Phần tám Những lời dạy tuyệt mật của Đức Phật để lưu lại cho hậu thế theo dòng Thiền Tông

PHẦN TÁM: NHỮNG LỜI DẠY TUYỆT MẬT CỦA ĐỨC PHẬT ĐỂ LƯU LẠI CHO HẬU THẾ THEO DÒNG THIỀN TÔNG
Lời kể của Đức Phật Thích Ca Văn vừa dứt, có rất nhiều vị đứng lên thưa hỏi:
Vị đầu tiên:
Ông Ma Ha Ca Diếp ra trước Đức Phật, trịch vai áo bên phải, quỳ gối, trình thưa hỏi 2 câu:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Con có 2 thắc mắc như sau, kính xin Đức Thế Tôn dạy con?
Thứ nhất: Tánh Phật là sáng suốt, nhưng sao lại chui vào Tánh Người để bị Tánh Người giam giữ trong đó không ra được, bị kéo đi Luân hồi trong Tam Giới?
Thứ hai: Tại sao khi thành Phật mới thoát ra ngoài cái vỏ bọc Tánh Người, còn trước kia sao không thoát ra được?
Đức Phật dạy: Câu thứ nhất:
– Này ông Ma Ha Ca Diếp: Câu hỏi của ông rất phải. Khi ông vào trong Bể tánh Thanh Tịnh và thực sự sống trong Bể tánh Thanh Tịnh như một vị Phật thì mới hiểu nguyên do tại sao Tánh Phật trước kia bị vào trong Tánh Người, để bị Tánh Người giam giữ trong đó không ra được. Như Lai phải nói rõ cho ông hiểu 3 nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân một:
– Phật Giới là không gian trùm khắp không biên giới
– Trùm khắp Phật Giới là Điện từ Quang, công dụng Điện từ Quang có 3 phần:
1- Làm cái vỏ bọc để bao bọc cái Ý, trong cái Ý có 4 thứ là Thấy, Nghe, Nói, Biết
2- Chuyên chở Thấy, Nghe, Nói, Biết đi xa hoăc thu lại gần
3- Làm Kim Thân của một vị Phật
Nguyên nhân hai:
– Trong Phật Giới có Hằng hà sa số cái vỏ bọc của Ý. Đồng nghĩa, đem số cát mấy tỷ sông Hằng ra đếm, thì số vỏ bọc cái Ý này, nó còn nhiều hơn số cát của mấy chục tỷ sống Hằng nữa. Vì có quá nhiều như vậy nên Như Lai sử dụng câu “Hằng hà sa số là có ý nghĩa này vậy”.
– Hình tướng của cái Tánh Phật, nó chỉ là một khối rất nhỏ nhưng lúc nào cũng Thấy, Nghe, muốn nói thì có Tiếng và Biết, Như Lai gọi Tiếng là Pháp
– Cái Tánh Phật này, nó ở trong vỏ bọc quá nhỏ, nên sự Thấy, Nghe, Nói và Biết cũng theo phạm vi của Tánh Phật. Cái Tánh Phật tự nhiên ban đầu này, không biết được hình thể của một vị Phật. Vì hình thể của một vị Phật có được, là do Công đức của vị ấy tạo đã ra nơi Thế Giới loài Người, sau đó vượt qua cửa Hải Triều Dương, nhờ ánh sáng Điện từ Quang chiếu vào số Công đức đó; số Công đức đó mới định hình là một “Ngôi Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh” cho vị Phật ấy ở. Ngôi Nhà Pháp Thân này vừa định hình xong, thì Tánh Phật của vị ấy cũng bắt đầu lớn dần theo Ngôi Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh này: Cũng từ lúc này: một Kim Thân của một vị Phật cũng được hình thành theo. Đến đây, một vị Phật được “Sanh ra”.
Như Lai dạy các ông rõ:
– Phật tánh ban đầu ở trong Phật Giới không biết được hình thể của một vị Phật là nguyên do như sau:
Vì Tánh Phật ban đầu quá nhỏ, còn Kim Thân của một vị Phật thì quá lớn. Do đó, Tánh Phật không biết được Kim Thân của một vị Phật là vậy.
Nguyên do ba:
Trong Tam Giới: Không thể tính hết được. Vì sao vậy?
– Như Lai đưa ra cụ thể như sau các ông sẽ hiểu:
– Một Tam Giới được cấu tạo như sau:
1- Ở trung tâm Tam Giới:
– Có một Hành tinh lửa đang cháy liên tục, mà loài Người gọi là Mặt Trời; mặt trời này là soi ấm cho:
A- Vòng một: Xung quanh mặt trời có sáu Hành tinh cấu tạo bằng Tứ đại. Mỗi Hành tinh là nơi sinh sống 5 loài:
1- Loài Thần.
2- Loài Người.
3- Loài Nga Quỷ.
4- Loài Súc Sanh.
5- Loài Địa Ngục.
B- Vòng hai: Xung quanh mặt trời, có đến 11 Hành tinh cấu tạo bằng 5 màu sắc của Điện từ Âm Dương rất đậm, gọi là “Cõi Trời Dục Giới”.
Đã là Cõi Trời sao gọi là Dục giới?
– Vì Hành tinh này cấu tạo bằng 5 màu sắc Điện từ Âm Dương rất đậm, nên sức hút của nó rất mạnh. Vì vậy, Trời nam hay Trời nữ sống ở Cõi Trời này làm gì cũng rất mạnh như:
– Ăn, uống rất mạnh.
– Vui chơi rất mạnh.
– Giao hợp cung rất mạnh.
Nói tóm lại, cái gì cung mạnh nên gọi là “Dục Giới”.
C- Vòng ba: Xung quanh mặt trời, có đến 17 Hành tinh, được goi là “Cõi Trời Hữu Sắc”, phân chia 2 loại như sau:
Loại một: Có 11 Hành tinh cấu tạo bằng Điện từ Âm Dương có 12 màu sắc rực rỡ. Tất cả những vị Trời nam hay Trời nữ ở Cõi Trời này đều là hưởng thụ, không làm việc, ăn uống tự do, chỉ có 2 việc làm:
1- Vui chơi thỏa thích.
2- Giao hợp giữa Trời nam và Trời nữ để sanh ra Trời con tiếp nhận Trung Ấm Thân từ loài Người vãng sanh đến.
Loại hai: Có 6 Hành tinh cũng cầu tạo bằng 12 màu sắc rực rỡ của Điện từ Âm Dương.
Loài sống ở cõi “Lục Quốc Tịnh Độ” này được gọi là Tiên nam hay Tiên nữ. Cảnh vật ở cõi này rất thanh tịnh và đầy màu sắc.
Hành tinh của Đức Phật A Di Đà nằm ở phía Tây mặt trời, nên loài Người gọi là “Cõi Tây Phương Phật”.
Vị Tiên nào hết tuổi thọ ở đây, khi trở lại sống nơi Thế Giới loài Người, thì được Đức Phật A Di Đà kiểm thiền bằng cách nhổ 1 cành hoa sen trong ao, hồ hay biển đưa cho vị Tiên ấy xem, nếu vị Tiên ấy nhìn thấy cành hoa sen mà thấy bằng tánh Thấy của Phật tánh Thanh Tịnh chính mình, thì được Đức Phật A Di Đà thọ ký bằng câu:
– Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh.
Khi trở lại Thế Giới loài Người sống, sẽ gặp được vị “Thiện tri thức” đang nắm “Mạch nguồn thiền Thanh Tịnh”, dạy cho biết cách vượt ra ngoài Tam Giới.
Còn tất cả những vị Tiên nam hay Tiên nữ ở 6 Hành tinh này phải làm 4 việc như sau:
1- Tâm của những vị Tiên này lúc nào cũng phải Thanh Tịnh.
2- Được đi chu du và ngắm nhìn cảnh vật tuyệt đẹp nơi Hành tinh mà vị Tiên ấy sinh sống.
3- Việc làm ở đây, ngày nào cũng phải đi cúng dường các nơi thờ Phật quá khứ.
4- Tiên nam và Tiên nữ phải giao hợp sanh Tiên con để tiếp nhận Trung Âm Thân từ loài Người vãng sanh đến.
D- Vòng tư: Xung quanh mặt trời có 11 Hành tinh.
Được cấu tạo bằng Điện từ Âm Dương không màu sắc, được gọi là “Cõi Trời Vô sắc”.
Sao gọi là Cõi Trời Vô sắc?
– Vì từ Hành tinh cho đến cảnh vật, Trời nam hayTrời nữ, đều cấu tạo bằng Điện từ Âm Dương không màu sắc.
Những vị Trời nam hay Trời nữ ở Cõi Trời này không làm việc gì nặng nhọc, mà duy nhất làm có 3 việc như sau:
1- Ngày nào cũng dụng công ngồi thiền cho thân và tâm Vật lý được Thanh Tịnh, để hưởng cái an vui Thanh Tịnh đó.
2- Trời nam và Trời nữ, ngày nào cũng giao hợp sanh con, để tiếp nhận Trung Âm Thân từ loài Người vãng sanh đến.
3- Ăn, uống là trái cây, hoa, lá và nước có sẵn khắp trong Hành tinh này.
Trên đây là tổ chức một Tam Giới, mà trong Càn khôn Vũ Trụ này có Hằng hà sa số Tam Giới.
Trong mỗi một Tam Giới có vô số loài.
Trong mỗi loài, loài nào cũng có cái vỏ bọc cấu tạo bằng Điện từ Âm Dương riêng của loài đó.
Như Lai dạy các ông:
– Loài nào cũng có vỏ bọc tánh của loài đó, nhưng chỉ là cái vỏ bọc trống không, không có sự sống, do Điện từ Âm Dương cuốn hút và luân chuyển vậy thôi. Bất cứ vỏ bọc tánh của loài nào phải có 2 nguyên tố như sau thì mới trở thành là, Người, Thú, Tiên, Thần hay Trời, thì phải có:
1- Tánh Phật có 4 thứ: Thấy, Nghe, Nói, Biết.
2- Tánh Người có 16 thứ: Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác, Kiến.
Tánh Phật là sự sống trong Phật Giới và làm nhân sự sống cho tất cả các muôn loài, nhưng đều ở Thanh Tịnh.
Tánh Người là lớp thứ hai cho muôn loài; tánh Người là thứ tánh tạo ra 2 loại nghiệp:
Một: Nghiệp thiện.
Hai: Nghiệp ác.
Hai loại nghiệp này dẫn loài Người đi trong lục đạo Luân hồi, khi nó vào vỏ bọc của tánh nào thì nó phải: Thấy, Nghe, Nói và Biết theo loài đó.
Trên đây là qui luật bất di bất dịch trong một Tam Giới.
 
 
TRÍCH: SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG (QUYỂN 9)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN