Những người Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông

Những người Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông
Sau đây là tên, tuổi của những vị hỏi trực tiếp với Trưởng ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu:
1- Ông Trần Quế sanh năm 1934, tại huyện Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế, cư ngụ tại Bình Chánh, TP. HCM. Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ ông hỏi “Tánh Nghe” nơi kinh Thủ lăng Nghiêm, được Trưởng ban quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu giải thích:
– Khi có tiếng, “tánh Nghe”, nghe có tiếng.
– Khi tiếng đi qua rồi, “tánh Nghe” nghe không tiếng.
Ông liền ngộ được “tánh Nghe” Thanh Tịnh chân thật của mình, mừng quá ông khóc và nói:
Mấy mươi năm chúng tôi đi tìm ý sâu mầu của Đức Phật dạy, không đâu chỉ cho tôi hiểu. Hôm nay, đến đây nghe Trưởng ban chỉ nói vài câu mà tôi đã nhận ra “Yếu chỉ Phật ngôn”. Tôi vô cùng cám ơn.
2- Ông Hoàng Vân Anh, sanh 1941, tại Lâm Đồng, cư ngụ tại TP. Đà Lạt. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ ông hỏi Phật tánh chân thật của chính ông, được Trưởng ban Quản trị Chùa giải thích:
– Cái Thanh Tịnh, hằng tri mà hằng sanh muôn pháp, ai cảm nhận ra được Thanh Tịnh của chính mình. là phải. Còn nghe nói Thanh Tịnh mà chưa cảm nhận được là không phải.
Bất ngờ, ông Hoàng Vân Anh tự nhiên nghe thân mình dường như đã mất, còn tâm tự nhiên rỗng rang. Khi trở lại bình thường ông mừng quá nên thốt lên:
– Từ trước đến nay tôi quá khờ nên đi tìm Phật tánh. Hôm nay, tôi nghe Trưởng ban dạy không tìm kiếm Phật tánh nữa, mà Phật tánh của tôi tự hiển lộ ra.
Ông hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
3- Thầy giáo Phan Ánh Quang, sanh 1950, tại Đồng Nai, cư ngụ tại TP. Biên Hòa. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ ông hỏi tâm Thanh Tịnh của chính mình làm sao nhận ra, được Trưởng Ban Quản Trị Chùa giải thích:
– Thầy cứ để tâm Thanh Tịnh, đừng dụng công hay làm bất cứ thứ gì, để “Nó ” tự Thanh Tịnh, rỗng lặng, nhưng phải hằng tri, ông tập được như vậy thuần thục, tự nhiên tâm chân thật sẽ hiện ra. Nhớ đừng dụng công tìm, tự nó hiện ra là phải.
Trưởng ban nói:
– Trong Nhà Phật có câu:
“Tâm mình tịnh, tức là Tịnh Độ”
Bất ngờ, thầy Phan Ánh Quang nghe thân và tâm mình dường như không có. Tuy không có, nhưng vẫn thấy, nghe và biết rất rõ ràng, khi thân, tâm trở lại bình thường. Ông có trình với Trưởng ban:
– Trước đây tôi như người mù: Hôm nay, đến đây được Trưởng ban chỉ nói cho tôi có 1 câu, mà Tánh Phật của tôi liền hiển lộ, tôi đã cảm nhận rất rõ ràng.
Thầy hết sức vui mừng và cám ơn.
4- Thầy Vũ Văn Hoàng, sanh năm 1940, tại Phan Thiết, cư ngụ tại quận 1, Tp. HCM ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ thầy hỏi tánh Thấy.
Trưởng ban trả lời:
– Tánh Thấy tự nhiên, sáng suốt, Thanh Tịnh, rỗng lặng, hằng tri là tánh Thấy của Phật tánh Thấy. Còn tánh Thấy chồng thêm cái hiểu biết lặt vặt, phân tích của Trần gian là tánh Thấy của Nghiệp, nên bị Luân hồi!
Tôi nói rõ thêm:
– Tánh Thấy chân thật của Phật tánh, không ai biết được, kể cả Đức Phật. Chỉ có tự mình cảm nhận được, đó là phải.
Bất ngờ thầy Vũ Văn Hoàng cảm nhận được thân, tâm mình dường như mất hẳn, khi trở lại bình thường thầy có thốt lên:
– Phật ơi! Hôm nay con mới nhận được Phật tánh của con.
Thầy rưng rưng nước mắt, khóc, lấy khăn lau nước mắt và cám ơn Trưởng ban.
5- Ông Lâm Quốc Ân, sanh năm 1933, tại Bến Tre, cư ngụ tại Tp. Mỹ Tho. Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ ông hỏi cách tu Thiền quán của những vị Thánh tu trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.
Trưởng ban trả lời:
– Ông hãy thôi đi, dứt tu đi, ông chỉ sống với “người muốn đi tu”, chính người này là người thật mà trong kinh Tứ Thập Nhị Chương Đức Phật đã dạy. Người đó chính là Đạo nhơn vô tu vô chứng đó.
Bất giác ông Lâm Quốc Ân nghe thân, tâm mình dường như không có, liền khi đó tánh Thanh Tịnh Phật tánh hiển lộ ra. Khi tỉnh lại ông nói:
– Mấy mươi năm tôi đi tìm Phật tánh. Đến đây, Trưởng ban bảo tôi thôi không tìm nữa. Bất chợt Phật tánh của tôi hiển lộ. Không dùng lời gì để cám ơn Trưởng ban, tôi chỉ nhìn Trưởng ban rồi rơi lệ.
Ông vừa nói vừa cúi đầu.
6- Ông Lê Văn An, sanh năm 1937, tại Thủ Dầu Một, cư ngụ tại quận 5, Tp. HCM. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”. Nhờ ông hỏi cách ngồi Thiền để nhận ra Đạo lý.
Trưởng ban trả lời:
– Ông hãy nghiền ngẫm 2 câu kệ của Sơ Tổ Điều Ngự Giác Hoàng sau đây ông sẽ nhận ra Đạo lý:
– Trong nhà có báu thôi tìm kiếm.
– Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.
Trưởng ban nhấn mạnh:
– Sơ Tổ đã dạy như vậy, ông dụng công ngồi Thiền để tìm cái gì?
Bất ngờ ông Lê Văn An thân, tâm như không có, tánh Thanh Tịnh tự nhiên ông cảm nhận được, nên thốt lên:
– Bấy lâu nay tôi chạy đi tìm kiếm. Hôm nay, tôi không tìm kiếm nữa, mà tôi đã cảm nhận Đạo lý thật rõ ràng.
Ông nhìn Trưởng ban rơi lệ, nói lời chân thành cám ơn.
7- Ông Lai Văn Quyền, sanh năm 1936, tại Chợ Lớn, cư ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ ông hỏi:
– Tâm Thanh Tịnh làm sao Phật tánh hiển lộ ra được?
Trưởng ban giải thích về Phật tánh:
– Phật tánh vốn là tự nhiên Thanh Tịnh, rỗng lặng, hằng tri, trùm khắp. Nếu ông dụng công tu, Phật tánh là cái gì mà ông dụng công tu để lòi ra Phật tánh?
Vừa nghe Trưởng ban hỏi lại, ông Lai Văn Quyền tự nhiên như chết đứng hồi lâu. Khi bình thường ông liền thốt lên:
– Phật ơi! Tôi chỉ nghe Trưởng ban hỏi như vậy, mà thân tâm tôi như mất, cũng liền khi đó tôi đã cảm nhận được thân tâm Thanh Tịnh của chính mình.
Từ nay tôi không cần tìm nữa, mà đã cảm nhận được Phật tánh Thanh Tịnh của chính mình.
Ông hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
8- Ông Đặng Hồng Sanh, sanh năm 1941, tại Trà Vinh, cư ngụ tại Đồng Tháp. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ ông hỏi nghĩa hạt Châu trong búi tóc, mà trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật dạy.
Trưởng ban Quản trị Chùa giải thích:
– Hạt Châu trong búi tóc, Đức Phật ví như là Tự tánh Thanh Tịnh của chính ông. Hạt Châu, vốn “Nó ” là Thanh Tịnh và chiếu sáng, tự “Nó” Thanh Tịnh và chiếu sáng, chứ không ai làm cho “Nó ” Thanh Tịnh và chiếu sáng được!
Bất ngờ, ông Đặng Hồng Sanh nghe thân tâm mình như không có, cũng liền khi đó ông cảm nhận được Phật tánh Thanh Tịnh của chính ông.
Ông hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
9- Ông Lê Phan Quốc, sanh năm 1952, tại Hải Phòng, cư ngụ tại quận 7, TP. HCM. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ ông hỏi ý nghĩa 3 Mặt Trăng trong kinh ví dụ:
Trưởng ban Quản trị Chùa giải thích:
– Mặt Trăng thứ nhất chính là Phật tánh.
– Mặt Trăng thứ hai là diệu dụng của Phật tánh.
– Mặt Trăng thứ ba chính là 6 nẻo Luân hồi.
Xin giải thích cho ông rõ nhiệm vụ của từng Mặt Trăng như sau:
– Mặt Trăng thứ nhất: Phật tánh. Phật tánh là như sau:
– Phật là trùm khắp.
– Ý có 4 thứ: Thấy, Nghe, Nói, Biết.
– Cái Ý và 4 thứ kia nó được bao bọc bởi cái vỏ bọc bằng Điện từ Quang. Đơn vị Tánh này nó có rất nhiều không thể nào tính hết được. Phật bao trùm đến đâu, thì Tánh nó có theo đến đó. Vì vậy, Như Lai gọi là “Tánh theo Phật”, Như Lai gọi gọn là “Phật tánh”.
– Mặt Trăng thứ hai: Diệu dụng của Phật tánh: Tức hằng Thấy, hằng Nghe, hằng Pháp và hằng Tri.
– Mặt Trăng thứ ba: Đức Phật gọi là bị đi trong 6 nẻo Luân hồi trong 1 Tam Giới.
Ông Lê Phan Quốc vừa nghe Trưởng ban giải thích đến đây, bỗng thân và tâm ông như không có, liền khi đó ông cảm nhận được tánh Thanh Tịnh Phật tánh của chính mình. Trưởng ban biết ông Lê Phan Quốc đang cảm nhận tánh Thanh Tịnh Phật tánh của chính ông, nên Trưởng ban cứ để tự nhiên. Chừng phút sau, ông Lê Phan Quốc cử động lại, ông ứng khẩu nói bài kệ 4 câu:
Bấy lâu nay tôi mãi tìm cầu
Những lời chỉ dạy rất cao sâu
Hôm nay đến nghe Trưởng ban dạy
Rõ nghĩa Như Lai rất nhiệm mầu.
Nói xong bài thơ, ông lấy khăn lau nước mắt và cám ơn Trưởng ban, làm mọi người có mặt ai ai cũng cảm động.
10- Ông Phạm Nhất Anh, sanh năm 1942, tại Tây Ninh, cư ngụ tại Vũng Tàu. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ ông hỏi ý nghĩa 3 Mặt Trăng trong kinh thường ví dụ.
Trưởng ban giải thích:
– Mặt Trăng thứ nhất: Chính là Phật tánh của mỗi người. Phật tánh là Thấy, Nghe, Nói và Biết.
– Mặt Trăng thứ hai: Chính là diệu dụng của Thấy, Nghe, Nói và Biết.
– Mặt Trăng thứ ba: Chính là Thấy sai lệch. Nghe lầm lỗi. Nói không đúng sự thật. Biết trong Luân hồi.
Vừa nghe đến đây ông Phạm Nhất Anh bật khóc và thốt lên:
– Bây giờ tôi đã Giác Ngộ lời trong các kinh dạy. Mấy mươi năm nay tôi tìm lời chân thật của Đức Phật dạy, không đâu dạy tôi chân thật như thế này. Nay đến đây hỏi về 3 Mặt Trăng, Trưởng ban chỉ cho tôi rất tường tận, tôi nhận ra ý sâu mầu của Đức Phật dạy, không còn dụng công tìm nữa mà Phật tánh của tôi lại hiện tiền.
Ông Phạm Nhất Anh nói lời chân thật cám ơn Trưởng ban, nhiều người đi chung, nghe lời quá rõ ấy, có nhiều người cũng lãnh hội được.
11- Bà Lưu Quế Thanh, sanh năm 1949, tại Long Xuyên, cư ngụ tại quận 5, TP. HCM. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ bà hỏi tánh Nghe chân thật của chính mình.
Trưởng ban giải về lời dạy của Đức Phật trong kinh Thủ Lăng Nghiêm:
– Tánh nghe, nghe có tiếng.
– Tiếng động, đi qua rồi.
– Tánh nghe, nghe không tiếng.
Trưởng ban vừa dứt 3 câu giải về tánh nghe, bất chợt bà Lưu Quế Thanh bật khóc và thốt lên:
– Bao năm tôi dụng công tu tánh Nghe theo kinh Thủ Lăng Nghiêm mà quý thầy dạy. Tôi càng dụng công tu, tôi càng bị đau đầu. Hôm nay tôi đến đây, chỉ nghe Trưởng ban dạy có 3 câu mà tôi đã nhận ra “Yếu chỉ Phật ngôn”, tức nhận thật rõ tánh Nghe chân thật của chính mình.
Câu hỏi của bà Lưu Quế Thanh đã làm lợi ích cho mọi người có mặt tại Chùa.
Bà Lưu Quế Thanh hết sức cám ơn Trưởng ban.
12- Bác sĩ Nguyễn Trí Hải, sanh năm 1942, tại huyện Kiến An, cư ngụ tại Hà Nội. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ hỏi 6 câu tuyệt đỉnh Thiền Tông, trong đó ông ngộ câu trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật, ông nói:
– Mấy mươi năm tôi tu theo Đạo Phật, những sử dụng công của tôi như mò trăng đáy nước. Hôm nay, tôi đến đây nghe Trưởng ban giải thích về trí tuệ Bát nhã Ba La mật. Tôi đã lãnh hội được “Yếu chỉ Thiền Tông”, xin trình lại cho Trưởng ban và những vị cùng đi với tôi biết:
– Khi tâm mình suy nghĩ bất cứ thứ gì:
Tâm lúc nào cũng Thanh Tịnh, rỗng lặng và hằng tri, chỗ này gọi là tánh Biết. Nếu đem cái biết của Thế Giới chồng lến cái biết tự nhiên Thanh Tịnh của Phật tánh nữa, thì cái biết của Phật tánh bị che khuất, biết được như vậy, đó là cái biết của Bát nhã Ba La mật.
Ông vừa trình bày tới đây, Trưởng ban khen:
– Ông đã Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông” rồi đó.
Trưởng ban nói với mọi người có mặt:
– Quý vị nên nghe thật rõ lời ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” của Bác sĩ Nguyễn Trí Hải, vì đây là cơ hội ít có, không phải lúc nào cũng có người ngộ lý Thiền mà trình nơi công cộng này. Mục đích của chúng tôi dạy Thiền Tông: Người nào đạt yếu chỉ, cố gắng giữ lấy mà tu, không khoe với ai, không bừa bãi nói với bất cứ ai, ai thật sự có duyên với mình thì mới nói cho họ biết, không thì thôi vậy.
Những người ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, không cần lưu dấu vết. Thời Mạt Thượng pháp này, ai ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” mà đụng đâu nói đó, hãy coi chừng mạng sống của mình. Lời này Đức Phật căn dặn rất rõ trước khi nhập Niết Bàn. Sau này, đến đời Tổ thứ 28 là Ngài Bồ Đề Đạt Ma cũng dạy như vậy, sau cùng Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn cũng lập lại như trên.
Ông Nguyễn Trí Hải và nhiều người nghe lời căn dặn của Trưởng ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu, họ hứa sẽ không bừa bãi nói chỗ thâm sâu lời dạy của Đức Phật về ngộ lý Thiền.
13- Kỹ sư Lã Thành Phương, sanh năm l938, tại Huế, cư ngụ tại thành phố cảng New Plymouth, New Zealand. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ hỏi 5 câu tuyệt cao của Thiền Tông, trong đó có câu:
– Người tu theo Đạo Phật chân chánh phải tu như thế nào?
Trưởng ban trả lời:
– Người tu theo Đạo Phật chân chánh, phải tu làm sao đạt được Vô trụ của tâm và nhận ra tâm Vô trụ ấy, mà phải nhận thật rõ ràng bằng Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình.
Ông vừa nghe Trưởng ban giải thích xong, ông ngộ ngay “Yếu chỉ Thiền Tông”, ông rơi lệ và trình bày như sau:
– Mấy chục năm tôi tu theo Đạo Phật, những thứ tôi thực hành không dính dáng gì đến lời của Phật dạy cả, mà tôi tu theo sự suy nghĩ của mình. Hôm nay, tôi đến đây nghe Trưởng ban hướng dẫn và giải thích vài câu mà tôi đã nhận ra tuyệt đỉnh Phật ngôn.
Ông hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
14- Cụ bà Nguyễn Thị Lang, sanh năm 1931, tại Đà Nẵng, cư ngụ tại Tp. Botosani, Ukraina. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ bà hỏi pháp tu Lục Diệu Pháp môn, bà hỏi:
– Lục Diệu Pháp môn có phải là tu Tối Thượng thừa không?
Trưởng ban trả lời:
– Pháp tu Lục Diệu Pháp môn là lối tu từ Tiểu thừa Thiền thông lên Đại thừa Thiền, chứ không phải là Tối Thượng thừa Thiền.
Cụ bà Nguyễn Thị Lang hỏi tiếp:
– Tu Tối Thượng thừa Thiền là tu làm sao?
Trưởng ban trả lời:
– Tu Tối Thượng thừa Thiền là tu để thành Phật. Cụ muốn tu thành Phật, tức trở về nguồn cội của chính mình, cụ đừng cho tâm mình dính mắc bất cứ thứ gì, nhưng lúc nào cũng Thanh Tịnh, rỗng lặng, hằng biết, mà biết một cách rất rõ ràng, tường tận, trùm khắp.
Vừa nghe Trưởng ban dẫn giải, cụ bà Nguyễn Thị Lang liền ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” và trình với Trưởng ban:
– Mấy chục năm nay tôi tu theo Đạo Phật, dụng công tu Pháp môn này, dụng công tu Pháp môn nọ. Nhưng hôm nay tôi đến đây hỏi Trưởng ban, chỉ một Pháp môn mà Thầy chỉ cho tôi tuyệt đỉnh Thiền học Nhà Phật, tôi liền nhận ra “Bí mật Thiền Tông”, ơn này quá lớn đối với tôi, vì tôi còn thời gian ngắn nữa là từ bỏ Thế gian để đi theo nghiệp thức mà tôi đã làm trong vô lượng kiếp. Quá may mắn, tôi đã biết cách tu để không còn bị sanh tử nữa.
Cụ nói mà đôi mắt đầm đìa rơi lệ!
15- Anh Nguyễn Trí Lượng, sanh năm 1968, tại Long An, cư ngụ tại đồng Tháp. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ anh hỏi tu Tứ Thiền Bát Định là tu làm sao?
Trưởng ban trả lời:
– Tu Tứ Thiền Bát định căn bản như sau:
Tứ Thiền là dụng công dừng 4 thứ:
Dừng thân: Không cho thân khoái lạc hay sầu khổ. Dừng khẩu: Không cho miệng nói phải quấy.
Dừng Ý: Không cho Ý tưởng tượng đúng, sai.
Dừng tâm: Không cho tâm suy tính hơn thua.
– Bát định: Dụng công ép cho dừng hẳn 8 thứ:
– Không cho Mắt thấy hình ảnh gì.
– Không cho Tai nghe tiếng gì.
– Không cho Mũi ngửi mùi gì.
– Không cho Miệng nói lời nào.
– Không cho Ý khởi ra điều gì.
– Không cho Thân xúc chạm thứ gì.
– Phải ép cho Tánh không sử dụng 16 thứ.
– Phải ép cho Tâm thật Thanh Tịnh.
Khi dụng công tu “Tứ Thiền, Bát định” được như vậy. Tức khắc, thân và tâm như không có. Tuy như không có, nhưng các thứ như: Mắt, Tai, Mũi, Miệng, Ý, Thân, Tâm, Tánh, vẫn: Thấy, Nghe, Biết rõ ràng.
Đây là Tứ Thiền Bát định do dụng công tu mà được. Khi được như vậy, người dụng công tu muốn vào an trú trong cái Định này là chứng được quả vị “Thiền Tĩnh lặng”, cũng gọi là “Thiền Tịch Tĩnh”. Thiền này Đức Phật gọi là “Thiền Tiểu thừa”. Những vị A La Hán sử dụng Thiền này. Thiền này Đức Phật dạy: Nếu đem so sánh với “Thiền Thanh Tịnh” của Chư Phật, thì Thiền này chỉ bằng 1 giờ hay 1 ngày mà thôi.
Anh Nguyễn Trí Lượng nghe Trưởng ban giải thích câu hỏi của mình, bỗng anh khóc lên, làm mọi người ai ai cũng muốn khóc theo, anh nói:
– Bấy lâu nay tôi học tu rất nhiều nơi, mỗi nơi dạy một kiểu, tôi cố gắng thực hành không có kết quả gì. Hôm nay, đến đây nghe Trưởng ban chỉ giải thích có câu mà tôi đã nhận ra tánh Thanh Tịnh của chính mình. Anh hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban. Riêng chúng tôi nhìn thấy ai ai cũng vui mừng vì câu hỏi rất chí Đạo này.
16- Thầy giáo Trần Trọng Kiên, sanh 1950 , tại Châu đốc, cư ngụ tại quận 6, TP. HCM. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ thầy hỏi câu “Ly tứ cú tuyệt bách phi”.
Trưởng ban trả lời:
– Tứ là bốn.
– Cú là câu.
– Tuyệt là bỏ hẳn.
– Bách là tám.
– Phi là không.
Đức Phật dạy câu này như sau:
– Ai tu theo Thiền Tông, nếu có ai hỏi bất cứ câu gì, người tu theo Thiền Tông chỉ cần trả lời chỉ một chữ Phi là đủ, mà chữ Phi đó phải đặt trước đầu câu hỏi.
Ví dụ như có ai hỏi:
– Phật là gì?
Người tu theo Thiền Tông trả lời là “Phi Phật”.
Thầy giáo Trần Trọng Kiên đã thông suốt câu hỏi của mình. Thầy hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
17- Thầy Thích Nhuận Chiếu, sanh 1951, tại Bà Rịa, cư ngụ tại TP. Đà Lạt. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ thầy hỏi 4 câu trong kinh Kim Cang.
Khi ngộ thầy có lời như sau:
– Trực nhận tâm mình.
– Bỏ tất cả những dụng công tìm kiếm.
– Cứ để tâm tự nhiên Thanh Tịnh, rỗng lặng và hằng biết, sẽ được “Rơi vào Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh”.
Được Trưởng ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu ghi nhận là đúng với “Yếu chỉ Phật ngôn”.
18- Thầy Thích Chiếu Thông, sanh 1958, tại Gò Công, cư ngụ tại Gò Gấp, Tp. HCM. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ thầy hỏi:
– Đức Phật ngồi Thiền đạt Đạo, sao người tu theo Thiền Tông không được phép ngồi Thiền?
Trưởng ban giải thích:
– Ngày xưa, Đức Phật dụng công tu Thiền nhiều Pháp môn, sau cùng Đức Phật tu Thanh Tịnh Thiền nhận ra Đạo, tức hiểu được cội nguồn của chính Ngài. Khi Đức Phật “về đến Quê hương” rồi. Mới biết quê hương mình nằm ngoài lực hút của Vật lý Trần gian này.
Đức Phật dạy:
– Bất cứ ai tu muốn Giải Thoát, chỉ cần một dụng công thật nhỏ sẽ bị sức hút của Vật lý Âm Dương cuốn hút ngay, thì không thể nào Giải Thoát được.
Bất giác, thầy Thích Chiếu Thông ngộ Đạo và thốt lên:
– Hạt Châu trong nhà mới là hạt Châu của mình, còn hạt Châu bên ngoài là hạt Châu bỏ đi.
Vừa thốt lên như vậy, thầy cúi đầu cám ơn Trưởng ban và được Trưởng ban chấp nhận là Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.
19- Phật tử Huệ An, sanh năm 1982, tại Mỹ Tho, cư ngụ tại Bến Tre. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ cô hỏi Ánh từ quang của Chư Phật là gì?
Trưởng ban trả lời:
– Ánh từ quang của chư Phật: Cái dụng của Điện từ Quang, nó có đầy khắp trong Phật giới. Vị nào được thành Phật. Thân của vị đó gọi là Kim Thân của vị Phật. Cái Kim Thân của vị Phật này, cấu tạo bằng Công đức của vị ấy đã tạo ra ở Thế Giới loài Người. Khi vị ấy vào Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh, cũng gọi là vào cõi Phật, hay vào Phật giới. Số Công đức của vị này đã tạo ra đó, nó được Điện từ Quang trong Phật giới chiếu vào. Tức khắc, số Công đức này trở thành là Pháp Thân Thanh Tịnh, còn Tánh Phật trở thành là Kim Thân Phật. Kim Thân Phật đó, trú vào Pháp Thân Thanh Tịnh, thì một vị Phật được ra đời.
Một vị Phật được ra đời này có 2 nhiệm vụ như sau:
Một: Nếu vị Phật đó muốn lập quốc, thì Ngài phải có thật nhiều Phước đức, để tạo ra 1 Hành tinh Hữu sắc. Gọi là nước Tịnh Độ. Khi Ngài có nước Tịnh Độ rồi, tự Ngài xưng danh hiệu và phát ra lời nguyện.
Hai: Còn vị nào đã thành Phật rồi mà không muốn lập quốc, thì việc làm như sau:
– Cứ ở yên trong Pháp Thân Thanh Tịnh, khi nào muốn phân thân vào Thế Giới Ta bà này, để cảm ứng cho ai muốn Giác Ngộ và Giải Thoát.
– Chứng minh phần này: Bất cứ ai muốn Giải Thoát, mà tu hay tìm thầy học hoài mà không được. Người đó chỉ cần ước nguyện như sau:
– Kính thưa Đức Phật: Con muốn tu Giải Thoát ra ngoài sự cuốn hút của Trần gian này, kính xin Đức Phật giúp con!
Bất cứ người nào có lời nguyện như trên, và nguyện bất cứ nơi đâu, không cần phải đến Chùa. Lời nguyện này trong vòng 30 ngày, sẽ có người giúp.
Nhưng người nguyện ước đó phải hiểu 2 điều như sau:
Thứ nhất: Mạch nguồn Thiền Tông phải đang lưu hành thì chư Phật mới giúp được. Còn Mạch nguồn Thiền Tông đang ẩn, thì người nguyện đó phải chờ.
Thứ hai: Mạch nguồn Thiền Tông không trụ nơi đông người. Không ở với những người ham danh mê lợi. Không ở nơi phồn hoa đô hội.
Trưởng ban nói về ánh sáng Điện từ Quang:
– Còn ánh sáng Điện từ Quang cô muốn nhận, thì cô phải tu đúng Thanh Tịnh Thiền, thì cơ may cô mới nhận được.
Phật tử Huệ An rõ thông câu hỏi của mình, cô cám ơn Trưởng ban.
20- Ông Trần An Quốc, sanh năm 1941, tại Bình Định, cư ngụ tại quận 11, Tp. HCM. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ ông hỏi cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà.
Trưởng ban trả lời:
– Ông đừng mơ tưởng đến cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà là viễn vông. Ông chỉ cần để tâm tự nhiên của mình Thanh Tịnh. Nếu ông thực hành niêm mật, chắc chắn sẽ nhận được Tịnh Độ của chính ông. Vì vậy Đức Phật dạy: Tâm ai tự nhiên Thanh Tịnh, thì Tịnh Độ sẽ hiện ra với mình.
Bất giác, ông Trần An Quốc thốt lên:
– Không ngờ, bấy lâu nay tôi đi tìm cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà thật là uổng công phí sức. Hôm nay, tôi đến đây nghe Trưởng ban giải thích chỉ một câu mà tôi đã nhận ra cõi Tịnh Độ của chính mình.
Ông Trần An Quốc hết sức cám ơn Trưởng ban và được Trưởng ban chấp nhận là ông Trần An Quốc đã Giác Ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông”.
21- Cụ Mạc Thiên Ánh, sanh năm 1920, tại Hà Tiên, cư ngụ tại Tp. Rạch Giá. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ cụ hỏi cách ngồi Thiền, dụng công nhận ra Phật tánh, cụ được Trưởng ban trả lời:
– Đức Phật dạy:
Phật tánh vốn ở nơi ta.
Ngoài ta tìm Phật tánh ắt theo tà!
Theo tà đi trong lục Đạo.
Đi trong lục Đạo biết kiếp nào ra?
Vừa nghe 4 câu kệ trên, cụ Mạc Thiên Ánh ngộ được “Yếu chỉ Thiền Tông”.
Cụ thốt lên:
– Tôi đã già, sắp lìa cõi đời này, thời gian gần đây, tuy tuổi già sức yếu, cũng ráng đi chỗ này chỗ nọ để học hỏi giáo lý Nhà Phật, mong sao được Giác Ngộ Giải Thoát, cũng tìm đọc rất nhiều kinh sách, không hiểu gì hết. Còn những thầy dạy chúng tôi, hướng dẫn tôi tụng đủ thứ kinh, Thiền rất nhiều Pháp môn, đâu cũng vào đó, phí sức tuổi già. Khi tôi đọc sách Nguyễn Nhân viết do Trưởng ban giảng giải. Hôm nay, tôi theo các cháu đến đây hỏi chỉ có một câu, Trưởng ban chỉ đọc cho tôi nghe một bài kệ Thiền, bất giác: Tôi đã lãnh hội được lời dạy quý như vàng ngọc của Đức Phật dạy ở Thế gian này. Trước, vô cùng cám ơn Trưởng ban. Sau, cố gắng thực hành để thoát ngoài vòng sanh tử của Thế Giới này.
Cụ nói giọng run run, không cầm được nước mắt, cụ được Trưởng ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu công nhận và cấp cho cụ giấy chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”.
22- Cụ Thạc sỹ Vật lý Cao Đạt Thái, 1922, tại Sài Gòn, cư ngụ tại Tp. Melpoume, Autralia, Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ cụ hỏi cách tu Thanh Tịnh Thiền.
Trưởng ban trả lời:
– Phật tánh vốn là Thanh Tịnh.
– Phật tánh vốn là trùm khắp.
– Phật tánh vốn là diệu dụng.
– Phật tánh vốn là hay sanh muôn pháp.
– Phật tánh vốn hằng biết tất cả.
– V.v…
Cụ muốn dụng công tu Thiền để lòi ra Phật tánh, Phật tánh mà cụ tu được đó, là Phật tánh bỏ đi. Cụ nên sống với cái hiểu biết chân thật của chính cụ là được.
Bất chợt, cụ Cao Đạt Thái nhận ra lời dạy chân thật của Trưởng ban.
Cụ thốt lên:
– Mấy mươi năm tôi đi tìm những thứ rác bỏ đi. Hôm nay, tôi theo các cháu đến đây nghe Trưởng ban chỉ có mấy dòng chữ mà tôi đã nhận ra Phật tánh của chính mình, xin cám ơn Trưởng ban. Cụ nói tiếng run run và cám ơn bằng lời chân thật.
Trưởng ban công nhận là cụ đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” và được cấp giấy chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”. Cụ hết sức vui và cám ơn Trưởng ban.
23- Thầy giáo Mạc Đăng Quốc, sanh 1951, tại Yên Bái, cư ngụ tại Bà Rịa. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ thầy hỏi cách tu “Tứ Niệm Xứ” là tu làm sao?
Trưởng ban trả lời:
– Tu “Tứ Niệm Xứ”, là tu 4 cái nhớ như: Thân tứ đại này là gì? Lúc nào cũng nhớ như vậy thật rõ ràng. Trong danh từ chuyên môn gọi là “Tuệ tri”. Tuệ tri chừng nào tâm Vật lý được Thanh Tịnh là thành công. Nếu thầy dụng công tu mà được thành công, an trụ trong đó là chứng được quả vị A La Hán.
Thầy giáo Mạc Đăng Quốc hỏi Trưởng ban:
– Vậy tôi muốn Giác Ngộ và Giải Thoát phải tu làm sao?
Trưởng ban trả lời:
– Thầy muốn tu Giác Ngộ và Giải Thoát hãy nghiền ngẫm những lời hướng dẫn như sau:
– Giác Ngộ là tiếng Trung Hoa, còn tiếng Việt Nam là hiểu biết.
– Tứ đại là đất, nước, gió, lửa, không hiểu biết được.
– Trong kinh Đức Phật dạy:
– Hiểu biết mà thấy mình có hiểu biết là cái hiểu biết của tánh Người. Hiểu biết bằng tánh Người thì phải luân chuyển trong lục Đạo. Thầy muốn hết Luân hồi thì phải hiểu biết bằng Tánh Phật của chính mình.
Vừa nghe Trưởng ban giải thích, thầy giáo Mạc Đăng Quốc thốt lên:
– Không ngờ ở một nơi xa xôi hẻo lánh này có một vị Thầy hiểu quá sâu về lời dạy của Đức Phật.
Trưởng ban nói với thầy:
– Một câu nói của thầy, cũng đủ cho Chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi cấp cho thầy giấy chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Phật ngôn”.
Trưởng ban vừa nói xong, anh Thư ký liền ghi tên thầy giáo Mạc Đăng Quốc và câp giấy cho ông.
Thầy hết sức cảm động và cám ơn Trưởng ban.
24- Thầy giáo Trần Quốc An, sanh năm 1931, tại Thủ Dầu Một, cư ngụ tại Tây Ninh. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ thầy hỏi tu Thiền Tông dễ ngộ Đạo, sao người tu theo Đạo Phật lại không biết?
Trưởng ban trả lời:
– Sở dĩ, hiện nay nhiều người tu theo Đạo Phật không Giác Ngộ là có 3 nguyên do như sau:
Một: Người tu trong Chùa:
– Tu để có cấp bậc này, cấp bậc nọ.
– Tu cố gắng dụng công cho giỏi, xướng kệ cho hay, âm thanh tụng thật là du dương, cảm động lòng người, để mọi người thích và khen ngợi.
– Mong nhiều người đến cúng để được nhiều tiền. V.v…
Hai: Người tại gia tu theo Đạo Phật, tìm đến các Chùa:
– Chú ý nhất là vị thầy nói hay, biện luận thật giỏi.
– Bày biện cầu kỳ.
Cúng bái nhiều hình thức.
Tổ chức thật hoành tráng, thật trang nghiêm, nhưng không dính dấp gì đến Giải Thoát cả.
– V.v…
Ba: Những vị dạy Đạo hiện nay:
– Dạy những chuyện trong Nhân – Quả Luân hồi.
– Làm những việc để được phước, sanh lên các cõi Trời hay sau khi trở lại làm người, được giàu sang phú quý.
– V.v…
Thử hỏi, làm những việc như trên thì làm sao Giác Ngộ được, chứ nói chi là Giải Thoát. Nếu ngày xưa Đức Phật dạy tu như vậy, thì chúng ta hiện nay làm như vậy là phải. Nhưng ngày xưa, Đức Phật lìa bỏ cung vàng điện ngọc để đi tìm cái chân thật của chính Ngài và dạy cho chúng ta, mà chúng ta không chịu làm; đã không chịu làm mà còn bày đủ chuyện trên đời để kiếm tiền, thật là đáng tiếc.
Thầy giáo Trần Quốc An nghe Trưởng ban nói một loạt về những cách tu hiện nay của người tu trong Chùa hoặc ngoài Chùa không đạt được Đạo là vì làm sai lời Đức Phật dạy quá nhiều, nên không ai ngộ Đạo là phải.
Riêng, thầy giáo Trần Quốc An nhận ra lời châu ngọc của Đức Phật dạy, qua lời nói lại của Trưởng ban, bỗng thầy nhận ra “Yếu chỉ Phật ngôn”. Thầy hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
Thầy có bài thơ, trình kiến giải của mình:
Thơ rằng:
Lời dạy của Phật rất bình thường.
Chúng ta tưởng tượng khắp muôn phương.
Hôm nay nghe Trưởng ban nhắc nhở lại.
Không cần lê chân mấy dặm trường.

Phật tánh: chẳng ghét cũng chẳng thương.
Dù cho tìm tận ở xa phương.
Bỏ đi tìm kiếm là phải lắm.
“Quê hương” Phật tánh ở “đầu giường”.
Nghe bài thơ trên, Trưởng ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu công nhận thầy giáo Trấn Quốc An đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” và cấp luôn giấy chứng nhận đạt được “Bí mật Thiền Tông”.
25- Ông Triệu Quốc Tri, sanh năm 1941, tại Mỹ Tho, cư ngụ tại quận 13, Paris, Pháp. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ ông hỏi cách tu “Dẹp vọng tưởng”.
Trưởng ban hỏi lại ông:
– Ông “Dẹp vọng tưởng” là tu làm sao?
Ông Triệu Quốc Tri thưa:
– Tu “Dẹp vọng tưởng” là kìm chế không cho tâm mình khởi lên, nếu có vọng tưởng liền dẹp bỏ.
Trưởng ban hỏi:
– Ông tu như vậy được mấy năm rồi?
Ông Triệu Quốc Tri thưa:
– Dạ, trên 15 năm.
Trưởng ban hỏi:
– Ông thành tựu được gì, hay có bị gì không?
Ông Triệu Quốc Tri trả lời:
– Thưa, không có kết quả gì, nhưng mỗi lần tôi ngồi tu “Dẹp vọng tưởng”, nếu kìm lâu bị đau đầu.
Trưởng ban giải thích:
– Vọng tưởng là cái suy nghĩ của mỗi con người. Người sống trong vòng Vật lý nơi Thế Giới này bắt buộc phải suy nghĩ, nhưng suy nghĩ có 2 thứ:
– Thứ nhất: Suy nghĩ mà không bị sức hút của Vật lý Âm Dương của Trần gian này là cái suy nghĩ của Tánh Thanh Tịnh, tức cái suy nghĩ của Phật tánh.
– Thứ hai: Suy nghĩ mà bị sức hút của Vật lý Âm Dương nơi Trần gian này, nên sanh ra Nhân duyên, vì có Nhân duyên nên sanh ra kết quả, gọi là Nhân – Quả, đó là cái suy nghĩ của tánh Người (bị Luân hồi).
Trưởng ban nói:
-Tôi xin nói rõ cho ông biết pháp tu “Dẹp vọng tưởng”, ông nên nghiền ngẫm sẽ hiểu:
Vật lý Trần gian này: Luôn lúc nào cũng hành, có nghĩa là di chuyển, nhờ có di chuyển nên có sự sống, như:
– Trái đất phải hành để kết dính, có kết dính nên có duyên hợp, có duyên hợp nên sanh ra Âm Dương, có Âm Dương nên có cuốn hút, có cuốn hút nên sanh ra thiên hình vạn trạng, có thiên hình vạn trạng nên có vô lượng sự sống, có vô lượng sự sống, nên mỗi cá nhân phải suy nghĩ, suy nghĩ là căn bản trong Tam Giới này, không ai tài nào dẹp vọng tưởng được?
Ông nên nhận xét thật rõ:
– Trái đất này không hành thì sẽ ra sao?
– Biển và sông ngòi không hành sẽ ra sao?
– Vạn vật không hành sẽ ra sao?
– Các loài động vật không hành sẽ ra sao?
– Các loài Người không hành, tức không suy nghĩ sẽ ra sao?
Sau đây tôi giải thích chỗ sâu mầu và tuyệt cao của pháp tu “Dẹp vọng tưởng” cho ông nghe:
– Vọng tưởng khởi lên phải biết:
– Cảnh vật là cảnh vật.
– Tâm ông Thấy cứ Thấy.
– Cái hay Thấy của ông đừng dính vào cảnh vật bên ngoài là Tánh thấy chân thật, gọi là Phật tánh Thấy, cứ tự nhiên Thấy, đừng dụng công Thấy, tức tâm ông Thấy cứ Thấy, cảnh vật là cảnh vật, hai thứ này không dính nhau. Một ngày nào đó, tự nhiên cái tánh Thấy của ông bỗng rời xác thân mà tánh Thấy vẫn Thấy được, nếu ông Thấy mình được như vậy là ông đã vào được cửa “Bí mật Thiền Tông” rồi vậy.
– Còn nếu tánh Thấy của ông vừa Thấy, liền lớp thứ hai chồng lên Thấy nữa, tức khắc bị lực hút của Vật lý Âm Dương Trần gian này, nên tiếp theo là Nhân duyên kết dính, rồi sau đó Nhân – Quả hình thành, dẫn ông đi trong lục Đạo Luân hồi. Đây là cái Thấy của tánh Người đó.
Vừa nghe Trưởng ban dẫn giải đến đây, ông Triệu Quốc Tri bỗng nhiên Giác Ngộ pháp tu “Dẹp vọng tưởng” mà bấy lâu nay ông dụng công tu hành.
Ông liền nói:
– Bấy lâu nay, nghe ai chỉ sao tôi tu vậy, mà còn đi chỉ dạy cho người khác nữa. Khi đọc được sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, tôi cùng anh em đến hỏi Trưởng ban, được Trưởng ban chỉ cho những lời chân thật của Đức Phật dạy. Chẳng những một mình tôi Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, mà hầu hết những người có mặt tại đây đều Giác Ngộ như tôi. Ông Triệu Quốc Tri vừa nói vừa lau nước mắt.
Trưởng ban Quản trị nói:
– Ông đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, chúng tôi sẽ cấp liền cho ông giấy chứng nhận này. Nếu ông cố gắng sẽ đạt được “Bí mật Thiền Tông”, chúng tôi sẽ cấp giấy và truyền Thiền cho, để ông vững tin tu theo Pháp môn Thiền Tông này.
Ông Triệu Quốc Tri vui mừng cám ơn Trưởng ban.
26- Ông Vũ Tân Huỳnh, sanh năm 1933, tại Quy Nhơn, cư ngụ tại Tp. San Jose, California, Mỹ. Ngộ “Yếu chỉ Thiềntông”, nhờ ông hỏi tu “Thiền diệt ý”.
Trưởng ban hỏi:
– Ông tu “Thiền diệt ý” là tu làm sao?
Ông Vũ Tấn Huỳnh trả lời:
– Tôi tu “Thiền diệt ý” là ngồi Thiền khi có ý niệm khởi lên, liền “Diệt ý” đó.
Trưởng ban nói:
Tôi đưa ra ví dụ sau đây: Ông sẽ hiểu lối tu “Thiền diệt ý” coi có đúng với chánh pháp của Đức Phật dạy không?
Đức Phật dạy: Căn bản trong thân con người gồm có tứ đại và ý thức.
Ý thức có hai phần:
Một: Ý trong Phật tánh, tức là Ý trong Thanh Tịnh nằm ngoài sự cuốn hút của Vật lý Âm Dương của Trần gian này. Ý này là sự sống tự nhiên của mỗi cá nhân.
Hai: Ý của tánh Người, là Ý của Vật lý Âm Dương Trần gian này, nên bị Quy luật luân chuyển trong vòng sanh tử Luân hồi, đi trong lục Đạo.
Trưởng ban hỏi ông Vũ Tấn Huỳnh:
– Ông tu “Thiền diệt ý” là diệt ý nào?
Ông Vũ Tấn Huỳnh nghe Trưởng ban hỏi 2 ý trên làm ông mờ mịt, nhưng cũng nói đại:
– Tôi tu “Thiền diệt ý” là diệt cái ý lăng xăn.
Trưởng ban nói tiếp:
– Tôi đưa ra ví dụ sau đây, để coi ông tu “Thiền diệt ý”, ông diệt được ý nào?
Như chiếc xe hơi gồm: Các chất sắt, thép, gỗ, nhôm, inox, nệm, v.v… các thứ này là chất cứng gọi là “đất”.
– Các chất lỏng như nước làm mát máy xe, nhớt, xăng, dầu gọi chung là “Nước”.
– Không khí trong bộ “Chế hòa khí” gọi là “Gió”.
– Điện trong bình accu hay dinamo gọi là “Lửa”.
Trưởng ban hỏi ông Vũ Tấn Huỳnh:
– Chiếc xe hơi này đầy đủ 4 thứ như nói trên có hoạt động được không?
Ông Vũ Tấn Huỳnh trả lời:
– Thưa không.
Trưởng ban hỏi tiếp:
– Tại sao không?
Ông Vũ Tấn Huỳnh trả lời:
– Vì thiếu người điều khiển.
Trưởng ban gật đầu và nói:
– Đúng như vậy.
Trưởng ban nói thêm:
– Ông hiểu được như vậy là phải.
Trưởng ban hỏi tiếp:
– Anh tài xế lái xe đó, có lúc anh chạy rất đúng luật lưu thông, có lúc anh chạy sai luật lưu thông. Vậy, chúng ta nên dẹp bỏ anh tài xế nào?
Bỏ anh tài xế chạy xe đúng luật, hay bỏ anh tài xế chạy xe không đúng luật?
Trưởng ban phân tích về anh tài xế và nói rõ thêm:
– Không dẹp bỏ anh tài xế nào hết, mà phải làm sao cho anh tài xế chạy xe tốt là được. Cũng như ông tu “Thiền diệt ý”, không diệt ý nào cả, mà phải làm sao cho ý ông thuần thiện là tốt, còn muốn Giải Thoát thì đừng cho ý ông dính mắc bất cứ thứ gì trong Tam Giới này là phải.
Ông Vũ Tấn Huỳnh liền thốt lên:
– Không ngờ tôi dụng công tu “Thiền diệt ý ”, chẳng khác nào tôi tự cầm dao, rồi tôi giết tôi!
Ông liền xuất khẩu thành bài thơ trình Trưởng ban:
Thơ rằng:
– Tứ đại là cổ xe.
– Tánh ý là tài xế.
– Tài xế “khôn” xe tốt.
– Tài xế “dại” xe hư.
– Người tu “Thiền diệt ý” Tự cầm dao giết mình.
– Hôm nay nghe Thầy dạy.
– Nhận Tánh ý Phật đà.
– Không ngờ đức Thích Ca.
– Con người ngoài Tam Giới.
– Chúng con xin kính gởi.
– Tâm vọng vào Luân hồi.
– Tâm tịnh là chân thật.
– Xin các Ngài chứng minh.
– Thiền Tông thật diệu kỳ.
– Vừa nghe qua đã ngộ.
– Ý sâu mầu Phật ngôn.
– Nhờ thầy Huệ Phong chỉ.
– Chúng con mãi nhớ ơn.
– Không biết chi đáp đền.
– Xin cúi đầu ba cái.
– Kính lạy Phật Mười phương
– Giúp con, đã biết đường
– Rời xa đường sanh tử.
Trưởng ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu vừa nghe xong bài thơ 24 câu của ông Vũ Tấn Huỳnh.
Trưởng ban nói:
– Tôi ấn chứng cho ông đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, và cấp luôn cho ông một giấy chứng nhận là đã vào được cửa “Bí mật Thiền Tông”. Có lời khuyên như sau:
“Bí mật Thiền Tông” này, Như Lai dạy: Vào đời Mạt Thượng pháp, chỉ nói và truyền cho những ai có lòng tin triệt để những lời dạy cao sâu trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Những lời dạy sau cùng này, Như Lai dạy trước khi nhập Niết Bàn. Người nào vào được cửa “Bí mật Thiền Tông” rồi khi muốn giúp cho ai thật tình muốn Giác Ngộ để được Giải Thoát như mình, hãy lựa lời chính xác để nói, còn người muốn học hỏi để đi công kích người khác, hay đi khoe với người khác. Tuyệt đối, một lời không nói, một chữ cũng không hé môi, ông nên ráng nhớ.
Ông Vũ Tấn Huỳnh vừa nghe Trưởng ban căn dặn, ông liền hứa với Trưởng ban:
– Hôm nay, Trưởng ban đã chứng nhận cho tôi đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, mà còn cấp cho tôi một giấy chứng nhận đã vào được cửa “Bí mật Thiền Tông” để làm bằng. Tôi xin giữ đúng những lời dạy của Đức Phật do Trưởng ban nhắc lại, nếu tôi vi phạm sẽ bị quả báo nặng nề.
Ông Vũ Tấn Huỳnh vừa nói, vừa khóc, lấy khăn lau nước mắt, làm bao nhiêu người có mặt ai cũng cảm động.
27- Cụ ông Trang Thế Quan, sanh 1927, tại cần Thơ, cư ngụ tại Tp. Hamboug, Đức. Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, nhờ cụ hỏi:
– Như Trưởng ban dạy, tu theo Thiền Tông không được dụng công, nếu không dụng công làm sao nhận ra Phật tánh của chính mình?
Trưởng ban trả lời:
– Người tu Thiền theo Đạo Phật, Đức Phật có chỉ 3 Pháp môn Thiền căn bản:
– Một là Thiền Tiểu thừa.
– Hai là Thiền đại thừa.
– Ba là Thiền Tông.
Thiền Tiểu thừa là dùng pháp quán và tưởng từ vật nhỏ ra lớn hoặc ngược lại, quán, tưởng này là cốt để thành tựu những gì mà người tu muốn, cốt ý của người tu là muốn có thần thông để đi khoe với mọi người.
Thiền Trung thừa là lý luận những hiện tượng có nơi Thế Giới này một cách chuẩn xác. Cốt yếu là để đi khoe với mọi người: “Ta là người lý luận bậc nhất! ”
Thiền đại thừa là nghi, hoặc tìm, cái gì núp bên trong vật chất nào đó, khi nghi hoặc tìm được rồi, liền đi khoe với những người xung quanh, cốt yếu người tu là muốn chứng minh cho mọi người biết là ta đã chứng được Đạo. Biết được tận cùng hữu dụng của vật chất.
Thiền Tông không làm như các thứ trên, mà cứ để tâm mình Thanh Tịnh, rỗng lặng và hằng tri.
Phần này, tôi dùng ví dụ sau đây nếu cụ chú ý, có duyên lớn sẽ Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”:
Như nước trong ao hoặc hồ bị vẫn đục, không thấy được hình bóng màu xanh của trời, màu trắng của mây. Nếu ai đó múc hết nước đục trong ao hay hồ đổ đi, thử hỏi, có thấy được nước trong trong ao hay hồ không?
Những người có mặt đều đồng nói là không.
Trưởng ban giải thích:
Muốn thấy được bóng của mây trắng và màu xanh da trời, duy nhứt là đừng động đến nước trong ao hoặc hồ, cứ tự nhiên bùn đất lắng xuống, tự nhiên các bóng ấy sẽ hiện ra.
Đối với Phật tánh của mỗi con người cũng vậy. Trong Phật tánh vốn tự nhiên Thanh Tịnh, sáng suốt, rỗng lặng, trùm khắp, hằng tri, nhưng vì bị những thứ vọng tưởng trồi lên sụt xuống làm cho cái trong sáng của Phật tánh mất đi tự nhiên Thanh Tịnh trong sáng suốt. Nếu chúng ta loại bỏ những thứ vọng tưởng giống như chúng ta múc nước đục và nước trong đổ đi vậy. Chúng ta chỉ cần để yên tất cả. Vọng tưởng lắng xuống, nó trở về bản chất tự nhiên của nó, nếu chúng ta can thiệp vào để dẹp nó, tức chúng ta can thiệp vào sự chuyển biến của Vật lý nơi Thế Giới này. Theo Vật lý Trần gian này, thứ nào nó cũng có ngôi vị của nó, từ Phật tánh đến tứ đại, cũng như những thứ trong tánh người, thứ nào cũng có ngôi vị của nó cả. Nếu chúng ta dụng công tu hành bất cứ Pháp môn nào mà sử dụng những thứ trong Vật lý, đều là chúng ta bồi thêm một lớp của Vật lý lên Tánh Phật của chúng ta nữa, chúng ta đã bị ảo giác trong Vật lý này bao phủ rồi, mà còn đem những thứ trong Vật lý này trùm thêm lên nữa, chúng ta đã không thấy sự thật lại càng không thấy nữa!
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật dạy:
– “Chư pháp trụ pháp dị, tướng Thế gian thường còn”. Có nghĩa là tất cả các tướng của Thế gian lúc nào cũng trụ nơi ngôi vị của nó, và lúc nào các tướng ấy vẫn thường còn, vì thường còn nên mới có vạn vật và có vạn vật nên mới có Luân hồi. Người tu theo Đạo Phật: Không dừng bất cứ thứ gì, mà người tu chỉ cần: Tâm cảnh không dính nhau là Giải Thoát rồi. Phần này trong kinh Kim Cang Đức Phật dạy rất rõ.
Ông hãy nghe lời dạy rõ thêm của Đức Phật:
– Tâm cảnh không dính nhau, Đạo Bồ đề chắc chắn sẽ thành.
Đức Phật đã dạy như vậy mà chúng ta không nghe lời Ngài, lại đem cái đầu học hỏi theo Vật lý của tánh Người xen vào, xen càng nhiều, thì cái Thanh Tịnh của Phật tánh càng bị phủ mờ đi!
Chúng ta sống trong nghiệp lực quá dày, không chịu bỏ bớt mà lại mỗi ngày mỗi tạo thêm, thật là khổ chồng thêm khổ. Bởi vậy Đức Phật bảo: Chúng ta là kẻ đáng thương!
Ở Thế gian này, ai tạo nghiệp bắt buộc phải bị nghiệp lực lôi kéo; còn ai muốn trở về sống với Phật tánh Thanh Tịnh của chính mình thì đừng tạo nghiệp, tự nhiên Phật tánh hiển lộ, không cần đi tìm nơi nào cả. Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy quá rõ: “Người tu mà dụng công đi tìm Phật tánh, giống như đi tìm lông con rùa và sừng con thỏ vậy!”
Người nào muốn Phật tánh hiển lộ, mỗi ngày chúng ta chỉ cần để tâm Thanh Tịnh, rỗng lặng và hằng tri, làm như vậy được thuần thục, một ngày nào đó, trong tâm ông bỗng sáng lên, hiện ra những gì kỳ đặc, còn thân ông như không có, không dùng ngôn từ gì của Trần gian này mà diễn nói được, người tu đến chỗ này gọi là ngộ Đạo, còn nói theo chuyên môn Nhà Thiền gọi là nhận được cái Thanh Tịnh Phật tánh của chính mình.
Vừa nghe các lời giải thích trên, cụ Trang Thế Quan hoát nhiên Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, một số người đi theo đoàn cũng Giác Ngộ theo.
Ông Trang Thế Quan liền làm bài thơ để trình chỗ sở ngộ của mình:
Thơ rằng:
Phật tánh hằng Thanh Tịnh.
Suy nghĩ cứ suy nghĩ.
Suy nghĩ trong Thanh Tịnh.
Không bị hút Âm Dương.

Cũng từ Phật tánh ấy.
Suy nghĩ chồng suy nghĩ.
Là suy nghĩ vô minh.
Đây, Luân hồi sinh tử.

Đức Phật dạy rõ ràng:
Hai thứ này vô trụ.
Chúng sanh mê muội ngủ.
Nhận có vọng có chơn.

Nên tìm đường Giải Thoát.
Tìm đường này đường nọ.
Để tránh xa Luân hồi.
Về nơi Thanh Tịnh ở.

Như đi tìm sừng thỏ.
Đi kiếm lông con rùa.
Chỉ bỏ vọng bỏ chơn.
Phật tánh liền thể hiện.
Ông Trang Thế Quan vừa trình xong bài thơ 20 câu, Trưởng ban nói:
– Hôm nay ông đã biết tu theo Pháp môn Thiền Tông, tôi xác nhận ông đã Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”, và cấp luôn cho ông giấy chứng nhận đạt được “Bí mật Thiền Tông”, tuần sau sẽ làm lễ truyền Bí mật Thiền Tông cho ông, chúng tôi sẽ cung cấp cho ông tất cả những gì mà Như Lai đã dạy trong Sách Trắng Thiền Tông và Huyền Ký của Ngài.
Ông Trang Thế Quan hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.
 
 
TRÍCH: KHAI THỊ THIỀN TÔNG (QUYỂN 5)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN