|HĐTT| Làm sao để được ''RƠI VÀO BỂ TÁNH THANH TỊNH PHẬT TÁNH''?

LÀM SAO ĐỂ ĐƯỢC ''RƠI VÀO BỂ TÁNH THANH TỊNH PHẬT TÁNH''?

Thầy giáo Mặc Đăng Quốc lại hỏi:
- Người tu theo Thiền tông làm sao để được "Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh"?
 
Trưởng ban trả lời:
 
- Phần này, chúng tôi không biết phải trả lời ra sao, xin lấy câu hỏi của Ngài Phú Lâu Na, là đệ tử lớn của Đức Phật, hỏi Đức Phật như sau:
 
Kính bạch Đức Thế Tôn, con làm sao để được "rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh"?
 
Đức Phật dạy ông Phú Lâu Na:
 
- Như Lai không thể nói rõ chỗ này được, mà Như Lai chỉ đưa ra hình ảnh sau đây để ông tự hiểu: Như con chim đang bay trên hư không, lúc nó hoạt cánh nhiều để bay nhanh, hoạt cánh nhẹ để bay từ từ, có lúc nó không hoạt cánh, mà dùng đôi cánh để lượn, như vậy con chim có bị rơi xuống đất không?
 
Ngài Phú Lâu Na thưa:
 
Kính bạch Đức Thế Tôn, không.
 
Tại sao không, Đức Phật hỏi:
 
Ngài Phú Lâu Na trình thưa:
 
- Vì đôi cánh của nó còn xoè, nhờ tựa không khí nên con chim không rơi xuống đất được.
 
Đức Phật hỏi ông Phú Lâu Na:
 
- Nếu con chim muốn rơi xuống đất, thì phải làm sao?
 
Ngài Phú Lâu Na trình thưa với Đức Phật:
 
- Con chim ấy, nó phải xếp đôi cánh lại, tức khắc nó sẽ được rơi.
 
đức phật hỏi ngài Phú Lâu Na:
 
- Nguyên lý con chim không được rơi, ông đã hiểu:
còn ông không được "Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh", ông có biết tại sao không?
 
Ngài Phú Lâu Na trình thưa với Đức Phật:
 
- Nhờ Như Lai đưa ra nguyên lý này, nên con đã hiểu tại sao con thanh tịnh hoài mà không được rơi, vì con bị 3 nguyên do như sau:
 
Thứ nhất: Tuy tâm vật lý của con đã thanh tịnh, nhưng trong Tàng thức cuả con nó còn đầy ắp những thứ vọng tưởng mà con đã huân vào từ vô lượng kiếp đến nay. Khi tâm con vừa thanh tịnh, tức khắc những thứ trong Tàng thức của con lại tuông ra. Do vậy, tâm vật lý cuả con khó mà tự nhiên thanh tịnh được.
 
Thứ hai: Vì nghiệp con đã tạo ra trong tam giới này quá nhiều, đồng nghĩa tần số cuả con qúa nặng (Âm), nên khó mà trồi lên để cân bằng với làn sóng của Điện Từ Quang. Do đó, con không được làn sóng Điện Từ Quang hút vào, gọi là "Rơi".
 
Thứ ba: Tánh Người của con bị 8 muôn 4 ngàn những thứ ảo tưởng che khuất, cho nên khó nhận ra cái hay Thấy hoặc hay Nghe của Ý trong Phật tánh thanh tịnh được.
 
Đức Phật dạy ông Phú Lâu Na:
 
- Ông muốn dễ dàng được "Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh" duy nhất chỉ có một cách sau đây, nếu ông muốn, Như Lai sẽ dạy cho:
 
Ngài Phú Lâu Na liền qùi gối trịch vai áo bên phải, lạy Đức Phật 3 lạy và thưa:
 
Kinh bạch Đức Thế Tôn, con rất muốn nghe, vậy kính xin Đức Thế Tôn dạy con:
 
Đức Phật hỏi ông Phú Lâu Na:
 
- ở nơi thế giới dục giới này, ông có biết tạo ra phước đức, tạo ra công đức để làm gì không?
 
Ngài Phú Lâu Na trình thưa với Đức Phật:
 
- Chúng con tạo ra phước đức là để hưởng phước cao hơn, còn công đức thì con không hiểu, Kính xin Đức Thế Tôn dạy rõ cho chúng con?
 
Đức Phật dạy ông Phú Lâu Na về tạo ra công đức và phước đức:
 
- Như ông đã biết, người tạo ra phước đức là để được hưởng, vì hưởng nên phải giữ lấy, vì giữ lấy nên dính vào và đi theo dòng luân hồi của nói. Như Lai dạy rõ phước đức có hình tướng nơi thế giới vật lý này như sau:
 
Ở thế giới vật lý này người có phước đức nhiều như mình có nhiều tiền giấy vậy. Phước đức dù có nhiều đi bao nhiêu đi chăng nữa, khi bị lửa đốt vào, đóng tiền giấy âý sẽ cháy tiêu hết!
 
Còn công đức, người tạo ra nó, giống như tạo nhiều vàng ròng vậy. Dù lửa có đốt nó cũng không sao, nếu đốt lâu thì vàng ròng âý chỉ chảy ra chớ nó không hao hụt.
 
Ngài Phú Lâu Na trình thưa với Đức Phật:
 
- Như vậy, chúng con tạo ra công đức bằng cách nào, Kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?
 
Đức Phật dạy ông phú Lâu Na và đại chúng:
 
- các ông phải rỏ 2 nguyên do như sau:
 
1- các ông tạo ra phước đức, là các ông bỏ tiền của ra và cầu, mong; các ông cầu, Mong đến đâu là các ông được đến đó, với một điều kiện là, số tài vật của các ông tương đương với sự Cầu, Mong của mình.
 
2- Các ông muốn tạo công đức không phải dễ.
 
Vì sao không phải dễ?
 
- Vì người nào muốn tạo ra công đức phải đạt được 1 trong 3 phần như sau:
 
phần thứ nhất: phải giác ngộ "Yếu chỉ Thanh tịnh thiền".
 
Phần thứ hai: phải đạt được "Bí mật Thanh tịnh thiền".
 
Phần thứ ba: phải được "Rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh" .
 
Đức Phật dạy rõ về tạo ra công đức:
 
- Vị nào đạt được các thứ trên, muốn tạo ra công đức thì phải làm như sau:
 
1- Đem pháp muôn Thanh tịnh thiền này, nói cho vị nào đó nghe, nếu họ biết căn bản Pháp môn Thanh tịnh thiền này, thì người nói đó được một phần công đức nhỏ. Vị nào nghe mà đạt được "Bí mật Thanh tịnh thiền" thì người nói đó được một phần công đức vừa. Vị nào nghe mà được "Rơi vào Bể Thanh tịnh phật tánh", thì người nói đó được vô lượng công đức.
 
[ Trích quyển 4: Những Câu Hỏi Về Thiền Tông - Quyển 2 trang: 72-73-74-75-76. Nhà Xuất Bản.Tôn Giáo Hà Nội-2016
Soạn Giả: Nguyễn Nhân ]