Giải đáp Đặc biệt 2024 - Phần 7: Ai tạo ra mặt trời?Gốc của con người từ đâu?Làm sao để đoạn Nghiệp?

- Kính chào ban giải đáp chùa Thiền Tông Tân Diệu, tôi tên là Nguyễn Việt An, hiện tôi đang cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh, hôm nay tôi có 13 câu hỏi kính xin Ban Quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu giải đáp giúp tôi, để tôi và nhiều người được hiểu rõ thông hơn về Pháp Môn Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn ạ.
Câu 1: Xin ban giải đáp giải thích giúp tôi các ý sau, ý một Thiền là gì? ý hai có mấy loại thiền? ý ba tại sao có rất nhiều người thích ngồi thiền? ý bốn thành tựu đạt được khi ngồi thiền? ý năm muốn thành Phật để chấm dứt sinh tử luân hồi thì có phải ngồi thiền hay không?
Trả lời:
- Thiền là gì?
- Thiền ở đây có nghĩa là yên lặng, tức là mình kìm cho cái tánh người của mình sẽ không khởi lên cái vọng tưởng, được gọi là Thiền. Trong thiền cơ bản thì nó có 4 loại, gồm:
1- Thứ nhất là thiền dẹp vọng tưởng.
2- Thứ hai là thiền biết vọng không theo.
3- Thứ ba là thiền để tánh của mình được tự nhiên thanh tịnh.
4- Thứ tư là thiền quán và tưởng, để các vị Thánh nhập vô thân người ngồi thiền này, và thành Thánh, rồi sau đó họ sẽ xưng gì thì tùy ý.
*Ý thứ hai: Có mấy loại thiền?
Có ba loại thiền cơ bản như sau:
1- Thứ nhất là thiền Quán Tứ Niệm Xứ, tức nghĩa là anh ngồi thiền để biết được thân người của mình có 4 thứ cơ bản đó chính là đất, nước, gió, lửa.
2- Thứ hai là thiền Minh Sát Tuệ, có nghĩa là mình lấy cái sáng suốt của mình để giết cái trí tuệ hiểu biết của mình.
3- Thứ ba là thiền Quán Lục Diệu Pháp Môn, thì thiền này sẽ có 6 phần như sau:
- Thứ nhất là Quán Điều Tức: Tức là quán cho hơi thở của mình được điều hòa.
- Thứ hai là Quán Sổ Tức: Là quán mà anh ngồi đếm cái hơi thở của mình từ 1 cho đến 10 hay là nhiều hơn 10 tùy theo ý thích.
- Thứ ba là Quán Hoàng Tức: Cái này thì nó ngược lại với lại Quán Sổ Tức là anh đếm ngược cái hơi thở của mình, từ 10 hay là nhiều hơn 10 lúc ban đầu trở ngược về số 1.
- Thứ tư là Quán Dừng Tức: Là quán cho hơi thở của mình dừng lại.
- Thứ năm là Quán Không Theo Tức: Tức là quán không theo hơi thở của mình.
- Thứ sáu là Quán Cho Tức Thanh Tịnh: Nghĩa là quán cho hơi thở được yên lặng.
*Ý thứ ba: Tại sao có rất nhiều người thích ngồi thiền?
Ngồi thiền này nó sẽ có hai cái lợi.
+ Lợi thứ nhất là khi ngồi thiền thì sẽ làm cho hai lá phổi của mình không bị ứ đi khí dơ và khiến cho thân của mình được khỏe mạnh.
+ Lợi thứ hai là ngồi thiền nếu như muốn cho vị Thánh nhập vào thân của mình để mình thành Thánh, như vậy thì mình sẽ được nhiều người kính nể.
*Ý thứ tư: Thành tựu khi được ngồi thiền là gì?
Thành tựu khi được ngồi thiền là được đắc đạo, lúc đó muốn đắc đạo nào thì sẽ xưng cái Đạo đó.
*Ý thứ năm: Muốn thành Phật để chấm dứt cảnh sinh tử luân hồi?
Mình thành Phật để chấm dứt cảnh sinh tử luân hồi thì mình không có tu, cũng không có ngồi thiền, mà mình chỉ cần làm 3 việc như sau:
+ Việc thứ nhất là phải làm sao tìm cho được nhiều hạt công đức mà những cái hạt công đức này phải là những hạt công đức trong sáng.
+ Việc thứ hai là phải học cho thật rõ thông đường trở về Phật giới.
+ Việc thứ ba là phải làm sao kiếm cho được giấy chứng nhận là Phật gia Thiền Tông, để có được số thứ tự trong đường trở về Phật giới.
Khi mất đi thì vị Thần thực thi nhân quả sẽ đưa đến nơi hành lễ và tiễn trở về Phật giới để thành Phật.
Câu 2: Trí tuệ là gì? Trí tuệ nhân tạo viết tắt là AI là gì? Do ai tạo ra? ý ba một người như thế nào được gọi là người có trí tuệ? ý bốn trong tương lai trí tuệ nhân tạo có thể thay thế hoàn toàn trí tuệ con người hay không? Điều này sẽ có lợi hay có hại gì cho con người?
Trả lời: Thứ nhất trí tuệ là gì? Trí tuệ ở đây có nghĩa là sáng suốt, trí tuệ nhân tạo viết tắt là AI, trí tuệ này là do con người tạo ra rồi sau đó con người sẽ lắp đặt vào trong người máy, hay là máy vi tính.
Một người mà có trí tuệ là một người phải hiểu rõ nhiều thứ, mà phần hiểu này thì phải thật rõ ràng và khoa học, trong tương lai thì trí tuệ nhân tạo có thể thay thế hoàn toàn trí tuệ con người được hay không?
Trả lời:
Xin thưa là không. Bởi vì sao? Bởi vì trí tuệ nhân tạo là được tạo ra dựa theo lập trình của điện từ âm dương và máy móc, còn trí tuệ con người là do có sự hỗ trợ của ban Thần, Thánh, Tiên, Chúa được gọi là “tâm linh” nếu như con người không hiểu những phần cơ bản này, thì trái đất của mình sẽ bị cháy sớm hơn so với chu kỳ thành, trụ, hoại.
Câu 3: Con người có 6 thứ tánh: tánh Phật, tánh Người, tánh Thần, tánh Thánh, tánh Tiên, tánh Cô hồn. Xin cho tôi hỏi tánh Thần, tánh Thánh, tánh Tiên sẽ được vào lúc nào khi một đứa trẻ vừa được thụ thai trong tử cung của người mẹ?
Trả lời:
Chúng ta phải biết là khi tinh cha và noãn mẹ cuốn hút với nhau thì lúc này sẽ phát ra 16 cái tia sáng, chính lúc phát ra tia sáng đó là lúc tánh người được hình thành, nhưng tánh của con người chỉ hoàn chỉnh khi mà con người trưởng thành. Khi con người trưởng thành thì lúc này tánh Phật sẽ bắt đầu hoạt động, còn tánh người thì sẽ làm theo tánh Phật.
- Tánh Thần thì trợ giúp cho con người về sức mạnh.
- Tánh Thánh thì trợ giúp con người về tư cách.
- Tánh Tiên thì trợ giúp con người về trí tuệ.
- Tánh Ngạ quỷ được đổi danh là tánh Chúa, thì sẽ quản lý nghiệp của con người về làm ăn, cũng như là tu hành.
Nếu như tánh Phật làm theo 3 thứ tánh là Thần, Thánh, Tiên thì tánh của con người mình sẽ không bị mê tín, còn tánh Phật mà làm theo tánh Chúa thì sẽ thích làm những chuyện như là linh thiêng, huyền bí rồi sẽ thích tu hành hay là thích làm Thánh.
Còn tánh Phật mà sử dụng 7 thứ tánh âm của con người thật nhiều, gồm: tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến chấp thì lúc đó các vị Cô hồn sẽ nhập vào tánh người và sẽ khiến cho người này làm những chuyện không tốt.
Câu 4: Có những đứa trẻ mới sinh ra rất ngoan hiền, có những đứa trẻ rất ngổ nghịch, điều gì đã tạo ra sự khác khác biệt này?
Trả lời:
Có những đứa trẻ sinh ra thì rất là ngoan, nhưng cũng có những đứa trẻ sinh ra rất là ngổ nghịch.
- Bởi vì sao?
- Bởi vì đây là nó đi theo nghiệp của nó.
Câu 5: Tập tục của người Việt Nam một người sau khi mất được chôn cất xong thì đến ngày thứ 49 phải cúng để mở cửa mã. Ý 1 tại sao đến ngày thứ 49 phải cúng mở cửa mã? ý hai nếu không cúng mở cửa mã thì việc này có làm ảnh hưởng xấu đến người đã mất hay không? ý ba tập tục này bắt nguồn từ đâu và khi nào? trong khi tôi thấy các nước phương Tây, khi người mất họ không bao giờ làm những tập tục này. Vậy việc làm này là chánh tính hay mê tín?
Trả lời: Câu hỏi này ý thứ nhất thì nó là sai, không phải đến ngày thứ 49 thì mình cúng mở cửa mã. Thật ra đây là phong tục khi chôn người chết được 3 ngày thì mở cửa mã, đó là chủ trương ở trong Đạo Lão, được thực hiện bằng nghi thức là họ sẽ cột chân con gà con và kéo con gà con này đi xung quanh cái gò mã 3 vòng, thì lúc đó con gà con khi mà nó kêu lên, thì người chết sẽ thức dậy. Đây được gọi là chết 3 ngày rồi sống dậy. Phần này thì các vị Đạo Cúng và Đạo Cầu sẽ thường áp dụng nghi thức này.
Còn 49 ngày thì đây là việc của Trưởng họ tộc trong dòng họ, áp dụng cho người không tu chết, còn ở trong họ tộc thì họ phải tuân theo quy luật nhân quả luân hồi trong họ tộc, nếu trung ấm thân nào mà không tuân thủ thì sẽ có 2 con đường để họ lựa chọn.
- Một là họ ra mồ mã ở, khi đến giờ ăn cơm thì họ sẽ được phép vào ăn cơm trong gia đình, ăn xong rồi thì phải ra mồ mã ở, không được ở trong nhà.
- Hai là họ phải đi theo Cô hồn để giành giật thức ăn, còn nếu người tu thì đi theo nghiệp của người tu, đi các nơi như sau:
1/- Nếu tu mà lên trời, nhưng không lên trời được, thì sẽ xuống địa ngục hay là làm hoa báo.
2/- Còn nếu tu để được làm con của Thánh, mà không được làm con của Thánh, thì cũng phải đi xuống địa ngục hay là làm hoa báo hoặc không thì phải theo Cô hồn các đảng, để giành giật thức ăn.
- Ý thứ hai nếu như không cúng mở cửa mã thì việc này cũng không ảnh hưởng gì hết, chúng ta phải biết con người sống ở trên trái đất này là do vị Thần quản lý và thực thi nhân quả, theo những suy nghĩ và việc làm của mình, còn chuyện cúng hay tu là do cái tưởng của tánh người mà thôi.
Đạo Phật thì Đức Phật có dạy 6 con đường đi và thành tựu như sau:
- Đường đi số 1: Dụng công tu hành cho thật đúng quyển Giáo Lý Pháp Môn Tiểu Thừa, thì sẽ chứng được quả vị thánh A La Hán, hay còn gọi là Thánh Bất Động.
- Đường đi số 2: Dụng công tu học cho hết quyển Giáo Lý Pháp Môn Trung Thừa và Duy Thức Học, thì đi đến quả vị là Thành Giảng Sư Đạo Phật.
- Đường đi số 3: Dụng công tu để tìm hiểu hữu dụng vật chất, cho thật đúng quyển Giáo Lý Pháp Môn Đại Thừa, thì sẽ đạt đến quả vị là thành Kỹ sư Đạo Phật.
- Đường đi số 4: Dụng công niệm các câu Thần chú trong các quyển kinh Đại Thừa mà phát ra hiển linh, thì đi đến quả vị là thành Thần Y Đạo Phật.
- Đường đi số 5: Dụng công làm phước thiện thật nhiều, mong muốn sau khi chết được đi lên trời du lịch, thì sau khi chết được ban Thần Thực Thi nhân quả, cho lên thiên giới vui chơi, như là được thành Tiên ở trên trời Cực Lạc vậy, muốn học đạo giải thoát cũng có nơi dạy đạo Giải thoát.
- Đường đi số 6: Dụng công ngồi học và biết hết quyển Giáo Lý Đạo Phật Khoa Học Vật lý Thiền Tông Việt Nam, để biết được đường trở về Phật giới cho thật rõ ràng, khi đó mình tìm được hạt công đức càng nhiều thì càng tốt, sau khi chết sẽ được Ban Thần nghi lễ, hành lễ tiễn trở về Phật giới để thành Phật, khi đó mình muốn đi đâu khắp trong càn khôn vũ trụ này cũng được. Muốn vào trái đất nào hay vào trong Thiên giới (Tam giới) nào trong các hệ mặt trời cũng được.
- Ý cuối cùng tập tục này bắt nguồn từ Đạo Lão, được lập ra.
Câu 6: Tại sao nói con người mê tín là công cụ của Thần, Thánh xin giải thích giúp tôi ạ?
Trả lời:
Phần này thì xin lưu ý khi mà một con người mê tín là do người này không biết được việc làm, cũng như là nhiệm vụ của Thần và Thánh, nên người này mới bị mê tín hay tin lầm, cũng gọi là tin sai. Còn nếu người nào mà đã biết được việc làm hay nhiệm vụ của Thần và Thánh thì họ sẽ không bị mê tín hay không bị tin lầm.
Câu 7: Xin ban giải đáp giải thích giúp tôi nghiệp là gì? Có mấy loại nghiệp? nghiệp được lưu ở đâu trong thân con người? làm cách nào để đoạn chấm dứt những nghiệp xấu một cách nhanh nhất? một người tạo được công đức có được gọi là nghiệp công đức không?
Trả lời: Câu hỏi này gồm có 5 ý xin trả lời tuần tự theo 5 ý.
- Ý thứ nhất: Nghiệp là gì? nghiệp là do anh tích lũy những suy nghĩ và hành động của mình, từ nhiều đời trước, ở trong tàng thức của mỗi con người.
- Ý thứ hai: Nghiệp thì gồm có 5 loại.
1- Một là, nghiệp ở trong gia đình.
2- Hai là, nghiệp phước đức âm.
3- Ba là, nghiệp phước đức dương.
4- Bốn là, nghiệp ác đức.
5- Năm là, nghiệp siêu ác đức.
- Ý thứ ba: Nghiệp được lưu ở đâu?
Nghiệp thì được lưu ở trong tim, tức là tâm của mỗi con người.
- Ý Thứ tư: Làm cách nào để đoạn chấm dứt những nghiệp xấu một cách nhanh nhất?
Thì chuyện này dễ như là ăn cơm, chỉ cần nhét vào Như Lai tàng của mình vài hạt công đức, thì nghiệp xấu nó sẽ không hiện lên được, khi trở về Phật giới vào ống trung tâm vận hành luân hồi, thì những nghiệp ác đức này sẽ bị hút trở lại điện từ âm của trái đất.
- Ý thứ năm: Công đức thì không thể gọi là nghiệp công đức được, mà phải gọi là hạt dinh dưỡng công đức, hạt này sẽ dành cho Kim Thân Phật siêu nhỏ ăn, để trở thành là Kim Thân Phật lớn.
Câu 8: Nhân quả là gì? có mấy loại nhân quả? cái gì tạo ra Nhân Quả? có thể thay đổi nhân quả xấu thành tốt được không? ý nghĩa câu “qua cơn bỉ cực đến hồi thái lai” Tại sao nói nếu tu thì sẽ bị nhân quả rất nặng nề? Muốn thành Phật thì có cần phải tu hay không?
Trả lời: Nhân quả thì chúng ta có 2 cách giải thích.
Theo cách giải thích thứ nhất thì nhân có nghĩa là hạt, quả là trái. Ví dụ trồng hạt gì thì sẽ ra quả nấy, còn theo cách giải thích thứ hai thì nhân chính là nguyên nhân, nhân làm gì thì có kết quả của việc làm đó. Ví dụ như anh xây nhà thì sẽ thành cái nhà, còn anh trồng cây gì thì sẽ lên cây đó, hoặc anh làm việc ác thì anh sẽ gặp điều ác, còn anh ở hiền thì anh sẽ gặp lành.
1/- Cái gì tạo ra nhân quả?
Thì đây là quy luật tự nhiên của sức hút thế giới vật chất và thế giới vật lý của điện từ âm dương, tại nơi trái đất âm dương này, người thực thi nhân quả là do ban Thần quản lý trái đất thực thi.
2/- Có thể thay đổi nhân quả xấu thành tốt được hay không?
Thì nhân quả đã tạo ra rồi thì không thể thay đổi được. Ví dụ anh tạo ra nhân quả xấu rồi thì anh phải trả nhân quả xấu đó, còn nếu như anh không muốn trả cái nhân quả xấu, thì anh phải làm sao tìm cho được hạt Công Đức và mang trở về Phật giới. Khi anh vào trong ống trung tâm vận hành luân hồi thì nhân quả xấu này sẽ được hút trở lại trái đất âm dương và trở lại bản chất của nó là điện từ âm.
3/- Qua cơ bỉ cực đến hồi thái lai?
Câu này đơn giản lắm, có nghĩa là hết thời khổ thì sẽ đến thời sướng, vậy thôi.
4/- Tại sao nói nếu tu thì sẽ bị nhân quả rất nặng nề?
Phải hiểu tu có nghĩa là sửa.
Vậy thì ở trái đất này chúng ta sửa cái gì? Hay là thân của chúng ta, tánh người của chúng ta thì chúng ta phải sửa cái gì đây? Mình phải biết là mình có sửa được trái đất này hay không. Trái đất này thì nặng khoảng 60 tỷ tấn và di chuyển trong bầu hoàng đạo 1 của hệ mặt trời, trong 1 giờ di chuyển thì trái đất sẽ đi được khoảng gần 1.800 cây số. Vậy thì với cái trọng lượng và tốc độ di chuyển như vậy thì chúng ta có thể sửa được hay không? Đương nhiên là mình không thể nào sửa được, nếu chúng ta sửa được trái đất thì như vậy là mình ngu hay là mình khôn.
5/- Còn thân của mình thì mình có sửa được hay không?
- Đương nhiên là chúng ta cũng không thể sửa được thân của mình, còn tánh của mình thì có sửa được không? về phần tánh thì chúng ta có thể sửa được với điều kiện là mình phải biết được là mình có 16 thứ trong tánh của mình và biết trong 16 thứ tánh này là do ai trợ giúp và mình có đồng ý làm theo những vị trợ giúp này hay không. Nếu đồng ý thì họa may sửa được, còn không đồng ý mà mình đi sửa tánh của mình thì kể như là mình chết chắc, còn nếu như mình không biết tánh của mình là gì mà đem ra sửa, thì mình phải sửa làm sao? điều này là mình khôn hay là mình ngu.
- Còn muốn thành Phật thì có cần phải tu hay không?
Muốn thành Phật thì mình không tu gì cả, mà mình chỉ cần làm 3 việc như sau:
1/- Thứ nhất là mình phải làm sao tìm được hạt công đức cho thật nhiều.
2/- Thứ hai là mình phải học cho rõ thông đường trở về Phật giới.
3/- Thứ ba là mình phải làm sao để cho vị Thần quản lý mình, đưa mình đến cái nơi hành lễ và tiễn mình trở về Phật giới, thì mình mới thành Phật được.
Câu 9: Làm sao biết được loài súc sinh nào có trung ấm thân của con người ẩn trong đó?
Trả lời:
Mình nhìn con thú nào mà có trung ấm thân của con người ẩn ở trong đó, thì khi mình nhìn kỹ mình sẽ biết. Ví dụ như là con chó, nếu như mà có trung ấm thân của con người ẩn ở trong đó để trả nghiệp thú, thì con chó này sẽ có biểu hiện là:
- Nếu như anh là chủ nhà, mà anh đối xử tốt với nó thì nó sẽ rất là vui. Còn nếu như đây chỉ là một con chó bình thường, thì nó sẽ sống tự nhiên và sống theo bản năng tánh thú của nó.
Câu 10: Nghiệp phước đức dương được dùng để khi vị Kim Thân Phật từ Phật giới vào làm việc ở các Cõi Trời, các loài Trời thì ăn các hạt dinh dưỡng của loài Trời vậy các hạt nghiệp phước đức dương được làm kinh phí cho các trung ấm thân, được tái sinh ở tại các nơi của Cõi Trời như thiên đàng, thiên gia, thiên phủ, thiên cung thì sẽ được trả cho ai và mục đích là để làm gì?
Trả lời:
Trung Ấm thân khi mà đi lên trời du lịch, thì được gọi là hưởng nghiệp phước đức dương, nghiệp phước đức dương này là những hạt chân như dinh dưỡng để các vị trời ăn. Trung ấm thân nào muốn lên trời du lịch vui chơi, thì phải có hạt nghiệp phước đức dương thật là nhiều, thì vị Thần quản lý người đó mới giao cho ban Thần thực thi nhân quả, cho người đó lên trời du lịch và vui sướng, sướng như là Tiên vậy, ở 39 hành tinh ở trên trời đều có 4 nơi để du lịch.
- Thiên đàng, tức là ở ngoài đường, ở trên trời.
- Thiên gia, tức là ở trong nhà dân, ở trên trời.
- Thiên phủ, tức là ở trong nhà quan, ở trên trời.
- Thiên cung, tức là ở trong cung Chúa, ở trên trời.
Mỗi nơi sẽ có chi phí khác nhau, nếu như muốn đi du lịch trên trời thì phải qua các cái thủ tục như sau:
Đầu tiên vị Thần quản lý trung ấm thân của người này xem bản điện trước ngực người này, xem có bao nhiêu hạt nghiệp như là hạt công đức có hay không, hạt nghiệp phước đức dương có bao nhiêu hạt, hạt nghiệp phước đức âm có bao nhiêu hạt, hạt nghiệp ác đức có bao nhiêu hạt, hạt nghiệp siêu ác đức có hay không. Nếu như mà hạt công đức không có, hạt nghiệp siêu ác đức không có, mà có hạt nghiệp phước đức dương thật nhiều hơn là hạt nghiệp phước đức âm. Thì vị Thần quản lý trung ấm thân của người này mới nói đến chuyện cho người đó đi du lịch ở trên trời, khi tiêu chuẩn du lịch trên trời đã đạt được rồi, thì trung ấm thân của người này mới được vị Thần quản lý đưa đến ban Chúa kiểm soát nghiệp phước đức dương của trung ấm thân của người này.
Khi ban Chúa kiểm soát nghiệp phước đức dương trung ấm thân của người này làm xong thủ tục xem coi có bao nhiêu hạt nghiệp phước đức dương, nếu như mà đủ hạt nghiệp phước đức dương để đi du lịch ở trên trời rồi, thì vị Thần quản lý trung ấm thân của người này mới đưa họ đến Ban phụ tá của nhị vị Chúa Chủ và Chúa Mẫu, làm thủ tục hành chính. Đầu tiên là hỏi trung ấm thân của người này du lịch mấy nơi ở trên trời? có học đạo Giải thoát hay không? kế đến là sẽ hỏi trung ấm thân của người này du lịch mỗi nơi bao nhiêu ngày.
Khi mà hỏi xong thì trung ấm thân này sẽ được cấp giấy du lịch ở trên Thiên giới, lúc đó thì vị Thần quản lý mới dẫn trung ấm thân của người này, cầm giấy du lịch lên Thiên Giới đến ban Thần thực thi nhân quả, cho trung ấm thân của người này lên Thiên Giới du lịch, khi lên trời du lịch thì phải đến hành tinh Dục Giới của vị Chúa Trời Tứ Thiên Vương phụ trách ở bầu Trời Dục Giới, để làm thủ tục nhập Thiên Giới du lịch, ở đây có vị Trời thừa hành dẫn đi các hành tinh mà trung ấm thân đã ghi danh, để mà du lịch.
Câu 11: Tôi có nghe nói đến Đạo hiển linh, tình thương, bác ái. Xin giải thích giúp tôi ai lập ra đạo hiển linh, tình thương, bác ái. Cách tu và thành tựu đạt được là gì?
Trả lời: Trước hết đạo hiển linh là đạo chuyên làm hiện tượng lạ, được gọi là đạo hiển linh, Đạo tình thương là đạo thương người.
- Còn đạo bác ái là đạo thương người bao la, cách tu theo 3 đạo hiển linh, tình thương, bác ái này thì sẽ được thực hiện như sau. Trước hết đạo hiển linh là đạo chuyên làm hiện tượng lạ, được gọi là đạo hiển linh.
- Đạo tình thương là đạo thương người, còn đạo bác ái là đạo thương người bao la, cách tu theo 3 đạo hiển linh, tình thương, bác ái này thì sẽ được thực hiện như sau:
+ Cách tu thứ nhất: Tu theo Đạo Hiển Linh, thì người này sẽ phải ngồi thiền mơ mộng, cho các vị Thánh nhập vào thân người của mình nói chuyện quá khứ, tương lai được gọi là Đạo Hiển Linh.
+ Cách tu thứ hai: Tu theo Đạo Tình Thương, thì người tu theo đạo này sẽ rất thương người nghèo khó và sẽ đem tiền bố thí cho những người nghèo khó, được gọi là tu theo Đạo Tình Thương.
+ Cách tu thứ ba: Tu theo Đạo Bác Ái, người tu theo Đạo Bác Ái, từ đạo thương người bao la, đạo này thì dành cho những người thật giàu họ tu, chuyên đem tiền bố thí cho những người nghèo trên khắp thế giới.
Câu 12: Tôi thấy người tu của các đạo mặc đạo phục các màu rất khác nhau, xin giải thích giúp tôi ý nghĩa các màu áo.
1- Người tu mặc áo màu vàng.
2- Người tu mặc áo màu trắng.
3- Người tu mặc áo màu đỏ.
4- Người tu mặc áo màu xanh lá cây.
5- Người tu mặc áo màu xanh thiên thanh.
6- Người tu mặc áo kết hợp hai màu trắng và tím.
7- Người tu mặc áo kết hợp hai màu trắng và đỏ.
8- Người tu mặc áo kết hợp hai màu trắng và xanh lá cây.
9- Người tu mặc áo kết hợp hai màu trắng và xanh thiên thanh.
10- Người tu mặc áo màu nâu.
11- Người tu mặc áo màu đen.
Trả lời: Ý nghĩa các màu áo đạo như sau:
1- Thứ nhất người tu mặc áo màu vàng:
- Là tu theo đạo Phật.
2- Thứ hai người tu mặc áo màu trắng:
- Là họ tu theo đạo Thánh.
3- Thứ ba người tu mà mặc áo màu đỏ:
- Là họ tu theo đạo Thần.
4- Thứ tư người tu mà mặc áo màu xanh lá cây:
- Là họ tu theo đạo Tiên.
5- Thứ năm người tu mà mặc áo màu xanh thiên thanh.
- Là họ tu theo đạo Trời.
6- Thứ sáu người tu mà mặc kết hợp 2 màu áo trắng và tím:
- Là họ tu theo đạo kết hợp giữa đạo Thánh và Đạo Hiển Linh.
7- Thứ bảy người tu mặc áo kết hợp 2 màu trắng và đỏ:
- Là họ tu kết hợp giữa hai đạo Thánh và Đạo Thần.
8- Thứ tám người tu mà áo màu kết hợp trắng và xanh lá cây:
- Là họ tu theo đạo kết hợp giữa đạo Thánh và Đạo Tiên.
9- Thứ chín người tu mặc 2 màu áo kết hợp là trắng và xanh thiên thanh:
- Là họ tu theo đạo kết hợp giữa Đạo Thánh và Đạo Trời.
10- Thứ mười người tu mà mặc áo màu nâu:
- Là họ tu theo Đạo Phật Đại Thừa.
11- Cuối cùng người tu mà mặc áo đen:
- Là họ tu theo đạo cúng.
Câu 13: Ở Đà Nẵng có địa danh tên là núi Ngũ Hành Sơn tôi thấy 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn này rất đặc biệt về cả kiến trúc lẫn tên gọi mà tôi không tìm thấy ở nơi nào khác, xin ban Giải đáp giải thích giúp tôi theo Thiền Tông ý nghĩa của 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn này ạ, xin chân thành cảm ơn Ban giải đáp rất nhiều.
Trả lời:
Núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng là núi chuyển động 5 loại ở trái đất này, gồm: đất, nước, gió, lửa và điện từ âm dương, đây là cơ bản của ngũ hành, còn nếu như mà mình nói theo phong thủy thì nó có nghĩa là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nếu xét về vận hành âm dương thì không đúng.
Thay mặt ban giải đáp Thiền Tông của Chùa Thiền Tông Tân Diệu thì tôi xin cảm ơn những câu hỏi của anh Nguyễn Việt An, cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh, anh đã đặt ra những cái câu hỏi rất hay và hy vọng là anh Nguyễn Việt An cũng như là mọi người nghe được những phần giải đáp này thì sẽ có thêm được những kiến thức sâu xa hơn về Pháp Môn Thiền Tông, cũng như là về các Đạo ở trên trái đất này. Một lần nữa xin cảm ơn anh Nguyễn Việt An.