Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
Vị thứ hai Ông Ưu Ba Ly
Vị thứ hai:
Ông Ưu Ba Ly từ chỗ ngồi đứng lên, đến trước Đức Phật, quỳ gối, trịch vai áo bên phải và kính trình thưa hỏi như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Nhiều đạo giáo hiện nay, họ cũng nói họ là Phật. Như vậy, một người thành Phật phải có tiêu chuẩn như thế nào, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?
Đức Phật dạy ông Ưu Ba Ly:
– Này ông Ưu Ba Ly, Như Lai dạy ông: Một người được thành Phật là phải hiểu 10 phần nơi Thế Giới này, nơi Tam Giới và trong Phật Giới, như:
1- Biết được Phật tánh của mình.
2- Hiểu được tánh Người của mình.
3- Tu gì còn bị Luân hồi.
4- Tu sao được Giải Thoát.
5- Tạo ra Phước đức để làm gì.
6- Tạo ra Công đức để được chi.
7- Phải biết nguyên nhân định hình ra “Ngôi nhà Pháp Thân Thanh Tịnh” cho một vị Phật ở.
8- Phải biết cấu tạo “Kim Thân” của một vị Phật.
9- Phải biết một Tam Giới cấu tạo như thế nào và sự sống trong một Tam Giới ra sao?
10- Phải biết 3 việc làm của một vị Phật.
Ông Ưu Ba Ly lại thưa hỏi Đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Đức Thế Tôn chưa vào Bể tánh, tức chưa thành Phật, cớ sao mọi người gọi Đức Thế Tôn là Phật?
Đức Phật dạy ông Ưu Ba Ly:
– Này ông Ưu Ba Ly, đây là lời các ông tôn kính Như Lai mà gọi như vậy. Vì Như Lai đã được “Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh” khi còn là Thái tử Hộ Minh ở Cõi Trời Đâu Suất Đà và đã được Đức Phật cổ Nhiên Đăng thọ ký cho Ta, sau này ở cõi Ta Bà sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Văn. Vì Như Lai được thọ ký như vậy nên các ông gọi Như Lai là Phật, để cho dễ phân biệt, một người là chúng sanh bình thường và một người toàn giác như vậy thôi.
Ông Ưu Ba Ly lại thưa hỏi thêm:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Trong chúng con, vị nào Giác Ngộ 1 hoặc 2 phần mà Như Lai đã nêu trên được gọi là gì?
Đức Phật dạy ông Ưu Ba Ly:
– Này ông Ưu Ba Ly, các ông hoặc người nào đó mà Giác Ngộ được 1 trong 10 phần nói trên được gọi là Bố Tát.
Tại sao gọi như vậy?
– Vì Bồ Tát là chi cho người Giác Ngộ từng phần, nên Như Lai gọi là phần giác. Còn vị Bồ Tát nào Giác Ngộ toàn phần được gọi là đẳng giác, tức giác trọn vẹn. Khi giác được trọn vẹn rồi mà biết tạo ra Công đức vô lượng nữa, là tự mình vượt qua được cửa Hải Triều Dương để thành Phật, chỗ tự mình vượt qua được đó gọi là diệu giác.
Ông Ưu Ba Ly hỏi câu sau cùng:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Hiện tại, chúng con được Đức Thế Tôn dạy Giải Thoát mà còn ít người chịu tu. Vào các đời sau chắc không ai tu Giải Thoát. Vì sao, con hỏi Đức Thế Tôn như vậy? Vì con thấy loài Người ai cũng dính vào danh lợi nên không thể nào tu Giải Thoát được. Kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?
Đức Phật dạy ông Ưu Ba Ly:
– Này ông Ưu Ba Ly: Câu hỏi của ông rất phải, nhưng vì loài Người hiện nay học thức còn kém, nên họ tin những hiện tượng lạ, cộng với những người khôn lanh bịa ra, lường gạt và kèm theo lời hù dọa của họ nữa, nên không ai dám đem cái đầu hiểu biết chân thật ra để kiểm chứng. Vì vậy, Pháp môn Giải Thoát này ít người tu. Còn các đời sau, nhất là vào đời Mạt Thượng pháp trở đi, những người có học thức cao và những người hiểu về khoa học, họ tu theo Pháp môn Thanh Tịnh thiền này rất nhiều. Do vậy, người Giác Ngộ thì không thể nào tín hết được, còn Giải Thoát thì rất đông.
Ông Ưu Ba Ly hết sức vui mừng lạy tạ Đức Phật rồi lui ra.
TRÍCH: SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG (QUYỂN 9)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved