|HĐTT| ​ĐỨC PHẬT dạy bà LAM THI PHƯƠNG VŨ và ông KIỀU ĐẮC LỘC


ĐỨC PHẬT dạy bà LAM THI PHƯƠNG VŨ và ông KIỀU ĐẮC LỘC
 
VỊ HỎI THỨ 30:
 
Bà cư sĩ Lam Thi Phương Vũ:
 
Từ chỗ ngồi đứng dậy, ra trước Đức Phật, quỳ gối, chắp tay bạch cùng Đức Phật rằng:
 
- Kính bạch Đức Thế Tôn, cho con hỏi hai câu:
 
- Câu 1: Đến đời mạt pháp, người tu theo đạo phật Thiền tông có được cấp giấy chứng nhận gì không?
 

- Câu 2: Đến đời mạt pháp, người tu theo đạo Phật Thiền tông muốn được truyền bí mật Thiền tông phải có tiêu chuẩn ra sao?
 

Kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con.
 
Đức Phật dạy:
 
- Này bà Lam Thi Phương Vũ, Như Lai trả lời cho bà:
 
- Câu hỏi 1: Đến đời mạt pháp, người tu theo đạo Phật Thiền tông nếu có yêu cầu cấp giấy chứng nhận, thì người này phải có các tiêu chuẩn như sau:
 
1/- Người yêu cầu cấp giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, thì phải:
 
A- Hiểu căn bản Đạo Phật Thiền tông học này.
 
B- Phải có đơn xin cấp giấy giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”.
 
2/- Người yêu cầu cấp bằng chứng nhận đạt được “Bí mật Thiền tông” và truyền “Bí mật Thiền tông”, thì người này phải:
 
A- Giải thích được ý sâu mầu của Như Lai dạy.
 
B- Phải có kệ lưu xuất ra từ trong tánh Phật thanh tịnh của chính mình ít nhất 12 câu.
 
C- Phải có bài giải thích rõ ràng về pháp môn Thiền tông học này.
 
D- Phải trả lời 26 câu hỏi về đạo Phật Thiền Tông đúng trên 60%.
 
E- Phải có đơn xin cấp bằng và truyền “Bí mật Thiền tông".
 
Bà Lam Thi Phương Vũ lại trình thưa hỏi:
 
- Kính bạch Đức Thế Tôn, ngoài hai phần nói trên, người tu theo đạo Phật Thiền Tông được cấp giấy hay bằng gì nữa không, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?
 
Đức Phật dạy:
 

- Này bà Lam Thi Phương Vũ, đạo Phật Thiền Tông học này, ngoài hai giấy và bằng nói trên, còn có bốn loại giấy nữa cấp cho Phật gia, gồm:
 
- Một là, bằng phong “Thiền tông sư” gọi tắt là “Thiền sư”, nếu là người xuất gia tu theo đạo Phật Thiền tông mà đã được bằng Phật gia rồi.
 
- Nếu Phật gia này nhiệt tình giúp trên 30 người giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, trên 15 người đạt được “Bí mật Thiền tông”.
 
- Hai là, nếu người cư sĩ hay người bình thường mà đã có bằng Phật gia rồi, cũng giúp trên 30 người giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, trên 15 người đạt được Bí mật Thiền tông, thì cùng được phong “Thiền tông gia”.
 
- Ba là, bằng “Đủ tư cách quản lý ngôi chùa Thiền tông”.
 
- Nếu Thiền tông sư hay Thiền tông gia này “đủ tư cách quản lý một ngôi chùa Thiền tông”.
- Tự mình bỏ tiền ra cất nổi một ngôi chùa Thiền tông mà không nhận tiền của người khác hỗ trợ, có giấy của chính quyền cho hoạt động.
 
- Bốn là, bằng “Đủ tư cách nối tiếp dòng Thiền tông”.
 
- Nếu Thiền tông sư hay Thiền tông gia này đủ tư cách nối tiếp dòng Thiền tông.
 
Bà cư sĩ Lam Thi Phương Vũ nghe Đức Phật trả lời hết những câu hỏi của mình, bà hết sức vui mừng lễ tạ Đức Phật rồi lui ra.
 

VỊ HỎI THỨ 31:
 
Tỳ kheo Kiều Đắc Lộc
 
Từ chỗ ngồi đứng dậy, ra trước Đức Phật, quỳ gối trịch vai áo bên phải, chắp tay bạch cùng Đức Phật rằng:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, cho con hỏi ba câu:
 
Câu 1: Tại sao loài người thích ở thế giới này?
 
Câu 2: Tại sao trái đất này có xuân - hạ - thu - đông?
 
Câu 3: Luân hồi và nhân quả do đâu mà có?
 
Kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con.
 
Đức Phật dạy:
 
- Này tỳ kheo Kiều Đắc Lộc, Như Lai trả lời ba câu hỏi của ông.
 
Câu 1: Loài người thích ở thế giới này là vì có bốn phần chánh như sau:
 
Một: Thích nhà to.
 
Hai: Thích đất nhiều.
 
Ba: Thích tiền, vàng nhiều.
 
Bốn: Thích địa vị cao.
 
Trên đây là bốn cách mà loài người ai cũng thích.
 
Câu 2: Trái đất này có xuân - hạ - thu - đông là vì trái đất quay theo theo Bầu Hoàn đạo I của Tam giới, quay theo tám phương bốn hướng, nên mới có: Xuân - Hạ - Thu - Đông.
 
Câu 3: Luân hồi và nhân quả có là có hai nguyên do như sau:
 
1/- Trái đất quay lăn trên bề mặt Bầu Hoàn đạo I xung quanh mặt trời theo tám phương bốn hướng, 365 ngày trở về chỗ cũ nên gọi là luân hồi.
 
2/- Trên bề mặt trái đất có lớp đất sanh ra nhân quả.
 
Sở dĩ nhân quả sanh ra được là do:
 
A- Sức hút của điện từ âm dương nơi trái đất này làm cho loài người và vạn vật phải cuốn hút theo chiều thành - trụ - hoại - diệt.
 
B- Thành - trụ - hoại - diệt này là nguyên nhân sanh ra nhân quả.
 
Như Lai đưa ra chứng minh như sau:
 
1/- Con người và muôn vật trên trái đất này sống là phải ăn. Ăn xong là phải thải ra. Nhân ăn nên mới thải ra gọi là nhân quả luân hồi.
 
2/- Con người suy nghĩ và hành động là nhân ban đầu. Thành tựu việc làm là kết quả. Nên gọi là nhân quả.
 
Ví dụ 1 : Như ông bỏ hạt mít xuống đất, dần dần cây mít được mọc lên, lớn lên cây mít ra trái mít. Đây là nhân quả rõ ràng.
 
Ví dụ 2: Như ông bỏ hạt cam xuống đất, dần dần cây cam được mọc lên, lớn lên cây cam ra trái cam. Đây là nhân quả rõ ràng.
 
Tỳ kheo Kiều Đắc Lộc nghe Đức Phật trả lời hết những câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng lễ tạ Đức Phật rồi lui ra.

 
[ Trích Quyển 10: ''HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG'' - Tái bản lần thứ nhất. NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ ]
[Ảnh Internet]