|TMTT| Phong Thiền Tông Sư – Tuyệt Mật – Giải Đáp Cho Hoàng Thị Thu Hồng

Thưa quý độc giả và Phật tử gần xa,
Vừa qua, PT. Hoàng Thị Thu Hồng, cư ngụ tại quận Bình Thạnh, Tp.HCM, có gửi thư hỏi Thiền gia soạn giả Nguyễn Nhân một số câu hỏi còn thắc mắc. Trong đó, có những câu hỏi liên quan đến phần tuyệt mật của pháp môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền tông Việt Nam chưa được công bố.
Nay Ban Quản trị xin được chia sẻ cùng quý độc giả và Phật tử gần xa toàn bộ câu hỏi của PT. Hoàng Thị Thu Hồng như sau:


 
MỜI BẤM VÀO CÁC CÂU HỎI ĐỂ XEM VÀ NGHE:

Trả lời cho HOÀNG THỊ THU HỒNG: 16 câu hỏi
 
Câu hỏi 01: Xin Bác giải thích ý nghĩa ba chữ “ Thiền Tông Sư”.

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Thiền Tông Sư có 2 phần ý nghĩa:
Một là, Thầy có trách nhiệm ngồi giải đáp pháp môn Thiền Tông học này, dù khó đến đâu cũng giải đáp được; gọi là Thiền Tông Sư Giải đáp; mà giải đáp bằng sự hiểu biết của người Văn minh Khoa học Vật lý; chứ không phải giải đáp của những người có kiến thức Thời kỳ Đồ đồng hay Hiển linh.
Hai là, Thiền Tông Sư này phải có 2 bằng như sau:
1. Bằng Thiền Sư Nam hay Thiền Sư Nữ.
2. Bằng “Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông”
Người nào có 2 bằng như vậy mới gọi là Thiền Tông Sư thật.
  Câu hỏi 02: Trước đây, Bác nói trong Thiền Tông không cần Thiền Tông Sư, chỉ có Thiền Gia. Vậy tại sao sắp tới pháp môn Thiền Tông tại Chùa Tân Diệu sẽ có Thiền Tông Sư?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Người tu Thiền Tông phải luôn nhớ như sau:
1. Tu Thiền Tông phải hiểu bằng Trí tuệ. Phải xem xét câu nói của người phổ biến Thiền Tông, đừng vội tin liền.
2. Tu Thiền Tông, đừng để ai lừa mình.
3. Sắp tới, theo dõi các câu hỏi phổ biến trên mạng ThienTong.com thì cháu sẽ rõ hơn.
  Câu hỏi 03: Thiền Tông không “Tu” theo cách của các pháp môn Vật lý. Vậy tại sao lại cần thiết phải có Thiền Tông Sư?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Đức Phật dạy có 6 Pháp môn tu:
Năm pháp môn dụng công tu hành theo công thức Khoa học Vật lý: phải có quyển Giáo lý để người tu hiểu, không hiểu phải có thầy dạy. Thầy nào dạy mà rõ thông của từng pháp môn gọi là “Thiền Sư Pháp môn”.
Một pháp môn không tu mà chỉ thực hành: cũng phải có Giáo lý để người tu hiểu. Không hiểu phải có thầy dạy, thầy này gọi là “Thiền Tông Sư Giải đáp”. Nếu không có Thiền Tông Sư Giải đáp thì ai giải đáp pháp môn Thiên Tông học này? Vì vậy, phải có Thiền Tông Sư ngồi giải đáp cho người hỏi là vậy.
  Câu hỏi 04: Vai trò của Thiền Tông Sư trong giai đoạn phát triển để làm gì?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Vai trò của Thiền Tông Sư trong giai đoạn phát triển để làm các việc như sau:
1. Khi pháp môn Thiền Tông học được công bố ra rồi thì người công bố đã lớn tuổi phải chết theo quy luật Sanh – Lão – Bệnh – Tử. Vì vậy, phải có người kế thừa. Người kế thừa đó là ai? là người được Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông, để có căn bản nối tiếp dòng Thiền Tông. Người này gọi là gì? là Thiền Tông Sư đó. Vì vậy pháp môn Thiền Tông học này, phải có Thiền Tông Sư nối dòng Thiền Tông. Nối dòng Thiền Tông nên phải có bằng Thiền Tông Sư là vậy. Thiền Tông Sư này phải là người có kiến thức phát triển, tức có kiến thức Khoa học Vật lý, họ mới nối tiếp được. Còn người có kiến thứ Thời kỳ Đồ đồng hay Hiển linh thì không thể nối tiếp dòng Thiền Tông.
2. Pháp môn Thiền Tông học này là “Tinh hoa” của đạo Phật đó. Người Trí thức Khoa học Vật lý họ có biết đạo Phật có Tinh hoa nhưng họ không biết ở Pháp môn nào của đạo Phật.
Còn các vị tu theo đạo Phật hiện nay, không ai biết Tinh hoa đạo Phật là gì? Là vì họ có Kiến chấp quá to, nên không có vị nào chấp nhận là vậy.
  Câu hỏi 05: Một người sau khi được phong Thiền Tông Sư, phải sống như thế nào cho đúng với quy luật vật lý thế gian và đúng với quy tắc của Thiền Tông?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Cách sống của một Thiền Tông Sư như sau:
1. Có Gia đình, phải lo cho Gia đình.
2. Có Tổ quốc, phải lo cho Tổ quốc.
3. Sống bằng nghề gì thì cứ sống bằng nghề đó.
4. Đói ăn, mệt ngủ.
 
Thiền Tông Sư phải biết được 9 phần:
1. Biết được lộ trình Tánh Phật từ Phật Giới vào Trái Đất.
2. Biết được tổ chức của các loại vô hình.
3. Biết được Ban Nghi lễ Thần – Thánh – Tiên tổ chức tiếp đón các Tánh Phật vào Trái Đất, vào Gia đình xin làm con của Cha, Mẹ; mượn thân và Tánh Người tạo Công đức.
4. Biết được vị Thần chủ Trái Đất dạy các Tánh Phật khi mang thân và Tánh Người tạo Công đức phải làm sao?
5. Biết được vị Địa Mẫu Trái Đất dạy các Tánh Phật khi mang thân và Tánh Người tạo Công đức bằng cách nào?
6. Biết được vị Thánh chủ Trái Đất dạy các Tánh Phật khi mang thân và Tánh Người tạo Công đức bằng phương pháp gì?
7. Biết được vị Thánh Mẫu Trái Đất dạy các Tánh Phật khi mang thân và Tánh Người tạo Công đức như thế nào?
8. Biết được vị Tiên chủ Trái Đất dạy các Tánh Phật khi mang thân và Tánh Người tạo Công đức làm sao tạo được?
9. Biết được vị Tiên Mẫu Trái Đất dạy các Tánh Phật khi mang thân và Tánh Người tạo Công đức rất kỹ…
 
Đặc biệt khi mang danh là Thiền Tông Sư biết được thêm 15 phần nữa, gồm:
1. Biết được Ngọc Hoàng là ai? có liên quan gì đến gì đến các Đạo ở Trái Đất này không?
2. Biết được Thượng Đế là ai? có nhiệm vụ gì đến các Đạo ở Trái Đất này không?
3. Biết được Đấng Chí Tôn là ai? có nhiệm vụ gì ở Trái Đất này?
4. Biết được Đấng Bề Trên là ai? có nhiệm vụ gì ở Trái Đất này?
5. Biết được đạo Thần ai lập ra, để làm gì?
6. Biết được đạo Thánh ai lập ra, để làm chi?
7. Biết được đạo Tiên ai lập ra, có mục đích gì?
8. Biết được lịch trình đạo Phật được lập ra.
9. Biết được ai xin phép cho đạo Phật được lập ra ở Trái Đất này?
10. Biết được ai đảm bảo cho đạo Phật dạy ở Trái Đất này?
11. Biết được vị nào phép cho đạo Phật được lập ra?
12. Biết được tại sao đạo Phật phải dạy đến 6 pháp môn tu?
13. Biết được tại sao các Đạo lập ra ở Trái Đất này rất dễ, duy nhất chỉ có đạo Phật lập ra là rất khó, mà phải có rất nhiều vị đồng ý và giúp đỡ?
14. Biết được tại sao Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam, 10 vị Phật chỉ có 2 hay 3 vị công bố ra được mà thôi.
15. Biết được Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam cho công bố ra, 90% các tày tu theo đạo Phật chửi cho là đạo Tà, đạo của Ma Vương, đạo của Người bệnh Tâm thần, Hoang tưởng…
  Câu hỏi 06: Điều khó khăn nhất khi trở thành một Thiền Tông Sư là điều gì?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Điều khó khăn nhất khi trở thành một Thiền Tông Sư có 6 phần như sau:
1. Không bỏ được cái Tưởng của Tánh Người.
2. Không bỏ được kiến thức Thời kỳ Đồ đồng.
3. Không bỏ được chuyện Linh thiêng
4. Không bỏ dược tánh Nghi của mình.
5. Không bỏ được Khiếp nhược và yếu hèn của mình.
6. Không bỏ được Cầu người chết, Lạy cục đá, Xin gốc cây…
Cái khó khăn nhất của Thiền Tông Sư là vậy đó.
  Câu hỏi 07: Nhiệm vụ của Thiền Tông Sư, cơ bản là điều gì?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Nhiệm vụ của Thiền Tông Sư cơ bản là phải làm những chuyện như sau:
1. Làm sao giúp cho nhiều người không mê tín.
2. Làm sao giúp cho nhiều người thấy bằng Tánh Phật của chính mình.
3. Làm sao giúp cho nhiều người bỏ kiến thức Thời kỳ Đồ đồng!
4. Làm sao giúp cho nhiều người hiểu Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông này!…
  Câu hỏi 08: Muốn được Truyền Bí Kíp Thiền tông, có bắt buộc phải trở thành Thiền Tông Sư, hoặc khi trở thành Thiền Tông Sư thì mới được trao Truyền Bí Kíp Thiền Tông? Có sự ngoại lệ nào hay không ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Thiền Tông Sư có 3 dạng:
Tuyển người đứng ra giải đáp Thiền Tông, để nối dòng Thiền Tông.
Tuyền người đứng vào Ban Quản trị của Chùa Thiền Tông Tân Diệu, để Chùa Thiền Tông Tân Diệu có bộ mặt Thiền Tông rõ ràng, để trình diện cho nhiều người biết gọi là “Thiền Tông Sư Hành chính hay Kỹ Thuật”.
Tri ân những người có công trong sáng giúp pháp môn Thiền Tông gọi là “Thiền Tông Sư Danh dự”.
  Câu hỏi 09: Ngoài việc tuân thủ nội quy đối với Thiền Tông Sư và ngoài sự hiểu biết mà bí kíp Thiền Tông trang bị cho, thì một Thiền Tông Sư cần có thêm yếu tố nào để hoàn thành nhiệm vụ của mình?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Hoàn thành nhiệm vụ của Thiền Tông Sư chỉ có:
1. Thiền Tông Sư Giải đáp.
2. Thiền Tông Sư Hành chính hay Kỹ Thuật.
3. Còn Thiền Tông Sư Danh dự không bắt buộc gì cả.
Tất cả Thiền Tông Sư khi nhận bằng đều kèm theo bằng Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông.
  Câu hỏi 10: Người nghe danh Thiền Tông Sư mà ham muốn đạt được thì sẽ như thế nào?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Người nghe danh Thiền Tông Sư mà ham muốn đạt được, thì phải có 6 Không:
1. Không Phản Thiền Tông.
2. Không Phá Thiền Tông.
3. Không Chê Thiền Tông.
4. Không Chửi Thiền Tông.
5. Không Cướp Thiền Tông.
6. Không Triệt tiêu Thiền Tông.
  Câu hỏi 11: Những người từ chối không muốn trở thành Thiền Tông Sư thì sẽ như thế nào?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Những người từ chối không muốn trở thành Thiền Tông Sư thì làm thinh, đừng nói gì hết, thì Ban Quản trị không nói đến, kể như không có chuyện gì.
  Câu hỏi 12: Đã từng có Thiền Gia quay lưng với Thiền Tông, vậy nếu sau này có những người được phong Thiền Tông Sư cũng làm chuyện như vậy, nhân quả sẽ như thế nào?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Đã từng có Thiền Gia quay lưng với Thiền Tông, vậy nếu sau này có những người được phong Thiền Tông Sư cũng làm chuyện như vậy thì bị Siêu Nhân quả. Đây là Quy luật Nhân quả ở Trái Đất này.
  Câu hỏi 13: Nếu những người ăn cắp pháp môn Thiền Tông của Chùa Tân Diệu và tự xưng là Thiền Tông Sư thì nhân quả sẽ như thế nào? So với khi họ còn là Thiền Gia mà cũng có hành vi như vậy, thì nhân quả giống hay khác nhau?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Nếu những ăn cắp pháp môn Thiền Tông của Chùa Tâm Diệu và tự xưng là Thiền Tông Sư thì bị Siêu Nhân quả. Ở Trái Đất này có 3 loại Nhân quả:
1. Nhân quả ở Gia đình hay Họ Tộc trong vòng 100 năm là xong.
2. Nhân quả của những người tu Vật lý, thì phải đi hai nơi: Làm Hoa Báo, Vào Địa Ngục.
3. Vào Hầm Lửa Lớn. Bị Siêu Nhân quả!
  Câu hỏi 14: Một người sau khi bị lấy lại bằng Thiền Tông Sư, thì trở lại làm Thiền Gia hay Phật Gia, hay Phật Tử, hay là như thế nào?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Một người sau khi bị lấy lại bằng Thiền Tông Sư thì trở lại làm Thiền Gia hay Phật Gia hay Phật Tử; nếu không vi phạm Nội quy thì cũng bình thường.
  Câu hỏi 15: Ngoài Bác ra, sau này, ai là người đủ điều kiện phong Thiền Tông Sư cho người khác? Con xin Bác giải đáp giúp con. Con cảm ơn Bác rất nhiều.

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Sau này người đứng ra phong Thiền Tông Sư cho người sau sẽ có Cuộc họp Đặc biệt chọn người thay thế.
  Câu hỏi 16: Nếu Bác phong Thiền Tông Sư cho một ông A nào đó, mà những Thiền Tông Sư khác không ủng hộ, vậy Bác có nên giữ ý định phong Thiền Tông Sư cho ông A đó không?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Ban Quản trị và theo ý của Ban Quản trị, mỗi người một lá phiếu theo số đông quyết định việc phong Thiền Tông Sư.
 
TRÍCH: ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM NGÀY 22/08/2021
PHONG THIỀN TÔNG SƯ – TUYỆT MẬT – GIẢI ĐÁP CHO HOÀNG THỊ THU HỒNG