Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
Thiền Gia Chánh Huệ Phong trả lời một số câu hỏi
4- Sư cô Thích Diệu Huệ
, sanh năm 1975, cư ngụ tại tỉnh Đồng Nai, hỏi:
– Kính thưa Trưởng ban: Sư phụ chúng tôi hiện đang phổ biến pháp tu Thiền Tông, Người cũng tuyên bố là đã khôi phục lại Pháp môn Thiền Tông tại Việt Nam. Trưởng ban ở đây cũng dạy tu Thiền Tông. Như vậy, giữa Thiền Tông Thầy tôi và Trưởng ban có giống nhau chăng?
Trưởng ban hỏi:
– Sư phụ của sư cô dạy tu Thiển tông như thế nào?
Sư cô Diệu Huệ đáp:
– Sư phụ chúng tôi day tu ngồi “Dẹp vọng Tưởng”, chừng nào hết vọng Tưởng là thành Phật!
Trưởng ban nói với sư cô Diệu Huệ:
– Như vậy, Pháp môn tu Thiền Tông của chúng tôi dạy có khác.
Sư cô Diệu Huệ nói:
– Đã là Thiền Tông do Đức Phật dạy, sao lại có khác?
Trưởng ban trả lời:
Chúng tôi không dám nói riêng ý mình, mà trích đoạn Đức Phật dạy tu Thiên tông, sau này các Tổ sư Thiền áp dụng:
Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm
Chẳng quán chắng Tưởng nhận liền Tánh Nghe
Tánh Nghe Tánh Thấy là bè
Đưa người Thanh Tịnh về “Quê của mình!”
Sư cô Diệu Huệ lại hỏi tiếp:
– Bên Thiền Tông, sư phụ chúng tôi dạy tu hết vọng Tưởng là thành Phật! Còn bên Trưởng ban dạy tu theo Thiền Tông để thành cái gi?
Trưởng ban trả lời:
– Chúng tôi huớng dẫn tu Thiền Tông không thành cái gì cả, mà chỉ để trở về quê hương chân thật của chính mình thôi!
Trưởng ban nói tiếp:
– Chứng minh phần này, hiện tại có rất nhiều ngưởi tu theo Thiền Tông của chúng tôi, họ Giác Ngộ Thiền rất nhiều, tức Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông” thôi.
Còn vị nào đạt được 2 phần như dưới đây thì được cấp Bằng Chứng nhận là đạt được “Bí mật Thiền Tông”:
Một: Cảm nhận được Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình.
Hai: Có thơ hoặc kệ lưu xuất ra ý sâu mầu của Pháp môn Thiền Tông học
Trên đây là 2 nguyên tắc người tu theo Thiền Tông phải biết và thực hiện cho được.
Sư cô Diệu Huệ lại hỏi:
– Theo Trưởng ban: Su phụ chúng tôi tuyên bố khôi phục Thiền Tông, có phải là Thiền Tông mà Trưởng ban chỉ dẫn không?
Trưởng ban trả lời:
– Sư phụ sư cô dạy tu Thiền Tông, cũng là Thiền Tông đó, nhưng Thiền Tông còn nằm trong Nhân – Quả Vật lý.
Vì sao?
Vi sư phụ cô day tu dụng công “Dẹp Vọng Tưởng”, khi hết Vọng Tưởng Tâm được Thanh Tịnh, cái Tâm Thanh tinh do người tu dụng công dẹp đó, là cái Thanh Tịnh do dụng công dẹp mới có là do mình tự tạo ra, không phải Thanh Tịnh thật.
Trưởng ban đọc tiếp mấy câu kệ:
Tu Thiền mà Dẹp hay Cầu
Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông
Tu Thiền cố sức dụng công
Dụng công mà được bỏ sông cho rồi!
Sư cô Diệu Huệ đổi giọng thưa:
– Tôi muốn xin Trưởng ban cấp cho tôi Giấy Chứng nhận đạt được “Bí mật Thiền Tông” được không ạ?
Trưởng ban trả lời:
Ai đến chùa hỏi đạo, hoặc xem sách của soạn giả Nguyễn Nhân viết ra, mà đạt được ý sâu mầu của Đức Phật dạy, thì được cấp Giấy Chứng nhận là Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”. Còn cảm nhận được Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh của chính mình, có thơ hay kệ lưu xuất ra, nói được chỗ thâm sâu của Pháp môn Thiền Tông học này, thì Chùa Thiền Tông Tân Diệu sẽ làm thủ tục cấp. Nếu nhờ vị nào trong Pháp hội này đã được truyền “Bí mật Thiền Tông” rồi, xin vị đó hướng dẫn. Khi đầy đủ rồi sẽ được truyền “Bí mật Thiền Tông” bằng một buổi lễ đúng phong cách của Đức Phật dạy cho vị Tổ đầu tiên.
Nếu sư có chưa tìm được thì nhờ soạn giả Nguyễn Nhân giúp cho. Sư cô Thích Diệu Huệ hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng ban.
5- Thầy Thích Mẫn Trung
, 44 tuổi, đi chung sư cô Diệu Huệ, hỏi một loạt 5 câu:
Một: Như vậy, người dạy tu Thiền Tông mà không phải Thiền Tông chân thật có lỗi gì không?
Hai: Có nhiều vị Thầy dạy các Pháp môn tu theo Nhân – Quả, tập trung nhiều người có bị gì không?
Ba: Xin Trưởng ban nói rõ, Đức Phật day tu có mấy Pháp môn, mỗi Pháp môn tu thành tựu như thế nào. Xin Trưởng ban phân tích rõ.
Bốn: Hiện tại, trong nước ta có mấy nơi dạy tu theo Đức Phật?
Năm: Hiện tôi thấy nhiều vị xưng mình là “Thiền sư”.
Như vậy, tiêu chuẩn của một vị Thiền sư phải như thế nào?
Trưởng ban trả lời:
Câu một: Vị Thầy nào dạy tu Thiền Tông mà đúng với sự chỉ day của Đức Phật thì không bị gì hết. Khi bỏ xác thân, vị này muốn nhập vào Bể Tánh Thanh Tịnh, chắc chắn về được.
Theo như Thầy hỏi: Vị Thầy không biết pháp tu Thiền Tông mà đứng ra dạy người khác tu, nói là tu Thiền Tông.
Trong các kinh Đức Phật dạy như sau:
– Mình là người dân bình thường mà tự xưng mình là “Quốc vương” vậy, thì hậu quả như thế nào tự Thầy hiểu.
Câu hai: Các Pháp môn tu trong Nhân – Quả, Đức Phật dạy: Người đang sống trong Nhân – Quả, mà dạy những pháp tu trong Nhân – Quả thì kết quả theo Nhân – Quả là chuyện bình thường.
Còn người nào không biết Pháp môn tu vượt ra ngoài Nhân – Quả, mà nói mình dạy tu để vượt ra ngoài Nhân – Quả, thì người đó giống như người vừa nói ở trên.
Chúng tôi xin đua ra 5 ví dụ cụ thể như sau:
Một: Vị Thầy tu Mật chú tông, là để có Thần thông, sử dụng Thần thông có 2 mục đích:
1- Dạy người khác để họ trả tiền bằng nhiều hình thức.
2- Để nhiều người xung quanh kính nế.
Nếu Thầy ấy nói: Tu Mật chú tông là để Giải Thoát thì sai với lời Đức Phật dạy!
Hai: Vị Thầy dạy tu Thiền Quán, Tưởng là để biến vật ít ra nhiều, hoặc 1 ra vô lượng, để nhiều người đến xem họ cúng tiền.
Nếu Thầy ấy nói: Tu Thiền Quán Tưởng là để Giải Thoát thì không phải!
Ba: Vị Thầy tu Thiền Nghi, Tìm, là để xem hữu dụng trong vật chất như thế nào.
Nếu Thầy ấy nói: Tu thiển Nghi, Tìm để Giải Thoát là không đúng!
Bốn: Vị Thầy dạy tu Tịnh Độ, để đưa những người ham muốn đến nơi vui sướng ở.
Nếu Thầy ấy nói: Tu Tịnh Độ là Giải Thoát thì trật với lời Đức Phật dạy!
Năm: Vị Thầy dạy người khác Lý luận cho hay, người khác theo học, đi giảng nói kiếm tiền.
Nếu Thầy ấy nói: Lý luận là để Giải Thoát thì bị Nhân – Quả rất nặng nề!
Đức Phật dạy 5 loại Thầy nói trên, nếu Thầy nào vi phạm nặng, thì tự mình mở đường “Hoa báo” để đi vào.
Không biết thầy Thích Mẫn Trung tiếp thu như thế nào mà Thầy lại bỏ ra ngoài.
6- Ông Lưu Chí Thành
, 39 tuổi, cư ngụ ở huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hỏi:
– Tôi đang tu Dẹp Vọng Tưởng, Thầy tôi bảo, khi nào dẹp hết Vọng Tưởng thì sẽ “thành Phật”. Xin hỏi Trưởng ban: Khi tôi tu Dẹp hết Vọng Tưởng có thành Phật được không, xin Trưởng ban cho biết, cảm ơn?
Trưởng ban trả lời:
– Vị Thầy nào dạy tu Dẹp hết Vọng Tưởng là thành Phật, vị đó quá tài giỏi. Chúng tôi xin dẫn chứng và phân tích như sau tự nhiên ông hiểu:
– Thế Giới Nhân – Quả Vật lý Âm – Dương này tồn tại được là do cuốn hút và luân chuyển của Điện từ Âm – Dương.
Đức Phật dạy 2 phần:
Một: Nơi Thế Giới loài Người là nói hẹp, nói rộng là trong 1 Tam Giới là do diện từ Âm – Dương duy trì và kéo Vọng Tưởng của người muốn đến chỗ nó ham muốn. Công năng của Điện từ Âm – Dương là vậy.
Hai: Phật giới, là nơi Mười phưrơng chư Phật sống. Sự sống của Muời phương chư Phật là do Điện từ Quang. Tánh của 1 vị Phật gồm có 4 phần: Thấy, Nghe, Nói và Biết.
Nhiệm vụ của 1 vị Phật là, cứu giúp con người nào muốn Giải Thoát ra ngoài sự luân chuyển của Thế Giới Nhân – Quả Luân hồi của Vật lý Âm – Dương này, nếu vị đó có Công đức quá ít, không đủ khả năng tự thoát ra ngoài sự cuốn hút của Thế Giới Vật lý Điện từ Âm – Dương này, thì có 1 vị Phật trong Phật giới ứng thân đến giúp.
Còn Thầy ông dạy tu Dẹp Vong Tưởng để thành Phật.
Vị Thầy ông quả thật tài giỏi hơn người, kể luôn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nữa. Vì sao Thầy ông giỏi hơn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni?
– Vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không dẹp được mà Thầy ông lại dẹp được! Ông Lưu Chí Thành nghe Trưởng ban phân tích, đã hiểu và cảm ơn.
7- Kỹ sư Triệu Quang Thuận
, sanh năm 1944, tại Thái Bình, cư ngụ tại đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận,Tp.HCM, hỏi như sau:
– Kính thưa Trưởng ban, nhóm chúng tôi có 5 người, 4 người đều được cấp Bằng Chứng nhận đạt được “Bí mật Thiền Tông”, riêng tôi mới chỉ được cấp Giấy Chứng nhận Giác Ngộ “Yếu chỉ Thiền Tông”. Mặc dầu tôi đã cố gắng hết sức, nhưng không nếm được “mùi vị” Thanh Tịnh của chính tôi. Vậy, xin Trưởng ban vui lòng chỉ cho tôi biết cách như thế nào để cảm nhận được, xin cảm on?
Trưởng ban trả lời:
– Kỹ sư muốn cảm nhận được Tánh Thanh Tịnh của chính mình thì phải thực hiện 2 bước như sau:
Một: Kỹ sư hằng ngày làm việc gì cứ chăm chú việc đó, tập không suy nghĩ việc khác.
Hai: Đọc sách của soạn giả Nguyễn Nhân viết, coi đoạn nào, dòng nào chữ nào mà Kỹ sư nghe cảm động lòng mình, cứ chậm rãi đọc đoạn đó, hoặc kệ của những vị Tổ ngộ Thiền, Kỹ sư tự nhiên Thanh Tịnh, nếu Kỹ sư có điều kiện, nên thâu vào máy MP3 để nghe đi nghe lại thường xuyên, chắc chắn sẽ cảm nhận được Tánh Thanh Tịnh của chính Kỹ sư, mong Kỹ sư cố gắng.
Kỹ sư Triệu Quang Thuận, hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng ban.
8- Vào sáng chủ nhật, cuối tháng 10 năm 2009, Thầy Chánh Huệ Phong có nói với tôi, là Thầy không tiếp xúc với bất cứ ai nữa, vì những gì mà Thấy biết đã nói hết ra rồi.
Tuy nhiên, Thầy có hứa: Nếu sau này có ai hỏi về Thiền Tông của Đức Phật dạy, trong sách chưa nêu lên, mà phải tổng hợp từ 10 câu hỏi trở lên thì Thấy sẽ đứng ra giải đáp. Trong buổi họp mặt này có:
– Quận một, Tp. HCM 2 người.
– Quận sáu, Tp. HCM 1 người.
– Việt kiều ở Mỹ có 3 người.
– Việt kiều ở Canada 1 người.
– Việt kiều ở Australia 1 người.
– Việt kiều ở Ucraina 1 người.
– Và tôi là soan giả Nguyễn Nhân.
Trước, Thiền gia Chánh Huệ Phong cảm ơn tôi đã viết sách phổ biến Thiền Tông học của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy ở cõi này. Sau, Thiền gia thông báo là đã làm tròn lời hứa với vị Thầy nhận được “Bí mật Thiền Tông” vào Thế kỷ 20 và vị Thầy kế tiếp. Cuộc nói chuyện của chúng tôi mới bắt đầu, bất ngờ, từ ngoài cửa chùa có Thiền sư Thích Chánh Trung và 5 đồ đệ nữa, đẩy cửa vào và lớn tiếng nói:
– Quí Thầy ở đây bàn luận gì cho chúng tôi tham gia được không?
Thiền gia Chánh Huệ Phong nhìn sang tôi hỏi nhỏ:
– Tác giả có mời quí vị này không?
Tôi trả lời:
– Thưa không.
Thiền gia Chánh Huệ Phong nói với Thiền sư Thích Chánh Trung:
– Hôm nay, chúng tôi họp mặt là để thăm hỏi sức khỏe nhau, chứ không bàn đạo lý gì cả.
Thiền sư Thích Chánh Trung rổn rảng nói:
– Nếu quí vị ở đây không đem đạo lý ra bàn, vậy, sẵn có mặt tôi, quí vị có thắc mắc điều gì về Đạo Phật, hỏi tôi, tôi giải thích cho. Trước, để mọi người hiểu. Sau, tác giả Nguyễn Nhân có tài liệu để bổ túc trong các sách Thiền học của ông.
Tiến sĩ Lê Mạnh Thùy, 65 tuổi, là Việt kiều Mỹ đi trong đoàn liên đứng lên hỏi Thiền sư Thích Chánh Trung:
– Tôi xin hỏi 2 câu, xin Thiền sư “dạy” tôi và các vị ở đây biết, câu hỏi của tôi như sau:
1- Đức Phật dạy tu có mấy Pháp môn?
2- Tu “Lục Diệu Pháp môn” là tu làm sao?
Thiền sư Thích Chánh Trung trầm ngâm một hồi lâu rồi trả lời:
Câu một:
– Đức Phật dạy tu có 4 Pháp môn. Tôi xin giải thích luôn:
1- Một: Tu Thiền.
2- Hai: Tu tịnh.
3- Ba: Tu Niệm.
4- Bốn: Tu tụng.
Câu hai:
– Lục Diệu Pháp môn là sáu pháp tu như sau:
1- Sổ tức.
2- Tùy tức.
3- Chỉ.
4- Quán.
5- Hoàn.
6- Tịnh.
Tiến sĩ Lê Mạnh Thùy hỏi tiếp:
Xin Thiền sư giải thích cho chúng tôi nghe về các pháp nói trên được không?
Thiền sư Thích Chánh Trung giải thích 4 Pháp môn tu của Nhà Phật:
1- Thiền: Ngồi cho Tâm mình dừng hẳn lại.
2- Tịnh: Ngồi cho Tâm mình đừng động.
3- Niệm: Ngồi Tâm lúc nào cũng niệm Phật hay niệm Chú.
4- Tụng: Ngồi tụng những lời Đức Phật dạy.
Thiền sư giải thích Lục Diệu Pháp môn:
1- Ngồi đếm hơi thở.
2– Ngồi theo hơi thở.
3- Ngồi dừng suy nghĩ.
4- Ngồi quán xét bản thân.
5- Ngồi đem các cái suy nghĩ mênh mông trở về.
6- Ngồi phải cho Tâm mình thật sự Thanh Tịnh.
Tiến sĩ Lê Mạnh Thùy vỗ tay và khen:
– Quả thật, Ngài là một Thiền sư đa Pháp môn!
Tiến sĩ Lê Mạnh Thùy hỏi tiếp Thiền sư Thích Chánh Trung một loạt câu hỏi như sau:
– Nếu Thiền sự ngồi cho Tâm Ngài dừng hẳn lại được, thật tình Ngài hay hơn Đức Lục Tổ rồi!
– Thiền sư ngồi cho Tâm Ngài dừng động, Ngài giỏi hơn Đức Phật nữa! Thiền sư ngồi lúc nào miệng cũng lép nhép, Ngài giống như là… gì nhỉ?
Thiền sư ngồi mà tụng những lời Đức Phật dạy, thật tình Tâm Ngài vượt hơn các vị Tổ sư Thiền!
Còn Thiền sư nói 6 cách thở, tu của thấy Trí Khải Đại sự là Pháp môn tu, e Thiền sư có lầm chăng? Vì đây là một Pháp môn tu, chỉ dùng hơi thở, dụng công để hít và thở ra 6 cách, chứ không phải là Pháp môn tu. Nếu nói Pháp môn tu, Đức Phật dạy mỗi cách tu là một Pháp môn, tức cách tu này không giống cách tu kia, Pháp môn nào có công dụng riêng của nó. Vì vậy, mới gọi là Pháp môn tu. Theo tôi được biết: Danh hiệu Thiền sư là vị Thầy biết tất cả các Pháp môn tu Thiền của Đức Phật dạy, nhưng tôi không thấy Thầy có các cái hiểu biết căn bản trên, chỉ những câu hỏi sơ đẳng của Thiền học mà “Thiền sư” trả lời không đúng, thì Pháp môn cao trong Nhà Phật “Ngài” làm sao biết được?
Thiền sư Thích Chánh Trung nghe Tiến sĩ Lê Mạnh Thùy nói một loạt về lời giải thích của mình, ông hết sức hổ thẹn cùng các để tử mình cáo lui!
TRÍCH: ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG (QUYỂN 7)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved