Ông Trương Minh Hạnh hỏi

34- Vị thứ ba mươi ba: Ông Trương Minh Hạnh, sanh năm 1946 tại huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Cư ngụ tại đường Nguyễn Tri Phương quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh, hỏi 2 câu:
– Câu 1: Đạo Phật với đạo của chúng tôi có giống nhau hay khác?
– Câu 2: Nếu nói pháp môn Thiền tông học Nhà Phật rất quí như vậy, nhưng sao các chùa ở Việt Nam chúng tôi không thấy chùa nào tổ chức tu?
Hai câu hỏi của Ông Trương Minh Hạnh rất lạ, chúng tôi chờ nghe Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu trả lời ra sao?
 
Vị Trưởng ban trả lời:
Câu 1: Đạo của Ông tu và đạo Phật có chỗ giống nhau và có chỗ cũng không giống nhau. Tại sao chúng tôi trả lời “ba phải” như vậy?
1. Mục đích tu theo đạo của Ngài là để được lên nước Thiên Đàng để được hưởng sung sướng, không làm mà cũng có ăn.
2. Các chùa tu theo đạo Phật hiện nay cũng có rất nhiều người tu để lên nước Cực Lạc cũng được hưởng sung sướng, không làm mà cũng có ăn.
Tuy có khác danh từ, nhưng đây là chỗ giống đạo của Ngài và đạo Phật, nên chúng tôi nói là giống.
Còn chỗ đạo Phật không giống đạo của Ngài có đến 5 điểm như sau:
Điểm 1: Đạo Phật có pháp tu dụng công biến hình tướng từ ít ra nhiều hay trùm khắp.
Điểm 2: Đạo Phật có pháp tu nói chuyện trên trời dưới biển rất hay, làm say đắm lòng người.
Điểm 3: Đạo Phật có pháp môn tìm kiếm công dụng rõ ràng trong vạn vật.
Điểm 4: Đạo Phật có pháp môn tu khiến cho vật chât thay đổi vị trí.
Trên đây là 4 điểm người tu theo đạo Phật sử dụng tâm vật lý của mình để tu.
Điểm 5: Đạo Phật đặc biệt có 1 pháp môn là không sử dụng tâm vật lý để tu, nhưng lại biết rất rõ ai tu sai ai tu đúng.
 
Câu 2: Pháp môn Thiền tông học này có rất nhiều người tu và cũng có rất nhiều người nhận được cốt tủy của pháp môn này. Nhưng vì người tu theo pháp môn này, khi họ nhận ra được sự thật không dám nói cho ai biết.
Vì sao vậy?
Vì pháp môn này rất kỵ vật chất, còn người tu hiện nay họ sống hoàn toàn bị vật chất chi phối, nên người tu đạt được pháp môn này họ không dám nói công khai, mà phải lựa người để nói. Vì lẽ đó, mà Ông không thấy có chùa nào công khai dạy pháp môn này. Tuy nhiên, Ông muốn tìm chùa nào dạy pháp môn này, Ông tìm chùa nào có ghi chữ “Thiền tông” hãy vào đó hỏi sẽ có người dạy cho. Nhưng chúng tôi lưu ý ông một điều là, Ngài phải một lòng muốn tu giải thoát thì người ta mới tận tình chỉ dạy, còn Ông đến để phá họ thì một lời họ không nói, một chữ cũng không hé môi.
Ông Trương Minh Hạnh lại hỏi tiếp:
– Chúng tôi có đi tìm hiểu nhiều nơi hỏi về các pháp môn tu Thiền tông học này, nơi nào có đề chữ thiền viện là chúng tôi vào hỏi pháp môn Thiền tông học này. Họ xác nhận là họ tu Thiền tông. Nhưng khi chúng tôi hỏi cách tu pháp môn này, thì họ trả lời dụng công tu của phái Tiểu thừa. Tại sao họ dám mạo nhận như vậy?
Ông Trương Minh Hạnh lại hỏi tiêp:
– Hiện nay, có thầy đang dạy pháp môn “Minh Sát Tuệ ”, pháp môn gì và tu làm sao, có được giải thoát không?
Trưởng ban trả lời:
– Pháp môn này là “phụ phẩm cũng gọi là biến tướng” của pháp môn thiền “Diệt Tận Định”.
Hai pháp môn này Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn giải thích như sau:
1. Tu thiền Diệt Tận Định: Sử dụng tâm vật lý của tánh người để “tiêu diệt” hết các cái vọng tưởng lăng xăng, khi tiêu diệt hết rồi, gọi là được định trong cái thanh tịnh, pháp môn này gọi ngắn gọn là “Diệt Tận Định”, thành tựu trong vật lý.
2. Thiền “Minh Sát Tuệ Người tu sử dụng tánh Phật của chính mình để giết hết các cái trí tuệ hiểu biết của tánh Người. Khi sát được hết các cái trí tuệ hiểu biết của tánh Người rồi, thì người tu được định trong Thanh tịnh, danh từ trong Nhà Phật gọi là Niết bàn, cũng gọi là Vô sanh, nhưng Niết bàn này còn trong sinh diệt. So sánh trong tứ quả Thinh văn, Niết bàn này được xếp vào Niết bàn Hóa thành, tức còn trong Thành – Trụ – Hoại – Diệt!
Trưởng ban phân tích về thiền Minh Sát Tuệ này như sau:
– Loài người và muôn loài, bị nghiệp quả nên phải vào sống trong luân chuyển 6 đường trong vật lý, thì bắt buộc phải chịu theo quy luật của nó, chớ không ai tài nào cưỡng lại được. Nếu ai đó, sử dụng tánh Người hoặc tánh Phật để tiêu diệt những thứ trong vật lý, thì người này Đức Phật dạy là nấu cát mà muốn thành cơm vậy!
Tuy nhiên, vị nào muốn vượt ra ngoài sự cuốn hút của vật lý âm dương, thì đừng sử dụng bất cứ thứ gì của vật lý, là không bị nó lôi cuốn. Pháp môn này Đức Phật dạy rất rõ nơi pháp môn tu Thanh tịnh thiền. Ông muốn biết, xin tìm đọc những sách viết về pháp môn này. Chúng tôi xin nhắc nhở Ông 3 điều như sau:
1. Pháp môn này không viết trong các kinh hay sách bình thường.
2. Người nào công khai dạy pháp môn này là lừa người để kiếm tiền và kiếm danh đó.
3. Tìm cho được vị nào đã đạt được “Bí mật Thiền tông”, xin họ sẽ chỉ dạy cho. Chúng tôi cũng xin lưu ý Ngài, vị nào dạy mà đưa tiền họ nhận, là không phải thứ thiệt.
 
Ông Trương Minh Hạnh, nghe Trưởng ban giải thích tất cả những câu hỏi của mình, Ông hết sức cám ơn và hỏi thêm 2 câu nữa:
Câu 1: Xin Trưởng ban chỉ cho tôi “thuật” tu theo Thanh tịnh thiền, phải tu làm sao để có kết quả tốt nhất?
Câu 2: Tu “Bát chánh đạo” là để được thành tựu những gì?
 
Trưởng ban trả lời:
Câu 1: Câu này, thuộc hàng cao tột trong Nhà Phật, cũng được gọi là “Tuyệt bí mật” của Đức Phật dạy. Câu này, chỉ được phép giải đáp cho những vị tu theo Thiền tông, mà tu lâu ngày không có kết quả gì. Người đó, phải giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, thì chúng tôi mới giải đáp.
Nhưng vì Ông là người tu theo đạo khác, lại có học vị thật cao, mà muốn tìm hiểu pháp môn tu Thiền tông học này. Do đó, tôi phải “phá lệ” trả lời cho Ngài, xin Ngài cố gắng nghe cho thật kỹ:
Trước khi giải đáp “Bí yếu” của pháp môn Thiền tông học này. Chúng tôi xin nói rõ cho Ông biết các điều như sau:
1- Người tu theo Thiền tông, mục đích chính là muốn trở về “Quê hương chân thật của chính mình”. Trong Thiền tông học gọi là “Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni gọi chỗ này là “Niết bàn”. Còn phần nhiều người tu theo đạo Phật hiện nay gọi là Giải thoát.
2- Ông muốn tu theo pháp môn Thiền tông học này phải hiểu 2 căn bản như sau:
A- Những gì mà cấu tạo bằng vật lý, nếu Ông sử dụng nó để tu, thì Ông phải đi theo chiều sinh diệt của vật lý, không giải thoát được.
B- Nếu Ông đã thông hiểu những gì trong vật lý và những gì ngoài vật lý, thì mới tu theo pháp môn Thiền tông này đúng được.
Chúng tôi xin phân tích rõ:
– Tâm vật lý của Ông lúc nào cũng phải sống theo quy luật vật lý, tâm vật lý lúc nào cũng suy nghĩ, nên sanh ra đủ thứ.
Đủ thứ ấy là gì?
– Là cái suy nghĩ mênh mông.
– Cái suy nghĩ đó là cái sinh diệt tánh Người của Ông, nó bị cái vỏ bọc bằng điện từ Âm Dương bao bọc lại.
– Còn Phật tánh của Ông, là do vỏ bọc của Điện Từ Quang bao lại.
Ông nói Ông có cái “Linh Hồn”, đây là sự hiểu biết phàm tình của ông, không đúng sự thật.
Vì vậy, tối ngày, Ông chỉ đi cầu khẩn những người còn trong vật lý, thì làm sao họ giúp Ông giải thoát được.
Chính những người này, khi hết tuổi thọ, họ cũng bị đi trong “Lục đạo luân hồi” cơ mà.
Chúng tôi lại xin nói cho Ông rõ:
– Khi Ông đã biết được thật rõ ràng như vậy, nếu Ông sử dụng bất cứ thứ gì của tâm hoặc thân vật lý của Ông, thì nó bắt buộc phải đi theo chiều Thành – Trụ – Hoạt – Diệt!
– Còn nếu Ông, cứ để tâm vật lý của Ông tự nhiên thanh tịnh thì làn sóng điện từ Âm Dương đang quay cuồng để bảo quản thân và tâm vật lý của Ngài, tuy nó cũng đang quay cuồng, nhưng không có gì để kéo đi.
Phần này chúng tôi xin phân tích rõ như sau:
– Điện từ Âm Dương này, nó có nhiệm vụ kéo những thứ suy nghĩ của Ông đến nơi mà Ông suy nghĩ. Vì vậy, Ông lúc nào cũng theo cái suy nghĩ của Ông, cho nên ông không nhớ Phật tánh của Ngài. Hơn nữa, từ trước đến nay Ông không biết phần này.
Vì sao vậy?
– Vì Ông lúc nào cũng mơ tưởng ai đó, thì làm sao Ông biết Ông có cái Phật tánh.
Vì sao Ông bị như vậy?
– Vì Ông mới sanh ra, đã bị người ta nhồi nhét vào đầu óc Ông cái hình ảnh ảo này rồi. Khi Ông lớn lên, lại bị dính cái bằng cấp cao và địa vị nữa. Đồng nghĩa, Ông bị quá nhiều lớp vật lý bao phủ kín lại, thì làm sao Ông biết được cái gì là chân thật của chính Ngài. Hôm nay, tự nhiên Ông đến đây hỏi chúng tôi với lòng thành, nên chúng tôi mới phá lệ của Đức Phật dạy để chỉ cho Ông biết. Chúng tôi cũng xin lưu ý Ông như sau: “Ngài biết để bụng, không bừa bãi nói ra phần chỉ của chúng tôi, nếu Ông không nghe mang họa vào thân ráng chịu! ”
– Ông không suy nghĩ, thì điện từ Âm Dương này cũng luân chuyển, nhưng không có gì để nó kéo đi. Nhờ vậy, mà vỏ bọc của Điện Từ Quang bao bọc Phật tánh của Ông được tự nhiên sáng ra. Cái tự nhiên sáng này, nó giúp cho các cái tánh: Thấy, Nghe, Nói và Biết của Ông được phát ra ở trạng thái bình thường, tức không bị lực cản ngăn của vật lý. Nếu Ông thực hiện thuần thục được như vậy rồi, một ngày nào đó, Ông sẽ thấy bằng các cái “tánh Thấy” chân thật của chính Ông.
Ông Trương Minh Hạnh và những người có mặt đã thông suốt pháp môn thiền Thanh tịnh này, nên Trưởng ban trả lời tiếp câu thứ hai.
 
Câu 2: Tu theo pháp môn “Bát chánh đạo”, tức tu 8 con đường như sau:
Con đường thứ nhất: Tập thấy bằng cái Ý trong Phật tánh thấy. Cái hằng Thấy này nó tự nhiên thanh tịnh, đó là tánh Thấy trong Ý của Phật tánh thấy đó.
Nếu Thấy mà chạy theo cái Thấy, cái Thấy này là của Vọng Tâm Thấy đó.
Vì vậy, trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa và kinh Kim Cang Đức Phật dạy như sau:
– Ai Thấy mà chồng thêm cái Thấy nữa là phải sa luân hồi .
Con đường thứ hai: Ông tập nghe bằng cái Ý trong Phật tánh nghe. Cái hằng Nghe này nó tự nhiên thanh tịnh, đó là tánh Nghe trong Ý của Phật tánh nghe đó.
Người nghe mà chạy theo tiếng nghe, tiếng nghe tiếp theo là của vật lý đó.
Con đường thứ ba: Ngửi mùi hương gì, biết mùi hương đó là đủ.
Con đường thứ tư: Nếm mùi vị, biết chua, cay, v.v… là đủ.
Con đường thứ năm: Xúc chạm đồ vật, biết, cứng, mền, trơn hay nhám, v.v… là đủ.
Con đường thứ sáu: Suy nghĩ chuyện gì, cứ suy nghĩ một chuyện đó là đủ.
Con đường thứ bảy: Làm chuyện gì, cứ chú ý làm việc đó là đủ.
Con đường thứ tám: Khi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, suy nghĩ và làm việc gì đó; chỉ biết việc đó thôi, mà phải biết bình thường thanh tịnh là đúng.
Đó là 8 con đường của người tu “Bát Chánh Đạo”.
Ông Trương Minh Hạnh nói với Trưởng ban:
– Tôi nay đã lớn tuổi, là lãnh đạo nhiều người khác, nhưng khi tôi đọc qua các quyển sách của tác giả Nguyễn Nhân, tự nhiên chính tôi bị “lay chuyển mạnh”. Vì vậy, tôi quyết chí tìm hiểu cho ra lẽ thật. Hôm nay đến đây, còn vài thắc mắc, Trưởng ban đã giúp chúng tôi, không biết nói gì hơn, chúng tôi chân thành và cám ơn.
 
Ông Trương Minh Hạnh vừa nói mà muốn khóc và xin phép hỏi thêm 1 câu nữa:
– Như vậy, tu theo pháp môn Thiền tông này khó chớ chẳng phải dễ, có phải như vậy không, thưa Trưởng ban?
 
Trưởng ban trả lời:
– Ngày xưa, Đức Phật tuyên dạy pháp môn này, ở hội của Ông có trên 7 ngàn người, bỏ đi trên 5 ngàn người, còn lại nghe 1.250 vị, thế mà chỉ có vài vị giác ngộ hay đạt được chân thật mà thôi.
Vì cực kỳ khó đó, nên ông cư sỹ Lã Trường Phát có hỏi Đức Phật như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn còn tại thế, mà chỉ có vài vị đạt được rõ ràng pháp môn Thanh tịnh thiền này. Như vậy, vào các đời sau, có được nhiều người đạt được không?
Đức Phật dạy ông cư sỹ Lã Trường Phát:
– Này ông Lã Trường Phát, Như Lai, cũng như các vị Phật trước, đến với thế giới vật lý này, duy nhất chỉ dạy cho loài người biết có 2 phần:
– Một: Giác ngộ, tức hiểu biết gì là luân hồi của vật lý.
– Hai: Giải thoát, tức biết cách vượt ra ngoài luân hồi của vật lý.
Nhưng vì loài ngoài bị vật chất bao phủ quá dày, cộng thêm 16 tánh cố chấp của một con người nữa. Ngoài 16 thứ tánh cố chấp đó, lại bị 8 muôn 4 ngàn những thứ ảo giác bao phủ nữa. Do đó, loài người không muôn giác ngộ, còn giải thoát đối với họ, cực kỳ khó!
Như Lai dạy ông rõ:
– Vào đời Mạt Thượng pháp, tuy loài người đã văn minh lên cao rồi đó, nhưng vì vật chất mà họ làm ra cũng quá dồi dào, nên việc giải thoát đối với họ không cần thiết.
Cho nên, vào thời kỳ này, 10.000 người tu theo đạo giải thoát của Như Lai, chưa chắc có 1 người giải thoát được, mà có đến 40% cầu ông này bà kia, 30% muốn làm nô lệ cho người khác, 29,8% đi lường gạt người khác để kiếm danh và lợi, chỉ có 0,2% tu muốn giác ngộ và giải thoát thôi, nhưng trong 0,2% này, trong 1.000 người như vậy, mới có được 1 người giải thoát được mà thôi!
Ông Lã Trường Phát, nghe Đức Phật dạy như vậy, ông hết sức lo cho những người tu theo đạo của Như Lai hiện tại cũng như các đời về sau.
 
 
TRÍCH: NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2 (QUYỂN 4)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN