Cấu trúc Càn khôn Vũ Trụ

Trước khi vào đọc một phần tập Huyền Ký của Đức Phật và những vị ngộ Thiền, xin quý vị tìm hiểu lời của Đức Phật dạy cấu trúc Càn khôn Vũ Trụ, Tam Giới, Phật Giới như thế nào, tu sao Giải Thoát, tu sao còn bị Luân hồi, nếu quý vị biết rõ thì mới mong hiểu đúng lời của Đức Phật dạy được.
Vậy, mời quí vị tìm hiểu:
I- Cấu trúc Càn khôn Vũ Trụ và số lượng một Tam Giới
– Trong Càn khôn Vũ Trụ nhỏ nhất là một Tam Giới.
– Trong một Tam Giới có 45 Hành tinh có sự sống.
– Có Hằng hà sa số Hành tinh làm vật tư.
Một vùng có 1 ngàn Tam Giới gọi là 1 Tiểu thiên Thế Giới.
Một Tiểu thiên Thế Giới, nhân cho 1 ngàn nữa, số ra này là 1 triệu Tam Giới, gọi là Trung thiên Thế Giới.
Đem Trung thiên Thế Giới nhân cho 1 ngàn nữa, số ra này là 1 tỷ Tam Giới, gọi là 1 Đại thiên Thế Giới.
Còn Tam thiên đại thiên Thế Giới là lấy 1 tỷ Tam Giới nhân cho 1 ngàn nữa, số ra này là 1 tỷ tỷ Tam Giới.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sử dụng Phật nhãn của Ngài nhìn thấy trong Càn khôn Vũ Trụ này có Hằng hà sa số Tam thiên đại thiên Thế Giới như vậy. Đồng nghĩa, đem số cát của mấy tỷ sông Hằng ra đếm, số hạt cát của mấy tỷ sông Hằng cũng không bằng số Tam thiên đại thiên Thế Giới trong Càn khôn Vũ Trụ này nữa.
II- Cấu trúc Phật Giới và nhiệm vụ của mỗi vị Phật
– Càn khôn Vũ Trụ có đến đâu thì Phật Giới có đến đó. Trong Phật Giới có 2 sự sống:
– Một là Tánh Phật: Có Hằng hà sa số không thể đếm được. Đức Phật gọi là bất tư nghì, tức không thể suy nghĩ được.
– Hai là chư Phật, cũng có Hằng hà sa số và cũng bất tư nghì.
– Việc làm của mỗi vị Phật như sau:
– Một là các Ngài sử dụng Phật nhãn để quan sát nơi Thế Giới loài Người, thấy người nào có ý muốn Giải Thoát, thì vị Phật liền ứng thân hay hóa thân đến khiến cho người này tìm đến nơi đang phổ biến Pháp môn Thiền Tông. Khi người này nghe một vài chương sách hay vài câu kệ liền nhận ra Tánh Phật của mình là gì, Tánh Người của mình có mấy thứ, và biết được Công thức trở về Phật Giới.
III- Cấu trúc một Tam Giới
– Một Tam Giới có 45 Hành tinh có sự sống.
– Có Hằng hà sa số Hành tinh làm vật tư.
– Được cấu trúc như sau:
1/- Ở trung tâm: Có 1 Hành tinh lửa cháy liên tục, loài Người gọi là Mặt Trời, cũng gọi là Thái Dương.
2/- Vòng một: Xung quanh Mặt Trời gọi là Hoàng Đạo một.
– Có 6 Hành tinh Tứ Đại, loài Người gọi địa cầu.
– Là nơi sinh sống của 5 loài:
1- Thần (A Tu La). 2- Người. 3- Ngạ Quỷ. 4- Súc Sanh. 5- Địa Ngục. Và Thực vật.
3/- Vòng hai: Xung quanh Mặt Trời gọi là Hoàng Đạo hai.
– Có 11 Hành tinh gọi là Cõi Trời Dục Giới.
– Là nơi sinh sống của loài Trời.
– Các Hành tinh này cấu tạo bằng 5 màu sắc của điện từ Âm Dương cường lực rất mạnh và đậm.
4/- Vòng ba: Xung quanh Mặt Trời gọi là Hoàng Đạo ba.
– Có 17 Hành tinh gọi là Cõi Trời Hữu Sắc.
– Là nơi sinh sống của loài Trời và loài Tiên.
– Các Hành tinh này cấu tạo bằng 12 màu sắc của điện từ Âm Dương rực rỡ. Chia ra 2 nơi như sau:
A/- Có 11 Hành tinh rực rỡ và vui tươi.
B/- Có 6 Hành tinh rực rỡ nhưng rất Thanh Tịnh.
5/- Vòng bốn: Xung quanh Mặt Trời gọi là Hoàng Đạo bốn.
– Có 11 Hành tinh gọi là Cõi Trời Vô Sắc.
– Là nơi sinh sống của loài Trời Vô Sắc.
– Các Hành tinh này cấu tạo bằng điện từ Âm Dương không màu sắc.
6/- Ở trong Tam Giới này có 1 Lỗ đen Vũ Trụ, gọi là “Máy sản xuất ra Hành tinh Tứ Đại”, khi có Hành tinh Tứ Đại nào hết tuổi thọ bị tan rã ra thành bụi không gian, thì Ban bệ trời Tứ Thiên Vương gom Hành tinh vật tư đưa vào Lỗ đen Vũ Trụ, để Lỗ đen này sản xuất ra Hành tinh mới.
Qui trình sản xuất ra một hành tình Tứ Đại như sau:
Một: Đầu tiên, Ban bệ trời Tứ Thiên Vương cho hút Hành tinh vật tư Lửa vào Lỗ đen Vũ Trụ, đưa vào Trung tâm lực quay của điện từ Âm Dương, quay khi nào Hành tinh Lửa này tự động quay chuyển được.
Hai: Tiếp, Ban bệ trời Tứ Thiên Vương cho hút Hành tinh đất chịu nhiệt vào, phủ lên Hành tinh Lửa, để ngăn cách sức nóng của Hành tinh Lửa.
Ba: Tiếp nữa, Ban bệ trời Tứ Thiên Vương cho hút Hành tinh vật tư đất rải đều lên bề mặt đất chịu nhiệt.
Bốn: Kế tiếp, Ban bệ trời Tứ Thiên Vương cho hút Hành tinh vật tư bằng đá rải từng vùng trên mặt đất này.
Năm: Tiếp theo nữa, Ban bệ trời Tứ Thiên Vương cho hút vật tư nước và muối tưới phủ lên mặt đất.
Sáu: Tiếp theo, Ban bệ trời Tứ Thiên Vương cho hút Hành tinh vật tư không khí cho vào bao trùm Hành tinh gọi là Tứ Đại này lại.
Bảy: Khi Hành tinh Tứ Đại quay trong Vùng vận hành Âm Dương được ổn định nhiệt độ và sức hút Vật lý được đạt chuẩn. Ban bệ trời Tứ Thiên Vương liền tìm trong bụi không gian những mãnh bụi nào có thực vật liền cho chui qua Lỗ đen Vũ Trụ để phủ lên bề mặt Hành tinh Tứ Đại này.
Tám: Hành tinh Tứ Đại này khi đạt chuẩn:
– Sức hút Vật lý điện từ Âm Dương.
– Tạo được nhân quả Luân hồi.
Ban bệ trời Tứ Thiên Vương điều khiển cho ra ngoài Vùng vận hành, đưa đến vòng Hoàng Đạo một, nơi có Hành tinh Tứ Đại đã tan vỡ ra thành bụi không gian. Đưa Hành tinh này vào thế chỗ mà trước kia Hành tinh bị tan rã.
Chín: Khi Hành tinh này luân chuyển trong vòng Hoàng Đạo một của Tam Giới được ổn định, Ban bệ trời Tứ Thiên Vương đã hết nhiệm vụ.
Mười: Khi Hành tinh Tứ Đại vào vòng một của Tam Giới đạt chuẩn:
– Sức hút Vật lý điện từ Âm Dương.
– Tạo được nhân quả Luân hồi.
Cũng là đến lúc các Hành tinh Tứ Đại chung quanh vòng Hoàng Đạo một, loài Người đã văn minh lên cao, cũng là đến lúc Hành tinh này sắp bị loài Người hủy diệt sự sống, nên có một số loài Người sử dụng phi thuyền chở người và động vật đến sinh sống. Đây là thủy tổ loài người và động vật nơi Hành tinh mới hình thành này.
IV- Sự sống nơi Địa Cầu này
Như nói ở trên, nơi địa cầu có 5 loài sống chung, và việc làm của mỗi loài như sau:
Một: Nơi ở và làm việc của loài Thần có 4 nhiệm vụ chánh:
1/- Sống ở trên núi cao và cây to.
2/- Mỗi khi các nơi Đình hay Miểu có ai đến thề hay cúng cầu xin một điều gì, thì vị Thần Chủ đề cử vị Thần có nhiệm vụ đến chứng kiến lời thề của con người và hưởng dụng thực phẩm cúng của con người.
3/- Làm những hiện tượng lạ để loài Người tin mà không dám làm sai lời thề của mình, cũng để con người cúng kiếng thường xuyên.
4/- Nương vào những người khôn lanh thích linh thiêng, sai khiến người này lập ra Đạo để thỏa mãn lòng ham muốn của con người.
Đức Phật dạy:
Tại sao loài Người phải nương vào Đạo?
– Vì trong Tánh của con người có cái Tưởng – Tham và Sợ, nên phải nương vào Đạo, để con người không Sợ mà yên lòng sống nơi Thế Giới cuốn hút của Vật lý Âm Dương này.
Nơi Trái Đất này có 5 loài sống chung, loài Thần có thần thông và Phước đức vô lượng. Nhờ thần thông và Phước đức vô lượng nên vị Thần nương vào thân của người có sắc diện đẹp và ăn nói lưu loát để lập ra Đạo, làm thỏa mãn cái Tưởng – Tham và Sợ của con người.
Nhưng khi Đạo được thành lập ra, có những người lợi dụng Đạo để mưu lợi riêng cho mình, nên chia phe phái tranh giành quyền lực khiến trong Đạo không an.
Hai: – Loài Người có 2 việc làm:
1/- Tạo ra nhiều vật chất để phục vụ con người và cũng để sát hại con người.
2/- Sử dụng cái Tưởng của Tánh người, để kéo con người đi trong 6 nẻo Luân hồi và 1 con đường làm thực vật.
Loài người có 2 dạng:
Dạng 1: Thích lao động để làm ra vật chất, tức sống bằng trí óc và sức lực của chính mình.
Dạng 2: Không thích lao động, mà thích ở không lại muốn có tiền xài, nên sản sanh ra mưu mô bịa đặt lường gạt người khác để có tiền.
Ba: – Loài Ngạ Quỷ có 2 việc làm:
– Hù dọa người yếu bóng vía.
– Giành giựt của người khác để ăn.
Bốn: – Loài Súc Sanh có 1 việc làm:
– Trả nhân quả khi còn làm người mang nghiệp sát.
Năm: – Loài Địa Ngục có 1 việc làm:
– Trả nhân quả khi còn làm người mang trọng tội.
Riêng loài Thực vật:
– Để tiếp nhận những người tu hành mà không biết Giác Ngộ Giải Thoát là gì, nói là mình biết, để dụ nhiều người đến nghe, móc túi tiền của những người không biết này, nên bị nhân quả kéo vào làm loài thực vật trả nhân quả do lừa người khác.
V- Sự sống ở Cõi Trời Dục Giới có 3 nơi
Nơi một: Có 9 Hành tinh:
– Tự do ăn uống.
– Tự do quan hệ Nam Nữ.
– Tự do vui chơi.
– Không lao động.
Chỉ vui hưởng phước.
– Khi hết tuổi thọ trở lại Thế Giới loài Người sống tiếp, để tạo nghiệp khác Luân hồi nữa.
Nơi hai: Cõi Trời Thượng Đế cũng gọi là Ngọc Hoàng:
Sống ở Cõi Trời này phải sống trong khuôn phép:
– Ăn uống phải đúng giờ.
– Quan hệ Nam Nữ phải được Bề trên cho phép.
– Vui chơi phải được tổ chức đồng ý.
– Ngày nào cũng cầu xin và lạy Thượng Đế 6 lần. Khi hết tuổi thọ quay trở lại Thế Giới loài Người sống tiếp để tạo nghiệp khác Luân hồi nữa.
Nơi ba: Cõi Trời Tứ Thiên Vương:
Cõi Trời này chuyên điều hành các Hành tinh nơi Tam Giới này.
VI- Cõi Trời Hữu Sắc chia ra làm 2 nơi
Nơi 1:
– Tự do: Vui chơi, ăn uống, quan hệ Nam Nữ.
– Không lao động.
Trong Tam Giới, chỉ có Cõi Trời Hữu Sắc là sướng vui bậc nhất.
Nơi 2: Nước Tịnh Độ, loài Người gọi là nước Cực Lạc: Nước Tịnh Độ này sống rất vui tươi, nhưng phải làm việc và học Đạo, mà trong kinh A Di Đà cũng như kinh Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy rất rõ:
– Tự do: Vui chơi và ăn uống.
– Quan hệ Nam Nữ còn trong duyên nghiệp từ loài Người mang đến.
– Ngày nào cũng đi cúng các nơi thờ Phật A Di Đà và các vị Phật quá khứ.
– Hàng tháng có 2 buổi học Đạo Giải Thoát.
– Khi hết tuổi thọ quay trở lại Thế Giới loài Người được Đức Phật A Di Đà dẫn ra ao sen kiểm Thiền.
VII- Sự sống ở Cõi Trời Vô Sắc
Cõi Trời này lúc nào cũng:
– Sống trong Thanh Tịnh.
– Ăn uống trong Thanh Tịnh.
– Quan hệ Nam Nữ trong Thanh Tịnh.
– Vui chơi trong Thanh Tịnh.
Khi hết tuổi thọ quay trở lại Thế Giới loài Người sống tiếp, tạo nghiệp khác, để luân nữa
VII- Quy luật Luân hồi nơi Trái Đất này có 7 phần
PHẦN 1: Tu còn Luân hồi:
Sử dụng thân và tâm Vật lý tu hành, thành tựu trong Vật lý, nên còn Luân hồi, gồm:
1/- Dụng công ngồi tu Thiền Quán, Tưởng của 37 pháp, để biến vật nhỏ ra lớn, hoặc tâm an vui. Pháp môn này Đức Phật dạy 15 năm đầu nên gọi là Nguyên thủy, cũng gọi là Tiểu thừa hay Nam truyền.
2/- Đức Phật đem Pháp môn Nguyên thủy này ra lý luận, giải thích những hiện tượng nơi Thế Giới này. Pháp môn này Ngài dạy 15 năm kế tiếp gọi là Trung Đạo.
3/- 15 năm kế tiếp nữa: Ngài dạy Suy tư, Nghi, Tìm hữu dụng của vật chất nhỏ như vi trần, lớn như Hành tinh, gọi là Đại thừa.
Đức Phật dạy 3 Pháp môn Tiểu, Trung và Đại thừa tổng cộng là 45 năm. Xen vào 45 năm dạy này: Đức Phật có dạy thêm 2 Pháp môn dụng công tu hành nữa:
A- Niệm Phật A Di Đà: Để thấy hình bóng của Đức Phật này.
B- Niệm Chú: Để tích điện từ Âm Dương vào thân để trị bệnh cho người khác.
PHẦN 2: Tu để Giải Thoát:
– Đức Phật dạy không dụng công, mà chỉ trực nhận Tánh Phật của chính mình và sống với Phật Tánh ấy là đủ, Ngài gọi là “Kiến Tánh”. Pháp môn này Ngài gọi là Như Lai Thanh Tịnh Thiền, từ đời Tổ thứ 2 trở đi gọi là Thiền Tông.
PHẦN 3: Đức Phật dạy phổ biến 6 Pháp môn tu của Ngài như sau:
1/- Lý luận, Lạy và cầu, phổ biến nơi Chùa Vật lý.
2/- Niệm Phật, phổ biến trong Chùa Tịnh Độ.
3/- Niệm Chú, phổ biến nơi Chùa Mật Chú.
4/- Thiền Quán, Tưởng, phổ biến trong Thiền viện.
PHẦN 4: Như Lai Thanh Tịnh Thiền (Thiền Tông):
– Chỉ phổ biến ở trong Chùa Thiền Tông.
PHẦN 5: Cấm không đem vào Nhà của Như Lai 4 thứ như sau:
1/- Tu viện là của Đạo Thánh và Đạo Thần.
2/- Xin xăm bói quẻ là của Đạo Tiên.
3/- Xem ngày giờ tốt xấu là của Đạo Mê tín.
4/- Cúng kiếng là của Đạo Ma.
PHẦN 6: Nơi Trái Đất nhân quả cuốn hút của Vật lý điện từ Âm Dương này có 5 loài sống chung như nói ở trên.
Núi Linh Sơn, ngày trăng tròn tháng 6 năm Ca Tỳ La Vệ thứ 245, năm Giáp Thìn.
– Ngài A Nan Đà ghi chép lại.
– Ngài Ma Ha Ca Diếp truyền theo dòng Thiền Tông.
– Ngài Huệ Năng là vị Tổ thứ 33 của dòng Thiền Tông, cho phép ông Thần Hội công bố ra, để cho những người tu theo Pháp môn Thiền Tông biết đừng vi phạm.
 
 
TRÍCH: HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN (QUYỂN 6)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN