Ông Phạm Thành Phát hỏi

35- Vị thứ ba mươi bốn: Ông Phạm Thành Phát, sanh năm 1948 tại quận 1 Tp. Hồ Chí Minh, cư ngụ tại huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh, hỏi 4 câu:
Câu 1: Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có câu: “Phong luân cầm giữ thế gian”. Theo chúng tôi hiểu, ý Đức Phật dạy là phong luân chuyển động để cho trái đất này tồn tại, có phải như vậy không?
Câu 2: Chùa là nơi tu và dạy những pháp môn tu của Đức Phật, chùa nào cũng như chùa nấy, cớ sao chùa Tân Diệu để là Thiền tông, vậy Thiền tông là tu làm sao?
Câu 3: Ở thế giới này, học vị tiến sỹ là cao nhất, đương nhiên những vị có bằng tiến sỹ Phật học phải biết hết những lời của Đức Phật dạy. Sao chúng tôi hỏi tánh Người là gì, tánh Phật là sao, các vị này trả lời không giống như trong sách của tác giả Nguyễn Nhân viết do Thầy giải thích?
Câu 4: Các đạo khác thì đọc kinh cầu nguyện, để cầu mong những vị họ cầu đem họ lên nước của vị ấy ở, để làm con của vị ấy. Theo chúng tôi được biết, đạo Phật thì không dạy như thế, mà Đức Phật chỉ dạy cho các môn đồ của Ngài giác ngộ, tức hiểu biết rõ ràng những gì nơi thế giới hay vũ trụ này, biết được căn bản rồi, sao đó mới tìm đường giải thoát, là vượt ra ngoài sự cuốn hút của vật chất nơi thế giới này. Sao hiện nay, chúng tôi thấy chùa nào sáng, tối, cũng tụng kinh, thì có khác gì các đạo khác. Như vậy, Đức Phật có khác gì là ông Thánh của các đạo khác đâu?
 
Trưởng ban trả lời:
Câu 1: Đức Phật có dạy: “Tam sao thất bổn”, chỉ 3 lần sao chép lại là đã sai bản gốc rồi. Đức Phật dạy rõ, người nào muốn dịch kinh của Như Lai dạy, người đó ít nhất phải nhận được yếu lý sâu mầu của Như Lai dạy. Nhận được Ý sâu mầu là sao?
Là phải tự mình thấy rõ ràng cái tánh chân thật của chính mình. Như Lai đưa ra ví dụ như sau:
– Kiến tánh Phật, tức phải thấy rõ ràng tánh Phật của chính mình, còn không thấy được rõ ràng, thì sẽ giải thích là “nhận định”!
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy rõ ở đoạn này như sau:
Điện Âm cầm giữ thế gian
Điện Dương bung quản thế gian trường tồn
Phong luân luôn giữ sinh tồn
Để cho muôn loại sinh tồn thế gian.
 
Âm Dương luôn giữ thế gian
Đi theo luân chuyển thế gian còn hoài
Tạo ra sự sống trần ai
Muôn loại sinh sống tranh hoài không thôi.
 
Vì vậy, sinh ra cái Tôi
Nên phải giữa lấy để Tôi sinh tồn
Cho nên bịa có Linh Hồn
Gạt người ngu muội đưa Hồn giữ cho.
 
Ai muốn hết khổ hết lo
Đưa vàng đưa bạc họ lo cho mình
Nói rằng: Ta có huyền linh
Ai nghe ta dạy, thì mình an vui.
 
Mười sáu câu kệ nói trên, Đức Phật dạy về sinh tồn của trái đất và muôn vật. Người dịch kinh không giác ngộ “Yếu chỉ Phật ngôn” nên dịch bị sai, nên nói là “Phong luân cầm giữ thế gian” là vậy.
 
Câu 2: Chùa là nơi phổ biến những pháp môn của Đức Phật dạy. Như Lai dạy tu nơi thế giới này có 6 pháp môn, năm pháp môn tu có kết quả theo chiều vật lý, một pháp môn tu để giải thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật lý.
Còn chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi phổ biến pháp môn không dính với vật lý, để giúp cho ai muốn giác ngộ và giải thoát đến tìm hiểu. Đặc biệt, chúng tôi có nói cho những người đến nghe hay hỏi biết, khi quý vị biết rồi, cứ về nhà thực hành, không nên đến đây làm gì. Nếu có thắc mắc, tìm sách của tác giả Nguyễn Nhân xuất bản xem sẽ rõ.
 
Câu 3: Muốn tìm hiểu người tu theo đạo Phật, ông phải tìm hiểu như sau:
– Học ngữ, là cái học để biết những ngôn từ của Đức Phật dạy, cái học này được gọi là học vị, tức có bằng cấp.
Vì sao vậy?
Vì họ ham mê ôm cái học vị của họ bằng tánh Người, thì làm sao họ biết tánh Phật của họ được.
– Học tập, là học cho biết lời dạy của Đức Phật, rồi tập làm sao nhận ra thật rõ ràng những gì mà Đức Phật dạy và sống với tánh ấy.
 
Câu 4: Câu này, nếu chúng tôi trả lời thật đúng thì không tốt. Do đó, chúng tôi chỉ đưa ra 2 ý như sau:
– Ai tu mà muốn sung sướng, thì làm phước cho thật nhiều, để có phước. Theo luật nhân quả, mình được lên các cõi Trời. Còn cầu nguyện, nếu biết thanh tịnh của Đức Phật dạy, thì sẽ được cảm thông với các vị Thánh trong vật lý.
– Còn ai tu muốn giác ngộ và giải thoát thì phải tu tập lần lần để nhận ra Phật tánh của chính mình và sống với Phật tánh ấy, tự nhiên tánh Người cũng lần lần xa lìa với mình.
 
Ông Phan Thành Phát lại hỏi thêm 3 câu:
– Xin Trưởng ban giải thích cho chúng tôi thêm 3 câu nữa:
Câu 1: Nguyên do gì loài người có mặt trên trái đất này?
Câu 2: Căn bản người tu theo đạo Phật, tu làm sao được ra khỏi vòng luân hồi của nhân quả?
Câu 3: Có vị thầy ở Đồng Nai giảng, khi Đức Phật gần nhập Niết bàn, nếu trong các đệ của Đức Phật, ai biết, xin Đức Phật trụ thế thêm, thì Đức Phật sẽ trụ thế thêm 10.000 năm nữa cũng được, có phải như vậy không?
 
Trưởng ban trả lời:
Câu 1: Chúng tôi xin trả lời cho ông như sau:
– Đức Phật dạy, trái đất này là cõi Dục, trong kinh Kim Cang Ngài dạy, nơi trái đất này có đến 9 cách để sanh ra muôn loài. Chúng tôi chỉ trả lời theo câu hỏi của ông về loài người có mặt trên trái đất này như sau:
– Khi trái đất hình thành không có sự sống của động vật và thực vật. Khi trái đất hình thành được cả tỷ năm, nhiệt độ của trái đất được ổn định. Người ở hành tinh khác, dùng phi thuyền bay đến đây, đem theo những thứ cần thiết. Đó là Thủy Tổ của loài người. Vì loài người Sống bởi 16 thứ của tánh Người, nên cứ 10 triệu năm, loài người tự tiêu diệt với nhau, chỉ còn lại một số ít người tồn tại, rồi cũng tiếp tục văn minh rồi tiêu diệt với nhau nữa. Để chứng minh phần này, nếu trái đất của chúng ta đang sinh sống, chỉ cần tồn tại thêm 100 năm nữa thôi, thì việc chuyển người đến hành tinh khác rất dễ dàng.
Đức Phật Thích Ca dạy, sự sống trên trái đất này như sau:
– Nơi trái đất gồm có: Đất, nước, gió, lửa, điện từ âm dương.
– Động vật nói chung, còn loài người nói riêng, cũng có 5 thứ trên và có thêm 1 thứ nữa là tâm thức.
Tâm thức là cái gì?
– Là cái biết của loài người và động vật.
Nó ở đâu mà có?
– Đức Phậy dạy: Trong càn khôn vũ trụ này được phân chia hai nơi như sau:
Nơi thứ nhất:
Trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh cổ 2 phần:
Phần một: Có cái Ý, gọi là Chân Như, tức cái Như Như Chân thật. Cái Ý Như Như Chân thật này có 4 thứ:
1. Ý tự nhiên thấy, gọi là hằng Thấy.
2. Ý tự nhiên nghe, gọi là hằng Nghe.
3. Ý tự nhiên rung động, gọi là hằng Pháp, chúng ta gọi là nói ra tiếng.
4. Ý tự nhiên biết, gọi là hằng Biết.
Phần hai: Trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh có Điện Từ Quang, là thứ điện từ duy trì sự sống trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh.
Trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh có những gì?
1. Trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh gồm có 2 phần:
2. Ý, có Hằng hà sa số cái Ý, không thể tính hết được.
3. Chư Phật, cũng có Hằng hà sa số Chư Phật, không thể tính hết được.
Nơi thứ hai:
Ở thế giới này là nói nhỏ hẹp, còn nói rộng khắp trong càn khôn vũ trụ này có Hằng hà sa số Tam thiên Đại thiên Thế giới, trong mỗi Tam thiên Đại thiên Thế giới có Hằng hà sa số Tam giới, mà trong mỗi Tam giới có sáu cõi:
Cõi một: Cõi Trời, có 33 cõi, mỗi cõi Trời có vô số loài Trời, họ mang tánh Trời.
Cõi hai: Cõi Thần, có 1 cõi Thần, trong cõi Thần này có vô số loài Thần, họ mang tánh Thần.
Cõi ba: Cõi Người, có 1 cõi Người, trong cõi Người này có vô số loài Người, họ mang tánh Người.
Cõi bốn: Cõi Ngạ Quỷ, có 1 cõi Ngạ Quỷ, cõi này có vô số loài, cũng gọi là Cô Hồn, họ mang tánh Hồn.
Cõi năm: Cõi Súc Sanh, có 1 cõi, có vô số loài, họ mang tánh Thú.
Cõi sáu: Cõi Địa Ngục, có 18 tầng, mỗi tầng có vô số loài, họ mang tánh Ngục.
Nơi thứ hai này tồn tại được, là nhờ điện từ Âm Dương luân chuyển nên cuốn hút vật chất dính cứng lại.
Trong càn khôn vũ trụ có 2 phần, sự sống như sau:
Phần 1:
Trong Bể tánh Thanh tịnh gồm có:
1- Điện Từ Quang:
Có nhiệm vụ rung động, sáng, và cuộn thành từng vỏ bọc một, nó có Hằng hà sa số trong Bể tánh Thanh tịnh. Nó là tự nhiên như vậy, nên Đức Phật gọi là vỏ bọc Chân Như.
Ý:
– Cái Ý này tự nhiên lúc nào cũng hay thấy, nên gọi là hằng Thấy.
– Cái Ý này tự nhiên lúc nào cũng hay nghe, nên gọi là hằng Nghe.
– Cái Ý này tự nhiên lúc nào cũng hay rung động, khi muốn phát ra tiếng, tự nhiên có tiếng, cũng gọi là Pháp.
– Cái Ý này tự nhiên lúc nào cũng hay biết, nên gọi là hằng Biết.
– Trong Bể tánh Thanh tịnh, có Điện Từ Quang tự nhiên bao phủ trùm khắp, để duy trì sự sống của Hằng hà sa số cái Ý.
Phần 2:
Trong tam giới, gồm có:
1- Điện từ Âm Dương: Có nhiệm vụ duy trì sự sống trong Tam giới. Nhưng điện từ Âm Dương này tự nhiên chia ra làm 3 phần như sau:
Một: Phần thô của điện từ Âm Dương: Tự nhiên tạo thành những cái vỏ bọc, để bao bọc và duy trì tánh của muôn loài ở trong mỗi cái vỏ bọc đó. Các loài này sống theo nghiệp riêng của loài đó. Ngoài cái vỏ bọc tánh của muôn loài đó là cái vỏ bọc bằng tứ đại, cũng nhờ điện từ Âm Dương này mà tứ đại không bị tan rã.
Hai: Phần màu sắc của điện từ Âm Dương: Tự nhiên tạo thành những cái vỏ bọc, để bao bọc và duy trì sự sống của muôn loài sống bằng nghiệp riêng của muôn loài đó. Bên ngoài của muôn loài đó là cái vỏ bọc bằng ánh sáng của điện từ Âm Dương.
Ba: Phần không màu sắc của điện từ Âm Dương: Tạo ra những cái vỏ bọc, cái vỏ bọc này, để duy trì sự sống bằng nghiệp của muôn loài đó. Hình thể của nghiệp của muôn loài này, cấu tạo bằng điện từ Âm Dương rất thanh.
Trên đây là căn bản trong càn khôn vũ trụ này, ai hiểu rõ như trên thì mới mong tu theo đạo Phật đúng được. Còn không biết, nên bị người khác lừa mình như sau:
– Họ lừa mình, là đưa tiền cho họ, để họ dạy mình tu giải thoát.
– Họ lừa mình, là đưa tiền cho họ, để họ cầu ông này bà kia, giúp mình được giải thoát.
– Họ lừa mình, là đưa tiền cho họ, để họ làm chuyện này chuyện nọ để giúp mình được giải thoát.
Nói tóm lại, căn bản 3 hạng người nói trên, mục đích chính của họ là dụ người ngu khờ đưa tiền cho họ xài, để họ không đi lao động mệt nhọc.

Câu 2: Đức Phật dạy, người tu theo đạo của Như Lai muốn thoát ra ngoài vòng luân hồi, phải hiểu rõ 7 phần như dưới đây và thực hiện như sau thì mới mong giải thoát được:
Phải hiểu thật rõ:
1. Như Lai dạy nơi thế giới này có mấy pháp môn tu?
2. Tánh của Như Lai là gì?
3. Tánh người là sao?
4. Tạo ra phước đức để được gì?
5. Tạo ra công đức để làm chi?
6. Tu làm sao không bị luân hồi?
7. Tu làm sao được giải thoát?
Trên đây là 7 câu hỏi, trong tổng số 108 câu hỏi căn bản mà Đức Phật áp dụng cho những ai muốn tu theo đạo của Ngài phải thông suốt. Còn ai không hiểu, tức mượn đạo của Ngài để làm bình phong lường gạt người khác để kiếm danh và lợi mà thôi.
Đầu tiên, Ý ở trong Bể tánh Thanh tịnh, tại sao Ý vào trong Tam giới làm gì để bị mắc kẹt trong này mà không ra được?
Đức Phật dạy :
Đầu tiên, Ý ở trong Bể tánh Thanh tịnh, nhìn trong loài Người thấy rất lạ, nên Ý tò mò vào xem thử. Bất ngờ, bị vòng xoáy của điện từ Âm Dương điều hành nơi Tam giới cuốn hút vào. Vì quá bất ngờ, nên Ý phải chống chọi để trở về chốn cũ, nhưng không được. Trong tam giới, là do điện từ Âm Dương cuốn hút luân chuyển, để bảo tồn sự sống trong Tam giới, đây là quy luật của nó. Nhiệm vụ của điện từ Âm Dương trong Tam giới như sau:
1. Luôn lúc nào cũng quay cuồn trái và ngược đa chiều để bảo quản các hành tinh.
2. Bảo quản vỏ bọc tánh của muôn loài.
3. Bảo quản phước đức của loài người.
4. Bảo quản công đức của loài người.
5. Bảo quản nghiệp của muôn loài, trong đó có loài người.
6. Bảo quản thân xác của muôn loài, trong đó có loài Người.
Trên đây là nhiệm vụ của điện từ Âm Dương trong một Tam giới. Do vậy, Ý trong Bể tánh Thanh tịnh đã vào trong Tam giới rồi khó mà thoát ra được.
Ý ở trong Tam giới muốn trở về Bể tánh Thanh tịnh trước kia, phải có 2 điều kiện như sau mới trở về được:
1. Phải biết thật rõ pháp môn Thanh tịnh thiền và thực hiện cho đúng.
2. Phải có công đức dù ít hay nhiều thì mới trở về Bể tánh Thanh tịnh được.
Vì sao phải đủ 2 thứ trên?
Vì khi Ý vào trong Tam giới rồi, nó bị tánh của muôn loài bao phủ, cái Ý sống trong vỏ bọc loài nào, thì phải sống bằng cái Thấy, Nghe, Nói và hiểu Biết của loài đó. Đây là sự sống của muôn loài.
Muốn trở về Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh. Duy nhất chỉ ở loài Người mới thực hiện được.
Vì sao vậy?
Vì ở loài Người mới biết tạo ra công đức. Người nào biết tạo ra công đức, thì số công đức này được lưu giữ trong vỏ bọc của tánh Phật. Nếu người nào tạo ra công đức ít mà biết tu Thanh tịnh thiền. Nhờ số công đức này, mà Điện Từ Quang mênh mông trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh mới hút vỏ bọc tánh Phật vào được.
Còn người nào đã tạo ra được nhiều công đức, thì vỏ bọc tánh Phật được chứa đầy. Cái vỏ bọc tánh Người đang bao bọc tánh Phật tự động nhả ra. Nhờ vậy, tánh Phật được tự tại, muốn ở trong tánh Người cũng được, đi trong Tam giới cũng được hay trở về Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh cũng được.
Nguyên lý này, chúng ta mới hiểu lời của Đức Phật dạy:
Ý vào Tam giới rong chơi
Sống quen vật lý ngàn đời khó quên
Muốn về Bể tánh thì nên
Tạo ra công đức, phủ lên luân hồi.
 
Nhờ vậy, Ý mới được “Thôi”
Bước qua Triều Hải vào nơi quê nhà
Lời Ta là Phật Thích Ca
Dạy người phúc lớn vượt qua Hải Triều.
 
Trên đây là 8 câu kệ Đức Phật dạy, vị nào muốn trỏ về Bể tánh Thanh tịnh thì phải làm đúng lời của Đức Phật dạy thì mới về được. Còn ngồi đó dụng công tu kiểu này, hành thiền kiểu nọ, một ngàn năm cũng không ăn thua gì, tức làm chuyện dã tràng xe cát mà thôi.
 
Câu 3: Vị thầy nào giảng như vậy là tưởng tượng ra để “câu” Phật tử đến để kiếm tiền. Nếu đã giảng như vậy, họ sẽ có thêm vài “chiêu” nữa kiếm tiền rất nhiều.
Người tu theo đạo Phật phải hiểu thật rõ 8 thứ như dưới đây thì mới tu chân chánh được:
1. Phải hiểu Phật là gì?
2. Hiểu tánh Phật là sao?
3. Còn tánh Người cấu tạo bằng gì?
4. Sự sống của Chư Phật bằng gì?
5. Lý do gì loài Người và muôn vật tồn tại được?
6. Nguyên lý sinh tồn nơi trái đất này là gì?
7. Giác ngộ là giác ngộ cái gì nơi thế giới này?
8. Giải thoát là giải thoát cái gì và để đi về đâu?
Tám câu hỏi nói trên, nếu vị nào thông suốt, mới được gọi là người tu chân chánh. Còn không biết mà đứng ra dạy hay giảng nói cho người khác nghe là có ý lừa người.
Còn con người sống nơi trái đất này muốn sống lâu thì phải hiểu 3 phần như sau:
Phần 1: Các bộ phận cơ thể của người đó phải được hoàn hảo. Cái hoàn hảo này là do phước nghiệp lành của người đó tạo ra trong các đời trước.
Phần 2: Phải biết sinh sống cân bằng Âm Dương.
Phần 3: Phải biết điều thân, điều tâm vật lý và điều hơi thở.
Ai có được cơ thể phần 1 và hiểu rõ căn bản 2 phần sau, thực hành cho thật đúng, có thể trường thọ đến 150 năm, chớ không có sự sống nào lâu hơn mà không chết đâu.
Vì sao vậy?
Vì đây là qui luật của vật lý nơi thế giới này không ai phá vỡ được.

 
TRÍCH: NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2 (QUYỂN 4)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN