Nguyễn Thị Hoa


Gửi Bác Thiền Gia – Soạn Giả Nguyễn Nhân 14 câu hỏi: Câu hỏi 01: Người tu Thiền Tông mà có tánh sân si, hơn thua, đố kỵ, miệt thị, nghi kỵ, nghe lời người bất thiện, để cùng nhau xem thường người khác đi trước hoặc người giới thiệu mình vào “Bí mật Thiền tông”, thì có ảnh hưởng gì đến việc tu tập của mình không ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Người này vĩnh kiếp mãi trầm luân!
 
Câu hỏi 02: Người tu Thiền Tông lúc nào cũng nói “Tôi ham muốn Giác ngộ và Giải thoát” nhưng hằng ngày hay tập trung vào việc Thế gian như là: tham gia công tác xã hội, lo cơm áo gạo tiền, lo tập thể dục, lo ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, nghe thời sự, nghe chuyện thiên hạ… và rất ít lo việc tạo Công đức, mà có ai đó nhắc nhở mình tạo Công đức, là ghét họ, thậm chí còn đi nói xấu họ và bản thân thì ít đọc sách hoặc đọc trước quên sau… Vậy, có ảnh hưởng như thế nào đến việc tu tập ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Người này từ chối trở về Phật giới.
 
Câu hỏi 03: Người tu Thiền Tông mà thích đọc, thích chép mấy bài kệ ngộ thiền, mấy bài kệ sám hối, An vị Phật hoặc thỉnh thoảng ngồi Thiền để “quân bình âm dương” (theo hướng dẫn trong pháp môn Thiền Tông) thì có ảnh hưởng như thế nào đến việc tu tập ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Người này không hiểu tu Thiền Tông, nên mới làm vậy.
 
Câu hỏi 04: Làm sao để hằng số trong tánh Phật thanh tịnh của chính mình, để không còn chạy theo âm thanh, sắc tưởng bên ngoài nữa ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Cháu phải biết:
Thế giới này là thế giới luân chuyển, quay cuồng theo 8 phương 4 hướng. Người và vạn vật phải sống theo Quy luật Vật lý của Trái đất, không tu, không làm bất cứ cái gì, để đạt mục đích ở Trái đất này.
Người tu Thiền Tông:
Có Gia đình, phải lo cho Gia đình. Có Tổ quốc, phải lo cho Tổ quốc.
Khi Thiền Tông của vị Phật cho công bố ra. Đến học công thức. Tạo Công đức trở về Phật giới. Không tu bất cứ gì ở Trái đất này, tránh những chỗ linh thiêng.
 
Câu hỏi 5: Tại sao con vẫn biết đời người thật vô thường, nhưng con vẫn còn thủ giữ của cải vật chất và việc tạo Công đức, cứ vẫn chần chừ, mặc dù con vẫn thường nói “Tam giới là nhà lửa” ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Đây là thói quen của tánh Người từ muôn thuở. Ở Trái đất này là Trái đất hút, dính, làm sao bỏ được. Khi hết tuổi thọ, tu chữ “Buông” là đủ.
 
Câu hỏi 06: Việc làm của Bồ tát như: Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Duy Ma Cật.. và các vị Tổ sư Thiền Tông có gì khác nhau ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Đây là bố trí của đạo Phật, mỗi người có một nhiệm vụ, để những Người tu Thiền Tông xem đây biết, tu cho đúng, như:
1. Bồ Tát Văn Thù: Trí tuệ, sáng suốt. Chặt đứt 16 tánh Người phát ra sai trái.
2. Bồ Tát Phổ Hiền: Cương quyết khám phá ra 6 phần Vô minh của tánh Người, để không còn Vô minh nữa.
3. Cư sỹ Duy Ma Cật: Pháp môn Thiền Tông học này, dành riêng cho Người Cư sỹ tu. Chớ các Thầy tu không được.
Vì sao? Người muốn thành Phật, thì con Phật mới thành được. Con Phật gọi là Phật tử, hay Cư sỹ. Còn muốn tu làm Thầy, thì phải tu theo thứ lớp để làm Thầy.
 
Câu hỏi 7: Tại sao con vẫn muốn về lại nguồn cội, là muốn giải thoát, nhưng tiền bạc con lại dành cho con cái mình nhiều hơn, mặc dù không biết chúng có Phước được hưởng không? Trong khi con cái của con chưa biết gì về Đạo đức và cũng không tin vào Nhân quả?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Đây là nghiệp Gia đình, cháu phải trả. Cứ vui vẻ mà trả, đừng có quan tâm.
Đức Phật dạy:
Vật chất Nhân quả Trần ai
Vào đây tạo quả, không ai thoát phần
Thế giới Vật chất Dương trần
Vì tạo Nhân quả, phải cần trả luôn.
 
Thiền tông chỉ rõ lối đường
“Buông – Dừng – Thôi – Dứt”, hết đường tử sanh
Thế giới Vật chất đua tranh
Trở về Phật giới, phải đành trả thôi.
 
Không trả thì phải Luân hồi
Thiền tông ra rồi, thì được về Quê
Quê xưa chốn cũ là Quê
Niết bàn Thanh tịnh, là Quê vĩnh hằng.

Câu hỏi 08: Người tu Thiền Tông, hiện tại đang khỏe mạnh thì có nên ăn theo cách Quân bình Âm Dương, của quyển “Cẩm nang Ăn uống” hướng dẫn không ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Ăn uống quân bình là chỉ để áp dụng cho người bệnh nặng. Tu Thiền Tông, làm ăn bình thường. Chỉ cần lo tạo Công đức là được. Không tu hay không làm bất cứ thứ gì hết. Lo cho Gia đình và Tổ quốc là đủ. Cháu hãy nghe Đức Phật dạy tu Thiền Tông:
Trái đất biến chuyển linh thiêng
Loài Người không biết, tưởng rằng Thánh linh
Thánh linh là để gạt mình
Lấy tiền lấy bạc, vì mình quá ngu.
 
Trái đất cuốn hút không tu
Nếu tu mà được, là tu Luân hồi
Muốn về Phật giới phải “Thôi”
Thôi đi tất cả, luân hồi lìa ngay.
 
Ngày xưa Đức Phật chỉ ngay
Nếu tu Nhân quả, vào ngay Luân hồi
Muốn hết Luân hồi phải “Thôi”
“Thôi” tu “Thôi” chứng, Luân hồi “Thôi” luôn.
 
Thiền Tông tu một chữ “Buông”
“Buông” đi tất cả, là “Buông” Luân hồi
Thiền Tông công bố ra rồi
Lo tạo Công đức, để rồi về Quê.

Câu hỏi 09: Có người nói: Trước đây, tôi chưa gặp Thiền Tông, tôi đã biết thanh tịnh rồi. Vậy cho con hỏi: Thanh tịnh của người bình thường và người ngộ đạo Thiền Tông hay Thấy được Phật tánh có khác nhau không ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Cháu học Thiền Tông, phải nắm vững 3 căn bản như sau:
Căn bản 1: Trái đất luân chuyển theo 8 phương 4 hướng, không lúc nào thanh tịnh được.
Căn bản 2: Trái đất là nơi Ngũ thú tạp cư: Người, Thần, Thánh, Tiên và Ngạ Quỷ.
Căn bản 3: Loài Ngạ Quỷ, chuyên làm những chuyện theo ý ham muốn của loài Người tu. Vì vậy, loài Người ham muốn tu thành gì, thì loại Ngạ Quỷ đáp ứng cái ham muốn của Người tu ngay. Vì vậy, Người nào có tần số Âm nhiều, thích gì, thì loài Ngạ Quỷ đáp ứng đó. Nếu loài Người thích thanh tịnh, thì loài Ngạ Quỷ đáp ứng thanh tịnh. Nếu loài Người thích tu chứng gì, thì loại Ngạ Quỷ cũng giúp cho chứng đó. Nếu loài Người thích tu chứng A La Hán, thì loại Ngạ Quỷ giúp cho tu chứng A La Hán. Nếu loài Người thích tu chứng Ngọc Hoàng, thì loài Ngạ Quỷ cũng giúp cho tu chứng Ngọc Hoàng…
Vì vậy Đức Phật mới dạy: Ở Trái đất này là Thế gian, tức gian dối. Ai làm gian dối? Loài Ngạ Quỷ đó.
Vì vậy: Cháu tu Thiền Tông mà muốn thanh tịnh, thì loài Ngạ Quỷ giúp cháu thanh tịnh. Cháu muốn ngộ Đạo, thì loài Ngạ Quỷ giúp cháu ngộ Đạo. Cháu muốn Hiển linh, thì loài Ngạ Quỷ giúp cháu Hiển linh…
Để giúp Người tu Thiền Tông, không bị loài Ngạ Quỷ gạt, nên Đức Phật có viết ra quyển sách kinh Kim Cang, dạy như sau:
Tu theo đạo Phật, nếu gặp Phật, thì phải giết Phật.
Cháu tu Thiền Tông, hãy lấy câu này làm chuẩn để tu. Cháu hãy nghe 8 câu kệ của Phật dạy:
Thế gian, gian dối điêu ngoa
Nếu tu là bị, kẻ ngoa đánh lừa
Thế gian, gian dối, nói bừa
Dụ Người mê muội, để lừa tiền ngân.
 
Thế gian tất cả vì ngân
Mưu mô xảo huyệt, vì ngân lừa Người
Thiền Tông nói trắng sáng tươi
Những kẻ lường gạt, hết rồi lừa ai.

Câu hỏi 10: Có người nói: Trước đây tôi đã đọc được Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nên tôi đã ngộ được Phật tánh là gì rồi. Có người cũng đọc như tôi, nhưng không biết Phật tánh là gì. Nói như vậy có đúng không ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Người nào đọc Kinh Diệu Pháp Liên Hoa muốn ngộ đạo, cháu phải biết ngộ đạo có 2 phần:
Một là, người nào hiểu hết lời của Đức Phật dạy, gọi là ngộ Đạo.
Hai là, người nào biết hết 13 con đường đi của Đức Phật dạy, gọi là ngộ Đạo.
Còn không hiểu hết các phần nêu trên gọi là “ngộ nói”. Phát âm theo tiếng Quảng Đông của người Trung Quốc.
 
Câu hỏi 11: Và nếu không “Giải mã hết ẩn ý và không ẩn ý của Phật” thì có nên làm đơn, xin vào “Bí mật Thiền Tông” không ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Nếu không giải thích hết ẩn ý lời của Đức Phật dạy, thì không nên làm đơn xin vào “Bí mật Thiền Tông” làm gì. Vì sao? Giống như mình biết lái xe, thì mới mua xe chạy. Còn không biết lái xe, thôi đừng mua xe. Nguy hiểm lắm!
 
Câu hỏi 12: Người tu Thiền Tông mà hay thấy mình nghĩ gì, làm gì cũng đúng và cứ thấy cái sai của Thầy, của người đi trước, của huynh đệ hoặc bạn đồng tu với mình. Là do điều gì và có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình và con đường giải thoát không ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Người tu Thiền Tông mà hay thấy người khác sai, người tu này là đệ tử của các vị Thánh lang thang đó. Con đường Giải thoát, bị vị Thần Quản lý đóng cứng cửa lại.
 
Câu hỏi 13: Tại sao mới về tu, thì cái “Tôi” nó ít, tính tình hiền lành, nết na… Mà một thời gian khi hiểu biết nhiều, thì cái “Tôi” càng nhiều hơn. Ai đụng đến danh dự của mình, là nổi sân và tức giận thời gian rất lâu ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Người tu này, được thành Thánh rồi.
 
Câu hỏi 14: Thưa Thầy! Làm sao để không còn chấp Pháp nữa, để luôn thấy cái lỗi của mình và không còn thấy cái lỗi của người khác ạ?

Bác Nguyễn Nhân trả lời:

Người tu Thiền Tông mà không muốn chấp Pháp, thì Buông cái Tưởng và Kiến chấp, thì chấp pháp hết liền.
TRÍCH: ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM NGÀY 27/02/2022
VỊ PHẬT CÓ GIÚP TẠO CÔNG ĐỨC?
THIỀN TÔNG NHẤT ĐỊNH KHÔNG TU?
CÁCH TẠO CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG?
KIỂM CHỨNG THẦY TU THẬT – GIẢ?
ĐẠO PHẬT LẬP RA Ở TRÁI ĐẤT NÀY RẤT KHÓ?
QUYỂN GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT KHOA HỌC VẬT LÝ THIỀN TÔNG VIỆT NAM, CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?