Thiền Gia Chánh Huệ Phong trả lời một số câu hỏi

MỘT SỐ CÂU HỎI DO THIỀN GIA CHÁNH HUỆ PHONG TRẢ LỜI:
1- Ông Đào Đình Thường, sanh 1955, tại quận Ba Đình, Hà Nội, cư ngụ tại Tp. Nha Trang, có hỏi:
-Trong quyển “Khai Thị Thiền Tông” của tác giả Nguyễn Nhân có nêu lời dạy của Đức Phật như sau: Khi Đức Phật diệt độ 100 năm, những người tu theo tà đạo đốt phá tất cả những di tích mà các đệ tử của Đức Phật xây dựng lưu giữ Xá Lợi để làm kỷ niệm. Sau đó, 500 năm cũng những người tu tà đạo này đốt phá lần thứ hai. Như vậy, nơi Đức Phật nhập Niết Bàn chỉ còn lại là một phế tích. Tất nhiên, Ngọc Xá Lợi của Đức Phật làm gì còn nữa? Nhưng hiện giờ, nhiêu nơi trưng bày Ngọc Xá Lợi không biết Ngọc ấy lấy từ đâu ra?
Câu hỏi của ông Đào Đình Thường hỏi hết sức là phải và thuận lý. Chúng tôi đợi xem Trưởng ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu trả lời như thế nào, kính mời quí vị.
Trưởng ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu trả lời:
Kính thưa ông Đào Đình Thường, câu hỏi của ông ngoài phạm vi Thiền học của chúng tôi. Chúng tôi xin vâng lời Thầy của chúng tôi và Đức Phật giải thích về Thiền học, không giải thích những việc khác. Do đó, xin ông vui long cho phép chúng tôi không trả lời câu hỏi này.
Bất ngờ, nhiều người có mặt đều yêu cầu:
– Kính thưa Trưởng ban, câu hỏi của ông Đào Đình Thường tuy là ngoài Thiền học, nhưng xét về lợi ích việc tìm hiểu tu Thiền của Nhà Phật, đây là một câu hỏi có liên quan đến việc những gì mà Đức Phật đã nói ra. Vậy, xin Trưởng ban vui lòng cho chúng tôi biết, để khi gặp trường hợp này, không bị người khác lường gạt?
Vì tất cả những người có mặt yêu cầu, nên Trường ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu phải trả lời về Ngọc Xá Lợi có đầu có đuôi như sau:
– Ở Sài Gòn, nay là thành phố Hồ Chí Minh, vào năm 1963, Khi gia đình trị của Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo lên đến đỉnh điểm. Tại chùa Xá Lợi, ở đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, có trưng bày Ngọc Xá lợi, do một vị Đại Đức ở nước Tích Lan (Sri Lanka) tặng, có mấy vạn người đến xem, bên sau việc trưng bày Ngọc Xá Lợi này chúng tôi không đề cập đến.
Năm 2008, có một vị Thầy ở Đài Loan qua Việt Nam tìm một ngôi chùa nào tu Thiền đúng với Nhà Phật, Thầy sẽ biểu 1 viên Ngọc Xá Lợi với một điều kiện nhỏ: Bên chùa nhận Ngọc, chỉ cần mua vé máy bay cho vài người bên ấy cung nghinh Ngọc Xá Lợi đến Việt Nam. Sự việc này chúng tôi không biết có chùa nào chấp nhận không?
Năm 2010, có một ngôi chùa hiệu là … ở Long Thành Đồng Nai, có trưng bày rất nhiều Ngọc Xá Lợi. Sau lễ trưng bày này, chùa này thu kết quả rất tốt…
Hiện nay, tại đường Cống Quỳnh, quận Một, thành phố Hồ Chí Minh, có rao cho thỉnh Ngọc Xá Lợi, bao nhiêu cũng có, ai thích thỉnh cứ tìm đến đó để thỉnh! Chúng tôi không biết Ngọc Xá Lợi đâu mà nhiều như vậy?
Còn Ngọc Xá Lợi giả, chúng tôi biết cách làm: Nguyên lý làm ra viên Ngọc Xá Lợi giả như sau:
Trong Ngành Nha khoa, có các loại bột làm răng giả, bột này có 2 loại:
Một: Nấu trong nước sôi 40 phút, bột mới cứng.
Hai: Loại để tự nhiên trong 10 phút cũng cứng. Loại này gọi là Résin Automatique.
Bột răng giá có tất cả là 13 màu, từ số 0 đến số 12. Trong suốt là số 0, vàng sậm đen là số 12. Số giống màu xương của người chết thiêu là số 2 và số 3.
Muốn làm thành khúc xương phải tuần tự như sau:
Nguyên liệu:
1- Bột răng xương số 2.
2- Nước Résin loại tự động cứng.
3- Hủ Péniciline, đã sử dung hết bột. 4- Ống chích 10 cc.
5- Bột Luminuex Blanc (tức bột phản quang, sử dụng trong công nghiệp, để pha nước sơn, sơn bảng chỉ dẫn lưu thông).
Cách làm:
– Đổ bột số 2 vào trong chum. Pha bột phản quang chừng 1/50 với bột răng giả, nhỏ nước Résin loại tự cứng vào chum, nước cao hơn phần bột 30%, quậy đều, đậy nắp lại, nghiêng chum bột xem gần cứng đem ra xoe tròn. Bỏ vào hủ Péniciline, đậy nắp cao su lại, lấy ống chích 10cc, đâm kim vô nắp sao su, rút không khí ra từ từ, gọi là hút chân không, nhìn thấy bột nở ra vừa xốp là ngưng, đợi 10 phút lấy bột ra, bẻ hoặc mài làm sao cho giống khúc xương, xịt một lớp keo mỏng lên chung quanh khúc xương đó, là xong. Muốn kiểm tra “khúc xương Xá Lợi” này, coi phản chiếu nhiều hay ít, dùng đèn pin chiếu vào sẽ có ánh sáng phản quang thì biết.
Có nhiều nơi, người ta dùng xương của thú đem bỏ vào bình, trong bình đã chứa săn nước có pha Luminuex, dung hơi bơm vào để cho nước Lumineux thăm sâu vào trong xương, đem ra phơi khô rồi xịt một lớp keo mỏng lên, cũng thành “Ngọc Xá Lợi”.
Muôn kiểm chứng coi xương hay bột hóa chất, dùng quẹt ga đốt, nếu cháy là hóa chất, còn xuơng thú thì bị nám đen. Nêu Ngọc Xá Lợi thật thì không có 2 trường hợp trên.
Mọi ngưoi nghe Trưởng ban giải thích hết sức vui mừng, từ trước đến nay chưa từng nghe.
 
2- Ông Lưu Chí Thành, sanh năm 1940, tại Quảng Đông, Trung Quốc, cư ngụ tại quận 5, Tp.HCM. Hỏi 2 câu đặc biệt như sau:
Một: – Kính thưa Trưởng ban, thường những người nhận được “Mạch nguồn Thiền Tông”, phải phổ biến rộng cho nhiều người biết. Cớ sao, trong thời gian ngắn nữa Trưởng ban không tiếp xúc với người khác. Như vậy, Trưởng ban có quá ích kỷ không?
Hai: Chúng tôi biết: Pháp môn Thiền Tông, gốc là Đức Phật truyền, tức chỉ một Pháp môn. Cớ sao, hiện nay có 3 nơi dạy khác nhau:
1- Hành Thiền để nhận ra Phật Tánh của chính mình.
2- Ngồi dẹp Vọng Tưởng, khi hết Vọng Tưởng là thành Phật!
3- Không làm gì hết, mà chỉ làm sao trực nhận Tánh Phật của mình là được. Xin Trưởng ban giải thích nơi nào dạy Thiền Tông đúng?
Trưởng ban trả lời:
– Thật tình câu hỏi của ông rất khó cho tôi. Vì sao vậy?
Vì nếu tôi trả lời có người đúng, có người sai. Người đúng thì không sao; còn người sai lại ghét chúng tôi. Vậy xin ông cho phép tôi không trả lời câu này.
Bác sĩ Triệu Thị Yến Vi đi trong đoàn đứng lên yêu cầu:
-Trưởng ban đã cho phép soạn giả Nguyễn Nhân phổ biến trên sách báo về Thiền Tông học này, đương nhiên đã mích lòng rất nhiều người tu các Pháp môn khác. Theo suy nghĩ của tôi: Nếu Trường ban trả lời về Pháp môn Thiền Tông này chắc cũng không sao.
Trưởng ban nghe nói vậy, nên trả lời Pháp môn Thiền Tông này như sau:
Quí vị nên hiểu Pháp môn tu Thiền Tông học này, là loại Pháp môn tu không dụng công, không cầu khẩn ai, mà chỉ cần biết 2 nguyên lý như sau là đủ:
1- Tu mà sử dụng Thân, Tâm Vật lý của chính mình là còn bị Luân hồi!
2- Vị nào nhận ra Tánh Phật của chính mình và sống với Tánh Phật ấy là không bị Luân hồi.
Chúng tôi xin phân tích:
1- Tâm là sản phẩm của Tứ Đại duyên hợp mới có, tức nó phải luân chuyển theo dòng sinh diệt.
2- Thân là sản phẩm của Tứ Đại duyên hợp lại mới có sắc thân. Sắc Thân này tồn tại được là do sức hút của Điện từ Âm – Dương. Điện từ Âm – Dương là thứ cuốn hút và kéo đi thành dòng: Thành – Trụ – Hoại – Diệt! Cứ thế mà luân chuyển. Do đó, ai sử dụng Thân, Tâm Vật lý để tu, thì phải có kết quả theo chiều Vật lý, tức còn bị đi Luân hồi!
3- Người tu Thiền Tông, không sử dụng Thân và Tâm của vật chất, mà phải làm sao nhận ra được Tánh Phật của chính mình thì phải.
Vì vậy, Đức Phật có day 6 chữ như sau:
* Minh Tâm, Kiến Tánh, Như Lai.
Có nghĩa như sau:
– Minh Tâm: Tâm mình phải thật sự sáng ra.
– Kiến Tánh: Phải thật sự thấy được Tánh Thanh Tịnh của chính mình.
– Như Lai: Phải thấy được nơi Mười phương chư Phật ở.
Tiếp theo Trưởng ban ngâm bài kệ 12 câu:
 
Thiền Tông chẳng Kiếm chẳng Tìm
Chắng Quán chẳng Tưởng nhận liền Tánh Nghe
Tánh Nghe Tánh Thấy là bè
Đưa người Thanh Tịnh về miền quê xưa!
 
Thiền Tông không chọn sớm trưa
Không ngồi không đứng không ưa Niết Bàn
Chỉ cần bỏ chuyện Thế gian
Tánh Thấy, không Thấy chỗ xưa Phật truyền.
 
Lòng người bị đảo bị điên!
Chỉ cần “Thôi, Dứt” Niết Bàn hiện ra
Các ông nghe dạy của Ta
Sống với Phật Tánh là ra Luân hồi.
 
Vừa nghe Truởng ban ngâm 12 câu kệ, Bác sĩ Yến Vi đi trong đoàn bật khóc và ngâm tiếp 36 câu:
 
Xưa nay tôi Tưởng tôi Tìm
Nhiều năm nhiều tháng không Tìm ra chi
Đến đây, nghe dạy tức thì
Rời vào Bể Tánh biết thì Tánh Nghe.
 
Tánh Nghe Tánh Thấy là bè
Ở trong Thanh Tịnh, tự Nghe Tánh mình
Tánh mình không phải lặng thinh
Mà Thấy cứ Thấy muôn trùng xa xăm.
 
Khi tôi nhận được âm thầm
Không thể tả đuợc vì trong Niết Bàn
Vào đây, tôi hết lang thang
Những việc trong Tánh để an Phật làm.
 
Tánh Phàm của tôi đã an
Chảy theo Vật lý, không màng đến chi
Hiện nay tôi biết Thiền thì
Chỉ cần Thanh Tịnh là y cội nguồn.
 
Nhận được, nước lệ lại tuôn
Chảy ra nước lệ, muôn lần cảm ơn
Trước, để cảm ơn vị Thầy
Sau, nhìn Đức Phật, dứt dây Luân hồi.
 
Phước con quá lớn Phật ôi!
Thiền Tông Tân Diệu, Luân hồi mất đi
Hôm nay con biết Thiền thì
Chấm dứt Quán Tưởng, là y Niết Bàn.
 
Tôi nay đã được bình an
Cũng nhờ Thiền học ở làng miền quê
Ở quê, lại có đường về
Về nơi “Bể Tánh” không hề dụng công.
 
Hiện tôi đã được thong dong
Nhất quyết một lòng cảm ơn Thích Ca
Vì Ngài đã chỉ đường ra
Ra ngoài sinh tử, được ra Luân hồi.
 
Đời con đại phúc Phật ôi
Đã lìa sinh tử, Luân hồi bỏ con
Thân con vương vấn không còn
Niết Bàn Thanh Tịnh là con thường hằng.
 
Vừa nghe Bác sĩ Yến Vi ngâm 36 câu thơ, Trưởng ban nói:
– Chúng tôi quyết định tuần tới sẽ cấp giấy chứng nhận Bác sĩ đạt được “Bí mật Thiền Tông” và chính thức truyền Thiền Tông cho Bác sĩ và 4 vị nữa.
Bác sĩ Triệu Thị Yến Vi vui mừng và cảm ơn.
 
3- Thầy giáo Lê Hoàng Thiện, sanh năm 1950, tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, cư ngụ tại Tp. Sanfrancisco, bang California, Hoa Kỳ, nói:
– Chúng tôi đi nhiều nơi hỏi đạo, không đâu giảng như ở đây. Tôi có thắc mắc như sau xin Thầy giảng cho chúng tôi rõ:
Hiện có vị Thầy tuyên bố là Thầy ấy chính thức khôi phục Thiền Tông Phật giáo. Chúng tôi có hỏi pháp tu Thiền Tông, vị Thầy ấy hướng dẫn tu Thiến tông như sau:
Ngồi kiết già hoặc bán già, hít thở đều, khi thấy Tâm minh khởi lên vọng Tưởng, phải dẹp bỏ, nếu vọng Tưởng khởi lên nhiều quá, phải nạt nó:
Bộ mầy muốn kéo tao xuống Địa ngục hả?
Chúng tôi thấy ở đây có cái đặc biệt: Khi ai đến chùa hỏi đạo, hoặc xem sách mà hiểu đạo Thiền Tông, người đó được cấp Giấy Chứng nhận là Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”; còn ai cảm nhận được Tánh Thanh Tịnh của chính mình có thơ lưu xuất, được cấp Bằng Chứng nhận là đạt được “Bí mật Thiền Tông”.
Phần này, tôi đã có 2 người bạn được Trưởng ban cấp Bằng đạt được “Bí mật Thiền Tông. Còn vị Thầy mà chúng tôi nói, hiện viết rất nhiều sách về Thiền Tông và tuyên bố là Thầy đã khôi phục Thiền Tông, nhưng Thầy ấy không cấp giấy cho ai hết. Ở đây, Trưởng ban cũng dạy tu theo Thiền Tông và có cấp giấy truyền Thiền. Như vậy, Thiền Tông ở đây dạy và Thiền Tông vị Thầy ấy có khác nhau không? Nếu nói giống, chúng tôi thấy không đúng, còn nếu sai, vậy ai đúng ai sai?
Trưởng ban trả lời:
– Thật tình câu hỏi của ông rất hay.Chỗ này là chỗ so đo của chúng tôi: Khi chúng tôi nhận được “Mạch nguồn Thiền Tông” của Đức Phật rồi, chúng tôi không dám nói ra liền, mà phải tập “Hành Thiền Thanh Tịnh” coi phải làm sao. Chúng tôi mới biết như sau: Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài phổ biến Pháp môn Thanh Tịnh Thiền này bằng cảnh hoa sen nơi núi Linh Sơn, trước 1.250 người, là những vị tu cao, nhưng chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp nhận ra Tri Kiến Phật của chính Ngài, đến đời Tổ thứ 33 mới có nhiều người ngộ Thiền Tông hơn. Do vậy, việc truyền Thiền Tông có kèm tín vật không được truyền nữa.
Vì sao vậy?
Vì có ba lý do sau đây:
Một: Có quá nhiều người ngộ Thiền, biết truyền cho ai?
Hai: Thiền Tông là loại Thiền dẹp bỏ tất cả các lối dụng công tu mà hiện giờ tất cả các nơi tu Thiền áp dụng.
Ba: Người tu hiện nay dụng công tu theo chiều Nhân – Quả của Vật lý. Vì vậy, họ thấy lối tu Thiền không dụng công này, họ cho là Thiền tà, nên họ tìm cách phá, có khi làm hại người nào nói trắng Pháp môn tu này nữa!
Vì ba lý do nêu trên, nên người giảng nói Pháp môn tu này phải dè dặt.
Đức Lục Tổ có dạy:
– Người đồng kiến đồng hành mà họ thích thì mới nói, còn người không thích, một lời không nói, một chữ cũng không hé môi.
Nghe lời dạy của vị Tổ sư xưa, nên chúng tôi chỉ nói hạn hẹp cho vài người biết và tìm cách phổ biến Nguồn Thiền Tông này, không cần tập trung nhiều người. Đến nay, việc phổ biến Thiền Tông chúng tôi đã đạt được mục đích, nên chúng tôi không nói nữa. Còn riêng phần ai đúng ai sai, tôi xin ông tìm hiểu căn bản như sau ông sẽ rõ:
Một: Vị nào sử dụng Thân và Tâm Vật lý dụng công tu, là có kết quả của Vật lý. Nếu có kết quả của Vật lý thi phải giữ lấy, không Giải Thoát được.
Hai: Còn vị nào tu muốn Giác Ngộ và Giải Thoát thì phải hiểu 2 phần nhu sau:
1- Giác Ngộ: Tức phải hiểu biết thật rõ ràng 4 phần:
A- Tánh Phật cấu tạo bằng gì?
B- Tánh người cấu tạo bằng chi?
C- Tu sao Giải Thoát?
D- Tu chi Luân hồi?
Trên đây là căn bản của người tu muốn Giải Thoát, còn Pháp môn Thiền Tông của Đức Phật dạy, là Như Lai đầu Tiên chỉ dạy riêng cho Ngài Ma Ha Ca Diếp để truyền theo dòng Thiền Tông tuyệt mật này.
Vào đời Mạt Thượng pháp trở đi, vị nào muốn tu Giải Thoát, thì vị đó phải tìm cho được vị đang nắm “Mạch Nguồn Thiền Tông”, nếu vị ấy đồng ý giúp thì mới mong Giải Thoát được.
Còn Thầy hỏi tôi ai đúng ai sai, xin Thầy bỏ qua câu hỏi này đi.
Thầy giáo Lê Hoàng Thiện cảm ơn Trưởng ban đã giải đáp những câu hỏi của mình.

 
TRÍCH: ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG (QUYỂN 7)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN