Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
Những người Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông
34- Kỹ sư Đàm Thanh Quân, sanh 1945, tại cần Thơ, Cư ngụ tại Tp. Lousiana, Hoa Kỳ. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ ông hỏi:
– Tôi tu theo Mật Chú tông có được Giải Thoát không?
Trưởng ban trả lời:
– Tu Mật Chú tông không Giải Thoát được.
Vì sao vậy?
Vì tu Mật chú tông là dùng một câu Thần chú trong các kinh để niệm. Nếu ông lấy câu chú trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, gọi là chú Thủ Lăng Nghiêm. Lấy trong kinh Đại Bi, gọi là chú Đại Bi. V.v…
Mỗi câu Thần chú đều có công dụng riêng của nó, như:
– Chú Thủ Lăng Nghiêm là để trừ tà.
– Chú Đại Bi là để cứu khổ con người.
– Chú Dược Sư là để trị bệnh.
V.v…
Thuật tu Mật chú, là rút Điện từ Âm – Dương nơi Thế Giới này vào thân người tu. Sau đó bủa vào thân người đối diện.
– Nếu người bị tà, thì niệm chú Thủ Lăng Nghiêm, bủa vào thân người đó, thì tà dang ra.
– Nếu người bị đau khổ, thì niệm chú Đại Bi bủa vào thân người khổ, lòng Từ Bi làm cho người khổ được an vui.
– Nếu người bị bệnh thân Tứ đại, thì niệm chú Dược Sư bủa vào thân người bệnh, người bệnh sẽ hết.
Pháp môn Mật chú, là Pháp môn tạm thời giúp cho người khổ hay bị bệnh tạm thời hết, chứ không thể hết vĩnh viễn được.
Vì sao vậy?
Vì những gì xảy đến với con người nào đó, là do nghiệp quả của người đó đã tạo ra từ nhiều kiếp trước.
Thời Đức Phật còn tại Thế, Như Lai có sử dụng Thần chú Thủ Lăng Nghiêm để cứu ông A Nan Đà. Ông bị mụ Ma Đăng Già quyến rủ dâm dục với mụ. Đức Phật biết, nên Đức Phật nhờ ông Xá Lợi Phất đem câu Thần chú Thủ Lăng Nghiêm này đến chỗ mụ Ma Đăng Già đọc lên. Mụ Ma Đăng Già hoảng sợ, còn ông A Nan Đà mới tỉnh lại.
Đó là thời của Đức Phật.
Còn hiện nay, người tu theo Mật chú:
Nếu là thầy thì được 3 cái lợi:
Được nhiều người đến cúng tiền.
Được nhiều người đến lạy.
Được nhiều người kính nể.
Người bình thường mà tu Mật chú, thì được 3 cái thích:
Thích những hiện tượng lạ.
Thích làm thầy trị 3 thứ bệnh căn bản nói trên.
Thích thiên hạ kính nể.
Nói tóm lại, dù bất cứ ai tu Pháp môn Mật chú này, không ai Giải Thoát được.
Vì sao vậy?
Vì ai cũng ham danh và lợi thì làm sao Giải Thoát. Kỹ sư Đàm Thanh Quân hỏi Trưởng ban:
– Như vậy tôi muốn tu Giải Thoát phải tu làm sao? Trưởng ban trả lời:
– Ông muốn Giải Thoát, chỉ cần nghiền ngẫm bài kệ sau đây, nếu có duyên lớn, sẽ được Giải Thoát:
Phật tánh ở sẵn trong ta.
Ngoài ta tìm Phật tánh ắt theo tà.
Theo tà bị đi trong lục Đạo.
Đi trong lục Đạo biết kiếp nào ra?
Vừa nghe xong bài kệ 4 câu, Kỹ sư Đàm Thanh Quân hoát nhiên Giác Ngộ được Phật tánh của chính mình. Ông liền ứng khẩu đọc bài kệ 4 câu trình Trưởng ban:
Xưa nay quán, tưởng, tìm, cầu.
Thiền Tông Tân Diệu giải bốn câu.
Bao phen tìm kiếm nay quên hết.
Châu báu sẵn trong nhà chẳng tìm đâu.
Vừa nghe 4 câu kệ của kỹ sư Đàm Thanh Quân, Trưởng ban biết ông đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.
Trưởng ban nói:
– Hôm nay ông đã nhận ra ý sâu mầu của Đức Phật dạy và vào được cửa “Bí mật Thiền Tông”.
Kỹ Sư Đàm Thanh Quân nghe Trưởng ban xác nhận mình đạt được “Bí mật Thiền Tông”, ông hết sức vui mừng và xin cám ơn Trưởng ban và xin hỏi thêm 2 câu nữa:
Câu một: Trong kinh Nhân – Quả Đức Phật có dạy:
– Người muốn biết đời trước của mình, hãy xem việc làm đời hiện tại. Muốn biết đời sau của mình, hãy xem đời hiện tại.
Câu hai: Pháp môn Thiền Tông có được tranh cãi với ai không, xin Trưởng ban giải thích, cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
– Câu một: Nhân – Quả mà Đức Phật dạy, là tự nhiên trong Tam Giới này. Nhân – Quả trong 1 Tam Giới được chia làm 9 phần căn bản:
Một: Đối với Thầy tu theo Đạo Phật.
Hai: Đối với Thầy tu theo Đạo Thánh.
Ba: Đối với Thầy tu theo Đạo Thần.
Bôn: Đối với Thầy tu theo Đạo Tà.
Năm: Đối với Phật tử tu theo Đạo Phật.
Sáu: Đối với Con chiên tu theo Đạo Thánh.
Bảy: Đối với Môn đồ tu theo Đạo Thần.
Tám: Đối với Tín đồ tu theo Đạo Tà.
Chín: Đối với người không tu theo Đạo nào hết.
Trên đây là chín loại người sống nơi Thế Giới Vật lý Âm Dương này, phải chịu Quy luật Luân hồi trong Tam Giới, không ai thoát ra ngoài được.
Kỹ sư hỏi về Nhân – Quả trong Tam Giới này, tôi chỉ nói sơ với ông trong phạm vi của Đạo Phật thôi. Còn chi tiết, khi nào ông đạt được “Bí mật Thiền Tông”, giúp được nhiều người khác hiểu Pháp môn Thiền Tông học này, thì tôi sẽ cung cấp cho ông “Sách Trắng Thiền Tông”, tức những lời dạy trắng của Đức Phật trong 1 Tam Giới.
Một: Nhân – Quả đối với những Thầy tu theo Đạo Phật:
– Giúp được người khác Giác Ngộ và Giải Thoát, được nhiều Công đức.
– Hướng dẫn người khác cúng dường hoặc làm từ thiện, được nhiều Phước đức.
– Dạy người khác mê tín, dị đoan, là tự mình tạo ra Ác đức, để đi vào sống các cõi thấp.
– Không biết Giác Ngộ, Giải Thoát là gì. Cũng vì danh, vì tiền, mà tưởng tượng, rồi bịa ra, nói là dạy người Giải Thoát, để dụ người khờ khạo đến nghe, lấy tiền của họ. Tự mình mở đường chui ra ngoài lục Đạo Luân hồi. Không phải vào Phật giới, mà đi vào con đường “Hoa báo”, tức số 7!
Hai: Người Phật tử và người bình thường, không tu theo Đạo nào, phải biết:
– Nếu mình là người giàu có: Muốn biết đời sau của mình có còn giàu sang nữa hay không, thì hãy nhìn hiện tại:
– Khi mình sắp chết mà bệnh nhiều, tức Phước đức đời này mình đã sử dụng hết.
– Mình còn sáng suốt, đời sau còn giàu sang tiếp.
Câu hai: Pháp môn Thiền Tông không được phép tranh cãi với ai. Vì sao vậy? Vì tranh cãi là bị dính vào Nhân – Quả phải luân chuyển trong Tam Giới này. Tuy nhiên, Đức Phật có cho phép: Sử dụng sự hiểu của mình về Pháp môn Thiền Tông này: Bằng cách truy đuổi người muốn tranh cãi. Truy đuổi bằng cách nào? Là hỏi người tranh cãi mấy câu như sau:
– Ông có biết tánh Người của ông cấu tạo bằng gì không?
– Ông có biết Tánh Phật là gì không?
– Ông có biết tạo ra Công đức bằng cách nào không?
– Ông có biết tu Giải Thoát là tu làm sao không?
– Ông có biết hình thành 1 vị Phật như thế nào không?
Người muốn tranh cãi không thể nào trả lời được đến câu thứ 2, chứ nói chi là hết 5 câu căn bản này. Nếu người tranh cãi mà nói ngang, thì tìm cách rút lui. Còn người tranh cãi muốn tìm hiểu, tận tình giúp họ.
Kỹ sư Đàm Thanh Quân, rõ thông những câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
35- Anh Hồ Chiếu Sáng, sanh năm 1969, tại Bình Dương, cư ngụ tại quận 9, TP. HCM. Anh có hỏi Trưởng ban Quản Trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu:
– Tôi đã được truyền “Bí mật Thiền Tông”, từ đó đến nay gần một năm, lúc nào tôi cũng mong được “Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh”, nhưng tôi không rơi được? Tôi có mấy người bạn nói: “Anh hãy đến nhờ thầy T.T.T giúp cho, chỉ có vị thầy này mới dạy Pháp môn Thiền Tông chánh gốc. Vậy tôi đến nhờ vị thầy ấy có được không, xin Trưởng ban cho ý kiến?
Trưởng ban trả lời:
– Pháp môn Thiền Tông của Đức Phật dạy có 3 căn bản:
– Hiểu căn bản Pháp môn Thiền Tông này, gọi là Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”. (Một ngàn người tu theo Đạo Phật, họa may chỉ có 1 người Giác Ngộ được căn bản này).
– Trong một ngàn người đó, họa may chỉ có 1 người giải mã được tất cả những ngôn từ của Đức Phật dạy. Người này gọi là đạt được “Bí mật Thiền Tông”.
– Trong một trăm người đạt được “Bí mật Thiền Tông”, họa may chỉ có 1 người được “Rơi vào “Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh”.
Nếu anh có duyên thật lớn là biết tạo ra Công đức thì việc “Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh” mới dễ dàng được. Còn anh muốn đến thầy T.T.T. nhờ thầy giúp anh: Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh” là điều rất tốt. Nhưng chúng tôi xin nói cho anh rõ, vị thầy nào biết căn bản 6 phần như sau, thì có khả năng giúp anh được 1 phần ngàn thôi, vị đó phải biết:
Tánh Phật là gì.
Tổ chức của tánh người là sao.
Tạo ra Công đức và Phước đức để làm chi.
Rõ 6 nẻo Luân hồi.
Phải rõ đường Giải Thoát.
Định hình một vị Phật như thế nào.
Vị nào rõ thông 6 phần nói trên thì mới có thể giúp anh được, chúc anh may mắn.
36- Anh Nguyễn Văn Nghĩa, sanh 1967, tại Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, cư ngụ tại nhà số C9/4A, khu phố3, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Anh đọc sách “Tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật dễ Giác Ngộ” của tác giả Nguyễn Nhân.
Anh nói:
– Khi đọc các sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, tôi mới hiểu Đạo Phật quá ư là cao quí và khoa học, cũng nhờ đó mà tôi nhận ra Phật tánh Thanh Tịnh của chính tôi. Anh có tìm đến tác giả Nguyễn Nhân trình bày về sự hiểu biết của chính mình bằng câu:
– Không gì dính mắc, chẳng phải lau chùi.
Anh được tác giả Nguyễn Nhân cho biết là anh đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” Nhà Phật. Anh được tác giả Nguyễn Nhân đề nghị Chùa Thiền Tông Tân Diệu cấp giấy chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”. Khi anh được cấp giấy Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông. Sau đó, anh có làm được 24 câu kệ nói về Pháp môn Thiền Tông và 40 câu kệ cám ơn Đức Lục Tổ Huệ Năng, truyền Pháp môn Thiền Tông lại cho hậu nhân. Một tháng sau, anh được Chùa Thiền Tông Tân Diệu truyền “Bí mật Thiền Tông” cho anh mang số 109/CTTTD/BMTT, đề ngày 10-10-2011. Anh cũng được Chùa Thiền Tông Tân Diệu cung cấp những chánh yếu để vượt ra ngoài sinh tử Luân hồi.
Anh hết sức vui mừng và cám ơn Chùa Thiền Tông Tân Diệu.
Chúng tôi xin nêu 24 và 40 câu kệ của anh Nguyễn Văn Nghĩa trình chỗ đạt được “Bí mật Thiền Tông”:
Thiền Tông chảy đến “Đất Rồng”
Cho người duyên lớn thôi mong tìm cầu
Nhờ Thầy dạy lại rất sâu
Con nay biết rõ chân tâm nhiệm mầu.
Phật, Tổ đã chỉ từ lâu
Trực nhận bổn Tánh lo âu không còn
Vạn năm tìm kiếm mỏi mòn
Nhìn thấy sen nở lòng con thầm mừng.
Vâng lời Đức Phật bảo “Dừng”
Hoa Thiền Thanh Tịnh nở bừng trong tim
Mười phương chư Phật trợ duyên
Con nguyền chung sức mãi truyền không thôi.
Hôm nay con đến nơi này
Kính lạy ba lạy nhờ Thầy chứng minh
Hoa sen con nhận nơi mình
Môn Thiền Thanh Tịnh không xin không cầu.
Lời Ngài chỉ dạy từ lâu
Thấy, nghe Thanh Tịnh còn đâu Luân hồi
Con nay đã nhận được rồi
Tánh biết Thanh Tịnh con thôi mong tìm.
Xin Thầy yên dạ ngủ yên
Chúng con mãi nguyện truyền thêm nhiều người
Cho ai cũng được mỉm cười
Thiền Tông khai mở chờ người hữu duyên.
Và bài kệ 40 câu tạ ơn Đức Lục Tổ:
Ngài là Tổ thứ ba ba
Kinh Ngài ngộ được chính là Kim Cang
Khi đi bán củi bên đàng
Tìm đến Ngũ Tổ ở làng Hoàng Mai.
Thầy bảo giã gạo đạp chày
Được hơn tám tháng, chỉ bày Thiền Tông
Nhận ra Phật tánh trong lòng
Thầy trao Y, Pháp qua sông nối dòng.
Trải bao khó nhọc long đong
Cuối cùng nghiệp chướng của Ngài cũng xong
Ngài đem chánh pháp Thiền Tông
Truyền đi khắp chốn, nối dòng Như Lai.
Nhiều người ngộ được pháp này
Nhận ra Thanh Tịnh, tánh Thầy truyền cho
Trong lòng, hết khổ, hết lo
Để tâm Thanh Tịnh, không cho vui buồn!
Khi Ngài từ giã về Nguồn
Rất nhiều đệ tử, lòng buồn lệ tuôn!
Chỉ Ngài Thần Hội là luôn
Khen, chê bất động, vui, buồn không sanh.
Khi xưa, Phật nói rõ rành
Thiền Tông Tổ dạy, Thiền Thanh Phật truyền
Chúng con nay đã đủ duyên
Nhận Mạch Nguồn Thiền của Phật Thích Ca.
Thấy, Nghe, Thanh Tịnh, ngộ ra
Lời Ngài chỉ dạy bỏ xa mê lầm
Tu mà chẳng biết bổn tâm
Tu hành vô ích, vẫn trầm, vẫn luân!
Vâng lời Phật, Tổ chỉ “Dừng”
Tự tánh Thanh Tịnh, lòng mừng, tâm an
Ngộ nơi kinh Pháp Bảo Đàn
Chúng con nay đã bình an nhẹ nhàng.
Đến Chùa Tân Diệu, Long An
Lạy Tổ ba lạy, muôn ngàn biết ơn
Chúng con chẳng nguyện gì hơn
Lập, bày phương tiện, đền ơn trao truyền.
Chúng con phổ biến khắp miền
Những ai đại phúc, nhận liền Thiền Tông
Chúng con xin nguyện và mong
Nhiều người Giác Ngộ Đạo Thiền như con.
37- Luật sư Trần Quốc Thanh, sanh 1951, tại Nam định, cư ngụ tại Tp. Cancover, Canada. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông nhờ ông hỏi con chó có Phật tánh không?
Trưởng ban hỏi lại luật sư Trần Quốc Thanh:
– Luật sư có đem câu hỏi này hỏi ai chưa?
Luật Sư Trần Quốc Thanh trả lời:
– Tôi có hỏi nhiều nơi, kể cả những vị thầy có danh lớn, vị nào cũng trả lời là con chó có Phật tánh.
Trưởng ban nói:
– Đã có nhiều người trả lời như vậy, Luật sư hỏi tôi câu ấy để làm gì?
Luật sư Trần Quốc Thanh trả lời:
– Thành thật, những năm tháng chúng tôi đọc sách viết về Phật giáo, của những tác giả nổi tiếng, hay nghe những vị thầy giảng giải thích có trình độ cao, nhưng tôi chưa hề nghe những giáo lý cao sâu như trong sách của tác giả Nguyễn Nhân viết do thầy lý giải. Do đó, hôm nay tôi đến đây, hỏi chỉ một câu bình thường như nói trên, coi Thầy có giải giống như những vị mà tôi đã từng hỏi qua không?
Trưởng ban trả lời cho Luật sư Trần Quốc Thanh:
– Nếu vị nào giảng câu hỏi của Luật sư mà nghe những lời sau cùng của Đức Phật dạy, vị nào nói con chó có Phật tánh là sai!
Trưởng ban nói tiếp:
Chúng tôi đưa những lời dạy sau đây của Đức Phật, Luật sư tự nhiên sẽ hiểu:
Đức Phật dạy:
– Như nước khi còn ở trên mây, nước ấy rơi xuống đất vào đồng ruộng, Luật sư gọi là nước gì?
Luật sư Trần Quốc Thanh trả lời:
– Thưa, là nước ruộng.
Trưởng ban hỏi tiếp:
– Nếu nước mưa ấy rơi xuống biển, gọi là nước gì?
Luật Sư trả lời:
– Nước biển.
Trưởng ban nói:
– Nếu nước mưa ấy rơi vào, sông, suối, ao, hồ, thì gọi như thế nào?
Luật sư Trần Quốc Thanh trả lời:
– Nếu nước mưa rơi xuống sông gọi là nước sông, rơi xuống suối gọi là nước suối, rơi xuống ao gọi là nước ao. Nói tóm lại: Khi nước mưa rơi xuống vị trí nào thì phải nói nước mưa ấy đúng vị trí của nó.
Trưởng ban nói:
– Luật sư hiểu như vậy là rất phải. Vì nguyên lý này, mà Đức Phật dạy: Ai nói con chó có Phật tánh, tuy không sai, nhưng lại là không đúng. Vì sao không đúng? Vì Đức Phật dạy nguyên lý Phật tánh bị đi trong 6 nẻo Luân hồi, phải nói như sau mới đúng được:
– Nếu Phật tánh bị luân chuyển trong Tam Giới, gọi là “Pháp giới tánh”; chứ không còn là Phật tánh nữa.
– Phật tánh bị rơi vào các cõi Trời, gọi là “Tánh trời”.
– Phật tánh bị rơi vào các cõi Thần, gọi là “Tánh thần”.
– Phật tánh bị rơi vào các cõi Người, gọi là “Tánh người”.
– Phật tánh bị rơi vào các cõi Thú, gọi là “Tánh thú”.
– Phật tánh bị rơi vào các cõi Hồn, gọi là “Tánh hồn”.
– Phật tánh bị rơi vào các tầng Địa ngục, gọi là “Tánh ngục”.
Lời Đức Phật dạy như vậy, nếu vị nào bảo con chó có Phật tánh thì sai với lời Đức Phật dạy. Phải trả lời là con chó có “Tánh thú” của nó mới không sai trong lục Đạo Luân hồi này.
Vừa nghe Trưởng ban dẫn giải Phật tánh bị đi trong 6 nẻo Luân hồi hết sức là chuẩn xác.
Luật sư Trần Quốc Thanh thốt lên:
– Ban đầu, tôi đọc sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, không tin rằng ở miền quê mà lại có vị Thầy thông hiểu Phật pháp cao sâu đến như vậy. Hôm nay đến đây, nghe Trưởng ban giải về con chó có Phật tánh là sai. Được Trưởng ban dẫn lời dạy của Đức Phật, thật quá tuyệt. Một trăm lần nghe khống bằng một lần thấy, nià thấy tường tận nữa. Phúc lớn cho tôi:
Hôm nay tôi đã hiểu sâu “Yếu chỉ Phật ngôn” mà từ trước đến nay tôi chưa từng hiểu, mặc dầu tôi được rất nhiều vị thầy có tiếng chỉ dạy.
Luật sư Trần Quốc Thanh nói lời chân thành và cám ơn Trưởng ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu. Được Trưởng ban chứng nhận là Luật sư Trần Quốc Thanh đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, cấp cho Luật sư giấy chứng nhận để làm kỷ niệm khi đến viếng Chùa mà ngộ Đạo.
38- Bác sĩ Đỗ Mạnh Trang, sanh năm 1960, tại Biên Hòa, cư ngụ tại Arizona, Hoa Kỳ. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ ông hỏi: Người tu theo Đạo Phật, căn bản phải hiểu như thế nào, để sau này không bị tin sai hoặc bỏ Đạo?
Trưởng ban trả lời:
– Người tu theo Đạo Phật để không bị đi vào đường mê tín dị đoan, hoặc sau cùng phải bỏ Đạo, phải tìm hiểu căn bản như sau:
1- Ban đầu, tu theo Đạo Phật, đừng tin liền, mà phải tìm hiểu Đạo Phật từ thấp lên cao, tất cả các pháp tu của Đức Phật dạy.
2- Nếu tìm hiểu sách viết về Đức Phật dạy: Phải tìm đọc những sách do những vị đạt “Yếu chỉ Phật ngôn” viết ra mới nói hết chỗ sâu mầu của Đức Phật dạy được. Còn những vị viết sách mà đem cái suy nghĩ của tâm mình, hoặc học thức của mình để giảng dạy cho người khác thì không thể nào đúng được.
3- Nhờ hai căn bản trên: Dù sau này có ai dụ dỗ, cũng không khi nào từ bỏ Đạo Phật được.
Vì sao có chỗ chắc chắn này?
– Vì khi chúng ta tìm hiểu Đạo Phật đến nơi đến chốn rồi. Chúng ta mới biết Đức Phật là một con người đã vượt ra ngoài Tam Giới, không còn bị lực hút của Vật lý Trần gian này, nên Ngài biết và dạy rất đúng chân thật trong Tam Giới này. Bất cứ ai, còn bị sức hút trong Tam Giới này, đều là những người còn bị sự chi phối của Nhân – Quả cả. Do đó, nêu chúng ta tu theo các người ấy, chỉ làm người hầu cho họ mà thôi. Có nghĩa là, chúng ta cũng như bao nhiêu người khác, thích đi làm người nô lệ cho họ!
Đặc biệt, Đức Phật dạy: Ai tu theo Đạo của Ngài, là muốn cho người tu bằng Ngài, chứ không muốn người tu là người hầu cho Ngài.
Đặc biệt hơn nữa: Chúng ta phải hiểu tận tường rằng:
1- Đức Phật là một vị Giáo chủ trong cõi Ta bà này, không ai hơn Ngài được.
2- Bất cứ ai, còn nằm trong Tam Giới, mà nói làm được như thế này hay làm được như thế kia, đều là những người lường gạt cả. Vì sao vậy? Vì việc làm của họ là còn trong Nhân – Quả, tức còn bị đi trong Luân hồi mà giúp cho ai được?
3- Còn ai đó bảo: Cho phước hay gởi họa cho người khác, người này là kẻ lường gạt mình đó. Người này đưa ra lời như vậy, là muốn cho người ngu khờ đưa tiền cho họ, để họ cầu xin phước cho mình.
Đức Phật dạy:
Các ông nên tránh xa những người này. Vì sao vậy? Vì theo luật tự nhiên Nhân – Quả trong Tam Giới này: Ai làm gì thì lãnh phần nấy, tốt hoặc xấu mà thôi. Ai đó, nói là cho phước hay đưa họa cho người khác là không phải sự thật. Người tu theo Đạo Phật nên lưu ý phần này, kẻo bị người khôn lanh lường gạt mình.
Bác sĩ Đỗ Mạnh Trang thốt lên:
– Hôm nay, tôi đến đây nghe Trưởng ban nói về cách tu theo Đạo Phật khác hẳn với những nơi mà tôi đến nghe. Cũng nhờ xem sách của tác giả Nguyên Nhân. Chúng tôi mới biết ở miền quê này lại có vị hiểu Đạo Thiền Phật giáo thật cao sâu như vậy. Xin chân thành cám ơn Trưởng ban.
TRÍCH: KHAI THỊ THIỀN TÔNG (QUYỂN 5)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved