Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Chữ giải đáp
Chữ Giải đáp 2021
Nguyễn Cơ Duy (phần 2)
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu 16: Người bị vào Hầm Lửa Lớn trước khi chết có dấu hiệu gì?
Câu hỏi 16: Thưa Chú, Người làm sai với Giáo Lý, trước khi chết có biểu hiện như là co rút Thân thể, sống như Thực Vật hoặc chết bất đắc kỳ tử… Vậy Người triệt phá Thiền Tông sẽ đi vào Hầm lửa lớn, thì trước khi chết họ có dấu hiệu nào đặc biệt không ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
Trong Đạo Phật có 6 quyển Giáo Lý, hay nói đúng hơn là có đến 8 quyển Giáo Lý, 5 quyển Giáo Lý dụng công tu hành, có chứng và có đắc đất ở Trái Đất và Tam Giới. 3 quyển Giáo Lý không dạy dụng công tu, mà chỉ dạy công thức trở về Phật Giới.
Người nào tu theo Đạo Phật 5 Pháp môn có dụng công tu hành, mà sai quyển Giáo Lý thì bị Nhân – Quả đi một trong hai nơi gồm:
1. Làm Hoa Báo: trước khi chết phải sống Thực Vật thời gian dài hay ngắn là do nhận tiền cúng của Người mê nguội nhiều hay ít.
2. Xuống Địa Ngục: trước khi chết Thân Người bị đen, còn ít hay nhiều là do bịa chuyện linh thiêng, cúng này cúng kia, nhận tiền của Người mê muội nhiều thấy ít.
3. Xuống Hầm lửa lớn: có nhiều cách chết.
Vì sao?
Vì nhiều cách phá Thiền Tông nên không nói rõ được. Cái đặc biệt của Người phá Thiền Tông sẽ được Thánh Chúa Trái Đất kêu gọi vào Thập loại Thánh Chúa sống để không bị siêu Nhân – Quả, nên Người gương mặt rất tươi, tức thoát ra ngoài Quy luật Nhân – Quả thông thường.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 17: Tạo nghiệp gì thì thành Virus, Vi khuẩn?
Câu hỏi 17: Thưa Chú, Vi khuẩn và virus là hai loại khác nhau. Vi khuẩn lớn hơn virus 100 lần, là các tổ chức sống có khả năng sinh sản thông qua quá trình sinh sản vô tính, còn gọi là sinh sản Phân đôi. Còn virus chỉ được coi là các cấu trúc hữu cơ, tương tác với các cơ thể sống khác để sống sót và nhân lên. Xin Chú giải thích giúp Con, ai tạo Nghiệp gì thì sẽ thành virus hay Vi khuẩn ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
Virus là gọi theo danh từ tiếng Pháp.
Vi trùng hay Vi khuẩn là gọi theo danh từ tiếng Việt.
Virus hay vi trùng này nó có hàng trăm loại, mỗi bệnh của Con Người là do Con vi trùng ăn cơ thể của Con Người, virus hay vi trùng sinh sản bằng cách phân đôi Thân ra, chứ không phải sinh sản như động vật.
Virus hay vi trùng nhỏ nhất gọi là siêu virus hay siêu vi trùng.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 18: Ta Bà Ha có ý nghĩa gì?
Thưa Chú, Con xin hỏi thêm về một số vấn đề khác về Phật Hoàng Trần Nhân Tông, xin Chú giải đáp giúp Con.
Trên trang Hòa Quan Đồng Trần của viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh có bài viết tựa đề, 3 bài thơ mới được phát hiện của Trần Nhân Tông, nói đến một bài thơ do Phật Hoàng Trần Nhân Tông chấp bút dưới tên là Điều Ngự, mà mới đây các nhà nghiên cứu mới phát hiện được. Nội dung bài thơ như sau:
Điều Ngự nói:
Ta niệm A Di Đà
Chỉ là A
Di Đà
Ngươi niệm A
Di Đà
Di Đà
lại thành ma
Vì sao lại thành ma
Vì không rõ Tác Bà Ha
Ta hiểu Tác Bà Ha
Niệm niệm là
Di Đà
Con xin Chú giải thích giúp con.
Câu hỏi 18: Trong bài thơ xuất hiện 3 chữ “Ta Bà Ha” xin Chú giải thích ý nghĩa 3 chữ này giúp Con ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
Chữ “Ta Bà Ha” nghĩa là Ta bà thế giới, tất đi khắp thế giới, ý Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy chữ Phật là trùm khắp mọi nơi. Niệm Phật A Di Đà là nhớ Vô lượng Thọ và Vô lượng Quang của mỗi Người, ai cũng có Vô lượng Thọ và Vô lượng Quang như Phật A Di Đà.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 19: Không hiểu Ta Bà Ha mà niệm A Di Đà sẽ thành ma, là sao?
Câu hỏi 19: Nếu không hiểu về “Ta Bà Ha” này Người niệm A Di Đà thì A Di Đà thành Ma, ý Phật Hoàng là Người niệm thành ma hay A Di Đà thành Ma ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
Trong kinh Kim Cang Đức Phật có dạy:
Ai lấy sắc cầu ta, tức nhìn hình hay tượng Phật mà cầu Phật.
Ai lấy âm thanh cầu ta, tức gõ mõ tụng kinh mà cầu Phật.
Người ấy hành Đạo tà. Người tu niệm Phật sẽ thành ma chứ không phải Đức Phật A Di Đà thành ma.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 20: Danh hiệu Cư sỹ Thiền sư đã có từ thời nhà Trần
Thưa Chú, trong cuốn toàn tập Trần Nhân Tông của giáo sư, tiến sĩ Lê Mạnh Thát xuất bản năm 2006 tại chương 7, một số vấn đề tư Tưởng Trần Nhân Tông từ trang 88 đến 104, Con thấy tác giả có nói đến các chi tiết rất thú vị như sau:
Câu hỏi 20: Từ thời nhà Lý đến đời Trần, danh hiệu Cư sĩ Thiền Sư đã có, trong bảng danh sách các Cư sĩ, Thiền Sư này, ngoài các vị vua như: vua Lý Thánh Tông; Lý Anh Tông; Lý Cao Tông; hay vua Trần Thánh Tông; Trần Nhân Tông, thì những Người còn lại đều được ghi rõ họ tên thế tục và chức tước.
Thưa Chú, như vậy việc Chùa Tân Diệu sắc phong Thiền Tông Sư, cho các Cư sĩ Thiền Tông tại gia, không phải là chuyện chưa từng có phải không ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
Chính đức vua Trần Nhân Tông sắp đặt Chùa Thiền Tông Tân Diệu thực hiện lời dạy của Đức Phật từ A đến Z đó.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 21: Tương lai sự hiểu biết về pháp môn Thiền Tông là tiêu chí đánh giá bậc trí thức?
Câu hỏi 21: Đề thi Đình năm 1502 có 47 câu, câu hỏi thứ 15 đã đặt ra thế này: Điều Ngự và Huyền Quang truyền Đạo gì mà được thành Phật làm Tổ. Lê Ích Mọc trả lời:
Tuệ Trung, Điều Ngự, Huyền Quang được Pháp Vô Thượng, cho nên có thể gắn mình vào cảnh giới Di Đà, viết Thiền Tông chỉ Nam. Đó là cái Đạo họ truyền lại vậy, về sau ai hiểu được lẽ vô sinh, chứng tới thành Niết Bàn, thì thành Phật làm Tổ, điều ấy cố nhiên là phải thôi.
Nhờ trả lời đề thi kiểu ấy, Lê Ích Mộc đã được đỗ Trạng nguyên, thưa Chú, quá khứ là như thế. Vậy trong tương lai, hiểu biết về Pháp môn Thiền Tông như vậy, sẽ là một trong các tiêu chí đánh giá là bậc trí thức phải không ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
Phần này cháu phải hiểu, khi Chú nhận bộ sách Thiền Tông học này, Chú có hứa với Thiền Tông Sư Ni Đức Thảo. Con chỉ là Người đưa tin thôi, Con không dám nói bất cứ điều gì mà Đức Phật cũng như ngài Điều Ngự Giác Hoàng dạy. Con xin thề.
Vì vậy, Chú phải giữ đúng lời hứa, Chú không dám kể công hay xưng mình là ai. Sở dĩ Chú lộ diện Thiền Tông Gia hay Thiền Tông Sư sau này, là vì nhiệm vụ của Chú đó thôi, chứ không dám nói gì hơn.
Hôm nay các cháu hỏi Chú, thì Chú phải trả lời để xong nhiệm vụ, chứ Chú có dám nói gì hơn nữa đâu.
Còn bậc thiện tri thức là Người học cao hiểu rộng, chứ Chú chỉ là Người hành nghề chữa răng, nhổ răng, trồng răng, chỉ có vậy thôi. Sở dĩ Chú phải để bản Thiền gia soạn giả Nguyễn Nhân, là gì phải trả nợ Thiền Tông đó, đúng với lời hứa với Thiền Tông Sư Ni Đức Thảo và Chú Tư Thiền Tông Sư Thích Đức Hà ở Hóc Môn đã dạy Chú.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 22: Ý nghĩa danh xưng Vô Nhị Thượng Nhân của vua Trần Thánh Tông?
Câu hỏi 22: Tại một buổi giảng năm 1306, Phật Hoàng đã gửi lời cảm ơn Vô Nhị Thượng Nhân và Tuệ Trung Thượng Sĩ, vì ơn mưa Pháp đã thắm tới cho cháu Con tắm gội, Vô Nhị Thượng Nhân chính là vua Trần Thánh Tông, cha của Đức Phật Hoàng.Thưa Chú, xin Chú giải thích danh xưng Vô Nhị Thượng Nhân của vua Trần Thánh Tông giúp Con ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
Vua Trần Nhân Tông ý nói cám ơn 2 vị:
– 1 là Vua cha Trần Thánh Tông
– 2 là Cậu Tuệ Trung Thượng Sĩ, tức Trần Tung cũng gọi là Trần Quốc Trung.
Vua Trần Nhân Tông gọi Vua cha và Cậu là hai Người có một không hai ở Thế gian này, có công giúp vua Trần Nhân Tông ngộ Tri kiến Phật của chính Đức vua Trần Nhân Tông.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 23: Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín đã được áp dụng từ thời Phật Hoàng Trần Nhân Tông?
Câu hỏi 23: Thời Phật Hoàng, đã đúc kết mẫu Người lý Tưởng của Phật giáo Việt, từ những vị lãnh Đạo tối cao như Trần Hưng Đạo; Trần Quang Khải; đến Người dân thường, họ đều là Phật tử nhưng sống có kỷ luật, có lý Tưởng, là trượng phu Trung Hiếu, Trung thành với Tổ Quốc, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Thưa Chú, như vậy Nhân Lễ Nghĩa Trí Tính, Đức Phật Hoàng đã áp dụng cho Người dân khi phát triển Thiền Tông tại nước ta thời đó phải không ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
Hiện nay Chùa Thiền Tông Tân Diệu đang nối gót Phật Hoàng Trần Nhân Tông, làm dân thì phải sống trong Nhân Nghĩa Lễ Trí Tính:
– Làm Dân có Gia đình phải lo cho Gia đình.
– Làm Dân có Tổ quốc phải lo cho Tổ Quốc.
– Làm Dân phải lo cho tương lai Con cháu.
Vì nguyên lý này mà Đảng Cộng Sản Việt Nam, giao cho nhân dân làm chủ Quốc gia là vậy.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 24: Vua Trần Nhân Tông mở rộng bờ cõi về Phương Nam phù hợp với quy trình Thiền tông của Chư Phật?
Câu hỏi 24: Chưa bao giờ trong lịch sử Phật giáo ở nước ta hay ở bất cứ một nước nào khác, mà một Người xuất gia lại có thể mở mang bờ cõi và mở mang bờ cõi một cách Hòa Bình.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông có cái nhìn bình đẳng về con Người, sử dụng lý luận: ai cũng có Phật Tánh, Bác bỏ tư Tưởng kỳ thị, xây dựng hôn nhân cho con gái mình là công Chúa Huyền Trân với vua Chế Mân của nước Chiêm Thành.Nhờ đó nhân dân Đại Việt không tốn một mũi tên, một Người lính nào mà có thêm một dải đất trên 200 cây số.
Thưa Chú, từ quyết lược của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, thực hiện mục đích mở rộng bờ cõi về phương Nam, để ngày nay tại Đất Rồng phổ biến Pháp môn Thiền Tông là phù hợp với quy trình Thiền Tông của chư Phật phải không ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
Những vị có Trí tuệ sáng suốt làm gì cũng chính xác cả, lo cho nước, lo cho dân, lo cho nòi giống, lo cho Giang Sơn, lo cho Tổ Quốc, lo cho Dân tộc trường tồn. Chúng ta là hậu nhân, phải biết công ơn này.
Chính cái nhìn của vua Trần Nhân Tông đã biết trước về Mạch nguồn Thiền Tông sẽ chạy đến Đất Rồng, thời đó có vị quan hỏi vua Trần Nhân Tông hai câu:
1- Kính thưa Đức Vua, trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật có dạy, Thiền Tông đến đời Mạt Thượng Pháp sẽ cho công bố ra tại Nước Rồng là nước nào. Kính thưa Đức vua dạy Thần.
Đức vua Trần Nhân Tông trả lời:
Nước Đại Việt ta, các triều đại sau cho mở mang về phương Nam, đổi danh nước Đại Việt thành là nước Việt Nam. Nước Đại Việt ta gốc là Con Rồng, Con Tiên. Tức vua Lạc Long Quân xưng vua là Rồng trên trời xuống, khai mở nước Văn Lang. Còn mẹ Âu Cơ cũng là Tiên trên trời xuống nước Văn Lang làm Quốc Mẫu.
Vì vậy trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật gọi nước ta là nước Rồng, tức nước Con Rồng, Con Tiên.
2- Câu hỏi thứ 2 của vị quan này, hỏi Đức vua Trần Nhân Tông như sau:
Kính thưa Đức vua, trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật có dạy: Thiền Tông đến đời Mạt Thượng Pháp sẽ do Long Nữ ở Đất Rồng cho công bố ra, vậy Đất Rồng là đất nào, kính thưa Đức vua dạy Thần.
Đức vua Trần Nhân Tông trả lời:
Các Triều đại sau cho mở mang nước Đại Việt về phương Nam, đổi danh là nước Việt Nam. Nước Việt Nam này có tỉnh gọi là Long An (tức Con Rồng nằm nghỉ), đến đời Mạt Thượng Pháp, Pháp môn Thiền Tông học này sẽ được công bố ra tại Đất Rồng, tức tỉnh Long An do Long Nữ (tức Người nữ của tỉnh Long An) cho công bố ra.
Pháp môn Thiền Tông học này là Pháp môn dạy Cốt tủy của Đạo Phật đó.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 25: Có phải nhờ tư tưởng Có Tổ quốc lo cho Tổ quốc, nên các thế hệ ông cha đã đánh tan giặc ngoại xâm giữ nguyên bờ cõi?
Câu hỏi 25: Phật giáo Thiền Tông đời nhà Trần phát triển mạnh mẽ, nên khi đất nước bị xâm lăng, từ nhà sư Phạm Ngọc cho đến những phật tử như Trần Trùng Quan, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đều đánh đuổi quân thù với kết cục là những chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang vang dội, đem lại nền độc lập cho Tổ quốc và sự ra đời của nhà Lê.
Thưa Chú, đó có phải là nhờ tư Tưởng có gia đình phải lo cho gia đình, có Tổ quốc phải lo cho Tổ quốc mà Thiền Tông đã đem lại không ạ?Con xin cảm ơn Chú rất nhiều vì đã trả lời cho Con được rõ không ạ?
TG-SG Nguyễn Nhân trả lời:
Tất cả Đạo có ở trên đời này, Đạo nào cũng lo cho giáo chủ của mình. Duy nhất chỉ có Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông không lo cho giáo chủ, mà chỉ lo cho gia đình được ấm no, lo cho Tổ Quốc được trường tồn, lo cho nhân dân được hạnh phúc. Đây là Tôn chỉ và Cương lĩnh của Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam đó.
Cảm ơn cháu Cư Duy đã hỏi.
Chú Nhân.
TRÍCH: ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM NGÀY 07/12/2021
VẬT CHẤT TỐI?
TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN?
HIỆU SUẤT BỘ NÃO CỦA CON NGƯỜI?
TỘT CÙNG CỦA ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM?
Tags:
Tổ sư thiền tông
36 vị tổ sư thiền tông
thiền tông
đạo phật thiền tông
đạo phật khoa học vật lý thiền tông
tinh hoa đạo phật
Tin cùng loại
Đoàn Trúc Nhân (phần 3)
Đoàn Trúc Nhân (phần 2)
Đoàn Trúc Nhân
Đoàn Thị Liên
Đào Tú Lan
Xuân Nguyễn (phần 2)
Xuân Nguyễn
Vũ Thị Hiếu (phần 2)
Vũ Thị Hiếu
Phùng Thị Thơm (phần 2)
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved