Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
Thầy Thích Nhuận Chiếu hỏi
07- Vị thứ sáu
:
Thầy Thích Nhuận Chiếu
, sanh năm 1949 (61 tuổi), tại thành phố Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, cư ngụ tại huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh, hỏi 3 câu:
– Câu 1: Phật có trước hay pháp có trước?
– Câu 2: Bốn câu kệ trong kinh Kim Cang là 4 câu nào?
– Câu 3: Ba xe trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tại sao phải dùng ba xe và tượng trưng cho cái gì?
Trưởng ban trả lời:
Câu 1
:
A- Đức Phật nói ra pháp để dạy chúng sanh, chúng sanh nương theo lời dạy của Ngài mà tu hành, là Phật có trước pháp. Pháp này cũng được gọi là lời pháp trong vật lý.
B- Còn Pháp của Ý trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh phát ra, Pháp này có trước Phật.
Pháp này, không nói trước hay nói sau gì cả, mà nó là tự nhiên như vậy, nên gọi là Chân Như, tức cái Như Như chân thật.
Câu 2
: Trong kinh Kim Cang có nhiều bài kệ. Vị giảng sư nào đứng ra giảng kinh Kim Cang, tùy theo sự hiểu biết của vị giảng sư đó.
Có vị giảng sư giảng:
– Nếu lấy sắc thây ta
– Lấy âm thanh cầu ta
– Người ấy hành đạo tà
– Không thể thấy Như Lai.
Có vị giảng sư giảng:
– Tất cả pháp hữu vi
– Như mộng, huyễn, bọt, bóng
– Như sương cũng như điện…
Vị nào giảng như trên, vị đó chỉ biết trong văn tự, chứ không biết đến lời chân thật của Đức Phật muốn dạy.
– Vì Đức Phật dạy pháp môn “Giải thoát”, Như Lai không sử dụng văn tự. Trong kinh Kim Cang Đức Phật sử dụng kệ để dạy là ý Ngài muốn thử người giảng hay đọc có nhận ra chỗ “Vô ngôn” này không. Nếu ai bộp chộp trả lời là trật tuốt.
Vì sao Đức Phật không sử dụng văn tự?
– Vì văn tự nơi thế giới vật lý này không chỉ đến chỗ chân thật được.
Vì sao vậy?
– Vì văn tự nơi thế giới này là của nhân duyên. Vì là nhân duyên nên văn tự phải đi theo chiều Thành – Trụ – Hoại – Diệt!
Đức Phật có dạy rõ phần này:
– Như các ông bị phỏng lửa. Cái nóng của phỏng lửa, các ông không thể nào diễn tả được. Cũng như vậy, khi các ông được “Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, thì các ông tự biết, chớ không dùng văn tự của vật lý này mà diễn tả được!
Vì nguyên lý này, nên Như Lai có dạy:
– Trong suốt trong 49 năm, Như Lai chưa hề nói ra một lời nào”, là ý Đức Phật muốn nói chỗ này.
Câu 3
: Ba xe trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa:
– Xe nai, tượng trứng cho Thanh văn thừa.
– Xe dê, tượng trưng cho Duyên giác thừa.
– Xe trâu đen, tượng trưng cho Bồ tát thừa.
Nhưng khi các con ông trưởng giả ra khỏi nhà lửa, ông trưởng giả duy nhất trao cho các con ông chỉ một xe, là xe trâu trắng. Xe trâu trắng là tượng trưng cho Phật thừa.
Xin giải rõ, kinh Diệu Pháp Liên Hoa là bộ kinh Đức Phật giảng sau cùng, đầy đủ nhất, sâu mầu nhất, có nhiều ví dụ nhất, và có sử dụng thần thông, nên có vài chỗ trái với ban đầu Đức Phật dạy.
Vì sao trái?
Vì ban đầu Như Lai dạy 5 pháp môn tu trước, Ngài sử dụng tâm vật lý để dạy, còn pháp môn Thanh tịnh thiền, Ngài chỉ sử dụng Pháp trong Ý nơi Phật Tánh để dạy, nên những lời nói trong vật lý phải sai với lời của Pháp trong Ý của Đức Phật.
Vì vậy, vị nào đạt được “Bí mật Thiền tông” thì mới giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa này đúng được. Còn vị nào ham danh, muốn cho đông người đến nghe để thu lợi thì bị quả báo rất nặng nề. Cũng vì danh và lợi, nên có nhiều nơi sử dụng hóa chất màu bịa ra là “Xá Lợi Phật” dụ nhiều người đến xem để họ cúng tiền! Thật là đáng buồn cho lời dạy tuyệt cao của Đức Phật vậy! Còn đáng buồn hơn nữa, đạo của Như Lai là dạy giác ngộ và giải thoát, nhưng những vị là môn đồ cao của Ngài lại không dạy cho Phật tử biết, mà đem mê tín dị đoan dạy! Còn thật đáng buồn hơn nữa, Chùa và Thiền Viện là hai nơi mà Đức Phật dạy tu rõ ràng nhưng nơi nào cũng đem kinh tụng ra tụng ngày cũng như đêm.
TRÍCH: NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2 (QUYỂN 4)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved