Dẫn nhập vào lời dạy của Đức Phật và kệ

DẪN NHẬP VÀO LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT VÀ KỆ

Pháp môn tu Thiền Tông, là Pháp môn không truyền theo các kinh điển thông thường, mà Như Lai chỉ dạy riêng cho Tổ Thiền Tông thứ nhất là ông Ma Ha Ca Diếp, để Tổ này truyền theo dòng Thiền Tông. Vì vậy, Pháp môn Thiền Tông được xếp vào hàng tuyệt mật của Phật giáo. Do đó, hiện nay chúng ta không tìm thấy bất cứ nơi đâu dạy Pháp môn Thiền Tông này.
Tuy nhiên, hiện chúng tôi nghe có vài nơi dạy Pháp môn Thiền Tông học này, và cũng tuyên bố là đã khôi phục lại Thiền Tông. Nhưng khi chúng tôi tìm hiểu thì không phải như những lời của Đức Phật dạy trong Huyền Ký của Ngài. Lời của những vị này đọc sách của các vị Tổ Thiền xưa, họ tưởng là Thiền Tông, nên họ tưởng tượng ra rồi dụng công tu Thiền kiểu này, hành Thiền kiểu nọ, có kết quả theo Vật lý, nên không Giải Thoát được.
Vì sao họ tưởng tượng ra?
Vì họ đang sống trong Vật lý quá lâu, họ lại bị vật chất bao phủ quá dày, nên phải tưởng tượng ra để dụ nhiều người đến nghe, thì họ được cái lợi lớn.
Chúng ta thử tìm hiểu như dưới đây, thì sẽ biết Pháp môn Thiền Tông hiện nay nhiều người đang giảng dạy có đúng là Pháp môn Thiền Tông mà Như Lai đã dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa hay không.
Ngày xưa, khi Đức Phật tuyên dạy Pháp môn Thiền Tông học này, ở nơi hội của Ngài có trên 7 ngàn người; nhưng đã bỏ đi trên 5 ngàn người, chỉ còn lại có 1.250 vị. Có nghĩa là, Pháp môn Thiền Tông học này cực Dương, .tức cực mạnh, đi theo chiều lên, nên những người đi tìm kiếm những mầu nhiệm hay bí ẩn trong Vật lý, tức họ đi tìm chiều cực Âm, nên không thể nào chịu nổi “sức công phá” của Pháp môn Thiền Tông học này, nên họ phải bỏ đi. Còn hiện nay, nếu vị thầy nào tuyên bố mình dạy Pháp môn Thiền Tông, mà rất nhiều người đến nghe, thì vị thầy ấy dạy Thiền Tông của Vật lý, tức dạy Thiền Tông của chiều Âm, nên được nhiều người đến nghe.
Khả năng tuyệt diệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như vậy, mà Như Lai chỉ độ được có 1 người vào được Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh. Có một số ít người đạt được “Bí mật Thiền Tông”, còn Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” cũng không có là bao.
Còn từ đời Tổ thứ nhất đến đời Tổ thứ 32, các vị ấy chỉ độ có 1 người mà thôi.
Đến đời Tổ thứ 33 thì có nhiều người ngộ Thiền Tông hơn, nhưng cũng không có bao nhiêu người đạt được “Bí mật Thiền Tông”. Theo đánh giá của Thiền sư Bá Trượng: Một trăm người Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, chỉ có 1 vị đạt được “Bí mật Thiền Tông” thôi.
Như vậy, Pháp môn Thiền Tông này khó khăn quá mức. Vì chỗ cực kỳ khó đó, nên Đức Phật có dạy: “Vào các đời sau, vị nào nhận được Mạch nguồn Thiền Tông, khi phổ biến được 5, hay 10 người biết, tức khắc phải lẫn tránh ngay!”
Vì sao vậy?
– Vì loài Người đang sống trong cực mạnh của sức hút Vật lý Âm Dương; Âm Dương là do Ma Vương cai quản. Vì vậy, ai quyết chí tu theo Pháp môn Thiền Tông học này, cũng có nghĩa là trực diện đối đầu với Ma Vương, thì khó mà vượt qua vòng phong tỏa của Ma Vương được!
Vì chỗ cực kỳ nguy hiểm và khó đó, nên chúng tôi nhớ lại:
– Thuở xưa, khi Như Lai khám phá ra Pháp môn Thiền Tông học này. Ma Vương đến khuấy phá không được, nên Ma Vương có thề nguyền rằng:
– Này ông Cồ Đàm, hiện ta không làm gì được ông, nhưng sau này các đệ tử của ông, dù lớn hay nhỏ, bề ngoài ăn mặc theo ông, nói là tu hành theo ông, chứ sự thật họ làm theo ý của ta cả!
Để kiểm chứng phần thệ nguyền này, Tổ Thiền Tông đời thứ 28 là Ngài Bồ Đề Đạt Ma. Khi Ngài truyền Thiền Tông cho Tổ Huệ Khả rồi, Ngài nói rộng Pháp môn Thiền Tông học này, Ngài bị những người tu theo sự cai quản của Ma Vương, họ tìm cách giết Tổ, bằng cách cho Tổ uống nước trà có bỏ thuốc độc để giết Tổ!
Tổ Huệ Khả thử nghiệm lần thứ hai, Tổ cũng bị các vị tu theo ý của Ma Vương, họ lo lót cho những người có thế lực trong chánh quyền, bắt giam Tổ và gán cho Tổ tội phản quốc, nên Tổ bị giam cho đến chết!
Thấy gương Đức Phật và hai vị Tổ xưa, nên khi Ngài Lư Huệ Năng được truyền “Bí mật Thiền Tông” rồi, không dám nói ra Pháp môn tu Thiền Tông này liền, mà phải chạy trốn giữa đêm khuya, đợi đến 15 năm sau mới dạy, mà Ngài cũng không dám dạy Pháp môn Thiền Tông này, Ngài chỉ giảng dạy Pháp môn Trung thừa thôi, tức dạy những lý luận của Pháp môn Bát Nhã.
Còn Pháp môn Thiền Tông, Ngài chỉ dạy riêng cho đệ tử nào, Ngài thấy vị ấy có khả năng trực nhận được. Vì vậy, suốt mấy chục năm dạy Đạo của Ngài, cũng không có bao nhiêu người đạt được “Bí mật Thiền Tông”, còn Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” thì có nhiều hơn. Pháp môn Thiền Tông này, Ngài không dám nói trắng ra, mà khi nào có ai hỏi đến chỗ chân thật thì Ngài mới nói. Vì vậy, các vị muốn biết chỗ chân thật này, khi hỏi các Ngài, các Ngài không giải thích, mà chỉ đánh, đạp, nói lạc đề hay há miệng ra mà không nói. Vì chỗ không được phép nói trắng ra đó, nên mỗi người tưởng tượng ra một cách dạy Pháp môn tu Thiền Tông này.
Vì chỗ tưởng tượng đó, nên hiện nay chúng ta thấy nhiều thầy giảng Thiền Tông là do tưởng tượng ra để giảng. Vì vậy, các vị ấy giảng rất nhiều, dùng đủ thứ phương tiện thế mà không ai Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông”, chớ đừng nói chi đạt được “Bí mật Thiền Tông”.
Pháp môn Thiền Tông này được truyền ngoài Giáo lý, nên không tìm thấy trong các kinh sách bình thường. Do vậy, chúng tôi mới nói: Quí vị đi tìm nơi quí thầy giảng Thiền Tông trong Vật lý, cả đời cũng không tìm được! Vì chỗ quá đặc biệt đó, nên chúng tôi chưa thấy, hay biết có vị thầy nào Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông”, chớ đừng nói chi là “Bí mật Thiền Tông”. Vì vậy, chúng tôi có lời khuyên như sau:
 
 
TRÍCH: HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN (QUYỂN 6)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN