Những người Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông

28- Cụ ông Hồ Bích Lãm, sanh năm 1935, tại Hà Nội, cư ngụ tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ cụ hỏi:
– Hành đúng phương pháp Đức Phật dạy có được Giác Ngộ không?
Trưởng ban hỏi lại cụ Hồ Bích Lãm:
– Thưa cụ, cụ biết Giác Ngộ là sao không?
Cụ Hồ Bích Lãm trả lời:
– Người Giác Ngộ là biết quá khứ vị lai, có thần thông phép mầu.
Trưởng ban nói với cụ Hồ Bích Lãm:
– Cụ hiểu như vậy là không đúng với giáo pháp của Đức Phật dạy.
Trưởng ban giải thích chữ Giác Ngộ cho cụ Hồ Bích Lãm hiểu:
– Chữ Giác Ngộ là chữ của người Trung Quốc, còn chữ của người Việt Nam là hiểu biết, mà hiểu biết tường tận tất cả mọi sự, mọi vật, dù hữu hình hay vô hình. Tôi xin đưa ra dẫn chứng và ví dụ sau đây cụ sẽ hiểu chữ Giác Ngộ:
– Người bình thường họ hiểu: Tu theo Đạo Phật muốn cho hết khổ. Họ vào Chùa, thắp nhang, lạy Phật, cầu xin Đức Phật cứu khổ cho họ. Hiểu như vậy là hiểu sai lời Đức Phật dạy.
Đức Phật dạy:
Khổ là đo sự tưởng tượng của chính mình, như: Mình mơ ước một điều gì đó mà không được rồi sanh ra khổ.
Đức Phật dạy:
Người muốn không khổ, thì đừng tưởng tượng là không khổ. Hiểu như vậy là Giác Ngộ rồi đó. Còn hiểu như cụ nói là tưởng tượng ra đó thôi.
Vừa nghe Trưởng ban giải thích xong, cụ Hồ Bích Lãm ngộ ngay lời của Đức Phật dạy, nói theo danh từ Thiền Tông gọi là Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.
Cụ Hồ Bích Lãm cám ơn Trưởng ban bằng các câu:
Tôi tưởng rằng Giác Ngộ:
Có thần thông phép mầu.
Được Trưởng ban chỉ dạy.
Hiểu như vậy là sai.
Giác Ngộ là hiểu biết.
Người nào tưởng tượng nhiều.
Xa lìa Đạo lý thật.
Trực nhận là thấy ngay.
Thần thông là ảo tưởng.
Tánh thấy tự thấy hoài.
Xưa nay không thay đổi.
Ngộ Tánh là ban ngày.
Hôm nay Trưởng ban dạy.
Không cần kiếm bên ngoài.
Phật tánh là Thanh Tịnh.
Thấy, Biết: Phật chớ ai.
Cụ Hồ Bích Lãm vừa trình 20 câu thơ ngũ ngôn, Trưởng ban liền ấn chứng cho cụ đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” và cấp cho cụ luôn giấy chứng nhận là đạt được “Bí mật Thiền Tông”, sẽ truyền Thiền Tông cho cụ vào 2 tuần sau.
Cụ Hồ Bích Lãm hết sức vui mừng cám ơn Trưởng ban với sự chứng kiến của nhiều người.
29- Giảng sư T.C.C. không nêu tên, tuổi và chỗ ở. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” nhờ giảng sư hỏi:
– Nếu nói như Trưởng ban, những người tu các Pháp môn khác không thể nào Giải Thoát được sao?
Trưởng ban trả lời:
– Đạo Thiền Tông, Đức Phật chỉ dạy riêng cho Tổ sư Thiền, không dạy cho đại chúng. Đức Phật dạy rõ: Phật tánh là Thanh Tịnh, có đầy đủ cái Như Như chân thật. Nếu Giảng sư sử dụng thân và tâm do tứ đại duyên hợp mà thành, tu cho lòi ra Phật tánh. Đức Phật dạy rất rõ: Các ông dụng công tu như vậy 1 ngàn năm cũng chẳng ăn thua gì, chẳng khác nào các ông nấu cát mà muốn thành cơm vậy.
Giảng sư T.C.V. hỏi tiếp:
– Hiện giờ tôi thấy nhiều người tu, họ thích xướng kệ, ca hát, họ bảo là để cho “Người trên” giúp mình Giải Thoát, họ tu như vậy có đúng lời của Đức Phật dạy không?
Trưởng ban trả lời:
Những người làm vậy không Giải Thoát được và cũng không đúng lời Phật dạy. Vì sao vậy?
– Hiện nay, chúng ta sống với thời đại văn minh cao, muốn làm gì cũng phải đem cái đầu khoa học ra để xem xét, phán đoán, việc của mình làm.
Đức Phật dạy:
– Phật là trùm khắp.
– Tánh là cái Ý. Cái Ý nó hằng Thấy, hằng Nghe, hằng Nói và hằng Biết.
Nhưng cái Tánh này nó nằm trong cái vỏ bọc cấu tạo bằng Điện từ Quang trong Phật giới. Cái Tánh này, Phật trùm đến đâu thì cái Tánh này nó có đầy đến đó.
Phần này, tôi đưa ra ví dụ sau đây ông sẽ hiểu:
– Như trên trái đất này, có Sa mạc Sahara ở Phi châu. Sa mạc rộng đến đâu thì cát có đến đó. Vì vậy, người ta gọi là “Cát Sa mạc”.
Phật cũng vậy, Phật trùm đến đâu thì Tánh cũng có đầy đến đó. Vì vậy, Đức Phật gọi là Phật tánh. Mỗi cá thể Phật tánh này, nó rất nhỏ như là hạt cát vậy. Nhưng trong mỗi Tánh Phật có cái Ý. Cái dụng của Ý là Thấy, Nghe, Nói và Biết. Tánh này Đức Phật gọi là Chân Như. Vì sao Đức Phật gọi như vậy ? Vì cái Ý này nó là như vậy, không thêm không bớt, chỉ như vậy thôi. Thế gian này, bất cứ ai tu muốn Giải Thoát, mà sử dụng thân tâm của mình tu đều còn bị Luân hồi cả. Người ngâm thơ ca hát, thì cũng như người dụng công tu vậy thôi.
Giảng sư T.C.C. thốt lên:
– Từ trước đến nay tôi đã lầm: Tôi tu mà ham ca, ham làm thơ, còn đi chỉ dạy cho người khác nữa. Hôm nay đến đây, nghe Trưởng ban nói nguyên lý trở về nguồn cội của chính mình, tôi mới giựt mình; cái giựt mình ấy tôi đã tỉnh ngộ và hiểu được “Yếu chỉ lời của Phật dạy”, thật không gì vui sướng bằng. Xin thành thật cám ơn Trưởng ban.
Giảng sư vừa cám ơn Trưởng ban, lại hỏi thêm:
– Trưởng ban giải thích quá hay, vậy cho tôi xin hỏi thêm 4 câu nữa:
– Câu một: Tôi thấy ở Thế gian này, có nhiều người thật giàu, khi chết, sao họ lại không có hòm chôn?
– Câu hai: Người tu từ nhỏ đến lớn, tạo ra được Chùa to Phật lớn. Tôi thấy người này có Công đức thật nhiều, tại sao khi lớn tuổi lại không còn biết gì và cũng khó chết?
– Câu ba: Muốn tạo ra Công đức phải tạo ra làm sao?
– Câu bốn: Người góp tiền đúc tượng Phật, xây dựng Chùa, có Công đức gì không?
Trưởng ban trả lời:
– Câu một: Người ở Thế gian này giàu có thật nhiều có 2 dạng người:
Dạng một: Bóc lột công của người khác mà có. Người này không giữ của suốt đời được. Do vậy, khi họ lớn tuổi, của này tự động rời bỏ họ. Nên khi gần chết họ không còn của nữa, nên không có hòm chôn!
Dạng hai: Số Phước đức mà họ tạo ra từ nhiều đời trước. Ví dụ: Nhiều đời trước họ tạo ra Phước đức được 10 tỷ đồng. Nhưng đời này họ sử dụng Phước đức của họ vượt hơn số tiền 10 tỷ đồng này. Vì vậy, ngày mãn phần sống của họ, thì họ không có tiền để mua hòm chôn là vậy.
Câu hai: Người từ nhỏ tu đến già có công cất Chùa to Phật lớn, khi tuổi già không còn nhớ gì là có nguyên do như sau:
– Người tu theo Đạo Phật là phải rõ thông:
– Tu để Giác Ngộ và Giải Thoát dạy lại người khác gọi là người chân tu.
– Cạo đầu, mặc áo tu, để lừa người kiếm tiền thì có phước và họa như sau:
A- Nhận tiền của những người khác để xây Chùa là có phước.
– Cái phước này là mình được nổi danh.
– Nhờ cái phước này mà mình được ăn trên ngồi trước.
– Cũng nhờ cái phước này mà mình được đi chỗ này chỗ kia. V.v…
– B- Nhận tiền của người khác mà làm những việc sau đây bị mang họa:
– Không biết Giác Ngộ Giải Thoát là gì. Vì muốn họ đến cúng tiền nhiều, nên tưởng tượng ra nói tu như thế này, tu như thế kia, nói là tu Giải Thoát. Đây là tai họa phải làm thực vật để trả Nhân – Quả mà mình đã lừa người khác.
Đức Phật dạy như sau:
– Ai làm như vậy, phải làm: Cây, lá, trái, hoa, để trả nợ. Khi nào hết nợ mới trở lại làm người được.
Các ông nghĩ xem:
– Thời gian bao lâu mới hết nợ?
Câu thứ ba: Người muốn tạo ra Công đức: Duy nhất chỉ có một điều là, bằng phương tiện gì đó, giúp người khác Giải Thoát là có Công đức.
Câu thứ tư: Người góp tiền đúc tượng Phật, xây Chùa có 2 phần đức:
Một: Có Công đức là đúc tượng Phật truyền Thiền Tông hoặc tượng các vị Tổ sư Thiền.
Hai: Tượng Đức Phật tọa Thiền, và Chùa, chỉ có Phước đức thôi.
Giảng sư nghe hết những câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
30- Cụ kỹ sư cơ khí Trương Quốc Khánh, sanh năm 1941, tại Vĩnh Long, cư ngụ tại Buffalo, New York, USA. Nhận ra điều kỳ diệu nhờ ông thực hành tâm: “Thanh Tịnh, rỗng lặng và hằng tri”, chỉ mới 7 ngày nhận biết một cách rõ ràng những lời Trưởng ban chỉ dạy trong sách do tác giả Nguyễn Nhân ghi lại. Ông đến Chùa hỏi Trưởng ban về sự nhận biết của mình.
Ông được Trưởng ban giải thích:
– Đây là Pháp môn tu mà Đức Phật dạy Ngài Xá Lợi Phất trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa:
Khi Ngài Xá Lợi Phất thực hành đúng theo lời dạy của Đức Phật, bất ngờ Ngài Xá Lợi Phất được “Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh”, ông có trình bày cho Đức Phật về chỗ rơi của mình như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Con hành đúng theo lời Đức Thế Tôn dạy: Tâm con: Rỗng lặng, Thanh Tịnh, hằng biết. Bỗng con được “Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh”. Khi con được Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh rồi. Con nhìn vào trong Tam Giới, mới biết là những việc làm của chúng sanh trong Tam Giới, không đúng với những gì mà con biết, khi con sống trong Bể tánh Thanh Tịnh, từ trong Bể tánh Thanh Tịnh ấy, con mới thật sự biết rõ ràng những gì Luân hồi trong Tam Giới và những gì không bị Luân hồi ở trong Bể tánh Thanh Tịnh. Hôm nay, con thật sự mới là một Phật tử chân chính, tức con Phật.
Đức Phật chứng nhận cho Ngài Xá Lợi Phất:
– Người tu theo Đạo Thiền Thanh Tịnh, phải được Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh, hay ít ra cũng một lần nếm được cái Thanh Tịnh của các căn hay toàn thân, thì mới thật sự là người tu theo Pháp môn Thanh Tịnh Thiền không thối chuyển. Hiện nay, ông và ông Ma Ha Ca Diếp và một số người khác đã nếm được mùi vị Thiền Thanh Tịnh, nhưng thời Thượng pháp này, thời Trung pháp và thời Hạ pháp vẫn còn ít, phải đợi đến đời Mạt Thượng pháp sẽ có nhiều người đạt được “Bí mật Thanh Tịnh Thiền” rất nhiều.
Như Lai dạy các ông rõ: Ở nơi núi Linh Sơn này, là nơi khởi dòng Thiền Thanh Tịnh, nhưng dòng Thiền Thanh Tịnh này phải chảy đi nơi khác không trụ ở đây được. Vì sao vậy? Vì trái đất này là luân chuyển theo Vật lý, do đó dòng Thiền Thanh Tịnh cũng phải theo Quy luật Vật lý của Thế Giới này.
Ông Trương Quốc Khánh hỏi Trưởng ban:
– Như vậy tôi được thành tựu gì trong Đạo Phật?
Trưởng ban trả lời:
– Ông đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” và đạt luôn được “Bí mật Thiền Tông”.
Trưởng ban nói thêm:
– Tôi sẽ cấp cho ông 2 giấy chứng nhận là Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” và đạt được “Bí mật Thiền Tông”, sẽ truyền “Bí mật Thiền Tông” cho ông vào 12 tháng 10 này.
Trưởng ban nói:
– Những người khi được truyền “Bí mật Thiền Tông” sẽ được cung cấp những pháp yếu mà Như Lai đã truyền theo dòng Thiền Tông tuyệt mật này.
Ông Trương Quốc Khánh hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
31- Cụ Trần Quốc Luân, sanh năm 1934, tại Sài Gòn, cư ngụ tại Montreal, Canada. Cụ hành Thiền như trong sách của soạn giả Nguyễn Nhân viết, liên tục 30 ngày. Tự nhiên cụ được “Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh”. Cụ đến cám ơn Trưởng ban Quản trị Chùa và nói:
– Đúng như lời trong sách chỉ dẫn, khi tôi được “Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh”. Tôi không dùng lời gì của Thế gian này mà diễn tả được. Hôm nay, tôi theo anh em đến đây để trình cho Trưởng ban biết và chân thành cám ơn. Cụ nói rất cảm động và như muốn khóc với sự chứng kiến nhiều người.
Cụ Trần Quốc Luân hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
32- Tiến sĩ Vật lý Mai Huệ Thắng, sanh năm 1940, tại Nha Trang, cư ngụ tại Tp. Franfurt, Đức. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ ông hỏi:
– Làm sao tôi biết mình có chân Tâm?
Trưởng ban Quản trị Chùa giải thích:
– Phần này, nếu nói ẩn ý khó hiểu lắm, tôi đưa ra ví dụ bằng hình ảnh rất dễ hiểu và dễ dàng nhận ra Phật tánh của chính mình:
– Như máy chiếu bóng.
– Bên trong cùng là bóng đèn sáng.
– Bên ngoài bóng đèn là tấm kiếng.
– Bên ngoài là phim nhựa chạy qua.
– Đối diện là màn vải trắng.
Khi máy chuyển động, băng nhựa chạy qua bóng đèn, trên màn vải là những hình và cảnh vật hiện ra liên tục.
Sáu thứ trên được dẫn dụ như sau:
– Máy chiếu bóng ví là “Hành ấm” trong thân tứ đại.
– Bóng đèn ví là “Tánh thấy Thanh Tịnh của Phật tánh thấy”.
– Tấm kiếng ví là “Bờ ngăn cách”, bên trong là “Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh”; còn bên ngoài là sức hút Vật lý Âm Dương nơi Thế Giới này.
– Phim nhựa là dòng tâm thức con người.
– Màn vải là trần cảnh.
Tiến sĩ nên hiểu một cách đơn giản:
– Không có Tánh là không thể thấy.
– Thấy mà hằng thấy ở trong Thanh Tịnh là Phật tánh Thấy.
– Thấy mà chồng thêm Thấy nữa là cái Thấy của tánh Người. Nếu đưa cái hiểu của học vị nữa là cái Thấy của phàm phu.
Vừa nghe Trưởng ban giải thích quá rõ, Tiến sỹ Vật lý Mai Huệ Thắng thốt lên:
– Chao ôi! Hôm nay tôi đã nhận ra Phật tánh của tôi quá rõ ràng, mấy năm nay tôi tìm trong sách vở. Những lời dạy của các vị thầy có danh tiếng mà tôi không nhận được, nay đến đây chỉ nghe Trưởng ban nói có mấy dòng chữ mà tôi đã nhận ra Phật tánh của chính mình. Ông liền làm bài thơ trình chỗ Giác Ngộ của chính mình và xin Trưởng ban chứng nhận:
Thơ rằng:
Phật tánh là tánh thật của ta.
Loay hoay tìm Phật tánh thật là:
Nếu nói mình ngu là quá đáng.
Dù tìm triệu kiếp chẳng hề ra.

Phật tánh của ta ở “trong nhà”.
Tìm hoài khắp chốn uổng công ta.
Hôm nay nghe được Trưởng ban chỉ.
Tánh Thấy, tánh Nghe: thật của ta.

Xưa kia Lục Tổ đã nói ra.
Nghe kinh không hiểu là thù nhà.
An hiện cho nên khó mà nhận.
Lời Thầy chân thật đã nhận ra.

Lòng từ quá lớn của Thầy ta.
Tìm phương giúp đỡ cho mọi nhà.
Người bạn dẫn đi đến quê vắng.
Nhận ngay Phật tánh ở trong ta.
 
Trưởng ban công nhận Tiến sĩ Vật lý Mai Huệ Thắng đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, và đạt luôn được “Bí mật Thiền Tông”. Những người có mặt ai cũng vui mừng.
Trưởng ban nói với Tiến sỹ Vật lý Mai Huệ Thắng:
– Chúng tôi cấp liền cho Tiến sỹ Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”; còn việc cấp giấy chứng nhận đạt được “Bí mật Thiền Tông”, đúng một tuần nữa sẽ làm lễ truyền “Bí mật Thiền Tông” cho Tiến sỹ.
Tiến sỹ Vật lý Mai Huệ Thắng hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban, những người có mặt ai ai cũng vui mừng.
33- Bác sĩ Lâm Trọng Khánh, sanh 1950, tại Hà Nội, cư ngụ tại Québec, Canada. Ông tu Pháp môn “Dẹp vọng tưởng” do một vị Thiền sư dạy. Ông đến Chùa Thiền Tông Tân Diệu hỏi Trưởng ban Quản trị Chùa như sau:
– Thầy tôi dạy tu “Dẹp vọng tưởng”: Khi vọng tưởng khởi lên quở mắng nó:
– Bộ mày muốn dẫn tao xuống địa ngục hả?
Lúc nào tôi cũng la rầy như thế, khi nào hết vọng tưởng mới thôi. Không biết tôi tu như vậy có hợp với Thiền Tông không?
Trưởng ban trả lời:
– Bác sĩ là người học thức cao, muốn tu theo Đạo Phật để Giác Ngộ và Giải Thoát phải hiểu theo khoa học mới được:
Theo Vật lý Trần gian này: Tứ đại là hữu hình, còn tư tưởng là vô hình, của con người và muôn vật. Dù người hay vật, đều phải sống theo Quy luật Luân hồi của Vật lý. Ngày nay, loài Người đã văn minh lên cao, họ biết rất rõ Hành tinh này và các Hành tinh khác. Tất cả đều vận hành theo Quy luật của Vật lý, không vật nào dính mắc với nhau cả. Do đó, tu “Dẹp vọng tưởng” chẳng khác nào Bác sỹ dẹp đi luật tự nhiên của Thế Giới và Vũ Trụ này.
Bác sỹ Trần Trọng Khánh hỏi thêm:
– Như vậy tôi muốn tu Giải Thoát phải tu làm sao?
Trưởng ban hỏi lại Bác sỹ Lâm Trọng Khánh:
– Ông muốn Giải Thoát về cái gì?
Bác sỹ Lâm Trọng Khánh trả lời:
– Tôi muốn Giải Thoát khỏi Trần gian này.
Trưởng ban hỏi:
– Ở Trần gian này cái gì cột trói ông?
Bác sỹ Lâm Trọng Khánh thưa:
– Không gì cột trói tôi được.
Trưởng ban nói:
– Không gì cột trói ông, vậy tu Giải Thoát làm gì?
Vừa nghe Trưởng ban nói vậy, ông liền tỉnh ngộ và biết tu thế nào được Giải Thoát. Ông liền làm bài thơ cám ơn Trưởng ban:
 
Tôi ngồi tu Thiền “Dẹp vọng tưởng”.
Khác nào dùng chổi quét bóng cây.
Bóng cây quét chừng nào mới hết.
Trước nay tôi như người điên rồ!

Ngồi Thiền tu dẹp đủ thứ vọng.
Khác nào vớt bong bóng trời mưa.
Hôm nay đến nghe Trưởng ban dạy.
Chơn vọng hai thứ không cần lìa.
 
Trưởng ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu liền công nhận Bác Sỹ Lâm Trọng Khánh đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.
 
 
TRÍCH: KHAI THỊ THIỀN TÔNG (QUYỂN 5)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN