Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Chữ giải đáp
Chữ Giải đáp 2022
Nguyễn Đức Thành
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 1: Các vị Tổ Thiền Tông có khác gì với người thường
Câu hỏi 1: Có lần Bác nói, 36 vị Tổ là do hai vị Phật hóa thân, nối nhau liên tiếp, để lưu giữ Mạch nguồn Thiền Tông. Vậy các vị ấy, có khác gì với người bình thường không ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Đã mang thân Người, thì ai cũng như ai, nhưng có khác một chút là: Tánh Phàm tánh Phật, khác xa nghìn trùng.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 2: Ngoài tánh thú, súc sanh còn tánh gì nữa
Câu hỏi 2: Khi người chết đi. Nếu đi đầu thai làm loài Súc sanh, thì Trung Ấm Thân sẽ vào thân tứ đại của loài Súc sanh đó. Vậy tánh Phật có nương vào loài Súc sanh đó không ạ?
Ngoài tánh Thú, loài Súc sanh còn có tánh gì nữa không? Ai quản lý Nhân quả của chúng, để chúng có thể trở lại thành Người, sau khi hết nghiệp làm Súc sanh?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Cháu phải biết, Trung Ấm Thân là gì? Là một cái vỏ bọc, trong đó gồm có: Tánh Phật. Tánh Người. Khối nghiệp Thiện và Ác.
Nếu có Công đức cũng bị bôi đen, ở trong Trung Ấm Thân này. Đầu thai vào loài nào, thì đem hết số nghiệp này vào tánh của loài đó.
Ví dụ: Đầu thai vào làm loài Súc sanh 10 năm. Khi hết nghiệp đi ra, thì Thần quản lý tiếp.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 3: Tánh Tiên ở vị trí nào trong con người
Câu hỏi 3: Trong video giải đáp cho Huỳnh Thị Thu Lan, Bác có nói, con Người có tánh Tiên. Nhưng trong hình ảnh minh họa, thì thấy có 5 thứ tánh, đó là: tánh Phật màu vàng, tánh Người màu cam, tánh Thần bên phải màu đỏ, tánh Thánh bên phải màu trắng, tánh Cô hồn bên trái màu xám. Vậy cho cháu hỏi, tánh Tiên nằm ở đâu ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Tổng thể tánh một con người có 6 loại Tánh:
Loại 1: Tánh Phật màu vàng.
Loại 2: Tánh Người màu cam
Loại 3: tánh Thánh màu trắng.
Loại 4: tánh Tiên màu xanh.
Loại 5: Tánh Cô hồn màu xám.
Loại 6: Tánh Thần màu đỏ.
Cháu xem tánh của mỗi Người, có 6 thứ tánh như dưới đây:
Tu làm sao thoát ra ngoài Nhân quả Luân hồi của Thế giới Vật chất này đây?
Tánh Phật, Công đức mang về.
Tánh Người mười sáu thứ tánh vụng về
Tánh Thánh không hề dối gian
Tánh Tiên nhàn hạ, một đàng an vui.
Tánh Hồn kéo về với tôi
Tánh Thần Nhân quả, là đường thực thi.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 4: Giảng sư nhận tiền dâng cúng như thế nào
Câu hỏi 4: Người tu theo pháp môn Trung thừa, để trở thành giảng sư nhà Phật. Bác có nói, những Người này có thể nhận tiền dâng cúng của người khác. Vậy nhận như thế nào là đúng, nhận như thế nào là sai? Xin Bác chỉ giúp cháu?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
- Người cúng tiền bao nhiêu tùy ý, nhưng nhận tiền vừa đủ là đúng. Còn nhận nhiều quá là Tham.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 5: Kỹ sư nhà Phật có thể bán phát minh để lấy tiền đủ sống, đủ sống là thê nào
Câu hỏi 5: Bác có nói: Người tu theo pháp môn Đại thừa, để thành tựu kĩ sư nhà Phật. Có thể tìm kiếm phát minh ra vật chất hữu dụng, để bán lấy tiền, nhưng chỉ đủ sống. Vậy kiếm đủ sống, là hiểu như thế nào ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Đủ sống, là mình cần bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 6: Theo Thiền Tông mà dùng Kinh Dịch để kinh doanh kiếm tiền có nhân quả gì không
Câu hỏi 6: Trước đây cháu có nghiên cứu kinh dịch, nếu bây giờ cháu đã theo Thiền Tông nhưng lấy kinh dịch để đoán biết được trước sự việc diễn ra, nhằm phục vụ công việc đầu tư kinh doanh kiếm tiền lời thì có vi phạm Nhân Quả không ạ? Xin Bác chỉ giúp cháu?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Cháu phải biết, tu theo Thiền Tông khác với tu có chứng đắc, tu chứng đắc thì còn kiên cử, tu Thiền Tông tự làm mà ăn. Làm đừng phạm pháp thôi.
Bắt chước vua Trần Nhân Tông mà tu: không vi phạm ai, ai vi phạm thì trừng trị, không hèn nhát, không cầu lạy ai, làm ăn bình thường.
Muốn trở về Phật Giới tạo Công đức, muốn lên Cõi Trời tạo Phước đức.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 7: Ngọc Hoàng thượng đế là ai
Câu hỏi 7: Thưa Bác! Ngọc Hoàng Thượng đế là ai? Sống ở đâu trong Tam giới này? Vị ấy có nhiệm vụ gì?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Ngọc Hoàng, cũng gọi là Thượng Đế, là Chúa Trời Hành tinh Thượng Đế, nằm ở Bầu Hoàn đạo 1 Tam giới. Vị ấy có nhiệm vụ lập ra đạo Thiên Chúa ở Trái đất này. Ở Trái đất này, người nào muốn lên Thiên Đàng sống, thì phải tu cho thật đúng quyển Giáo lý của Đức Chúa Trời dạy, sau khi chết, được lên nước Thiên Đàng sống.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 8: Đấng Chí Tôn là ai
Câu hỏi 8: Thưa Bác! Đấng Chí Tôn ở Trái đất này là ai?
Vị ấy có nhiệm vụ gì ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Đấng Chí Tôn, cũng gọi là Ngọc Hoàng, hay là Thượng Đế. Ở Trái đất này có danh là “Thái Cực Tiên Ông”. Chuyên đi lập các đạo ở mỗi địa phương, tùy theo danh gọi của địa phương.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 9: Trung Ấm Thân đợi ở đâu để vào Trung tâm Vận hành Luân hồi
Câu hỏi 9: Khi đi theo Hoa Tiêu của vị Phật đến rước, nhưng chưa tới thời điểm Trái đất di chuyển đến Hải Triều Dương của Tam Giới, để về Phật Giới, thì tánh Phật và khối Công đức đứng đợi ở đâu ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Câu hỏi này, cháu hỏi sai.
Khi Trung Ấm Thân đi theo Hoa Tiêu của vị Phật đến rước. Trung Ấm Thân này, theo Hoa Tiêu đến Tầng Bình Lưu của Trái đất. Gặp Đức Phật. Đức Phật bảo chờ, khi nào Trái đất quay đến Trung tâm Vận hành Luân hồi, thì Đức Phật đưa vào Trung tâm Vận hành Luân hồi. Trung Ấm Thân là Điện từ Âm Dương tự tan rã bị hút trở lại Trái đất. Tánh Phật và khối Công đức được Điện từ Dương đẩy ra cửa Hải Triều Dương của Tam giới, trở về đến Phật giới.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 10: Loài Thần – Thánh – Tiên ăn gì?
Câu hỏi 10: Cháu nghe Bác giải đáp cho một số Phật tử Thiền Tông rằng: Chỉ có loài Ngạ quỷ mới ăn thức cúng của loài người. Vậy Bác cho cháu hỏi: Loài Thần, loài Thánh, loài Tiên cũng là loại vô hình, thì có ăn không ạ? Nếu ăn thì ăn cái gì? Loại thức ăn đó từ đâu có được?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Loài Thần, loài Thánh, loài Tiên, có chỗ ăn riêng của các vị, giống như những người làm cho công ty vậy. Không đi ăn thức ăn ở đường phố. Không đi ăn của bố thí của người khác.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 11: Công đức đời trước có được cộng vào đời này không?
Câu hỏi 11: Trong một lần giải đáp, Bác có nói: người nào biết được pháp môn Thiền Tông và theo học pháp môn Thiền Tông này, là người đó đã có Công đức. Có đúng vậy không ạ? Nếu như có Công đức, có phải là Công đức của đời trước không? Và Công đức đó, có được cộng thêm vào khối Công đức của đời này không, thưa bác?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Người có Công đức của đời trước. Lưu giữ trong "Kho Như Lai Tàng" của mỗi người. Mỗi đời nếu có cộng thêm vào. Công đức ở trong "Kho Như Lai Tàng", không khi nào mất, nhưng vị Thần phải bôi đen, để người sống được nơi thế giới Vật chất Điện từ Âm Dương này.
Câu hỏi của cháu rất đúng.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 12: Dấu hiệu để biết mình có Công đức
Câu hỏi 12: Trước đây, trong một buổi giải đáp Bác có nói: người theo pháp môn Thiền Tông, không nhất thiết phải có giấy chứng nhận Yếu chỉ hay Bí mật Thiền Tông. Chỉ cần có Công đức và biết Công thức trở về Phật Giới, là có thể Giải thoát được. Nhưng làm sao biết được mình có Công đức? Có nhiều hay ít? Bác có thể cho cháu biết, dấu hiệu để biết mình có Công đức không ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Phần Công đức nhiều hay ít, tức độ sáng trong "Kho Như Lai Tàng". Chỉ vị nào kiến bằng tánh Phật, thì mới thấy và biết được mà thôi. Còn việc trở về Phật giới 1 mình cũng được. Nhưng với điều kiện phải biết đường đi về. Giống như mình đi du lịch nước ngoài vậy. Còn không biết đường, mà đi một mình, thì hên xui. 99% phải theo "Thập loại Thánh", thành Phật ở Thập loại Thánh lang thang, gọi là thành Phật lang thang.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 13: Tạo Công đức mà nghĩ mình có công đức thì có còn trong sáng không
Câu hỏi 13: Cháu có cho một số người mượn sách của Bác viết. Trong ý thức cháu nghĩ: cho mượn như vậy sẽ tạo được Công đức.
Thưa Bác! Cháu nghĩ như vậy, có phải là thiếu trong sáng, trong việc tạo Công đức không ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Cháu cho người khác mượn sách của Bác viết. Cháu đừng nghĩ gì hết. Khi nào người ta khen và cám ơn, chỉ biết cười là đủ. Thì mới gọi là trong sáng. Còn chuyện Công đức có hay không là chuyện của Công đức. Khi nào, tự nhiên trong lòng cháu nghe vui là có Công đức đó.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 14: Đua nhau tạo Công đức thì có công đức không
Câu hỏi 14: Cháu thấy, có nhiều người tải video giải đáp Thiền Tông trên trang thientong.com của chùa Thiền Tông Tân Diệu, rồi đẩy lên youtube. Như vậy có tạo được Công đức trong sáng không ạ? Vì nếu người nào nhanh tay đẩy lên youtube trước, thì được nhiều người biết đến, còn người nào đẩy lên sau, thì không được?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Phần này, người nào tạo Công đức như vậy, gọi là tạo Công đức vì danh. Có bao nhiêu Công đức, cũng bị vị Thần bôi đen hết. Người nào tạo Công đức bằng danh, thì dễ bị các vị Thánh lang thang gạt. Công đức mà tạo bằng danh, thì Công đức không trong sáng. Vị Thần không giao cho Ban Nghi lễ. Dù có bao nhiêu Công đức, cũng không về Phật giới được. Trừ trường hợp, người có nhiệm vụ này.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 15: Nói Thiền Tông là một triết lý thôi có bị vi phạm gì không
Câu hỏi 15: Cháu định nhiều lần chia sẻ, để cho mọi người biết và cũng là để tạo Công đức? Nhưng khi nghe Bác giải đáp: Bác nói Người theo Thiền Tông phải là Người có kiến thức Khoa học Vật lý, nên cháu không dám chia sẻ nữa. Vì cháu thấy những Người có kiến thức Khoa học Vật lý, thì thường không theo đạo nào? Mình nói pháp môn Thiền Tông là đạo Phật, là họ đã có rào cản trong tâm trí. Vậy cháu nói Thiền Tông là một triết lý thôi, có bị vi phạm gì không ạ? Xin Bác chỉ cho cháu.
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Cháu nói Thiền Tông một cách bình thường là được. Nhớ không tuyên truyền. Trừ người nào có nhiệm vụ là được. Cháu nói Thiền Tông là một triết lý, là được, không vi phạm gì hết.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 16: Xin Nhà xuất bản tư nhân xuất bản Giáo lý Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam được không
Câu hỏi 16: Trước đây, bộ sách của bác xuất bản, thông qua 2 nhà xuất bản: Tôn giáo và Hồng Đức.Hai nhà xuất bản ấy thuộc tổ chức Nhà nước. Cháu thấy hiện nay có một số nhà xuất bản tư nhân, xuất bản được rất nhiều sách. Vậy cháu có thể liên hệ để hỏi giúp Bác, xuất bản cuốn Giáo lý Đạo Phật Khoa Học Vậy lý Thiền Tông được không ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Cảm ơn cháu. Cháu có ý vậy là tốt, nhưng quyển sách Giáo lý Đạo Phật Khoa Học Vậy lý Thiền Tông Việt Nam
,
phải do nhà xuất bản Tôn Giáo, Bộ Nội Vụ, cấp phép xuất bản mới được. Còn không, thì thôi vậy.
Một lần nữa Bác cảm ơn cháu.
play / Pause
0:00
0:00
volume
Câu hỏi 17: Cuốn Giáo lý Đạo Phật Khoa Học Vật Lý Thiền Tông Việt Nam chia sẻ lên mạng được không
Câu hỏi 17: Trong trường hợp cuốn Giáo lý Đạo Phật Khoa Học Vậy lý Thiền Tông không được xuất bản. Bác có thể cắt nhỏ nội dung và đưa lên mạng, với nhiều hình thức khác nhau. Nếu người nào thật sự mong muốn học, thì họ phải sưu tầm, tổng hợp và tự kết nối lại. Như vậy có được không thưa Bác? Hay là có một số nguyên tắc bí mật nào, mà Bác không thể làm như vậy, xin Bác chia sẻ một chút, cho chúng cháu hiểu được không ạ?
Bác Nguyễn Nhân trả lời:
Này cháu Nguyễn Đức Thành. Cuốn Giáo lý Đạo Phật Khoa học Vậy lý Thiền Tông Việt Nam, phải đường đường chính chính xuất bản mới được. Không phổ biến bất cứ hình thức nào. Đây là nguyên tắc của pháp môn Đạo Phật Khoa học Vậy lý Thiền Tông Việt Nam đó cháu.
Cảm ơn cháu đã hỏi.
TRÍCH: GIẢI ĐÁP ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM NGÀY 21/01/2022.
ĐÁ MÃO NHIỆT VƯƠNG?
CÔNG ĐỨC - PHƯỚC ĐỨC - ÁC ĐỨC ?
TU THÀNH A LA HÁN ĐÃ GIẢI THOÁT ?
MỤC KIỀN LIÊN CỨU MẸ TỪ ĐỊA NGỤC ?
HAI DẠNG NGƯỜI TU THEO THIỀN TÔNG ?
Tags:
Tổ sư thiền tông
36 vị tổ sư thiền tông
thiền tông
đạo phật thiền tông
đạo phật khoa học vật lý thiền tông
tinh hoa đạo phật
Tin cùng loại
Vũ Ngọc Anh
Trần Thị Diễm Tuyền
Trần Lam
Tô Thị Thu Hoài
Nhóm Phật tử Thiền Tông Mỹ Phước – Bình Dương
Nguyễn Việt Đức
Nguyễn Thị Điệp
Nguyễn Thị Thùy Trang (phần 2)
Nguyễn Thị Thùy Trang
Nguyễn Thị Tâm (phần 2)
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved