Giải đáp Đặc Biệt 2024 - Phần 12: Sự thật về Đại Hồng Thủy? Trời đánh Thánh đâm Thần vặn họng?

Kính chào Ban Giải giải đáp Thiền Tông!
Tôi tên là Ngân Thị Thủy, cư ngụ tại tổ 10, phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng. Tôi là một người con dân tộc Tày được sinh ra và lớn lên tại một vùng quê miền núi phía Bắc. Trong thời gian tìm hiểu về Đạo Phật tôi được biết chùa Thiền Tông Tân Diệu có Ban Giải Đáp thắc mắc về Đạo Phật từ vô hình đến hữu hình, không từ chối bất cứ câu hỏi nào trong Càn khôn Vũ trụ này. Nay tôi có 26 câu hỏi xin gửi tới Ban Giải Đáp, mong Quý Ban Giải đáp cho tôi được rõ thông những thắc mắc của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn thật nhiều!
Câu số 1: Xin giải thích cho tôi được hiểu từ đạo đức nghĩa là gì? Đạo hạnh nghĩa là gì?
- Từ “đạo đức” có nghĩa là người tu theo Đạo mà tạo được 1 trong 5 đức như sau:
+ Dạng người thứ nhất, là người tìm được hạt Công đức, người này được gọi là người có “Đạo đức Giải thoát” và có tư cách làm Vị Phật.
+ Dạng người thứ hai, là người tìm được hạt nghiệp Phước Đức Dương, người này được gọi là người có “Đạo đức của Vị Trời” và có tư cách làm Vị Trời.
+ Dạng người thứ ba, là người tìm được hạt nghiệp Phước đức Âm, người này được gọi là người có “Đạo đức của vị giàu sang, phú quý” và có tư cách làm vị giàu sang phú quý.
+ Kế đến là người tìm được hạt nghiệp Ác Đức, người này được gọi là người có “Đạo đức của loài Quỷ” và có tư cách làm một Vị Quỷ Vương.
+ Cuối cùng người tìm được hạt nghiệp Siêu Ác Đức, người này được gọi là người có “Đạo đức của loài ở Hỏa ngục” và có tư cách làm vị ở Hầm lửa lớn.
Còn về “Đạo Hạnh” là hạnh của người tu theo Đạo Phật là: từ bi, hỷ xả, không nói dối, không nói thiêu dệt, biết thì nói không biết thì không nói.
Câu số 2: Tu theo Đạo Phật nghĩa là gì? Người tu theo pháp môn Đạo Phật nghĩa là gì?
Câu hỏi này của chị có hai ý.
- Đầu tiên tu đạo theo Phật có nghĩa là chị tu hoặc hành theo vị toàn năng toàn giác.
- Còn chị tu theo pháp môn Đạo Phật có nghĩa là chị tu theo từng Pháp môn của Đạo Phật. Ở trong Đạo Phật thì có 6 Pháp môn tu, chị muốn tu theo pháp môn nào thì tùy ý chị.
Câu số 3: Xin giải thích cho tôi được hiểu thế nào là tu phước? Thế nào là tu nghiệp?
Về phần tu phước có nghĩa là chị đem tiền hay của của mình, đem tặng cho người không có, cái đó gọi là tu phước.
Còn tu nghiệp có nghĩa là mình tạo ra nghiệp gì. Ví dụ như là thứ nhất nếu chị tu nghiệp làm Phật, nghĩa là chị tu để trở về Phật giới, hành nghề của Phật. Nghĩa là chị sẽ tái nhập lại vào Ta Bà để cứu độ cho người nào mà muốn Giải thoát.
- Còn khi chị tu theo “Đạo Làm Trời” nghĩa là chị tu để lên trời sống, rồi hành nghề của trời, tức là chị làm “Thiên Lôi” đó.
- Thứ ba nếu chị tu theo “Đạo Làm Người” là chị tu để làm người, hành nghề của con người, mà con người thì hành đủ thứ nghề hết.
- Thứ tư khi chị tu theo “Đạo Thần” là tu để được làm Thần, hành nghề của Thần, rồi đi “vặn họng” những người lừa đảo đó.
- Thứ năm tu theo “Đạo Thánh” là chỉ tu để trở thành Thánh, rồi hành nghề của Thánh, là đi “đâm” những người nào mà nói xạo.
- Thứ sáu nếu chị tu theo “Đạo Tiên” chị tu theo đạo này là để làm Tiên, hành nghề của Tiên, sống nhàn hạ và sống bằng trí tuệ thật sáng suốt.
- Thứ bảy nếu chị tu theo “Đạo Ngạ Quỷ” tức là chị tu để làm loài Ngạ Quỷ, hành nghề của Quỷ đó, là đi chửi bới người khác.
- Cuối cùng là tu theo “Đạo Cô Hồn” có nghĩa là chị tu là để làm Cô Hồn, hành nghề của Cô Hồn, là đi cướp giật của người khác.
Trên đây là căn bản của 2 phần tu phước và tu nghiệp.
Câu số 4: Tu đúng thì sẽ được lên Trời nhưng trong Kinh Cựu Ước (Chúa Giêsu) có nói: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn cả người giàu lên Thiên Quốc của Chúa”. Chúa nói lên điều đó để khẳng định người tu không dễ gì mà lên được trời. Vậy cho tôi hỏi hai ý. Ý thứ nhất tu mà không lên được Trời thì người tu sẽ đi về đâu sau khi chết? Ý thứ hai tu mà không lên được trời. Vậy Chúa Giêsu lập ra Đạo để làm gì?
- Ý thứ nhất nếu người tu mà không lên Trời được, thì người tu phải đi xuống địa ngục.
- Ý thứ hai tu mà không lên Trời, dễ như ăn cơm. Nên Đức Chúa Giêsu mới lập ra Đạo Thiên Chúa. Câu mà Đức Chúa Trời dạy: “Con lạc đà nó chui qua lỗ kim còn dễ hơn người nhà giàu tu lên Thiên Đàng”, câu này có nghĩa là Đức Chúa Giêsu cảnh cáo người nhà giàu nào tu mà không chịu làm phước.
Câu số 5: Tại sao những người tu mà lại không có trí tuệ? Tu càng cao kiến chấp càng lớn tại sao lại có chuyện lạ đời như vậy. Thưa ban giải đáp?
Chị nên hiểu rằng những người tu mà lại không có trí tuệ đây không phải là người tu thật sự. Còn những người nào càng tu lên cao thì kiến chấp họ sẽ càng lớn. Vì đây là những người tu để kiếm danh và kiếm tiền, nên mới có kiến chấp như vậy. Đây là điều hết sức bình thường chứ không có chuyện gì lạ đời cả.
Câu số 6: Tại sao Đức Phật lại nói: “Tu thành Phật là ngu nhất đời, tu thành Trời thì đánh người ta?”
Đức Phật nói: “Tu thành Phật là ngu nhất đời” là bởi vì nếu muốn thành Phật thì không có tu. Vì vậy cho nên Đức Phật mới nói: “Tu thành Phật là ngu nhất đời”. Còn chị “tu thành Trời thì đánh người ta” tức là chị tu lên Trời để làm Thiên Lôi, sẽ đánh những người quá ác độc, mà các Vị Thần trị không lại, nên họ mới nhờ Thiên Lôi đánh.
Câu số 7: Có câu: “Trời đánh, Thánh đâm, Thần vặn họng” nghĩa là sao? Tôi không hiểu. Nhờ ban giải đáp giải thích cho tôi được rõ thông câu này ạ?
Có câu “Trời đánh, Thánh đâm, Thần vặn họng” vì đây là nghề của các vị này, nghề của Trời là Thiên Lôi chuyên đi “đánh” những người lừa đảo. Còn nghề của Thánh là “đâm” đối với những người nói xạo, nếu biết thì nói. Không biết mà nói xạo thì sẽ bị Thánh đâm chết. Nghề của Thần là “vặn họng” đối những người chuyên đi lường gạt những người không biết.
Câu số 8: Tại sao nói tu là từ chối nhân quả gia đình?
Phải biết rằng trái đất này là trái đất sinh ra nhân quả, bất cứ ở đâu trên trái đất này cũng đều bị nhân quả hết. Ví như ở trong gia đình thì chị phải theo nhân quả của gia đình, còn đối với người đi tu thì phải theo nhân quả của người tu. Vì vậy người tu là phải theo nhân quả của người tu, không theo nhân quả của gia đình được.
Câu số 9: Tại sao tu là bị nhân quả Thiền Tông không tu mà chỉ học và hành cho đúng để trở về Phật giới, thành Phật. Vậy nhân là học và hành Thiền Tông, còn quả là thành Phật thì tu Thiền Tông có gọi là nhân quả được không?
Ở trái đất nhân quả này dù tu hay không tu, dù hành hay không hành thì cũng đều bị nhân quả hết, chỉ có nhân quả tốt hay xấu mà thôi. Chúng tôi xin đưa ra mấy nhân quả cụ thể như sau, để chị được hiểu rõ hơn.
- Ví dụ như chị tu lên Trời để làm Thiên Lôi đánh người. Ở đây nhân là tu thành Trời, còn quả là làm Thiên Lôi.
Tương tự như vậy nếu chị tu thành Thánh, là hành “nghề đâm người” ta, nhân ở đây là tu thành Thánh, còn quả là hành “nghề đâm người”.
- Thứ ba còn đối với tu thành Thần, để hành “nghề vặn họng”. Nhân là tu thành Thần, còn quả là hành “nghề vặn họng”.
- Thứ tư đối với tu thành Cô Hồn, để hành “nghề cướp giật”, nhân ở đây là tu thành Cô Hồn, còn quả là hành “nghề cướp giật”.
- Thứ năm thên đối với tu thành Phật là để thành “nghề của Phật”, nhân là tu thành Phật, còn quả là tái nhập Ta Bà, để cứu giúp người mê muội trở về Phật giới, để có hạt Công đức ăn. Vì vậy tu theo Thiền Tông cũng bị nhân quả như thường nhưng nhân quả của Thiền Tông là ở được nơi “không có sanh, già, bệnh, chết, không có khổ đau, không có cuốn hút của vật chất và cũng không có cuốn hút của vật lý âm dương”.
Câu số 10: Phật nhân có nghĩa là gì? Phật quả có nghĩa là gì?
Phật Nhân có nghĩa là người nào cũng có tánh Phật, còn Phật Quả có nghĩa là ai tu cũng thành Phật hết.
 
Câu số 11: Nhân quả tạm thời là gì nhân quả vĩnh viễn là gì?
Nhân quả tạm thời có nghĩa là nhân quả có thời gian, rồi đi luân hồi nơi khác. Nhân quả vĩnh viễn là không còn đi luân hồi nơi khác nữa, vĩnh viễn là cái con vi trùng.
Câu số 12: Xin giải thích ý nghĩa chữ tu học và tu hành trong Pháp Môn Thiền Tông. Tại sao Thiền Tông không cho tu mà vẫn gọi là tu học và tu hành?
Ở đây chị nên hiểu chữ tu là tìm hiểu và sửa hay làm.
Vì vậy tu học là ngồi học để hiểu biết, thấy gì sai là sửa lại cho đúng.
Còn tu hành nghĩa là mình biết không đúng mình cũng sửa lại.
Thiền Tông không cho tu mà cho học và hành thôi. Ở trái đất này mà ngồi tu tức là mình ham muốn thành cái gì đó, thì các vị Cô Hồn lúc đó sẽ nhập vào thân mình, thì mình chứng được gì ở trái đất này. Bởi vậy cho nên là không Giải thoát được, nên Thiền Tông mới không khuyến khích tu là như vậy đó.
Thiền Tông chỉ khuyên học và hành để biết tìm hạt Công đức mang trở về Phật giới ăn, để thành Phật, rồi hành nghề của Phật như vậy thì sẽ khỏe hơn.
Câu số 13: Tu Thiền Tông có 5 chữ Giác Ngộ, Giải Thoát, Buông. Xin giải thích cho tôi được biết tại sao lại sắp xếp 5 chữ theo thứ tự là: Giác Ngộ, Giải Thoát mà không phải là Giác Ngộ, Buông rồi mới tới Giải Thoát?
- Giác ngộ có nghĩa là hiểu biết toàn diện khắp ở trong càn khôn vũ trụ này.
- Còn giải thoát nghĩa là thoát ra ngoài sức hút vật chất và sức hút vật lý của điện từ âm dương nơi trái đất này và tam giới này.
- Còn buông ở đây nghĩa là không dính bất cứ thứ gì của vật chất và vật lý của điện từ âm dương nơi trái đất và tam giới này là buông đi những chuyện cầu xin, rồi cúng tụng, hay là lạy lục bất cứ ai ở trái đất vật chất âm dương này.
Câu số 14: Giải thích cho tôi được rõ từ “Buông” nghĩa là như thế nào? Người tu Thiền Tông trong cuộc sống hàng ngày phải thực hành chữ “Buông” này như thế nào cho đúng với tinh thần chữ “Buông” của Thiền Tông?
Chữ “Buông” của người hành theo Thiền Tông được hiểu như sau:
- Thứ nhất là buông bỏ những chuyện tu hành.
- Thứ hai là buông bỏ những chuyện hơn thua.
- Thứ ba buông bỏ những chuyện cầu xin bất cứ ai ở trái đất này.
- Thứ tư buông bỏ những chuyện cúng cho bất cứ ai ở trái đất này.
- Thứ năm buông bỏ những chuyện lạy bất cứ ai ở trái đất này.
- Mình cứ lo làm ăn chân chính để nuôi thân, rồi mình lo cho bản thân, lo cho gia đình và lo cho tổ quốc. Khi rảnh rỗi thì mình tìm vài hạt Công đức để mang trở về Phật giới ăn, để Kim Thân Phật siêu nhỏ của mình lớn lên thành Kim Thân Phật lớn, muốn đi đâu trong Phật giới, trong các hệ Mặt Trời hay vào bất cứ trái đất nào cũng được.
Câu số 15: Rất nhiều người tu Thiền Tông thực hành chữ “Buông” bằng cách từ bỏ gia đình, vợ chồng, con cái để ra ở riêng, không dính líu với gia đình, vợ chồng, con cái để tu Thiền Tông. Vậy những người Phật tử này hành như vậy có đúng với chữ Buông của Thiền Tông hay không?
Khi mình đã là người tu theo Thiền Tông thì mình phải có trí tuệ thật sáng suốt, thì mới tu Thiền Tông được. Còn những người tu Thiền Tông thực hành chữ Buông bằng cách từ bỏ gia đình, vợ chồng, con cái ra ở riêng, để không dính líu với gia đình, vợ chồng, con cái để tu Thiền Tông thì những người Phật tử này hành như vậy là không có trí tuệ. Tu như vậy sau cùng lại là làm theo sự xúi bảo của bọn “Ma Vương” đó.
Câu số 16: Tôi vẫn nghe nói tu Thiền Tông tuyệt đối không được tưởng. Vậy tuyệt đối không được tưởng nghĩa là như thế nào?
Tu Thiền Tông tuyệt đối không được tưởng tượng những điều như sau:
- Thứ nhất nếu chuyện gì xảy ra mà không dính đến mình thì mình kệ nó, đừng có tưởng, rồi hễ mà nghe ai nói ông này tu thành Thánh thì mình đừng có “tưởng” mà tin hoặc mà mình nghe ai nói là có cái bà kia giảng đạo cho ông Trời nghe, thì mình đừng có “tưởng” mà tin theo. Mình phải biết là tất cả những chuyện linh thiêng ở trái đất này là do các vị Cô Hồn làm ra, đừng có mà “tưởng” rồi tin.
Câu số 17: Tại sao tu Thiền Tông phải gan, trí tuệ, không tưởng tượng và dẹp kiến chấp?
Người tu Thiền Tông thì phải gan phải trí tuệ và không tưởng tượng không kiến chấp là có nguyên do sau đây:
- Thứ nhất người tu Thiền Tông phải gan, là bởi vì Pháp môn Thiền Tông Học này trình bày sự thật ở trái đất này, dù là hữu hình, hay vô hình. Còn những người lợi dụng linh thiêng để kiếm tiền thì họ chửi mình đó. Vì vậy người tu theo Thiền Tông phải gan, còn ai muốn chửi mình cái gì thì kệ họ.
- Thứ hai người tu Thiền Tông phải có trí tuệ, là bởi vì Pháp môn Thiền Tông Học này là Pháp Môn Khoa Học Vật Lý. Vì vậy người không có trí tuệ thì đừng có tu Thiền Tông, người không có trí tuệ mà tu Thiền Tông thì làm tầm bậy tầm bạ, bị xuống hầm lửa lớn đó.
- Thứ ba người tu Thiền Tông đừng tưởng tượng, là bởi vì Pháp môn Thiền Tông Học này là Pháp môn dạy rõ tất cả các loài có ở trong càn khôn vũ trụ như:
+ Thứ nhất là biết các Vị Phật ở đâu.
+ Thứ hai là biết các Vị Phật hành nghề gì.
+ Biết các Vị Phật thân cấu tạo bằng gì.
+ Biết các Vị Phật ăn thức ăn chi.
+ Biết tại sao con người không lạy các Vị Phật.
- Thứ tư người tu Thiền Tông dẹp kiến chấp. Bởi vì người tu theo Pháp môn Thiền Tông Học này mà kiến chấp, tức là chấp cho là tu hay, tu đúng. Cái kiến chấp này là cái tánh Âm của con người, tức là tánh tối của con người, dễ bị các vị Cô Hồn nhập vô thân người làm hại người khác. Nên người tu theo pháp môn Thiền Tông tuyệt đối phải dẹp kiến chấp. Kiến chấp của con người là tai hoạ cho mình và cho nhiều người khác đó.
Câu số 18: Tại sao giàu quá cũng không tu Thiền Tông được, nghèo quá cũng không tu Thiền Tông được. Vậy người như thế nào thì tu Thiền Tông dễ nhất ạ?
Sở dĩ người giàu quá không tu Thiền Tông được là vì người này có kiến chấp nhiều, nên không tu Thiền Tông được. Nếu người giàu mà không kiến chấp thì sẽ tu Thiền Tông được.
Còn người nghèo quá không tu Thiền Tông được cũng vì là người này có kiến chấp ta nghèo, nên cũng không tu Thiền Tông được. Nếu người nghèo này mà không kiến chấp thì tu Thiền Tông được.
Câu số 19: Người tu Thiền Tông phải khép mình vào Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín để sống, tức là phải sống với tư cách đạo đức của một con người đó là lễ, nghĩa, có trí tuệ sáng suốt, có tín nhiệm với tất cả mọi người, tin gì cũng phải theo khoa học và thực tế. Nếu người tu Thiền Tông không đạt được tiêu chuẩn này, nhưng Vô Lượng Công Đức thì có về Phật giới được không ạ?
Hoàn toàn không được, người này phải tiếp tục đi luân hồi thêm vài trái đất nữa.
Câu số 20: Tôi đọc trong Kinh Phật có câu: “Một tay đồ tể buông đao tạo Công đức thành Phật”. Vậy cho tôi hỏi những người hành nghề sát sinh hoặc những người tà dâm khi hiểu đạo rồi mà vẫn không chịu buông nghề sát sinh hoặc tà dâm, nhưng họ vẫn tạo Công đức và có Công đức thì có về Phật giới được không ạ?
Những người này có thể về Phật giới được với 4 điều kiện đó là:
1/- Một là người này đừng có cúng, lạy hoặc cầu xin ai hết.
2/- Hai là đừng có kiến chấp.
3/- Ba là tìm hạt Công đức cho thật trong sáng.
4/- Bốn là học cho thông đường trở về Phật giới.
Thỏa mãn được 4 điều kiện trên thì người này mới trở về Phật giới được.
Câu số 21: Tôi có nghe Thiền Tông nói gia đình là cực âm nghĩa là như thế nào tôi không hiểu. Nếu người tu Thiền Tông mà sống trong một gia đình mà cực âm thì phải làm như thế nào để không ảnh hưởng tới việc tu Thiền Tông?
Gia đình cực âm có nghĩa là trong gia đình có nhiều vị Cô Hồn ở nên gia đình này cực âm. Bởi vì các vị Cô Hồn mang thân bằng điện từ âm dương màu đen, nên khi vào trong nhà làm cho nhà rất là tối, nếu người tu Thiền Tông mà sống trong một gia đình mà cực âm thì người này phải làm như sau, thì gia đình mới hết âm.
Mở Kinh Sám Hối và An Vị Phật nghe hoài thì gia đình này mới hết âm. Bởi vì khi mở hai cái này thì các vị Cô Hồn không chịu nổi phải chạy ra.
Còn nếu vị Cô Hồn nào mà có chức lớn thì không có chạy ra mà ngược lại vị Cô Hồn lớn này sẽ khiến người trong nhà mình quậy phá dữ dội lắm đó. Vì vậy cho nên là người nào sợ các vị Cô Hồn thì đừng tu theo Pháp môn Thiền Tông, mà nên tu theo các Đạo như là “Đạo Cầu Xin các vị Cô Hồn ban phước” hay là “Đạo Cúng cho các vị Cô Hồn ăn để cho các vị ban lộc” thì nhà này rất an ổn và làm ăn giàu có lên.
Câu số 22: Tại sao nói tu Thiền Tông không về Phật giới được còn hiểu Thiền Tông thì mới về Phật giới được. Xin giải thích cho tôi rõ chỗ này ạ?
- Ở trái đất này là do sức hút vật lý của điện từ âm dương cho nên bất cứ tu gì kể cả Thiền Tông nếu như mà tu đúng thì sẽ có quả đúng ở trái đất, cho nên là không trở về Phật giới được.
- Còn nếu như mà tu sai thì làm hoa báo hay xuống địa ngục.
- Còn không thì vào hầm lửa lớn ở trong đó.
Bởi vậy cho nên ai muốn Giải thoát thì đừng có tu mà chỉ làm hai việc như sau:
- Một đầu tiên là đi tìm hạt Công đức cho trong sáng, để mang trở về Phật giới.
- Hai rồi phải học thuộc đường trở về Phật giới là đủ rồi.
Câu số 23: Tại sao tu Thiền Tông sai lại bị xuống hầm lửa lớn?
Tại vì đây là quy luật nhân quả ở trái đất này, mình phải biết là tu theo pháp môn Thiền Tông giống như mình đi trên máy bay vậy đó. Vì tu Thiền Tông là để đi về Phật giới. Nếu như mà không về được thì phải vào hầm lửa lớn thôi.
Câu số 24: Tại sao tu Thiền Tông lại không lưu dấu vết. Nếu không lưu dấu vết thì làm sao tạo được công đức?
Nếu người tu Thiền Tông mà lưu dấu vết thì người tu này còn chấp ngã, tức là chấp ta tạo được công đức. Thì sau khi mình chết Vị Thần quản lý không trình cho Ban nghi lễ tiễn mình trở về Phật giới, mà sẽ giao mình cho ban thực thi nhân quả đi luân hồi tiếp. Bởi vậy cho nên người tu theo Pháp môn Thiền Tông phải âm thầm tu thôi, không nên khoe ta tu Thiền Tông. Nghĩa là không lưu dấu vết là như vậy.
Câu số 25: Tu Thiền Tông phải tu như thế nào cho đúng để đạt được mục đích cuối cùng là trở về Phật giới một cách an toàn nhất?
Thiền Tông không có tu mà chỉ cần làm các việc như sau:
- Phải lo làm ăn chân chính.
- Có bản thân thì lo cho bản thân.
- Có gia đình thì lo cho gia đình.
- Có tổ quốc thì lo cho tổ quốc.
- Tuyệt đối không có cầu xin hay lạy ai ở trái đất này, bởi vì đây là nơi ngũ thú tạp cư tuyệt đối không tu, vì tu có hai con đường phải đi.
+ Thứ nhất là tu thật đúng quyển Giáo Lý của Đạo, sau khi chết đi thì sẽ được lên Trời sống vui chơi, tức là dính vào các Nước Trời không Giải thoát được.
+ Thứ hai là nếu tu sai quyển Giáo Lý của Đạo, có nghĩa là lợi dụng đạo để kiếm tiền, thì sau khi chết bị Ban Thần thực thi nhân quả cho xuống địa ngục hay làm hoa báo cũng không Giải thoát được.
Câu số 26: Có Thiền gia giải đáp thắc mắc cho một số Phật tử nói muốn thành Phật thì không được ăn thịt, nếu ăn con gì thì phải đọa vào làm con đó nên không về Phật giới được. Điều Thiền gia này nói có đúng không thưa Ban Giải Đáp?
Người này nói không có đúng, mình ăn gì cũng được, miễn làm sao mình tìm cho được hạt Công đức trong sáng thì sau khi chết sẽ được Ban Nghi Lễ Thần, Thánh, Tiên tiễn trở về Phật giới, thành Phật. Vì vậy cho nên Đức Phật có dạy: “Một tay đồ tể buông đao thành Phật” một tay đồ tể mà còn thành Phật được, chớ ăn thịt thì có nghĩa lý gì? Nhưng mà tay đồ tể này phải tìm cho được hạt Công đức trong sáng rồi phải học thông đường trở về Phật giới, thì mới trở về Phật giới thành Phật được.
- Trên đây là 26 câu hỏi của Tôi đã được Quý Ban giải đáp cho Tôi được rõ rất thuận lý và khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giải đáp Chùa Thiền Tông Tân Diệu thật nhiều. Trân trọng xin cảm ơn.
- Ban giải đáp chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi xin cảm ơn chị Ngân Thị Thủy đã đặt 26 câu hỏi rất hay và thực tế, giúp cho những ai đang tìm hiểu Pháp môn Thiền Tông này có thể rõ thông một cách khoa học và thực tế những lời Đức Phật đã dạy. Xin chúc chị thật nhiều sức khỏe. Trân trọng kính chào!