Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
Phật tử Huệ An hỏi
09- Vị thứ tám
:
Phật tử Huệ An
, sanh năm 1981 (29 tuổi), tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Cư ngụ tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, hỏi 2 câu:
Câu 1: Tam Pháp Ấn của Đức Phật dạy là gì, có phải trong Thiền tông dạy?
Câu 2: Ánh Điện Từ Quang của Chư Phật làm sao nhận được?
Trưởng ban trả lời:
Câu 1
:
– Tam là ba.
– Pháp là phương pháp.
– Ấn là ấn định.
Ba phương pháp ấn định này, người tu theo Nhà Phật, phải hiểu như sau:
Một: Thân và vạn vật đều là vô thường.
Hai: Con người sống trong sáu nẻo luân hồi dù là đâu cũng là khổ cả.
Ba: Từ con người đến vạn vật đều là vô Ngã.
Trên đây là ba căn bản của những ai tu Quán mà dụng công, phải lấy ba căn bản trên thì không bị sai và cũng không bị lạc vào đạo tà. Ba phương pháp tu nói trên, được xếp vào hàng Tiểu thừa, chứ không phải là Thiền tông.
Câu 2
: Ánh Điện Từ Quang, là ánh sáng tự nhiên trong Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh bủa khắp các nơi. Nó có diệu lực tự tạo ra vô số vỏ bọc để nhốt cái Ý và những thứ mà Ý hay phát ra và duy trì sự sống của Ý. Cái vỏ bọc nhốt Ý và những thứ trong Ý, Đức Phật gọi cái vỏ bọc này là Tánh. Cái mênh mông trong Càn khôn Vũ trụ Đức Phật gọi là Phật, hai thứ này Đức Phật gọi chung là “Phật Tánh”.
Khi Phật Tánh vào trong thân tứ đại của con người rồi, thì Phật Tánh phải làm theo tánh của con người, mà loài Người sử dụng Tưởng và Tham nhiều nhất. Do vậy, ai bịa ra nói đúng chỗ Tưởng và Tham của mình, tức thì nghe theo, cho nên đi:
-Cầu ai đó, họ cho phúc mình.
-Lạy ai đó, họ cho giác ngộ.
-Nguyện ai đó, cho mình giải thoát.
-Hành thiền theo kiểu này, để vượt ra ngoài luân hồi.
-Hành thiền theo kiểu nọ, để đến được chỗ thật an vui.
-v.v..
Còn ánh sáng Điện Từ Quang của Mười Phương Chư Phật, cô muốn nhận được, duy nhất chỉ có một điều, cô không làm những chuyện nói trên, mà cô chỉ cần để tâm vật lý cô tự nhiên thanh tịnh. Khi được thuần thục được rồi, điện từ Âm Dương đang duy trì cơ thể của cô kéo cô đi luân hồi. Khi cô tự nhiên thanh tịnh, nên không nhô ra những thứ ảo tưởng, nên điện từ Âm Dương không có gì để kéo. Nhờ vậy, Điện Từ Quang trong Phật tánh của cô hiển lộ ra, tức khắc cô nhận được.
Chúng tôi xin lưu ý cô như sau:
-Khi cô nhận được ánh Điện Từ Quang rồi, thì thân và tâm vật lý của cô có trạng thái như sau:
-Về thân, như không có.
-Về tâm:
Tánh hay Thấy, thấy dường như không cần con mắt.
B- Tánh hay Nghe, nghe dường như không cần lỗ tai.
Thân và tâm cô cảm nhận được như vậy, đó là cô nhận được ánh Điện Từ Quang rồi vậy.
Phật tử Huệ An lại hỏi thêm:
– Ánh Điện Từ Quang khó nhận như vậy, còn tu giải thoát có dễ không?
Trưởng ban trả lời:
-Tu để giải thoát không dễ chút nào.
Phật tử Huệ An hỏi:
– Không dễ, nhưng sao hiện nay có nhiều nơi dạy tu giải thoát?
Trưởng ban trả lời:
– Theo chúng tôi được biết, hiện nay có rất nhiều vị giảng, nhưng không thấy nơi nào dạy giải thoát cả, mà quý vị giảng có 8/10 pháp môn như sau:
-Giảng về cuộc đời của Đức Phật.
-Giảng về Đức Phật Đản sanh.
-Giảng về chữ hiếu trong đạo Phật.
-Giảng về luân hồi trong đạo Phật.
-Giảng về nhân quả trong đạo Phật.
-Giảng về tiểu sử của các vị Tổ sư Thiền tông.
-Giảng về các kinh Đức Phật dạy ban đầu, tức kinh Nguyên thủy, cũng gọi là Tiểu thừa, hoặc là Nam truyền.
-Lý luận lời của Đức Phật dạy, mà các Ngài gọi là “Triết lý Phật Thích Ca”.
-Dạy dụng công tu thiền Tiểu thừa.
Còn 2 pháp môn chánh và rất khó của Đức Phật dạy, chúng tôi chưa thấy nơi nào dạy, như:
-Dạy tu thiền Đại thừa.
-Dạy “tu” Thiền tông.
Phật tử Huệ An lại hỏi:
– Ở đây, Trưởng ban giảng là “Truyền Thiền tông”, sao các nơi khác gọi là “Ấn tâm”, vậy xin Trưởng ban giải rõ cho chúng tôi hiểu?
Trưởng ban trả lời:
-Chúng tôi có tìm đến những đạo tràng giảng về Thiền tông. Những người giảng lại không biết tu Thiền tông là tu làm sao, nên bảo tu Thiền tông phải dụng công tu như thế này hoặc thế kia. Người đứng ra giảng còn không biết, thì người đến nghe làm sao họ hiểu. Vì chỗ người giảng và người nghe không ai biết, nên người giảng tưởng tượng ra nói: Tổ sư Thiền tông trước giao tín vật của Đức Phật cho vị Tổ sư sau làm Tổ gọi là “Ấn tâm”. Chữ tâm họ còn không biết cấu tạo như thế nào, nên họ phải tưởng tượng ra để nói.
Sao họ phải tưởng tượng ra?
-Vì pháp môn Thiền tông học Nhà Phật tuyệt quý vô cùng, nên họ phải tưởng tượng ra để nhiều người đến nghe; đến càng đông thì họ càng có lợi lớn.
Chúng tôi xin dẫn chứng như sau:
Đức Phật là một vị “Pháp vương Thiền học Vô thượng”, tức nơi thế giới này không pháp môn nào cao hơn được. Khi Như Lai sắp lìa thế giới này, Ngài muốn giao pháp môn này lại cho người sau, phải thực hành sao cho thật đúng đây?
-Truyền Thiền tông.
-Hay ấn Thiền tông.
-Hoặc ấn tâm.
Phật tử Huệ An nói:
-Phải “Truyền Thiền tông” mới hợp lý, còn ấn Thiền tông hay ấn tâm không có nghĩa lý gì cả.
Phật tử Huệ An nói tiếp:
-Như ở thế giới này, vua cha muốn giao ngôi vua lại cho con, phải gọi là “Truyền ngôi vua” lại cho con; chớ không thể nói “Ấn ngôi vua” lại cho con được.
Phật tử Huệ An đã thông suốt tất cả những thắc mắc của cô, nên nói với Trưởng ban:
-Chúng tôi đi hỏi nhiều nơi không đâu giải thích rõ, ở đây Trưởng ban đã giải thích hết sức rõ ràng các câu hỏi của chúng tôi, xin thành thật cám ơn.
TRÍCH: NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2 (QUYỂN 4)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved