Anh Nguyễn Bạch Đằng hỏi

58- Anh Nguyễn Bạch Đằng, hỏi đến 29 câu
Anh Nguyễn Bạch Đằng, sanh năm 1974, tại Sài Gòn, cư ngụ 362/17, bến Phú Định, P.16, Q.8, TP.HCM, hỏi đến 29 câu:
Câu 1: Suy nghĩ như thế nào gọi là suy nghĩ trong Thanh Tịnh?
Câu 2: Làm sao đưa suy nghĩ vào Thanh Tịnh?
Câu 3: Tập như thế nào để được Thanh Tịnh?
Câu 4: Làm sao thấy và biết được dòng Điện từ Âm + Dương trong cơ thể?
Câu 5: Ý như thế nào gọi là Ý Thanh Tịnh? Ý như thế nào mà không thiện không ác? Xin cho ví dụ?
Câu 6: Ứng dụng “Nhất tự thiền” trong cuộc sống như thế nào? Ai mới ứng dụng được Nhất tự thiền này, điều kiện nào mới sử dụng được?
Câu 7: Ý nghĩa “Nghiệp chướng bổn lai không”? ứng dụng như thế nào? Đối tượng nào mới được sử dụng câu này?
Câu 8: Các bài kinh Thần chú trong nhà Phật đều có lợi lạc cho chúng sanh, theo Thiền Tông hiệu quả chỗ nào? Trong điều kiện nào mới có hiệu quả như lời trong kinh hay sách nói?
Câu 9: Từ xưa đến nay, người đạt được “Bí mật Thiền Tông” đều cho ra bài kệ, có trường hợp nào thể hiện qua vă tự mà không cần bài kệ không?
Câu 10: Hiện tượng nhận “Điển Quang”, mượn xác để dạy dỗ chúng sanh tu hành. Mà người tu thường dùng danh từ là Vô vi, Bề trên, về dạy dỗ chúng sanh thời Mạt pháp này. Những việc đó, Phật và Bồ Tát có làm như vậy không? Những hiện tượng đó ai làm ra, thành phần nào trong Tam giới này?
Câu 11: Cách nhận biết Ý trong Phật Tánh và Ý của Tánh người?
Ví dụ: Ý con người cũng muốn giúp đỡ người khác làm tốt, Ý Phật cũng vậy, làm sao phân biệt?
Theo con nghĩ, Ý Phật chỉ giúp người hướng thượng, còn Ý con người cũng hướng thượng, nhưng bị vướng vào danh, lợi… nên bị vướng vào luật Nhân – Quả, còn Ý Phật có bị vướng vào luật Nhân – Quả không?.
Câu 12: – Tánh người: Nghe, Nói, Thấy, Biết, có phân biệt, nên luân chuyển.
– Tánh Phật: Nghe, Nói, Thấy, Biết, trùm khắp Thanh Tịnh, có phân biệt không? Ngoài những cơ bản nêu trên, có lý giải nào khác không?
Câu 13: – Tánh con người có đến 16 thứ và 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng ảo giác, nên khó thấy và biết được chân thật.
– Tánh Phật có 4 thứ, Thanh Tịnh, nên thấy biết chân thật.
– Ngoài ra, có cách nào để nhận thấy và biết được chân thật ở Thế Giới này không?
Câu 15: Tập như thế nào để thuần thục được vỏ bọc Tánh người?
Câu 16: – Trong Bể Tánh có: Phật lớn, Phật vừa, Phật nhỏ. Vậy, Phật có cái bản Ngã của Phật không?
Câu 17: Tập như thế nào để nhận rõ đâu là Tánh người và đâu là Tánh Phật?
– Chỉ cần Thanh Tịnh là nhận được 2 thứ Tánh Phật và Tánh người. Ngoài Thanh Tịnh này ra, còn cách nào hiển lộ ra 2 thứ Tánh nói trên không?
Câu 18: Con người có thiện, có ác, có phân biệt, Phật thì như thế nào? Ai muốn Giải Thoát thì Phật mới giúp, còn không thì Phật không giúp, tại sao vậy?
– Theo con hiểu Phật Tánh: Nghe, Nói, Thấy, Biết trong Thanh Tịnh, không dính vào thiện, ác và phân biệt.
– Ý của con, vậy Phật cũng có sự phân biệt giữa luân hồi và Giải Thoát. Vậy, cái phân biệt này là như thế nào?
Câu 19: Phân biệt: Bi, Trí, Dũng, Phật Tánh và Tánh người?
Câu 20: Nơi Thế Giới này là Nhân – Quả Luân hồi. Vậy luân hồi như thế nào?
Câu 21: Hiện tượng “Điển Quang” của thiên nhiên là như thế nào?
– Theo Thiền Tông thì điều đó có hay không?
Câu 22: Một người bình thường không biết gì? Nhưng khi có “Điển Quang” vào thân người, nói chuyện rất mạch lạc, lý giải theo Thiền Tông như thế nào?
Câu 23: Tập như thế nào để vỏ bọc Tánh người thả lỏng Tánh Phật ra?
– Trong sách nói: Có Công đức nhiều lưu trong vỏ bọc Tánh Phật, vỏ bọc Tánh Phật đè vỏ bọc Tánh người, thì vỏ bọc Tánh người buông Tánh Phật ra. Ngoài cách này, còn có cách nào để được như vậy không?
Câu 24: – Tu theo Thiền Tông là Giải Thoát, Giải Thoát là chiều Dương.
– Các môn khác tu trong vật lý, nên bị luân hồi, luân hồi là chiều Âm.
– Hai phần này đối nghịch nhau.
– Theo Thiền Tông: Để dung hòa 2 phần nói trên được bình đẵng, thì phải làm sao?
Câu 25: Từ Bi, Hỷ xả, theo tinh thần Thiền Tông như thế nào?
Câu 26: Bi, Trí, Dũng, theo tinh thần Thiền Tông áp dụng ra sao?
Câu 27: Hỏi về Trung Ấm Thân có 8 phần hỏi:
1/- Nguyên lý hình thành ra 1 Trung Ấm Thân.
2/- Cấu tạo một Trung Ấm Thân như thề nào.
3/- Qui trình hoạt động của môt Trung Ấm Thân.
4/- Thời gian tồn tại của một Trung Ấm Thân.
5/- Nhiệm vụ của một Trung Ấm Thân.
6/- Trung Ấm Thân chịu chi phối theo Qui luật nào.
7/- Có ai tác động được vào Trung Ấm Thân không.
8/- Trung Ấm Thân có Âm Dương không.
Câu 28: Hỏi Phân thân, hóa thân, ứng thân, mục đích và khác nhau như thế nào?
Câu 29: Khi con người hôn mê, Phật Tánh có hoạt động không? Nếu Phật Tánh có hoạt động tại sao người đó không biết?

TRẢ LỜI:
Câu 1: Suy nghĩ trong Thanh Tịnh, phần này chi có chư Phật mới suy nghĩ được thôi. Còn con người chi biết làm trong Thanh Tịnh, chớ không suy nghĩ trong Thanh Tịnh được. Vì sao vậy? Vì người đang sống trong Qui luật lý Âm Dương chi phối, mà nói mình là “Phật”, thì người này không hiểu Qui luật vận hành nơi Thế Giới này.
Người tu theo Thiền Tông phải hiểu rõ như sau:
Người sống ở địa cầu này, tự xưng mình là Thánh này Thần kia, mình phải hiểu 2 thành phần này như sau:
– Một là họ mạo danh để mê hoặc người khờ khạo để những người ngu này cúng tiền cho họ xài mà không phải đi lao động vất vả mệt nhọc.
– Hai là họ nói thiệt. Người tu Thiền Tông biết người này là thiệt rồi, nên tránh xa người này ra. Vì sao vậy? Người tu Thiền Tông mục đích là Giác Ngộ và Giải Thoát, mà những ông Thần hay bà Thánh này, chuyên làm 3 việc như sau:
Một: Chuyên lường gạt người ngu khờ, họ nói là cho Phước mình, còn lừa cao hơn, là họ nói đổ Phước vào đầu mình.
Hai: Sau đó, họ kèm theo lời hù dọa: nếu ai khinh chê hay phỉ báng họ, thì họ đẩy mình xuống địa ngục. Đây là Tánh của những vị Thần hay vị Thánh ở Thế Giới này vậy. Do đó, người tu Thiền Tông đừng lại gần những người này. Trừ khi mình có Công đức thật lớn thì mình mới đến gần những người này. Để chi vậy? Để phá tan phần Âm Phước của họ, để họ quay đầu trở lại làm người học Thiền Tông để biết Công thức Giải Thoát.
Tại sao con người ở Thế Giới này thân tâm không Thanh Tịnh được?
Vì có 2 nguyên nhân:
Một: Tu hành để ép cho thân tâm Thanh Tịnh; cái Thanh Tịnh mà dụng công tu hành ép được đó, nếu các ông không dụng công tu hành không ép được nữa, thì cái Thanh Tịnh 1 nó phải trở lại theo qui iuật luân chuyển của vật lý. Vì vậy,
Như Lai có nói: Ở Thế Giới Nhân – Quả vật lý Âm Dương này, người tu hành mà dụng công tu ép cho thân tâm Thanh Tịnh, nếu đem so sánh với Thanh Tịnh trong Bể Tánh tự nhiên Thanh Tịnh, thì cái Thanh Tịnh mà các ông dụng công ép cho thân tâm Thanh Tịnh được đó, so sánh với Thanh Tịnh tự nhiên chi bàng 1 giờ hay 1 ngày mà thôi.
Như Lai nói cho các ông bà rõ:
– Ở Thế Giới Nhân – Quả Luân hồi Âm Dương nơi trái đất này, không ai thoát ra ngoài quy luật này được. Chỉ người thật sự khôn ngoan thì mới hiểu nguyên lý này. Còn người ngu khờ, thì nghe ai nói gì cũng tin, nên vướng mắc vào những bịa đặt của người ta, như:
– Lạy ông Thần này bà Thánh kia để xin tiền và của!
– Cầu xin những người nói trên nhờ họ giúp mình Giải Thoát!
Như Lai nói rõ cho các ông bà biết:
– Ở Thế Giới Nhân – Quả Luân hồi này, không ai giúp gì cho mình được. Nếu họ có giúp được mình, là họ “mở tủ của chính mình, lấy tiền của mình, giao lại cho mình vậy thôi”.
Còn phần Thanh Tịnh: Con người ở trong địa cầu này không ai tài nào làm cho thân tâm mình được Thanh Tịnh được cả. Vì sao vậy? Như Lai đưa ví dụ sau đây ông bà sẽ biết:
– Như, con người đang ở dưới nước, vừa nhúc nhích là nước động rồi. Nếu cũng con người đó, không ở trong môi trường nước, dù có động thế nào đi chăng nữa, thì nước cũng không dao động.
Vì nguyên lý này, một vị đã “thành Phật” rồi, tức vào sống trong “Bể Tánh Thanh Tịnh nơi chư Phật ở”; ở trong Bể Tánh Thanh Tịnh này, ròng là Điện từ Quang, nên không có sức hút vật lý Âm Dương, vì vậy mà không có Nhân – Quả Luân hồi, nên tự nhiên Thanh Tịnh.
 
Câu 2: Suy nghĩ là của Tánh người, không đưa Tánh người vào Thanh Tịnh được.
Vì sao vậy?
– Vì Tánh người đang ở trong sức hút và luân chuyên của Điện từ Âm – Dương, thì làm sao Thanh Tịnh được.
Phần này Đức Phật có dạy:
– Tánh người đang ở trong Thế Giới luân chuyển vật lý, cũng Thanh Tịnh được, nhưng phải hiểu và thực hành như sau. Đây là của những vị A La Hán áp dụng để tìm cái Thanh Tịnh giữa dòng luân hồi:
– Dụng công ngồi tọa thiền, ép cho Tâm duyên hợp của vật chất Thanh Tịnh. Để hưởng cái Thanh Tịnh, an vui trong Thế Giới luân hồi. Giống như các ông đang ở trong vùng mưa nhiều gió lớn. Xây một căn nhà kiên cố để an trú trong đó, tạm thời hưởng cái an ổn vậy.
Hầu hết, những người đầu tiên tu với Như Lai, đều thích tu kiểu này. Kiểu này, Như Lai gọi là “Niết Bàn tịch tĩnh”, tức Niết Bàn ở trong vùng cô tịch và yên lặng. Danh từ chuyên môn gọi là “A La Hán”.
Như Lai cũng dạy cho các ông biết :
Nơi Thế Giới Nhân – Quả vật lý Âm Dương này, khồng ai phá vỡ bất cứ thứ gì được. Vì vậy, Tánh người là phải ở Thế Giới loài Người, không qua Thế Giới khác sống được. Vì sao vậy? Vì ở mỗi nơi trong tam giới vật lý Âm Dương này, mỗi nơi đều có tần số sóng Điện từ Âm – Dương riêng, nên loài này không qua loài kia sống được. Như Lai đưa thực tế cho các ông bà thấy: “Con người sống hít thở bằng không khí, không thể nào hít thở bằng nước được, do đó, xuống nước là bị chết ngay”. Con người và vạn vật nơi Thế Giới này, là sống trong quy luật Nhân – Quả Luân hồi của vật lý Âm Dương, nên bắt buộc phải luân chuyển, không ai cưỡng lại được, dù người đó là Vua cõi người hay làm Chúa Cõi Trời cũng không thay đổi được.
Quy luật Nhân – Quả như thế nào?
– Vòng cuốn hút Nhân – Quả Luân hồi này, nó là tự nhiên như vậy, mà con người là chủ động tạo ra luân hồi trong tam giới này.
Tại sao con người làm như vậy?
– Vì trong Tánh của mỗi một con người có 16 thứ, mà trong 16 thứ này, có cái “Tưởng” là mạnh nhất. Cũng vì cái Tưởng quá mạnh này, cộng với 15 thứ kia nữa, nên con người sanh ra cái “Chấp”. Cái Chấp của con người a cũng cho mình là hay, là khôn, là giỏi, nên sanh ra cái “Ngã Chấp”. Khi cái Ngã Chấp nó thành ra một “Khối cứng ngắc” rồi, chính cái Khối này là “Ta hay Tôi” đó.
Trong Ta hay Tôi có cái gì ở trong đó? Có Phật Tánh ở trong đó. Ban đầu, Phật Tánh bị hút vào trong cái vỏ bọc của Tánh người. Tánh Phật không biết đường nào thoát ra ngoài để trở về Bể Tánh Thanh Tịnh. Nên Tánh Phật sử dụng cái Tưởng của Tánh người để tìm đường thoát ra. Vì Tánh Phật sử dụng cái Tưởng của Tánh người, nên tạo ra “sản phẩm”, khi đã có sản phẩm rồi, phải có nơi cất giữ, để khi nào muốn sử dụng lại, móc ra sử dụng. Do vậy, cái kho cất giữ này được Điện từ Âm – Dương tự động cuốn hút để hình thành ra là một cái “Kho”. Cái Kho này, chuyên chứa những suy tư và tưởng tượng của Phật Tánh tưởng tượng ra. Do đó, cái Kho này được gọi là kho “Tàng thức”, tức cái kho chứa hiểu biết do Tánh Phật sử dụng cái Tưởng của Tánh người tưởng tượng ra.
Theo quy luật Nhân – Quả và luân chuyển nơi Thế Giới này, hể cái gì có, thì phải bị hút đi theo dòng luân chuyển, mà Đức Phật gọi là luân hồi. Cái kho Tàng thức này, Tánh Phật của mỗi người tưởng tượng ra không biết bao nhiêu là chuyện, nên cái Kho này, nó phải tự nhiên luân chuyển do Điện từ Âm – Dương cuốn hút và kéo đi. Căn bản của mỗi cái Kho chứa như sau:
1/- Tánh Phật tưởng tượng làm Phước thiện thật nhiều, cốt để mong thoát ra ngoài cái vỏ bọc của Tánh người đề trở về Bể Tánh Thanh Tịnh.
2/- Tánh Phật tưởng tượng cầu mong người nào đó, để mong thoát ra ngoài cái vỏ bọc Tánh người để trở về Bể Tánh Thanh Tịnh.
Chính 2 phần này, là nguyên nhân tạo ra “Nghiệp”; mà Nghiệp là đầu mối dẫn đi trong 6 nẻo luân hồi. Vì Tánh Phật bị luân hồi trong 6 nẻo nên rất thích như khi:
– Làm Trời, ham hưởng sung sướng.
– Làm Tiên, ham hưởng vui chơi.
– Làm Người, thích có danh lớn, thích giàu sang để người khác kính nể, thích làm thầy để người khác lạy mình, thích bịa những chuyện không thật để dụ lấy tiền của người ngu khờ, v.v…
Vì vậy mà Tánh Phật quên đi mong muốn ban đầu là trở về Bể Tánh Thanh Tịnh.
Chính cái tưởng tượng suy nghĩ và ham muốn này, nó chứa vào cái kho Tàng thức, nên cái kho này là một Khối Nghiệp! Cái kho Khối Nghiệp này là do Phật Tánh tự tạo ra để Khối nghiệp mang Tánh Phật đi luân hồi trong 6 cõi không ngày cùng, cũng vì Tánh Phật sử dụng Tánh người mà ra vậy!
Cái sai lầm của Tánh Phật là sử dụng Tánh người. Cũng may cho Tánh Phật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là nhờ Đức Phật Nhiên Đăng dạy cho Ngài biết chỗ sai này và dạy cho Ngài biết Công thức trở về Bể Tánh Thanh Tịnh, tức quê xưa của Ngài, Ngài thương chúng ta mà dạy lại chúng ta. Ngài từ bi dạy chúng ta như vậy, mà chúng ta không chịu nghe, mà lại chửi Ngài, nói Ngài là ông Thầy bị điên! Còn chứng ta nói mình là người quá khôn, nên ngày đêm sáng tối cứ cắm đầu lạy người lường gạt mình, đưa tiền cho họ xài, mà nói mình là người khôn nhất trên đời này!
Tại sao chúng ta ngu ngốc như vậy? Vì vô số đời trước, chúng ta lường gạt người khác, thì hôm nay phải trả quả thôi. Đây là Qui luật Nhân – Quả của Thế Giới này vậy.
Con người sống nơi Thế Giới này, dù có tài ba đến mấy, khôn lanh đến cỡ nào, Thần thông có cao đến đâu, v.v.. cũng không thoát ra ngoài Nhân – Quả ở Thế Giới này được.
Đức Phật có dạy người có Thần thông như sau:
Trong 10 đệ tử lớn của Đức Phật, có ông Mục Kiền Liên là người có Thần thông bậc nhất. Ông muốn lên Cõi Trời nào cũng được. Xuống tầng Địa ngục tận cùng cũng rất dễ. Vì ông có Thần thông tuyệt đỉnh như vậy, nên ông không tin là Nhân – Quả cao hơn Thần thông của ông. Nên khi Hoàng tộc của Đức Phật bị Nhân – Quả phải trả, ông có trình thưa hỏi Đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Hoàng tộc của Đức Thế Tôn bị người khác giết hại như vậy, sao Đức Thế Tôn không cứu Hoàng tộc mình?
Đức Phật nói với ông rằng:
– Này ông Mục Kiền Liên: Luật Nhân – Quả nơi Thế Giới này không ai phá vỡ được, kể cả Như Lai. Như Lai cũng cho ông biết: vì gia đình của Như Lai bị Nhân – Quả phải trả, nên Như Lai đành đứng nhìn!
Ông Mục Kiền Liên không tin Nhân – Quả có lực mạnh hơn Thần thông của ông, nên ông có trình xin Đức Phật cho phép ông sử dụng Thần thông để đem Hoàng tộc của Như Lai lên núi cao để tránh nạn. Đức Phật ngăn ông hoài không cho ông sử dụng Thần thông để cứu Hoàng tộc của Như Lai. Đợi khi Như Lai vào Tịnh thất nghỉ, ông mới sử dụng Thân thông hóa thành một cái nhà, mọi người trong Hoàng tộc thấy cái nhà tự nhiên xuất hiện, tưởng rằng Đức Phật hóa nhà để cứu họ. Khi mọi người vào trong nhà hết, cái nhà tự nhiên bay lên núi. Ông Mục Kiền Liên bay lên mở cửa nhà ra, không ngờ những người trong nhà đều chết hết. Đức Phật xuất hiện và nói với ông:
– Như Lai đã nói với ông rồi, Nhân – Quả nơi Thế Giới này không ai có thể phá vỡ được, ông không tin. Như Lai cũng cho ông biết: Ông sử dụng Thần thông lần này là vi phạm luật Nhân – Quả rồi đó, kể từ nay ông không còn sử dụng Thần thông được như trước nữa.
Đức Phật vừa dạy ông Mục Kiền Liên xong, Đức Phật xuống Tịnh thất. Ông Mục Kiền Liên ở trên núi 1 giờ sau, dụng Thần thông để bay xuống núi, nhưng ông dụng công hoài mà không được, nên đành đi bộ xuống núi bằng 2 chân của mình.
Khi ông xuống núi đến gặp Đức Phật trình việc ông bị mất Thần thông của mình.
Đức Phật dạy ông:
– Đây là Nhân – Quả ông phải trả, không phải hết đâu. Khi mà nhiều người biết ông bị mất Thần thông, họ tìm cách đánh ông cho chết đó, để họ trả thù ông, khi ông còn Thần thông đi ngăn cản chuyện làm của người khác.
Quả thật như vậy, sau này ông Mục Kiền Liên bị những người trước kia tranh giành và đánh lộn với nhau, bị ông Mục Kiền Liên sử dụng Thần thông ngăn cản. Nay ông không còn Thần thông nữa, nên họ trêu chọc và đánh ông cho đến chết!
 
Câu 3: Thanh Tịnh mà tập cho nó Thanh Tịnh, cái Thanh Tịnh mà tập được đó. Đức Phật bảo quăng sông cho rồi. Vì sao Như Lai nói như vậy? Vì cái Thanh Tịnh nó là tự nhiên. Người tu theo Thiền Tông phải hiểu 2 phần:
1/- Nhận ra được Tánh Phật, sống với Tánh Phật là tự nhiên Thanh Tịnh.
2/- Sống với Tánh người là phải suy nghĩ lăng xăng, không Thanh Tịnh được.
Phần này, các vị tu theo pháp môn Tiểu thừa, họ không biết chỗ cao sâu này, nên họ sử dụng Thân và Tâm duyên hợp, dụng công tu 37 pháp: Quán, Tưởng, Sát, Dẹp, Diệt, Cầu mong, v.v… Đức Phật bảo: Sử dụng Thân và Tâm duyên hợp tu để thành Phật; Các ông lấy cát nấu để thành cơm vậy!
Vì nhiều vị không biết, nên đứng trước đại chúng huênh hoang nói rằng:
– Nhập Thất tu 3 tháng sẽ lòi ra Phật Tánh!
– Ngồi Thiền niêm mật sẽ lòi ra Phật Tánh!
-Lạy quên thân mạng sẽ lòi ra Phật Tánh!
Đức Phật nói: Các ông đừng lừa người mà phải bị làm “Hoa Báo” đó!
 
Câu 4: Muốn thấy, biết dòng Điện từ Âm – Dương thì phải dụng công tu hành thành tựu 2 phần như sau:
1/- Tu chứng Thiên nhãn thông.
2/- Tu chứng quả vị A La Hán.
Còn người bình thường, muốn thấy được dòng Điện từ Âm – Dương thì phải thực hiện như sau:
1/- Mua 1 cái máy đo “Điện Tâm Đồ”, lấy kẹp của máy, kẹp vào cổ tay và chân, gắn vô ngực, cho máy chạy thì nhìn thấy được dòng Điện từ Âm – Dương này.
2/- Mua máy nghe nhịp tim, nghe như sau:
Nghe tiếng “Tắc” là tiếng của Điện từ Âm.
Nghe tiếng “Bum” là tiếng của Điện từ Dương.
3/- Học thuộc “Tuần hoàn cơ thể học”. Đặt ống nghe vào “Động mạch”:
A- Nghe Mạch máu đập mạnh là do Điện từ Dương tống máu đi nuôi khắp châu thân.
B- Nghe Mạch máu chảy êm là do Điện từ Âm hút máu trở về tim.
 
Câu 5: Ý không suy nghĩ, rỗng lặng, hằng tri, là Ý Thanh Tịnh. Cái Ý Thanh Tịnh, rỗng lặng, hằng tri này, là không thiện không ác.
Ví dụ:
Thấy người khác làm thiện, minh vẫn tự nhiên biết họ đang tạo nghiệp thiện.
Thấy người khác sát hại ai đó, hoặc con gì đó, hay làm khổ người khác, mình vẫn tự nhiên biết là người đó đang tạo nghiệp ác.
Mình vẫn biết, nhưng biết trong cái Thanh Tịnh, rỗng lặng và hằng tri. Nếu muốn can thiệp vào chỗ người khác đang làm ác này, thì mình phải là người như sau mới dám can thiệp vào được:
Tâm duyên hợp của mình phải thật sự Thanh Tịnh.
Sử dụng Tâm Thanh Tịnh này khuyên can người làm ác này, thì người làm ác này tự nhiên bỏ chuyện làm ác của họ.
Còn Tâm của mình chưa được như vậy, thì đừng xen vào, nếu xen vào là mang họa vào thân!
 
Câu 6: ứng dụng “Nhất tự thiền” trong cuộc sống hằng ngày như sau:
1/- Trước, mình chưa biết tu Thiền Tông, nghe ai nói chỗ nào linh thiêng cũng tìm đến cầu xin khẩn lạy.
2/- Nghe ông thầy có danh tiếng, đến lạy ông ta để khoe mình là người đã đến gặp ông thày danh tiếng này, rồi xin làm đệ tử của ông ta. Mục đích chánh của mình là nương danh ông thày này để lấy danh với thiên hạ.
3/- Người tu hiện nay, phần nhiều là để kiếm danh và lợi, chứ chưa thấy có vị thầy nào đứng ra dạy cho người khác Giác Ngộ và Giải Thoát cả.
4/- Nay, biết tu Thiền Tông rồi, thì “Nhất tự thiền”, áp dụng như sau:
A- Ba phần nói trên phải tìm hiểu cho rỗ, phải “Buông” những cái tin liền, phải tìm hiểu thật kỹ coi đúng hay sai.
B- Đặc biệt, mình phải “Buông” những ông thầy lừa người. Những ông thầy lừa người này, ông ta nói nhu sau: “Tôi nhập Thất” 3 tháng là tôi biết tất cả!?
Đức Phật dạy:
– Ông này là kẻ đại lường gạt đó, hãy tức khắc “Buông” ông ta ra.
5/- Ứng dụng “Nhất tự thiền”:
A- Trước kia, ai nói gì, không liên quan đến mình, mình cũng xen vào.
B- Những việc người khác làm không liên quan đến mình, mình cũng góp ý vào. Người xung quanh nói mình là “Người nhiều chuyện”.
C- Nay biết tu Thiền Tông rồi: đem “Nhất tự thiền” ra áp dụng như sau:
Không xen vào chuyện của người khác.
Mình làm việc, cứ Thanh Tịnh mà làm, chỉ chú ý việc làm của mình là phải.
Lấy 4 câu sau đây của Đức Phật dạy ra áp dụng:
– Chỉ cần bỏ chuyện thế gian
– Những chuyện người khác không màng đến chi
– Tâm ta Thanh Tịnh một khi
-“Rơi vào Bể Tánh” chính đây cội nguồn.
 
Câu 7: Câu “Nghiệp chướng bổn lai không” này, người nào đạt được “Bí mật Thiền Tông” trở lên, hoặc người này tu tập không dính mắc vào chuyện thế gian, thì người này mới áp dụng câu này được.
Vì sao họ áp dụng được?
– Vì Tâm của họ đã vô trụ với tác động bên ngoài, nên họ áp dụng được. Nếu trước kia họ có gây tội ác gì. Hôm nay, họ tu theo Thiền Tông đã đạt được “Bí mật Thiền Tông” rồi, hoặc cao hơn, thì những tiếng người khác chửi họ, họ không bị dính vào. Trước kia họ có gây nghiệp, nay họ biết tu Thanh Tịnh thiền, “Buông” được tất cả. Vì vậy, những nghiệp chướng trước kia họ làm ra, nay có đến với họ, họ cũng không dính mắc, thì họ thấy nghiệp chướng này, coi như là không với họ vậy. Họ được như vậy, nên họ mới dám nói “Nghiệp chướng bổn lai không”. Còn người nào đụng cái gì cũng dính, mà nói câu này, thì tai họa bị gia tăng đối với người đó.
 
Câu 8: Phật tử Thiền Tông nói: “Thần chú có lợi lạc chúng sanh”.
“Đem tiếng chúng sanh áp dụng vào câu này bị sai”.
Sai chỗ nào?
– Sai ở chỗ: Câu Thần chú có 3 loại căn bản:
1/- Câu Thần chú “Thủ Lăng Nghiêm” để trừ Tà!
2/- Câu Thần chú “Đại Bi” để giúp người niệm an vui.
3/- Câu Thần chú “Dược Sư” để trị bệnh thân tứ đại.
Nói tóm lại, câu Thần chú chỉ để giúp cho 1 phần người nào đó thôi, chứ không phải cho tất cả mọi người. Còn chữ chúng sanh là nói tất cả sinh vật ở trong Tam giới này, từ các Cõi Trời đến tận 18 tầng Địa ngục. Sai là chỗ Phật tử Thiền Tông nói gọp tất cả vậy.
Điều kiện, câu Thần chú tác động được với người nào đó, thì người đó phải có tần số Điện từ Âm – Dương ngang bằng với cái lực “Bủa ra của Điện từ Âm – Dương”, của câu Thần chú này. Còn người nàọ không có tần số ngang bằng, thì không cảm nhận được.
 
Câu 9: Người đạt được “Bí mật Thiền Tông” có 2 dạng:
– Dạng một: Tự mình đạt được “Bí mật Thiền Tông”: Tự tu, tự chứng, tự mình Giải Thoát, tự viết ra những sự cảm nhận và hiểu biết của mình để lưu lại cho người sau biết, không cần làm kệ.
– Dạng hai: Còn người đạt được “Bí mật Thiền Tông”, muốn đứng ra giúp cho người khác, thì người này bắt buộc phải có ít nhất 12 câu kệ trở lên, nói lên chỗ đạt được Bi mật Thiền tâng cúa mình. đây là qui định cua Đức Phức dạy trong Huyền Ký của Ngài. Vị nào muốn truyền bí mật Thiền Tông” thi phải nghiêm chỉnh thực hiện, Sau này, tiến cao hơn nữa là đưọc phong Thiền Tông sư hay Thiền Tông gia, để được danh chánh ngôn thuận làm Việc, theo Qui luật của thế giớỉ nhắn quả vật lý Âm Duong này.
– Người Tu theo Đạo của Như Lai không biết phấp môn Thiền Tông là tu làm sao Vì thấy pháp môn Thiền Tông này quá cao quí, nhiều người thích. Vì vậy, có nhiều “thầy” bịa ra nói: “Vào Thất dụng công tu hành 3 tháng thì được “Tánh Phật” của chỉnh thầy ta, rồi tự tuyên bố mình là “Thiền sư”, dụ nhiều người khờ khạo đến lạy và cùng tiền. Khi dược danh lớn rồi, tự nhiên có người bỏ tiền ra mời mình đi du lịch, đã không tốn tiền, mà còn được người bò tiền ra đó, tuy tôn là “Tôn sư: nữa. Cái “bệnh ” của con người là nghe ai nói gì cũng tin, không chịu kiểm chứng Vì vậy, Đức Phật bảo, minh là kẻ đáng thương là vậy!
Đức phật dạy rõ :
– Nhân qủa vật lý Âm Dương nơi Thế Giới này, lừa người ngu khờ thì được. chứ lừa Nhân – Quả thì làm sao được. Người nào cố tình làm như vậy. tự mình mở con đường “Hoa Báo ” để đi vào. Mà trước khi đi vào con đường này, đầu tiên minh phải tập sống như thực vật trước đã, để từ từ thích nghi với đời sổng thực vật một thời gian dải, thì mới vào sống lâu dài với các loài này được.
 
Câu 10: Những hiện tượng nhận “Điển Quang, mượn xác” để dạy chúng sanh tu hành, mà người ta thường dùng danh từ Vô vi, Bề trên, về dạy dỗ chúng sanh đời Mạt pháp này. Những việc đó Phật và Bồ Tát có làm như vậy không? Những hiện tượng đó ai làm ra. Thành phần nào trong Tam giới này?
– Muốn hiểu hiện tượng: Điển Quang, Vô vi, Bề trên, Mượn xác, thì phải hiểu như sau:
Một: Điển Quang:
A- Trong Phật giới thì có Điện từ Quang để làm sự sống cho Phật Tánh, chư Phật và công dụng cho nhiều thứ khác.
B- Trong Càn khôn Vũ trụ và Tam giới thì có Điện từ Âm – Dương:
– Bảo quản, luân chuyên, để Càn khôn Vũ trụ, Tam giới hay Thế Giới này được tồn tại.
C- Điện từ Âm – Dương có công dụng là phát ra ánh sáng, tức phát quang.
D- Còn ai đó nói sử dụng “Điển Quang” để dạy Đạo. Vậy, vị đó là ai trong Tam giới này?
Trả lời:
– Trong Tam giới có các loài: Trời, Tiên, Con Chiên, không đến với loài Người được.
Vì sao vậy?
– Vì tần số Điện từ Âm – Dương của các loài này rất Dương, nên không vào Thế Giới loài người được. Như vậy người mượn Điển Quang ấy là ai? Tìm hiểu như dưới đây thì sẽ biết người ấy là ai?
– Loài Thần, có thần thông, nên mượn ánh sáng “Điển Quang” này được. Nhưng những vị Thần không biết Giác Ngộ là gì, thì làm sao dạy Đạo Giải Thoát cho loài người được.
Nhưng, những vị Thần làm cho loài người vui được, họ chỉ làm được như sau:
– Họ nương Điển Quang, gởi ít thần thông vào Điển Quang này, bủa vào thân của những người ham thích. Nhờ vậy, người này được an vui một thời gian ngắn rồi hết. Khi người nhận được an vui này, muốn có an vui tiếp thì phải làm 2 việc như sau:
1/- Lập bàn thờ, thờ vị Thần này.
2/- Ngày nào cũng cúng cho vị Thần này ăn.
Hai: Vô vi: Đây là biến chuyển của vật lý, nhiều người mượn sự biến chuyển của vật lý này nói với những người kém hiểu biết, để những người này tin là có Thần hay Thánh ban Phước. Mục đích của những người này là, dụ người khờ đến cầu lạy để cúng tiền cho vị Thần hay vị Thánh này. Nhưng vị Thần hay Thánh này đâu có xài tiền, mà những người bịa ra đó họ xài. Biến chuyển vật lý nó là như vậy, chứ Vô vi cái gì. Danh từ Vô vi là nói với những người kém học thức, chứ nói với những vị có học vấn cao, họ cười cho.
Ba: Bề trên: Đây là “sản phẩm” của người có đầu óc khôn lanh lường gạt những người ngu khờ, cũng để kiếm tiền, chứ không ngoài gì khác.
Bốn: Mượn xác: Đây là chuyện của những “Ông Đạo” lừa người khờ khạo, như:
1/- “Sư Vải bán khoai” dạy Đạo ru ngủ lòng người, chớ đâu có dạy Đạo Giải Thoát?
2/- “Phật Thầy Tây An” cũng vậy?
3/- “Đạo Dừa” cũng thế thôi.
Và rất nhiều vị khác cũng vậy. Thậm chí, người tu theo đao Giải Thoát, mà còn không biết Giải Thoát là gì, cũng vì ham danh mê tiền, xưng mình là “Thiền sư”, để dụ nhiều người đến lạy, họ cúng tiền cho xài.
Đệ tử chánh thống của Phật mà còn làm vậy, huống chi là người ngoài đời.
Nói tóm lại, loài người sống nơi Thế Giới này, ỉà sống bằng vật chất. Vì vậy, họ nói và làm bất cứ thứ gì miễn là có tiền là được, còn chuyện Giác Ngộ và Giải Thoát không ai dám làm cả. Trừ khi người nào đó dám thực hiện giống như Thái tử Tất Đạt Đa ở nước Ấn Độ ngày xưa. Còn ở Việt Nam phải thực hiện như Đức vua Trần Nhân Tông, thì người này mới dám tuyên bố mình tu theo “Đạo Giác Ngộ và Giải Thoát”.

 
TRÍCH: NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1 (QUYỂN 2)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN