Giải đáp đặc biệt 2024 – Phần 6: Vị Chúa Chủ là ai?

Câu số 16: Phật Giới có nghĩa là gì? Trong Phật Giới gồm có những chi?
Phật Giới là nơi thế giới Chư Phật sống và làm việc, trong Phật Giới có hằng hà sa số Chư Vị Phật sống và làm việc, trong Phật Giới thì có 4 loại hạt Chân Như gồm:
- Thứ nhất là, Chân Như hạt Phật.
- Thứ hai là, Chân Như hạt Điện từ Âm.
- Thứ ba là, Chân Như hạt Điện từ Dương.
- Thứ tư là, Chân Như hạt dung nạp.
Câu số 17: Trong Càn Khôn vũ trụ có tổng số bao nhiêu loài sống chung? đó là những loài nào?
Trả lời: Trong Càn Khôn vũ trụ thì có tổng số là 9 loài sống.
1. Thứ nhất là loài Phật, con người gọi là Chư Vị Phật.
2. Thứ hai là loài Trời, con người gọi là Chư Vị Trời.
3. Thứ ba là loài Người, con người gọi là ông bà, anh, chị, v.v…
4. Thứ bốn là loài Thần, con người gọi là Chư Vị Thần.
5. Thứ năm là loài Thánh, con người gọi là Chư vị Thánh.
6. Thứ sáu là loài Tiên, con người gọi là Chư Vị Tiên.
7. Thứ Bảy là loài Ngạ quỷ, con người gọi là Chư vị Quỷ.
8. Thứ tám là loài Súc sinh, con người gọi là con thú này, hay con thú kia.
9. Thứ chín là loài Thực vật, con người gọi là cây này hay cây kia.
Câu số 18: Tổ chức bên Phật Giới như thế nào? Những Vị Phật như thế nào sẽ được chọn để đứng đầu Phật giới?
Trả lời: Tổ chức bên Phật Giới có 3 cấp.
- Cấp một là, Tiểu Thiên Phật Giới.
- Cấp hai là, Trung Thiên Phật Giới.
- Cấp ba là, Đại Thiên Phật Giới.
Những Vị Phật khi mượn thân và tánh người tìm hạt Công Đức:
+ Nếu Vị Phật nào tìm được hạt Công Đức Vô Lượng loại nhiều nhất, thì được phục vụ trong cấp Đại Thiên Phật Giới.
+ Nếu Vị Phật nào tìm được hạt Công Đức Vô Lượng loại trung bình, thì được phục vụ trong cấp Trung Thiên Phật Giới.
+ Nếu Vị Phật nào tìm được hạt Công Đức Vô Lượng loại ít, thì được phục vụ trong cấp Tiểu Thiên Phật Giới.
Theo tiêu chuẩn 3 cấp này Vị Phật nào tìm được hạt Công Đức cao nhất, một trong ba cấp này thì được chọn để đứng đầu làm Phật Oai Âm Dương.
Câu số 19: Gồm ba ý như sau, ý 1 thế nào là 1 Tiểu Thiên Phật Giới? Ý hai thế nào là 1 Trung Thiên Phật Giới? Ý ba thế nào là 1 Đại Thiên Phật Giới?
Trả lời:
- Ý thứ nhất, 1 Tiểu Thiên Phật Giới có 1.000 Phật Giới
- Ý thứ hai, 1 Trung Thiên Phật Giới có 1 triệu Phật Giới.
- Ý thứ ba, 1 Đại Thiên Phật Giới có 1 tỷ Phật giới.
Câu số 20: Một Vị Phật như thế nào thì được làm việc ở Tiểu Thiên Phật Giới? Nhiệm vụ của Vị Phật ở Tiểu Thiên Phật Giới là như thế nào? Ý hai Vị Phật như thế nào thì được làm việc ở Trung Thiên Phật Giới? Nhiệm vụ của Vị Phật ở Trung Thiên Phật Giới là như thế nào? Ý ba Vị Phật như thế nào thì được làm việc ở Đại Thiên Phật Giới? Nhiệm vụ của Vị Phật ở Đại Thiên Phật Giới là như thế nào?
Trả lời:
*Ý thứ nhất: Vị Phật có hạt Công đức vô lượng loại ít, được làm việc ở Tiểu Thiên Phật Giới. Nhiệm vụ của Vị Phật ở Tiểu Thiên Phật Giới là dạy các Kim Thân Phật siêu nhỏ, biết sự thật trong các Hệ mặt trời, trong đó có tổ chức Địa giới.
*Ý thứ hai: Vị Phật có hạt Công đức vô lượng loại vừa, thì được làm việc ở Trung Thiên Phật giới, ở Trung Thiên Phật Giới là nơi thực hiện giới tính nam nữ cho những Kim Thân Phật siêu nhỏ vào Trái đất, xin làm con của cha mẹ, để tìm hạt Công đức.
*Ý thứ ba: Vị Phật có hạt Công đức vô lượng loại nhiều nhất, thì được làm việc ở Đại Thiên Phật Giới, ở Đại Thiên Phật Giới là nơi hành lễ và đề cử các Vị Phật Thừa Hành, đưa các Kim Thân Phật siêu nhỏ vào Trái đất, xin Nhị Vị Thần Chủ và Thần Mẫu, cho các Kim Thân Phật siêu nhỏ này, vào gia đình xin làm con của cha mẹ, lớn lên tìm hạt Công đức.
Câu số 21: Tịch diệt nghĩa là sao? Diệt độ nghĩa là như thế nào? Hai từ này để áp dụng cho ai? Trả lời: Hai danh từ này dạy cho người tu như sau.
- Thứ nhất là tịch diệt.
+ Tịch: là chết.
+ Diệt: là mất hẳn không còn gì.
- Các danh từ này trong Đạo Phật chỉ cho người chết.
- Thứ hai là diệt độ.
+ Diệt: tức là mất.
+ Độ: là được đi qua bên kia, là bên không còn sinh tử luân hồi nữa.
Câu số 22: Gồm ba ý như sau Ý một tái nhập Ta Bà nghĩa là gì? Ý hai khi trở về Phật Giới rồi thì những Vị Phật nào có quyền tái nhập Ta Bà? Ý ba các Vị Phật tái nhập Ta Bà bằng cách nào?
Trả lời: Câu hỏi này có ba ý.
*Ý thứ nhất: Tái nhập Ta Bà có nghĩa là trở lại Trái đất, đi bất cứ nơi nào trên Trái đất, gọi là “Ta Bà thế giới”.
*Ý thứ hai: Khi trở về Phật Giới rồi những Vị Phật nào mà có hạt Công Đức ít thì được ưu tiên tái nhập Ta Bà, tức là vào Trái đất để tìm hạt Công đức, bằng cách là khiến người nào muốn trở về Phật Giới, giúp họ để Vị Phật có thêm hạt Công đức.
*Ý thứ ba: Các Vị Phật tái nhập Ta Bà bằng cách là làm phụ tá cho Vị Phật Giáo chủ Đạo Phật, ở tầng bình lưu Trái đất, quan sát Trái đất nào ở Địa giới đang cho công bố Pháp môn Giải Thoát ra, thì khiến cho những người nào muốn tu Giải Thoát, giúp họ tìm đến nơi dạy Đạo Giải thoát.
Câu hỏi số 23: Một Vị Phật đã lập Đạo và dạy Đạo xong rồi khi diệt độ còn có nhiệm vụ là phân thân thành một con người Phật nhân, để vào Trái đất hoàn thành nốt nhiệm vụ của mình không ạ?
Trả lời: Một Vị Phật là Giáo chủ của Đạo Phật rồi, khi trở về Phật Giới thành Phật xong đúng 6 tháng sau phải trở lại tầng bình lưu của Trái đất đó, để quan sát dòng Thiền Tông của mình chảy đi có nhiệm vụ theo sát cho đến khi nào cho công bố ra, luôn trợ giúp Pháp môn Giải Thoát của mình. Khi nào Pháp môn Giải Thoát của mình không còn phổ biến nữa thì mới trở về Phật Giới và làm việc một trong ba nơi của Phật Giới, tức là được đứng vào hàng ngũ lãnh đạo của Chư Vị Phật.
Câu số 24: Một Vị Phật là bậc Toàn Năng Toàn Giác. Toàn Năng là làm được tất cả mọi thứ Toàn Giác là biết tất cả mọi thứ. Vậy tại sao trong quá trình lập Đạo và dạy Đạo Phật Thích Ca vẫn cần phải có sự hiểm trợ tối đa của Chư Phật, Thần, Thánh, Tiên mà không phải là tự Đức Phật làm?
Trả lời: Một vị Toàn Năng Toàn Giác thì giống như một vị Kỹ sư Giám đốc xây dựng là biết hết, tức là muốn xây một cái tòa nhà thì không thể một mình mình làm được, mà phải nhờ nhiều Kỹ sư phụ tá cho mình, trợ giúp cho mình, cũng như rất nhiều công nhân chuyên ngành thì mới xây dựng được một tòa nhà lớn. Còn một Vị Phật Toàn Năng Toàn Giác vào thế giới vật chất và Điện từ Âm Dương cuốn hút quá mạnh này nếu không có các Ban Thần, Thánh, Tiên, Chúa trợ giúp thì không dám vào, chứ nói chi là lập Đạo và Truyền Đạo.
Chúng ta phải biết rằng một Vị Phật vào Trái đất để làm con của cha mẹ mà các Vị Thần - Thánh - Tiên Chủ và Thần - Thánh - Tiên Mẫu phải thành lập một cái Ban đặc biệt để giúp Vị Phật này nhập thai mẹ, khi mẹ sinh ra thì Ban Thần - Thánh - Tiên này cũng phải trợ giúp đến khi giả đi tu tuyên bố thành Phật, truyền Đạo. Khi dạy 5 Pháp môn còn Luân Hồi thì phải có Ban Thần Hộ Pháp giúp đỡ thì mới dạy được. Còn khi dạy Pháp môn Giải Thoát thì phải có cả một Ban Thần Kim Cang túc trực, đánh chết bất cứ người nào cấm, cướp, phá, chửi, chê, triệt tiêu Pháp môn Thiền Tông. Những Vị Thần Kim Cang là những vị có sức mạnh siêu đẳng trợ giúp thế mà còn bị các vị Cô Hồn cướp, phá, chửi, chê và triệt tiêu thì thử hỏi là có Vị Phật nào dám dạy Đạo Phật một mình ở Trái đất có sức hút vật chất và Điện từ Âm Dương cực mạnh này không?
Câu hỏi số 25: Xin giải thích cho tôi được rõ loài Phật và Đức Phật khác nhau như thế nào?
Trả lời: Nếu sắp xếp danh gọi các loài ở trong Càn Khôn vũ trụ này thì gọi các Vị Phật là loài, còn nếu gọi theo việc làm của các vị là Chư Phật, tức nhiều Vị Phật. Còn Vị Phật nào làm Giáo chủ Đạo Phật thì loài người phải gọi là Đức Phật.
Câu số 26: Trong Đạo Phật có câu Tam đồ lục Đạo. Vậy xin Quý Ban giải thích cho tôi được rõ thông hai từ Tam đồ lục Đạo có nghĩa là gì?
Trả lời: Danh gọi Tam đồ là gọi theo tiếng cổ ngữ rất xưa, có ý nghĩa như sau:
- Tam là ba.
- Đồ là người.
- Khi chết thành là Trung ấm thân, ý nói con người này khi còn sống mà tạo nghiệp ác, sau khi chết nếu ở vào các tầng Địa Ngục hoặc theo hầu loài Ngạ Quỷ hay là ẩn vào các loài súc sinh thì sẽ rất đau khổ.
- Lục Đạo là sáu con đường đi dành riêng cho người tu như sau:
+ Đường đi số 1: Người tu lên Trời du lịch và vui chơi, người tu phải đem tiền của mình có bố thí cho người nghèo thật nhiều, khi bố thí cầu xin ông Trời: “Sau khi con chết được lên Trời sống”. Người tu nào mà thực hiện được vậy thì sau khi chết được Ban Thần thực thi nhân quả cho lên Trời vui chơi và du lịch, gọi là tu hưởng nghiệp Phước Đức Dương.
+ Đường đi số 2: Người tu nào muốn sau khi chết tái sanh làm người giàu sang thì người tu này phải đem tiền của mình có, bố thí cho người nghèo thật nhiều, khi bố thí phải cầu xin tổ tiên như sau: “Sau khi con chết xin được tái sanh lại làm người giàu sang phú quý” thì sau khi chết Vị Thần Quản lý giao cho Ban Chúa quản lý tài sản, giao cho tổ tiên người tu này, tái sinh làm người giàu có, gọi là tu hưởng nghiệp Phước Đức Âm.
+ Đường đi số 3: Người tu thì phải biết cơ bản này, vào Đạo tu bịa ra chuyện linh thiêng, lừa đảo những người không biết, lấy tiền của những người này, người tu tự tạo nghiệp làm hoa báo. Sau khi người tu chết được Ban Thần thực thi nhân quả cho làm hoa báo để trải nợ, gọi là tu nghiệp làm hoa báo.
+ Đường đi số 4: Người tu phải biết cơ bản này vào Đạo tu bày ra cúng đủ thứ để lừa đảo những người không biết, đây là người tu tự tạo nghiệp xuống Địa Ngục, do đó sau khi người tu chết được Ban Thần thực thi nhân quả cho xuống Địa Ngục, để đền tội, gọi là tu nghiệp xuống Địa Ngục.
+ Đường đi số 5: Người tu phải biết cơ bản này vào Đạo tu để dạy người khác làm con súc sinh, đây là người tu tự tạo nghiệp làm súc sinh, do đó sau khi người tu chết được Ban Thần thực thi nhân quả cho ẩn vào con súc sinh, gọi là tu nghiệp làm súc sinh.
+ Đường số 6: Người tu phải biết cơ bản này vào Đạo tu để chê, chửi, phá, cướp, triệt tiêu Pháp môn Giải Thoát của Vị Phật cho công bố ra, người tu này tự tạo nghiệp xuống Hầm Lửa Lớn, do đó sau khi người tu chết được Ban Thần thực thi nhân quả cho xuống Hầm Lửa Lớn, để đúng với việc làm của mình, gọi là tu nghiệp xuống Hầm Hỏa Ngục.
Câu số 27: Xin cho tôi được biết ý nghĩa của 9 phương trời 10 phương Phật nghĩa là gì ạ?
Trả lời: Ý nghĩa của câu 9 phương trời 10 phương Phật như sau:
- Con số mà loài người sử dụng con số 10 là trọn vẹn. Vị Phật dạy Đạo Phật đầy đủ hết những gì có trong Càn khôn Vũ trụ này nên người tu theo Đạo Phật nói: “Đức Phật dạy đủ 10 phần trong Càn khôn Vũ trụ này”.
- Còn Vị Trời dạy Đạo Trời cho con người thiếu 1 phần là Phật Giới, nên người tu theo Đạo Trời nói: “Vị Trời dạy Đạo chỉ biết trong Hệ Mặt Trời, thiếu Phật Giới” tức thiếu 1 phần, nên người tu theo Đạo Trời nói Vị Trời dạy Đạo thiếu 1 phần. Vì lý do này câu chuyện này được phổ biến trong dân gian “9 phương Trời 10 phương Phật” là vậy đó.
Câu số 28: Danh từ Bồ Tát chỉ cho những ai? họ có nhiệm vụ gì trong Tam giới này?
Trả lời: Bồ Tát là những người rất gan dạ, chuyên cứu người, trong Đạo Phật Bồ Tát ở nước trời Cực Lạc.
Câu số 29: Ban cấp phát nhân quả gồm có những ai và có nhiệm vụ như thế nào?
Trả lời: Nhân quả này không cấp phát mà Vị Thần quản lý thân và tánh của mỗi người, khi người này chết tánh người thành là Trung ấm thân. Trước ngực của Trung ấm thân của người này hiện ra bản điện có 5 loại Đức. Vị Thần Quản lý người này xem bản điện của mình, rồi giao cho Ban Thần thực thi nhân quả, đi 5 nơi theo tấm bản điện hiện ra.
Ban giải đáp Thiền tông Chùa Thiền Tông Tân Diệu xin cảm ơn các câu hỏi của anh Nguyễn Minh Đức, cư ngụ tỉnh Hưng Yên. Những câu hỏi của anh rất có ý nghĩa và chi tiết về hữu hình cũng như vô hình trong Tam giới. Ban Giải đáp của chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi hy vọng rằng anh Đức và các Vị đã nghe phần giải đáp này, sẽ tăng thêm động lực tìm hiểu sâu xa hơn về Càn khôn Vũ trụ này, xin cảm ơn anh thật nhiều.