Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
Một số câu hỏi thật cao
11- Thầy Thích Chí Hiếu, sanh năm 1985, tại Long An, cư ngụ tại tỉnh Đồng Nai, hỏi:
– Kính trưởng ban, tôi có đọc sách của tác giả Nguyễn Nhân. Có thể nói, Trưởng ban đã mở toan cánh cửa của Nhà Phật để mọi người ai thích tìm hiểu hay tu hành Giác Ngộ Giải Thoát có phương cách thực hành. Hôm nay, tôi đã Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông”, muốn đền đáp công ơn của sư phụ mình, nhưng không biết phải nói làm sao, vì mỗi lần mở miệng ra nói, sư phụ tôi đều chửi:
– Mày muốn tu Thiền hả, coi chừng điên đó con! Tại sao mày không chịu niệm Phật? Có ai hơn Đức Phật không mà không chịu tu theo Ngài?
Hôm trước tôi đến đây, Trưởng ban có sát hạch về Pháp môn Thiền Tông học này, Trưởng ban xác nhận tôi đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”. Cũng vì muốn đền đáp công ơn của sư phụ, nên nay đến đây, xin Trưởng ban giải thích cho tôi 3 thắc mắc như sau, xin Trưởng ban giúp đở:
Lý do gì mà sư phụ tôi sợ tu Thiền?
Sư phụ tôi nay đã 68 tuổi rồi, tại sao người tu theo Đạo Phật bị sai, mà không chịu tìm hiểu học hỏi để sửa cho đúng? Hơn nữa, hiện giờ sư phụ tôi thường hay bị đau yếu?
3- Làm sao giúp cho sư phụ tôi hiểu được chánh pháp của Đức Phật dạy để không còn bị trầm luân trong sanh tử nữa?
Kính xin Trưởng ban giải đáp cho, xin thành thật cám ơn:
Trưởng ban trả lời:
– Câu hỏi này không thuộc phạm vi Thiền Tông học, đáng lẽ ra chúng tôi không trả lời; nhưng vì thầy quá tha thiết, cũng để quý vị có mặt tại đây hiểu thêm, chúng tôi xin trả lời như sau:
Con người có mặt trên Thế Giới này là do Nhân – Quả từ nhiều đời nhiều kiếp. Do đó, ai có mặt nơi Thế Giới này phải biết các nguyên lý như dưới đây thì mới bớt phần đau khổ.
– Mình phải tuân theo luật Nhân – Quả mà mình đã tạo ra từ vô lượng kiếp đến nay.
– Nếu biết mình bị Nhân – Quả xấu, trước phải tìm hiểu cho thật kỹ luật Nhân – Quả để chuyển hướng nó, không đi theo đường mê tối nữa.
– Phải dùng cái đầu khoa học thực tế để sống; sống này có 2 phần:
Cho phần tinh thần.
Cho phần thể xác.
Nếu biết và làm như trên, thì tự nhiên sẽ có chuyển biến tốt; còn trái lại: Tu theo Đạo Phật mà không theo lời dạy của Đức Phật, thì chắc chắn phần xấu sẽ đến với mình!
– Sao phải tuân theo Nhân – Quả?
Vì Nhân – Quả là nguyên lý cố định nơi Thế Giới này! Tôi đưa ví dụ như sau, thầy sẽ hiểu:
Thầy vay người khác 1 đồng, thì phải trả 1 đồng còn thầy viện cách này, cách nọ, mà không trả tức khắc, hoặc thời gian sau người cho vay sẽ có phản ứng thì những hậu quả sau này, người vay phải lãnh đủ.
– Nếu biết mình bị Nhân – Quả xấu, giống như người ở Thế gian này biết mình đang đi trên đường gồ ghề thì mình phải lựa chỗ mà đi, chớ biết đường xấu mà còn đi ẩu nữa, thì tai nạn sẽ đến thôi!
– Người sống nơi Thế Giới Vật lý Âm Dương này, muốn làm bất cứ việc gì, cũng phải dùng cái đầu khoa học để làm, có nghĩa là phải kiểm chứng cho thật kỹ càng, chớ đừng đụng đâu làm đó, coi chừng cả đời làm chuyện uổng công phí sức, rồi bỏ đi thật là uổng!
A – Về tinh thần:
Người tu theo Đạo Phật: Phải học cho thật hiểu, những lời cao sâu của Đức Phật dạy rồi mới tu. Người không biết ý cao sâu của Đạo, nói vài tiếng rồi nhào vô tu, hãy coi chừng lạc vào tà Đạo lúc nào mà mình không hay biết. Khi bị tà Đạo vào trong tâm rồi, ai nói gì cũng không nghe.
Vì sao vậy?
– Vì đầu óc con người cấu tạo bằng Vật lý Trần gian này, do bị lực hút của Âm Dương. Âm thì quá mạnh, còn Dương thì lại quá yếu. Do đó, những chuyện gì gợi đúng lòng tham lam hay sợ sệt của chính mình, thì mình nhào vô liền! đây là cái ngu dại của con người. Khi tâm người nào bị những thứ tà bậy đó dính vào rồi, khó mà gở ra được! Do đó, sư phụ thầy đã bị các thứ tà bậy dính vào, thầy nói gì, cũng không nghe, trái lại còn chửi mắng thầy là phải!
Tại sao, có chuyện thầy nói pháp chân thật của Đức Phật dạy mà sư phụ thầy không nghe?
Trường hợp thầy giống như trường hợp của Ngài Xá Lợi Phất ngày xưa: Ban đầu Đức Phật dạy, Ngài Xá Lợi Phất tu theo Pháp môn quán tưởng để đạt được 4 quả vị Thánh theo Thanh văn. Khi gần lìa Thế gian này, Đức Phật dạy Pháp môn Tối Thượng thừa Thiền, tức Pháp môn Thanh Tịnh Thiền để đưa Ngài Xá Lợi Phất vào Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh, cũng gọi về với Phật giới. Ngài Xá Lợi Phất, nghi Đức Phật bị Ma ám!
Thầy thấy đó, Đức Thế Tôn mà còn bị Ngài Xá Lợi Phất nghi như vậy, thầy có Phước đức bao nhiêu mà muốn dạy lại sư phụ mình? Thầy muốn giúp sư phụ mình, nhận ra chánh pháp của Như Lai dạy, hãy học theo gương của Thiền sư Thần Tán.
Tôi xin kể chuyện Thiền sư Thần Tán trả ơn cho sư phụ mình như sau:
– Khi Thiền sư Thần Tán Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông” nơi Thiền sư Bá Trượng. Ngài về Chùa cũ cũng hầu hạ và phục vụ sư phụ mình bình thường không tỏ vẻ gì mình là người ngộ Đạo Thiền cả.
Sư phụ Thiền sư Thần Tán hỏi:
– Bấy lâu nay, ngươi lìa ta đi học Đạo về, có được gì không?
Thiền sư Thần Tán thưa:
– Bạch sư phụ, khi xưa con đi tay không, hôm nay, con về cũng tay không.
Một hôm, sư phụ sai Ngài đi nấu nước để tắm, Ngài phục vụ như trước. Khi kỳ lưng sư phụ, Ngài Thần Tán vỗ vào lưng của sư phụ mình và nói:
– Điện Phật đẹp, mà không có Phật!
Sư phụ Thiền sư Thần Tán, quay lại nhìn Ngài. Ngài Thần Tán liền nói câu thứ hai:
– Tuy Phật đất mà hay phóng quang!
Thiền sư Thần Tán nói như vậy mà sư phụ mình không biết. Mấy ngày sau, sư phụ Thiền sư Thần Tán ngồi bên cửa sổ có dán giấy trắng chắn gió để ngăn lạnh mùa Đông, xem kinh. Có con ong trong Chùa định chui qua cửa sổ để ra ngoài. Con ong cứ vo ve bay chui vào giấy trắng hoài mà không ra được. Thiền sư Thần Tán đi ngang thấy con ong chui vô cửa sổ như vậy, Ngài liền làm bài thơ để độ sư phụ mình. Ngài liền xuất khẩu thành bài thơ như sau:
Này con ong:
Ngu gì mà ngu như vậy.
Cửa thênh thang không chịu chui ra.
Cứ vùi đầu vào giấy cũ.
Trăm năm cứ cắm đầu vùi.
Vùi như vậy biết năm nào phủng?
Sư phụ nghe Ngài nói như vậy, liền bỏ quyển kinh xuông bàn, nói:
Ta cho ngươi đi các nơi học Đạo, nay ngươi về đây nói xỏ nói xiên để chửi ta đó hở?
Thiền sư Thần Tán lễ phép thưa trình với sư phụ mình:
– Bạch sư phụ, nhờ ơn của sư phụ, cho con đi học Đạo Thiền các nơi. Con đến học Đạo với tiên sư Bá Trượng, nay con đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, mà Như Lai đã dạy cho chúng sinh ở cõi Ta bà này. Hôm nay về đây, con muốn đáp đền công ơn của sư phụ mà không biết phải làm sao, nên con mượn hình ảnh của con ong chui qua cửa sổ để đáp đền ơn đức của Đức Từ bi.
Nghe Thiền sư Thần Tán trình thưa như vậy, sư phụ Ngài liền triệu tập tất cả các đệ tử mình lại và yêu cầu Thiền sư Thần Tán, dạy chỗ chân thật của Thiền Tông mà Đức Phật đã dạy nơi Thế Giới này.
Thiền sư Thần Tán nói:
– Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm.
– Chẳng quán chẳng tưởng, nhận liền tánh Nghe.
– Tánh Nghe, tánh Thấy là bè.
– Đưa người Thanh Tịnh về miền quê xưa.
– Tu Thiền đừng chọn sớm trưa.
– Không ngồi, không đứng, không ưa Niết nàn.
– Bỏ đi những chuyện Thế gian.
– Tánh Thấy, không Thấy chỗ xưa Phật truyền.
– Lòng người bị đảo, nên điên!
– Chỉ cần “Thôi, Dứt” ở yên Niết Bàn.
– Thiền chi khổ não gian nan.
– Dứt ngay tìm, kiếm Niết Bàn nơi ta.
Vừa nghe 12 câu kệ lục bát của đệ tử mình xướng. Bất chợt, sư phụ Thiền sứ Thần Tán Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, Ngài tự nhiên rơi nước mắt và thốt lên:
– Nhờ con, mà hôm nay ta đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”. Thật không uổng công ta cho con đi học Đạo Thiền. Hôm nay con đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, tìm cách độ thầy, có lẽ phước báu của thầy đã tích lũy từ nhiều đời nhiều kiếp trước, nên hôm nay phước báu ấy đã tựu hội tại đây. Trước, thầy cám ơn Mười phương chư Phật. Sau, cám ơn con, đã biết cách “Khai thị” cho thầy Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.
Sư phụ Thiền sư Thần Tán vừa nói vừa khóc. Lời chân thật ấy, làm các đệ tử Ngài ai ai cũng khóc theo. Trong số đó cũng có nhiều người Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.
B- Phần thể xác:
– Người tu theo Nhà Phật: Bắt buộc phải hiểu nguyên lý vận hành của cơ thể con người bằng Vật lý Âm Dương. Vì vậy, khi người lớn tuổi, nếu là người Nam thì Dương bị suy, còn người Nữ thì Âm bị suy. Do đó, phải biết ăn uống làm sao cho cơ thể được quân bình thì ít sanh ra bệnh tật; còn không biết, thì bệnh tật dễ phát sinh.
Ví dụ: Người ăn chay thuần thúy, các món ăn phần nhiều là nghiêng về Âm. Người ăn chay không biết nguyên lý này, lúc nào cũng đưa vào cơ thể mình những món Âm, có khi còn cực Âm nữa thì bệnh tật làm sao tránh khỏi được?
Tôi đưa ra ví dụ rõ ràng như sau: Các món cực Âm là cà, dưa, giá, măng, nấm, chao. Sáu món ăn này là căn bản của người ăn chay. Đã cực Âm như vậy, mà khi ăn bữa cơm chay rồi, lại uống thêm ly nước đá Sâm bổ lượng nữa, thì làm sao cơ thể người tu chịu nổi. Vì vậy, chúng ta thấy người ăn chay mà hay đau yếu là do không biết ăn quân bình Âm Dương vậy.
Trưởng ban nói tiếp:
– Thông thường, người tu lớn tuổi họ có cái chấp như sau:
– Mình là sư phụ, sự hiểu biết của mình không ai bằng được.
– Những suy nghĩ, hiểu biết của mình là hơn hết.
– Lũ nhỏ phải quỳ lạy mình.
– V.v…
Vì các lý do nêu trên, nên thầy không khi nào nói cho sư phụ mình nghe được. Chi bằng, thầy phải dùng cái đầu khôn ngoan của mình để tìm cách làm sư phụ thầy thức tỉnh là hay hơn hết.
Thầy Thích Chí Hiếu, nghe Trưởng ban giải thích một loạt, hết sức vui mừng và cám ơn ông Trưởng ban. Những người có mặt cũng được hưởng phần kiến thức cao sâu Nhà Phật.
12- Anh Lâm Đức Cường, sanh năm 1960, tại Lạng Sơn, cư ngụ tại quận Đống Đa, Hà Nội, hỏi:
– Kính Trưởng ban: Nhờ đọc các quyển sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, nên chúng tôi hiểu rất sâu về Thiền học Nhà Phật. Vì văn học Nhà Phật rộng như biển, nhiều như lá cây trong rừng. Vì vậy, có một điều sau đây chúng tôi chưa hiểu, xin Trưởng ban giải đáp cho, xin cám ơn:
– Vì sao, người nhận ra ý sâu mầu của Thiền Tông không thể nào nói cho người khác nghe được?
Trưởng ban trả lời:
– Người tu theo Thiền Tông, khi Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” rồi, không thể nào nói cho người khác nghe được là lý do như sau:
– Phần này, tôi phải đưa ra ví dụ như sau, anh dễ hiểu hơn: Như, trong kinh Đức Phật có nói cốt truyện của 5 anh mù rờ voi. Anh nào cũng cho sự sờ và biết của mình là đúng cả. Đứng gần con voi, cũng là anh mù nữa, nhưng anh mù này không sờ con voi, vì anh biết là anh đã bị mù thì làm sao anh nói về con voi đúng được. Vì vậy, anh đi tìm vị thầy thuốc trị bệnh mù của anh cho hết bệnh, thì anh mới thấy toàn diện hình thể con voi. Khi anh đã hết mù mắt rồi, anh nhìn 5 người mù kia tranh cãi với nhau về con voi. Thử hỏi, anh sáng mắt có nói gì được không?
Anh Lâm Đức Cường đã hiểu: Tại sao người Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” lại không nói được chỗ thấy và biết của Pháp môn Thiền Tông này. Anh hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban. Anh lại hỏi thêm 2 câu:
Câu một: Người đạt được “Bí mật Thiền Tông”, sau đó phải sống như thế nào?
Câu hai: Khi người sắp lìa Thế Giới này, có cầu xin ai không?
Trưởng ban trả lời:
– Câu một: Người đạt được “Bí mật Thiền Tông”, phải thực hiện sống của mình có 3 phần căn bản:
Một: Hằng ngày làm việc gì, cứ chăm chú việc làm ấy, không nghĩ ngợi việc khác.
Hai: Tâm hằng Thanh Tịnh.
Ba: Thấy ai muốn Giải Thoát, tận tình giúp họ, để tạo Công đức. Nên nhớ, nói 1 hay 2 tiếng mà họ thích thì giúp. Còn họ đưa kiến thức học hỏi của Thế gian này nói, thì tìm cách lánh xa.
Câu hai: Đức Phật dạy: Trong mỗi con người có 2 tánh:
Một: Tánh Phật, là tánh Thanh Tịnh. Hằng Thấy, Nghe, Nói, Biết.
Hai: Tánh Người, có đến 16 thứ. Con người sống trong Thế Giới loài Người hay các cõi khác còn nằm trong Tam Giới. Mình sống ở đâu cũng bị luật Nhân – Quả chi phối cả. Mình sống ở Thế Giới loài Người, nếu có phước lớn thì giàu có, làm quan hay làm vua. Ví dụ: Mình có phước lớn vãng sanh đến các cõi Trời sinh sống. Sống ở các cõi Trời cũng do phước của mỗi người. Nếu ai có phước thật lớn thì được làm Chúa cõi Trời. Khi hết phước cũng phải ở lại Thế Giới loài Người sinh sống để rồi tạo phước tiếp. Đức Phật có ví dụ như sau: Như ở Thế gian này, mình làm tích lũy được một số tiền lớn đi du lịch. Khi xài hết tiền phải trở về nhà.
Còn phần cầu xin Đức Phật có dạy như sau: Cầu xin ai trong Tam Giới này? Người nào cũng như người nấy, chỉ có khác nhau về nghiệp mà thôi. Người biết tu Thiền Tông rồi, không cầu xin ai cả. Mình hằng sống với Tánh Phật của mình, mà biết tạo Công đức nữa là Giải Thoát. Mình sống với tánh Người, biết tạo ra Phước đức là được hưởng phước. Tạo ra Ác đức, thì phải chịu sống cảnh xấu. Vì vậy, không cần cầu xin ai hết, mà chỉ cần sống với Tánh Phật của mình là tốt nhất.
Anh Lâm Đức Cường xin hỏi thêm:
– Thưa Trưởng ban, Thế Giới hiện nay gần 7 tỷ người, nhưng không ai giống ai, sao có sự kỳ lạ này?
Trưởng ban trả lời:
– Đức Phật dạy: loài Người có sự sai biệt này là do tổng nghiệp của mỗi cá nhân. Vì vậy, không ai giống ai là vậy.
Nghe Trưởng ban trả lời quá rõ nên anh Lâm Đức Cường xin hỏi tiếp:
– Xin Trưởng ban thêm một ý nữa: Tu theo Thiền Tông muốn Giải Thoát quá dễ, cớ sao ít người chịu tu?
Trưỏng ban trả lời:
– Phần này, tôi xin lấy câu hỏi của ông cư sỹ Lễ Hành Nguyên hỏi Đức Phật, Như Lai trả lời như sau:
– Ở thế gian này, người muốn tu Giải Thoát mà không thực hiện được có 5 nguyên nhân như sau:
– Kiếp trước, họ lường gạt người khác, kiếp này phải trả lại, nên họ muốn tu Giải Thoát, không tu được.
– Tự nguyện làm con và làm tớ cho người khác, đã tự nguyện rồi thì phải giữ lời, muốn tu Giải Thoát, không tu được.
– Mãi đi tìm kiếm những chuyện linh thiêng, nên không muốn tu Giải Thoát.
– Còn ham của cải nơi Thế Giới này, không tu Giải Thoát được.
– Thích tôn sùng người khác, nên không tu Giải Thoát được.
Anh Lâm Đức Cường được thông hết những câu hỏi của mình, hết sức cám ơn Trưởng ban.
13- Ông “Không nêu tên tuổi”, hỏi:
– Tôi là người lãnh Đạo người khác. Gần 10 năm nay, tôi có nghiên cứu Đạo Phật. Căn bản Đạo Phật có 5 Pháp môn tu:
– Tiều thừa: Dụng công Quán, Tưởng, ở các nước Nam Á và Miền Tây Việt Nam tu nhiều nhất.
– Trung thừa: Nghe nói, chớ chưa rõ ở nước nào tu.
– Đại thừa: Ở các nước Đông Bắc Á và Việt Nam. Tôi có đến nhiều Chùa lớn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam hỏi Pháp môn tu này. Không ai trả lời cho tôi thỏa mãn được.
– Tịnh Độ: Chỉ có Việt Nam tu, không thuận với khoa học.
– Mật chú: Gốc ở Tây Tạng. Nói về thành quả của Pháp môn này. Sau cùng người tu là để được thành Thần. Vì sao vậy? Vì người tu theo Pháp môn Mật chú có 3 thành quả: Một là đi trị bệnh. Hai là có Thần thông để khoe với người khác. Đặc biệt, Pháp môn Mật chú này có bài chú bủa lòng Từ. Nếu ai niệm chú mà niệm đúng giọng rồi, bủa lòng Từ của mình ra, thì người đứng kế bên nghe rất thanh thản và hạnh phúc. Các đệ tử của tôi cũng theo tu Pháp môn này nhiều nhất.
– Thiền Tông: Trên 30 năm trước, có vị Thầy ở Đồng Nai dạy Pháp môn này. Tôi cũng có đến tìm hiểu: Thầy ấy dạy: Tu Thiền Tông là “Bỏ vọng tưởng không theo”. Tôi cũng tò mò và thực hiện trên 10 năm mà không có kết quả gì. Cách đây 1 năm, tôi có xem trên Mạng Google, thấy tác giả Nguyễn Nhân giới thiệu Pháp môn Thiền Tông này. Tôi xin vào đề hỏi Trưởng ban 2 ý như sau:
Một: Đạo Thánh: Người tu theo Đạo này, là tự nguyện làm con vị Thánh ấy, Ngài dạy bảo gì cũng phải nghe, không được cãi lại. Khi chết được về nước của Ngài ở.
Hai: Đạo Thần: Người tu cũng tự nguyện làm con của vị này. Khi còn sống được hưởng lộc của những người cúng.
Ba: Đạo Phật: Tự nguyện làm con của Phật. Khi còn sống, ăn của người cúng dâng. Khi chết, được về nước của Phật ở.
Ba Đạo nói trên. Đạo nào cũng có nơi có chốn cả. Còn Đạo Thiền Tông, chết rồi sẽ đi về đâu? Triết học Tây Phương và Triết học Đông Phương có câu: Làm người phải sử dụng cái đầu khôn ngoan của mình để tin những gì xảy ra nơi Thế Giới này. Nếu mình tin mà không biết rõ, mình là một người ngu! Vậy, Trưởng ban dạy Pháp môn Thiền Tông này có được xếp vào lời dạy của những Nhà Hiền triết nói không?
Câu hỏi của vị “Không tên” này, chúng tôi nghe quá nhức đầu! Không biết vị Trưởng ban trả lời như thế nào. Xin quý vị nghe:
Trưởng ban trả lời:
– Thầy đưa ra mấy câu hỏi như muôn “khóa miệng” của tôi. Tuy nhiên, Chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi có 3 câu ghi nơi chánh điện Thiền Tông:
Câu một: Tu theo Thiền Tông cốt để thành Phật.
Câu hai: Chùa Thiền Tông Tân Diệu có nhiệm vụ: Chĩ rõ đường cho bất cứ ai muốn Giải Thoát.
Câu ba: Đức Phật dạy: Người chửi Đức Phật, tội không nặng bằng khinh chê hay phá Pháp môn Thiền Tông.
Trên đây là 3 câu khẳng định cũng là cương lĩnh của Chùa Thiền Tông Tân Diệu. Thầy là người có học thức cao và có địa vị trong xã hội. Câu hỏi của Thầy, người bình thường gọi là khó. Chớ sự thật, xét về việc luân chuyển trong Vật lý, thì câu hỏi của Thầy còn nông cạn lắm. Vì sao tôi nói như vậy? Vì Thầy lãnh Đạo người khác, việc làm của Thầy mà Thầy còn không biết trật. Vậy tôi hỏi Thầy chỉ 1 câu như sau, coi Thầy trả lời như thế nào?
– Tôi chỉ hỏi địa vị của Thầy: Vậy Đạo của Thầy đang theo, Thầy có biết kết quả sau cùng như thế nào không?
Thầy “Không tên” không dám trả lời liền, suy nghĩ một hồi lâu mà cũng không mở miệng ra. Vì sao vậy? Vì trước đây Thầy đã nói: Người trí phải rõ thông những gì mà mình làm. Việc mình làm mà không rõ thông là người ngu! Vì câu nói của Thầy đã khẳng định như vậy, nên sợ Trưởng ban gài mình vào câu này, nên Thầy không dám trả lời. Trưởng ban thấy Thầy “Không tên” lâu quá mà không trả lời. Trưởng ban nói qua chuyện khác để Thầy “Không tên” bớt phần khó chịu.
Trưởng ban nói:
– Thôi, tôi bỏ qua chuyện này đi. Tôi xin trả lời câu hỏi của Thầy về tu Thiền Tông coi có giống những Thầy mà trước đây Thầy hỏi không?
Trưởng ban liền đọc 16 câu kệ của Đức Phật dạy tu Thiền Tông:
Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm
Chẳng quán chẳng tưởng nhận liền tánh Nghe
Tánh Nghe tánh Thấy là bè
Đưa người Thanh Tịnh về “Miền quê xưa”.
Tu Thiền đừng chọn sớm trưa
Không ngồi không đứng không ưa Niết Bàn
Chỉ cần bỏ chuyện Thế gian
Tánh Thấy, không Thấy chỗ xưa Phật truyền.
Lòng người bị đảo nên điên!
Chỉ cần “Thôi, Dứt”, ở yên Niết Bàn
Thiền chi khổ não gian nan
“Dứt” ngay tìm kiếm Niết Bàn ở ta.
Thầy “Không tên” vừa nghe Trưởng ban đọc đến câu thứ 8, ông tự nhiên chết đứng. Trưởng ban biết, nên đứng dậy đến trước ông. Trưởng ban đọc hết 16 câu mà ông vẫn chưa sống bình thường lại. Ông vừa sống bình thường lại, liền sụp xuống lạy Trưởng ban, Trưởng ban liền đưa tay đở đầu ông và nói:
Thầy đừng làm như vậy, tôi không gánh nổi đâu. Đức Phật dạy: Ở Thế Giới này, không ai lạy ai cả. Vì sao? Vì ai cũng có Phật tánh như nhau, mà lạy nhau làm gì. Người nào chấp nhận cho người khác lạy mình, là tự mình gánh họa vào thân. Tuy nhiên, Đức Phật có dạy lạy như sau. Trên đời này, chỉ có Đức Phật mới dám nhận cái lạy của các ông. Nhưng các ông phải hiểu 2 điều như sau:
– Người nào nghe Như Lai dạy Giải Thoát, mà các ông thật sự nhận được, thì Như Lai mới nhận. Để chi vậy? Để các ông được Công đức. Còn các ông không được Giải Thoát mà lạy Như Lai, là các ông mù quáng, chỉ vì các ông nghe danh một vị Phật mà lạy, đồng nghĩa, các ông phỉ báng Như Lai vậy!
Thầy “Không tên” nói với Trưởng ban như sau: “Tự nhiên trong tâm đang có thơ chảy ra”. Vậy, Trưởng ban cho phép tôi đọc các câu thơ này, xin Trưởng ban kiểm chứng. Trưởng ban liền bảo ông đọc. Ông liền đọc bài thơ 32 câu như sau:
Lạy Phật phải rõ thế ư
Lạy Phật không rõ y như người mù
Lạy Phật không biết lối tu
Bị Ngài quở trách: kẻ ngu lạy hoài.
Lạy Phật phải hiểu lời Ngài
Tu gì Giải Thoát, tu gì trầm luân
Thích Ca dạy tu chỉ “Dừng”
Nếu ta biết “Dừng”, Luân hồi “Dừng” theo.
Không cần lội suối qua đèo
Chỉ cần Thanh Tịnh, không theo Thế trần
Tử sanh là của Dương trần
Luân hồi cứ kệ, không cần quan tâm.
Chỉ cần Thanh Tịnh trong lòng
Sống với Phật tánh, không cần cầu ai
Cầu ai trong cõi Trần ai
Ai cũng dính mắc, cầu ai bây giờ.
Đến đây chỉ hỏi bâng quơ
Mà được Giải Thoát qua bờ tử sanh
Trưởng ban giải thích rõ rành
Hai câu vấn đáp: tử sanh mất liền.
Thiền Tông Tân Diệu linh thiêng
Không cần cầu khẩn, nhận liền tánh Chơn
Tánh Chơn không thua không hơn
Không tranh không cải, tánh Chơn hiện liền.
Tôi nay đã hết đảo điên!
Cũng nhờ bạn Quý chỉ riêng Chùa này
Hiện nay tôi sống bên Tây
Tu theo Đạo khẩn, loay hoay lạy hoài.
Sáng, trưa, chiều, tối khẩn hoài
Cầu xin mỏi cổ, mệt nhoài tấm thân
Thiền Tông Tân Diệu không cần
Chỉ cần Thanh Tịnh, bỏ xong làm người.
Khi ông đọc xong bài kệ 32 câu. Trưởng ban nói với ông:
– Ông tiếp xúc với tôi chưa đầy nửa tiếng, mà ông đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” và đạt luôn “Bí mật Thiền Tông”. Theo qui định của Như Lai: Vị nào đến viếng Chùa hỏi Đạo mà đạt được 2 phần nói trên phải cấp giấy chứng nhận và truyền Thiền cho người đó. Vì vậy, nếu Thầy muốn thì hãy đưa tên, tuổi và địa chỉ, chúng tôi sẽ làm thủ tục và đúng 1 tuần sau sẽ hành lễ truyền Thiền cho. Thế là 1 tuần sau Thầy “Không tên” được truyền “Bí mật Thiền Tông”. Chúng tôi là người sưu tầm và viết lại đăng vào sách, nên giữ đúng lời yêu cầu này.
14- Ông Phan Văn Quận, sanh năm 1953, tại Biên Hòa, cư ngụ tại đây hỏi 2 ý về Âm Dương: Trong các kinh của Đức Phật dạy, tôi không thấy kinh nào đề cập đến Âm Dương, sao Thiền Tông lại nói đến nhiều?
– Xin đưa ví dụ cụ thể?
Trưởng ban Quản trị Chùa trả lời:
Câu một: Căn bản của Đức Phật dạy có 4 phần chánh:
– Cuốn hút của Âm Dương.
– Luân hồi.
– Giác Ngộ.
– Giải Thoát.
Câu hai: Chúng tôi xin đưa ra ví dụ cụ thể: Ngày xửa, ở một vùng nọ, có 2 nhóm người tranh cãi về 2 thuyết:
Nhóm 1 : Họ bảo là loài Người và vạn vật sanh ra là do sức hút của Vật lý Âm Dương sanh ra chớ không có nguyên do gì khác.
Nhóm 2: Họ bảo loài Người và vạn vật sanh ra là do ông Trời sanh ra.
Hai nhóm người này tranh cãi với nhau kịch liệt. Nhóm thứ nhất đuối lý hơn nhóm thứ hai, nên nhóm thứ nhất có đánh cá với nhóm thứ hai như sau:
– Chúng tôi không cãi lại quý ông về thuyết Trời sanh ra vạn vật và loài Người. Nếu thuyết Trời sanh là đúng, các ông có dám đánh cá với chúng tôi không?
Tất cả những người đại diện cho thuyết Trời sanh đồng thanh là dám đánh cá. Thế là một cuộc đánh cá được thiết lập ra.
Những người chủ trương loài Người và vạn vật là do Vật lý Âm Dương sanh ra, nói với những người chủ trương thuyết Trời sanh như sau:
– Các ông bảo không phải là do sức hút của Vật lý Âm Dương, các ông có chắc chắn như vậy không?
Các vị chủ trương thuyết Trời sanh quả quyết chắc chắn. Nên nhóm người chủ trương thuyết sức hút của Vật lý Âm Dương nói:
– Nếu thuyết Trời sanh không đứng vững thì các ông đánh cá gì với chúng tôi?
Những người chủ trương thuyết Trời sanh nói:
– Nếu thuyết Trời sanh của chúng tôi thua thì các ông muốn làm gì chúng tôi cũng được.
Những người chủ trương thuyết sức hút Vật lý Âm Dương nói:
– Chúng tôi không bắt các ông làm gì hết, mà chỉ làm có một việc đơn giản thôi: Người nào là đại diện phải vác cây 4 cạnh đi khắp thành phố và nói: “Thuyết Trời sanh của chúng tôi đã bị thua”.
Các người chủ trương thuyết sức hút Vật lý Âm Dương đưa ra điều kiện như sau:
– Các ông hãy tìm đủ 100 đôi nam nữ, dạy họ là phải sống chung với nhau mà không cho sức hút của Vật lý Âm Dương hút với nhau. Nếu 1 năm sống chung như vậy, đôi nam nữ sống chung đó, không giao hợp với nhau là các ông đúng. Còn nếu họ giao hợp và sanh con là thuyết các ông sai.
Những người chủ trương thuyết sức hút Vật lý Âm Dương nói tiếp:
– Chúng tôi sẽ cất đủ 100 ngôi nhà cho mỗi đôi nam nữ của các ông tuyển chọn sống chung với nhau. Sau 1 năm mà 100 đôi nam nữ này được đưa ra ngoài, nếu họ không có sanh con là thuyết các ông đúng, còn họ có giao hợp và sanh con là thuyết của các ông sai. Các ông có dám đánh cá này không?
Nhóm người chủ trương thuyết Trời sanh bị đưa vào thế kẹt. Vì danh dự nên phải đánh cá cược này.
Thế là 1 năm sau, 100 đôi nam nữ này được đưa ra ngoài, người nào cũng có 1 hoặc 2 con cả. Vì vậy, người là đại diện bên thuyết Trời sanh phải kéo tấm bảng đi khắp thành phố. Vì quá xấu hổ, nên 3 ngày sau ông bị chết!
TRÍCH: KHAI THỊ THIỀN TÔNG (QUYỂN 5)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved