Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
VIDEO
Giải đáp
Giải đáp 2024
Giải đáp Đặc biệt 2024 - Phần 10: Tại sao Ngồi thiền bị cô hồn nhập?
Kính thưa Ban giải đáp Thiền Tông Chùa Thiền Tông Tân Diệu.
Tôi tên là Nguyễn Ánh, cư ngụ ở thôn Văn Trong, xã Phú Hòa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Hôm nay tôi có 22 câu hỏi thắc mắc về Thiền Tông, gửi đến Quý ban mong Quý ban Giải đáp cho tôi được rõ thông những thắc mắc của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý ban!
Câu số 1:
Tôi thấy hàng năm vào 3 tháng hè nhiều chùa đều tổ chức trường hạ hay còn gọi là an cư kiết hạ, để các tăng ni tập trung về đó lo tu học và tinh tấn tu hành. Tôi nghe các thầy nói: “An cư kiết hạ là nét đẹp văn hóa truyền thống Phật giáo là dịp để các tăng ni chúng tập trung tu học, trao dồi tam vô hậu học, tinh tấn đạo nghiệp, còn đối với các Phật tử thì đây là cơ hội tốt nhất để cúng dường cho các tăng ni”. Các thầy nói cúng dường an cư kiết hạ là một trong những việc làm thiết thực cho Phật tử trong việc hoằng dương chánh pháp. Thể hiện lòng tôn kính đối với Tam bảo một mặt vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm của Phật tử tại gia đối với Tam bảo một mặt là cơ hội tốt cho Phật tử gieo trồng hạt giống lành vào ruộng phước màu mỡ, là nền tảng của mọi công đức, là kết quả tốt đẹp cho người cúng dường được an lạc và hạnh phúc dài lâu. Vậy cho tôi xin hỏi ba ý.
- Ý 1: Vào 3 tháng an cư kiết hạ các tăng ni được học và tu những gì mà gọi là trao dồi tam vô hậu học? Tinh tấn đạo nghiệp là gì? Tinh tấn tu hành là gì?
- Ý 2: Điều mà các thầy nói về việc các Phật tử cúng dường an cư kiết hạ được lợi lạc như vậy có đúng không? các Phật tử có được lợi ích gì khi cúng dường an cư kiết hạ không?
- Ý 3: Thời Đức Phật có trường hạ và cúng dường an cư kiết hạ như thời nay không mà sao các Thầy lại nói “cúng dường trường hạ” là nét đẹp văn hóa truyền thống của Phật giáo?
Tôi là Thiền gia Anh Tuấn là Thành viên Ban Giải đáp của chùa Thiền Tông Tân Diệu xin trả lời câu hỏi số 1 của chị Nguyễn Ánh, cư ngụ ở tỉnh Bắc Ninh.
- Ý thứ nhất:
Vào 3 tháng an cư kiết hạ thì các vị tăng và ni ở các chùa của hội Đạo Phật làm chủ. Khi đó các vị này sẽ vào nơi tập trung và thực hiện 3 phần đó là phần đó là:
- Phần thứ nhất thì các vị này họ sẽ học Giáo Lý của Pháp môn mà các vị tăng hay vị ni tu, kế đến thì trong suốt 1 năm mình tu ở chùa của mình, mình chứng được cái gì thì họ sẽ trình bày cho các vị tăng hay vị ni ở trường hạ này biết. Cuối cùng nếu như vị tăng hay vị ni nào ngộ đạo thì vị đó sẽ được tuyên dương và khen thưởng.
Còn “trao dồi tam vô hậu học” đó có nghĩa là làm cho sạch ba tánh âm của vị tăng và vị ni và đó là tánh tham, sân và si.
Tiếp theo về “tinh tấn đạo nghiệp” có nghĩa là cố gắng tu để đạo nghiệp tu của các vị tăng và ni được thành đạo.
Cuối cùng “tinh tấn tu hành” có nghĩa là các vị tăng và ni cố gắng tu để nghiệp tu của mình không bị lui sụt.
- Ý thứ hai:
Việc mà Phật tử cúng dường an cư kiết hạ đó cho các vị tăng hay ni học ở trường hạ thì họ được ba loại đức.
+ Một nếu ở trường hạ này mà các vị tăng hay ni học ở đây các vị ngộ đạo giải thoát, thì người cúng dường này có được hạt công đức.
+ Thứ hai nếu ở trong trường hạ này mà các vị tăng hay ni học ở đây, các vị chứng được quả vị A La Hán thì người cúng dường đó sẽ được hạt nghiệp Phước Đức Âm hay là hạt nghiệp Phước Đức Dương.
+ Còn nếu như ở trong trường hạ này mà các vị tăng hay ni học ở đây không chứng được gì hết thì người cúng dường này chỉ cúng cho vui vậy thôi.
- Ý thứ ba:
Ở thời của Đức Phật không có trường hạ, bởi vì suốt 49 năm Đức Phật lo dạy 6 Pháp môn tu và được phân chia như sau:
- Trong 15 năm đầu Đức Phật dạy Pháp môn Tiểu Thừa và kiểm Pháp môn này.
- Rồi 15 năm tiếp theo Đức Phật dạy Pháp Môn Trung Thừa và kiểm Pháp môn này.
- Rồi 15 năm kế tiếp nữa Đức Phật dạy Pháp Môn Đại Thừa và kiểm Pháp Môn này.
- Đến năm thứ 46 Đức Phật dạy Pháp môn Mật Chú và kiểm Pháp Môn này.
- Qua năm 47 Đức Phật dạy Pháp Môn Tịnh Độ và kiểm Pháp môn này.
- Rồi đến năm 48 Đức Phật cho các vị tỳ kheo nào thắc mắc hỏi.
- Cho đến năm 49 Đức Phật Ngài mới trình bày Pháp Môn Như Lai Thanh Tịnh Thiền. Thì khi mà Đức Phật trình bày ra pháp môn này hầu hết là không vị tỳ kheo nào chấp nhận. Bởi vậy cho nên là Đức Phật Ngài mới âm thầm giao cho Cư sĩ Duy Ma Cật để mà bí mật dạy Pháp Môn Như Lai Thanh Tịnh Thiền này, cho những vị tỳ kheo nào mà có kiến thức khoa học vật lý, thì sẽ dạy riêng cho những vị này. Sau cùng thì Đức Phật mới kiểm Pháp Môn Như Lai Thanh Tịnh Thiền này. Lúc đó thì có tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp ngộ được, tức ông hiểu được Pháp Môn này nên là Đức Phật mới bí mật truyền cho tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp để tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp truyền lại cho hậu thế.
- Sau đó thì kết thúc 49 năm mà Đức Phật dạy Đạo Phật. Bởi vậy nên ở thời Đức Phật còn tại thế thì không có trường hạ.
Câu số 2:
Khi Phật tử đi chùa cúng dường cho các ông thầy lừa mặc dù họ chỉ là nạn nhân thôi, tại sao các thầy lừa phải xuống địa ngục hay làm hoa báo thì họ cũng phải đi theo mặc dù là nạn nhân tại sao cũng phải chung hậu quả?
Chúng ta biết là theo luật nhân quả mà ở thế gian này gọi là luật pháp. Khi một người đó phạm pháp thì các vị có trách nhiệm điều tra sẽ xem xét coi là người phạm pháp này có ai giúp đỡ không. Nếu như mà người này có bất kỳ người nào đó trợ giúp thì được gọi là “đồng phạm”, khi đó sẽ bị liên lụy với tội phạm.
Còn về luật nhân quả cõi âm cũng vậy người nào mà là người giúp đỡ cho người lừa đảo thì cũng phải chịu trách nhiệm với người lừa đảo này thôi. Bởi vậy cho nên đó Đức Phật có dạy hai ý như sau:
- Ý thứ nhất đó là Đạo Phật chủ trương là Đạo Nhân Quả làm gì thì được quả nấy. Tôi lấy ví dụ như là nếu mà chị làm ác thì chị sẽ gặp quả ác, còn nếu như chị làm thiện thì chị gặp quả lành, còn chị trồng cây gì thì sẽ lên cây nấy.
- Ở phần thứ hai trong Đạo Phật có 6 Pháp môn tu:
+ Nếu như mà chị muốn thành Thánh A La Hán thì chị đi tìm công thức tu để thành Thánh A La Hán.
+ Tương tự nếu chị muốn thành Giảng Sư Đạo Phật thì chị tìm sách học để thành Giảng Sư Đạo Phật.
+ Còn khi chị muốn thành Kỹ Sư Đạo Phật thì chị tìm sách học để trở thành Kỹ Sư Đạo Phật.
+ Rồi khi mà mình muốn thành Thần Y Đạo Phật thì tìm sách học Thần Y.
+ Còn bằng mình muốn lên nước Trời Cực Lạc vui chơi thì mình phải tìm hạt nghiệp Phước Đức Dương, mang lên nước Trời Cực Lạc sử dụng, để các Vị Tiên ở trên Trời này họ sẽ dẫn mình đi vui chơi.
+ Khi chị muốn Giác Ngộ và Giải Thoát thì chị đi tìm sách về Giác Ngộ và Giải Thoát mà học.
Đây là nhân quả rõ ràng không mơ hồ, không tưởng tượng cũng như chị không cầu xin ai ở trên trái đất này. Bởi vì đây là nơi ngũ thú tạp cư bao gồm Người, Thần, Thánh, Tiên và Ngạ Quỷ.
Câu số 3:
Chùa lập ra mục đích để dạy đạo giải thoát vậy tại sao thời kỳ Đức Phật đạo giải thoát không dạy ra được mà lại có thủ tục xây chùa, xuất gia, cạo đầu đi tu theo Đức Phật là sao tôi không hiểu?
Phải hiểu các phần như sau: Trong Đạo Phật thì có 6 Pháp môn tu và cơ sở tu của Đạo cũng gồm có 4 loại.
1/- Thứ nhất là Chùa là nơi tập trung người tu trên 10 người.
2/- Thứ hai là Thất nơi này tập trung người tu nhiều nhất là 10 người.
3/- Thứ ba là Am nơi đây chỉ tập trung người tu nhiều nhất là 5 người.
4/- Thứ tư là Cốc nơi này là duy nhất chỉ 1 người tu mà thôi.
Tất cả bốn dạng người tu trong chùa, thất, am hay cốc phải cạo đầu, gọi là tu xuất thế, tức là bỏ chuyện thế gian.
Còn riêng Pháp môn thứ 6 là Pháp môn Thiền Tông cũng gọi là Đạo Phật Khoa Học Vật Lý gọi là Pháp Môn Nhập Thế, tức là ở thế gian bình thường. Pháp môn thứ 6 là Thiền Tông Nhập Thế này thì chỉ phải có bản thân thì mình lo cho bản thân, có gia đình thì mình lo cho gia đình, có Tổ Quốc thì mình lo cho tổ quốc. Đối với Pháp môn thứ 6 này mình không cạo đầu, vẫn lo làm ăn bình thường và chỉ thực hiện 6 phần như sau:
1/- Một là mình học để biết được tổ chức trong Càn Khôn vũ trụ như thế nào?
2/- Hai là mình học để biết được tổ chức ở Phật giới ra sao?
3/- Ba là mình phải học biết được tổ chức ở Thiên giới, tức nghĩa là ba giới, cũng gọi là Tam giới.
4/- Thứ tư là mình học để biết được tổ chức ở địa giới.
5/- Thứ năm là mình học để biết tổ chức của 6 trái đất ở trong địa giới.
6/- Thứ sáu là học để biết 6 Đạo có ở mỗi trái đất biết được tu để thành gì? Tu thành rồi làm việc chi? Công thức tu như thế nào? V.v…
Nếu như mà người nào hiểu được 6 phần này thì được gọi là “tiểu giác ngộ” tức hiểu biết nhỏ, còn người nào mà hiểu được chi tiết 6 phần này được gọi là “trung giác ngộ” tức là người đó hiểu biết trung bình, hay là hiểu biết vừa. Còn người nào mà Thấy và Biết bằng con mắt Điện Từ Quang của mình thì người này được gọi là “đại giác ngộ” trong đó họ biết được con đường trở về Phật giới thành Phật, con người này gọi là con người Toàn Giác.
Câu số 4:
Chùa mang tên là Vĩnh Viễn nghĩa là sao? Xin giải thích cho tôi được rõ chỗ này ạ?
Chùa mang tên là Vĩnh Viễn có nghĩa là Chùa này hiểu biết tận cùng mọi sự vật và mọi sự việc ở trên trái đất này, dù hữu hình hay vô hình, kể cả khắp trong càng khôn vũ trụ nên gọi là Chùa Vĩnh Viễn.
Câu số 5:
Xin giải thích cho tôi được hiểu câu “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” có nghĩa là như thế nào ạ?
Câu “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” có nghĩa là trên trời dưới trời chân ngã của mỗi con người là quý nhất. Ý trong câu này có nghĩa là dù ở trên trời hay ở trên trái đất tánh chân thật, tức tánh Phật của mỗi con người là quý nhất.
Câu số 6:
Đạo Trời nói: “Thiên đàng địa ngục hai quê nghe lời Chúa thì lên thiên đàng sống đời đời, phản bội lời Chúa thì xuống địa ngục sống đời đời” điều đó có đúng không ạ?
Câu này rất đúng áp dụng cho các đạo tổ chức tu để lên thiên đàng sau khi chết, từ thiên đàng nghĩa là đường ở trên trời. Còn địa ngục nghĩa là ở sâu dưới lòng đất tối tăm không thấy đường. Tất cả các Đạo mà tổ chức tu để được lên thiên đàng tức là được sống vui chơi, hưởng phước ở ngoài đường trên trời, sau khi chết, nếu như mà mình lên được.
Còn nếu như tu mà không được lên thiên đàng ở trên trời thì phải rơi xuống đất lún sâu xuống lòng đất, không thấy đường nên gọi là địa ngục. Vì vậy các vị Giáo chủ của các Đạo tổ chức tu lên thiên đàng vui chơi sau khi chết có dạy rõ ràng như sau: “Con lạc đà nó chui qua lỗ kim còn dễ hơn các người thật giàu tu để sau khi chết lên thiên đàng vui chơi”. Bởi vậy nên những vị nào tu mà muốn sau khi chết được lên thiên đàng vui chơi hoài, cũng có nghĩa là sống đời đời thì vị đó phải thực hiện được 2 phần như sau:
- Thứ nhất là vị này phải học cho thông tất cả những gì mà vị Giáo chủ của Đạo tu lên thiên đàng sống vui chơi đời đời.
- Thứ hai là khi lên thiên đàng ở trên Trời phải làm việc, để có nghiệp Phước Đức Dương thì sống hoài trên trời gọi là sống đời đời. Còn nếu như vị nào vào tu theo đạo lên trời sống ở thiên đàng mà lợi dụng đạo làm các việc như sau, thì sau khi chết chắc chắn 100% phải xuống địa ngục.
Các trường hợp như sau:
Đầu tiên là tu mà không chịu học quyển Giáo Lý của Đạo tức là tu đại, nghe ai nói gì cũng tin hay gọi là tu mù, hay gọi là tu mà không biết đúng hay sai.
Kế đến là lợi dụng đạo để lừa đảo những người không hiểu rồi lấy tiền của những người này hoặc là bịa ra những chuyện không đúng sự thật cũng để lừa đảo những người không có kiến thức hiểu biết thật rõ ràng, để lấy tiền của những người này. Cả ba dạng người này sau khi chết chắc chắn 100% cũng xuống địa ngục mà thôi.
Câu số 7:
Trên 33 cõi trời duy nhất có Cõi Trời Ngọc Hoàng Thượng Đế là có việc làm. Vậy việc làm trên đó cụ thể là gì ạ?
Ở trên 33 Cõi Trời chỉ có duy nhất Cõi Trời Ngọc Hoàng Thượng Đế là có việc làm, việc làm trên đó cụ thể là làm gì chị có biết không?
- Đó là làm Thiên Lôi. Tức là đánh những tên Cô Hồn các đảng ở trên trái đất. Tuy nhiên không phải chỉ có ở nước Trời Ngọc Hoàng Thượng Đế mà ở Thiên giới có đến 39 nước, mà trong 39 nước này có đến 11 nước có thuê trung ấm thân của loài người làm Thiên Lôi. Trong đó có nước Trời Ngọc Hoàng cũng gọi là nước Trời Thượng Đế.
Câu số 8:
Nghiệp của mỗi người là không thể thay đổi tuy nhiên nếu có công đức hoặc phước đức thì vẫn có thể thay đổi chuyển nghiệp được. Xin giải thích cho tôi rõ chỗ này ạ?
Nghiệp của mỗi người là không thể thay đổi được nghiệp của mỗi người là do Ban Chúa Chủ và Chúa Mẫu quản lý, nên khi mẹ sinh ra trong thân của mỗi con người có tấm bản ghi 7 mục như sau:
- Mục thứ nhất con người này được phép học đến đâu.
- Mục thứ hai con người này sống bằng nghề gì.
- Mục thứ ba con người này hạt công đức có mấy hạt.
- Mục thứ tư con người này hạt nghiệp Phước Đức Dương có mấy hạt.
- Mục thứ năm con người này hạt nghiệp Phước Đức Âm có mấy hạt.
- Mục thứ sáu con người này hạt nghiệp Ác Đức có mấy hạt.
- Mục thứ bảy con người này hạt nghiệp Siêu Ác Đức có mấy hạt.
Mình có loại hạt nghiệp nào thì Ban Thần thực thi nhân quả loại nghiệp đó.
Câu số 9:
Hiện nay rất nhiều người theo phong thủy sửa khuôn mặt để thay đổi số phận điều đó có đúng không ạ?
Phải biết là mỗi con người có mặt ở trái đất này là do nghiệp từ các đời trước để lại và con người chúng ta có mặt ở đây là để tạo nghiệp hay là trả nghiệp. Nếu mình thực hiện theo phong thủy mà mình biết công thức chuyển nghiệp là được. Còn nếu như không biết công thức chuyển nghiệp thì là không được.
Câu số 10:
Tại sao trước khi tắt thở lại ngáp 3 cái? Trường hợp trở về Phật giới thì thân tứ đại có ngáp 3 cái trước khi tắt thở không ạ?
Con người trước khi tắt thở lại ngáp 3 cái là có nguyên do như sau:
- Nguyên do thứ nhất: Khi mà phổi ngưng hoạt động thì không khí trong phổi được tống ra, nên miệng con người phải hả ra rồi ngậm lại, gọi là ngáp.
- Nguyên do thứ hai: Khi con người tắt thở thì trong bụng còn không khí, bụng xẹp lại không khí bị đưa ra ngoài qua lỗ miệng, thì miệng cũng phải hả ra, khi không khí ra hết rồi thì miệng ngậm lại, gọi là ngáp.
Trung bình thì mỗi con người chết không khí trong phổi hay trong miệng được tống ra ngoài 3 lần là vì hai nguyên do này.
Tin cùng loại
Giải đáp Đặc biệt 2024 - Phần 10: Tại sao Ngồi thiền bị cô hồn nhập?
Giải đáp Đặc biệt 2024 – Phần 9: Ai đủ tư cách lập đạo ở Trái đất? Giác ngộ là giác cái gì?
Giải đáp Đặc biệt 2024 – Phần 8: Đấng tạo hóa là ai? Tại sao trái đất tự quay được?
Giải đáp Đặc biệt 2024 - Phần 7: Ai tạo ra mặt trời?Gốc của con người từ đâu?Làm sao để đoạn Nghiệp?
Giải đáp đặc biệt 2024 – Phần 6: Vị Chúa Chủ là ai?
Giải đáp Đặc biệt 2024 - Phần 5: Công thức phân bổ hạt Chân Như cho người có Công đức
Giải đáp Đặc biệt Xuân 2024 - Phần 4: Hát Karaoke chết làm Ma câm
Giải đáp Đặc biệt Xuân 2024 - Phần 3: Đức Phật thành lập đạo
Giải đáp đặc biệt Xuân 2024 – Phần 2: Hé mở quyển Giáo lý
Phóng sự Chùa Thiền Tông Tân Diệu – Đài Truyền hình VTC
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved