phàm phu của chính mình thì không sao. Trái lại, họ cho lời nói hay sự hiểu biết của họ là hơn người thì chúng ta vô tình làm cho họ chấp ngã, nghiệp quả của họ càng nặng nề. Vậy, xin cho chúng tôi miễn góp ý kiến cho bài này.
Ông Trương Quế Phong yêu cầu thêm:
– Trưởng ban đã trả lời các câu hỏi của các vị trước, chúng tôi nghe hết sức thỏa mãn và nhận xét rất hay. Có thể nói, chúng tôi đi viếng Chùa rất nhiều nơi. Những thắc mắc của chúng tôi hỏi, không nơi nào trả lời vừa ý. Còn ở đây, chúng tôi từ phương xa đến, có người ở thành phố có người ở các tỉnh xa, như tôi ở Cần Thơ, nếu Trưởng ban không trả lời cho tôi, thật tình tôi buồn lắm.
Câu nói của ông Trương Quế Phong làm vị Trưởng ban không thể nào từ chối được, do đó, Trưởng ban nói:
– Chúng tôi thành tâm sám hối cùng tác giả quyển sách “Dưới Chân Phật Tổ”. Vì cái chân thật muôn đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tìm ra. Vì cái buông rải lòng từ bi khắp nơi của Đức Phật. Vì cái tinh hoa của Phật giáo và cũng vì cốt tủy của Đạo Phật, chúng tôi xin kính lạy sám hối tất cả những vị đạo cao đức trọng. Chúng tôi xin mạn phép trả lời các câu hỏi của ông Trương Quế Phong:
Sự thật, ông Trương Quế Phong hỏi tất cả là sáu câu hỏi, nhưng chúng tôi thấy có ba câu hỏi không liên quan đến Thiền Tông, nên chúng tôi xin phép không trả lời, chỉ trả lời ba câu hỏi dưới đây có liên quan đến Thiền Tông, xin học giả Trương Quế Phong thông cảm cho.
Câu 1: Quyển sách “Dưới Chân Phật Tổ” là quển sách viết vẽ cách tu theo Phật giáo của các Chùa ở Sài Gòn vào những năm 1.960 đến 1.975. Cuốn sách này được các báo ở Sài Gòn đăng tải. Đặc biệt là hai tờ báo Bút Thép và Trắng Đen đăng rất đầy đủ. Khi bài viết được đăng tải, rất nhiều vị đọc giá viết thư hỏi tác giả, nhưng tác giả không trả lời đến chiều sâu của Đạo Phật, tức cái tinh hoa của Phật giáo. Tác giá chỉ nói ở phần sơ đẳng của Phật giáo thôi. Nói rõ hơn, tác giả chỉ viết theo hệ Nguyên thủy. Tuy nhiên, đôi khi tác giả cố dẫn chứng đến Duy thức học (là môn học rắc rối nhất của Đạo Phật).
Câu 2: – Nếu nói quả Thánh trong Đạo Phật, có ba pháp tu để được quả Thánh như sau:
Pháp thứ nhất: Tu thiền quán, tưởng và cầu mong của phái Nam truyền, cũng gọi là Nguyên thủy.
Chúng tôi xin giải thích luôn cách tu Pháp môn thiền quán, tưởng và cầu mong này:
Khi tâm Vật lý người tu đạt được phương pháp quán, tưởng của mình rồi, người tu đó rất vui (hỷ lạc) là được bước vào vòng Thánh thứ nhất là Tu Đà Hoàn. Cố gắng tu dần lên thêm ba quả vị nữa là Tư Đà Hàm, A Na Hàm, sau cùng là A La Hán. Người tu chứng được ba quả trước được gọi là bước vào vòng Thánh.
Còn vào Thánh thật sự, phải là người chứng được quả vị A La Hán.
Sau này nhiều vị dùng công thức “Quán thoại đầu”; tức quán trước đầu câu nói là gì?
Như:
– Trước đầu câu nói là ai nói?
– Ai mang thân này đi?
– Khi cha mẹ ta chưa sanh ra ta, ta là ai?
– v.v…
Nói tóm lại, tu theo Pháp môn này là dùng tâm Vật lý của mình để quán, tưởng hay cầu mong một việc gì đó.
Pháp tu thứ hai: Tu theo thiền Bắc tông cũng gọi là Bắc truyền, mà hiện nay gọi là Phát triển. Người tu áp dụng một trong các Pháp môn tu thiền như sau:
– Nghi coi trong vật chất này cấu tạo bởi những gì?
– Tìm coi trong vật chất này hữu dụng ra làm sao?
– Kiếm coi trong vạn vật này do đâu mà có?
– v.v…
Nói tóm lại, Pháp môn tu này để biết càng nhiều những gì trong vạn vật càng tốt.
Phương pháp nghi, tìm, kiếm này, Đức Phật mới khám phá ra Hành tinh, Thái dương hệ, Tiểu thiên Thế Giới, Trung thiên Thế Giới, Đại thiên Thế Giới và Hằng hà sa số Tam thiên đại thiên Thế Giới!
Còn các Nhà khoa học, họ tìm ra nguyên lý chính xác của vật chất nên làm ra công thức lực đẩy, lực kéo, lực hút của âm dương, nên họ chế tạo ra dòng điện, tàu, xe, phi cơ, phi thuyền, kể cả vũ khí, v.v…
Khi người nghi, tìm hay kiếm ra được họ rất vui mừng, nếu để phục vụ cho loài người, vị này được xếp vào dòng Thánh! Còn người nào nghi, tìm hay kiếm thành công trong vật chất mà để giết hại loài người; người này được xếp vào hàng Quỷ Ma!
Nói tóm lại, dù là Thánh hay là Quỷ Ma, khi họ nghi, tìm hay kiếm được họ rất mừng, trong Nhà Phật gọi là hỷ lạc, tức cực kỳ vui, cái vui này là vui của Vật lý, nên phải giữ lấy, không cách nào Giải Thoát được!
Pháp tu thứ ba: Pháp môn Thiền Tông, tu theo Pháp môn này, Đức Phật có dạy: “Khi Tánh yên lặng là đây Niết bàn”.
– Tổ Bồ Đề Đạt Ma cố chỉ rất rõ: “Biết được Tánh mình, mới tu thành Phật được”.
– Đức Lục Tổ Huệ Năng cũng chỉ rõ ràng như sau: ‘Tu hành mà không biết Tánh mình, tu hành vô ích!”
Nói tóm lại, ai tu mà muốn vào dòng Thánh thật sự phải hiểu thật rõ ba câu dạy nói trên; còn không theo 3 câu dạy nói trên, chúng ta có giải thích trên trời hay dưới đất, cũng chỉ là làm chuyện phí công vô ích!
Người tu theo Thiền Tông học phải hiểu các căn bản như dưới đây:
Một: Phải hiểu tu gì, còn trong Luân hồi!
Hai: Tu làm sao mới ra ngoài sự cuốn hút của Nhân – Quả?
Ba: Phải hiểu Phật là gì? Tánh là gì? Tâm là gì?
Bốn: Phải tìm học với vị thầy biết chính xác những lời dạy của Đức Phật và Chư Tổ sư Thiền Tông như dưới đây:
– Bất lập văn tự: Có nghĩa là tu theo Pháp môn Giải Thoát không được phép viết ra thành văn tự!
– Giáo ngoại biệt truyền: Pháp môn tu Giải Thoát này phải truyền riêng, không được truyền theo kinh điển bình thường!
– Chỉ thẳng Tánh Người: Phải biết Tánh Người của chính mình có những gì trong đó. Khi biết được rồi, từ căn bản của Tánh Người, mới trở về Tánh Phật của chính mình được.
Vì chỗ chưa ai biết được căn bản của Pháp môn Thiền Tông, thì làm sao vào được sân thiền; chứ nói chi vào được trong Nhà thiền. Vì chỗ đó, có quá nhiều người lặn lội đi học đạo, kể gần và xa, một thời gian quá dài, nhưng chưa thấy có ai Giác Ngộ đạo cả. Thì thử hỏi, vào sâu bên trong của đạo, họ làm sao vào được!
Nếu ai hiểu và thực hành Pháp môn Thiền Tông này, thì mới vào quả Thánh được.
Câu 3: Tác giả không thấy đề cập đến Thiền Tông. Vì vậy, chúng tôi không nói ông có hay không có trình độ hiểu Thiền Tông.
Chúng tôi xin nói rõ cho ông biết về người đạt được Thiền Tông có 3 tầng bậc như sau:
– Ai hiểu nguyên lý tu theo Thiền Tông, là người đó đã Giác Ngộ Thiền Tông, nói theo ngôn từ thiền học là Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, tức mới vào được sân Thiền Tông.
– Vị nào giải mã được tất cả các ngôn từ của Đức Phật dạy, gọi là đạt được “Bí mật Thiền Tông”, tức đã mở được cửa Nhà thiền.
– Khi vào được Nhà thiền rồi, mà “Được rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh”, tức người đó đã về đến “Quê xưa” của chính mình.
Người tu theo Nhà Phật phải biết và hiểu 3 tầng bậc như nêu trên, thì mới biết tu theo Thiền Tông, còn tác giả viết quyển sách “Dưới Chân Phật Tổ” không đề cập đến Thiền Tông nên chúng tôi không đánh giá được.
TRÍCH: TU THEO PHÁP MÔN NÀO CỦA ĐẠO PHẬT DỄ GIÁC NGỘ (QUYỂN 1)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved