Menu
Trang chủ
Sách nghe - đọc
SÁCH NÓI THIỀN TÔNG
SÁCH ĐỌC THIỀN TÔNG
Video
GIẢI ĐÁP
GIẢI ĐÁP 2025
GIẢI ĐÁP 2024
GIẢI ĐÁP 2023
GIẢI ĐÁP 2022
GIẢI ĐÁP 2021
GIẢI ĐÁP 2020
GIẢI ĐÁP 2019
GIẢI ĐÁP 2018
GIẢI ĐÁP 2017
DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN 2018
DIỄN ĐÀN 2019
TRUYỀN THIỀN
TRUYỀN THIỀN 2022
TRUYỀN THIỀN 2020
TRUYỀN THIỀN 2019
MẠCH NGUỒN THIỀN TÔNG
Hỏi - Đáp
GIẢI ĐÁP THIỀN TÔNG ĐẶC BIỆT
HỎI ĐÁP THIỀN TÔNG
HỎI ĐÁP - TUYỆT MẬT
NHÓM NHÂN DÂN LÀM CHỦ
36 vị tổ và thơ
36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG
THƠ HAY THIỀN TÔNG
Hình ảnh
Thơ -kệ ngộ Thiền
Sức khỏe
Thế dục dưỡng sinh
Cẩm nang ăn uống
Sách nghe - đọc
Sách đọc Thiền tông
Thiền Gia Chánh Huệ Phong trả lời một số câu hỏi
9- Bác sĩ Trần Mạnh Trung
, sanh năm 1941, tại Thanh Hóa, cư ngụ tại Tp. Hải Phòng, hỏi 3 câu như sau:
Một: Xin Trưởng ban chỉ cho chúng tôi biết Phật Tánh của chính chúng tôi?
Hai: Xin giảng cho tôi câu của Thiên sư Đức sơn nói: “Tâm ta không ngữ cú, không một pháp cho người”?
Ba: Tôi nghe vị Thầy có tiếng, giảng về “Tánh Nghe”, gần hay xa, khi phát tiếng thì đồng nghe một lượt, như vây có đúng không?
Trưởng ban trả lời:
– Câu một: Xin Bác sĩ nghe rõ câu Phật Tánh của mỗi người như sau: Phật Tánh là nói chung. Phân tích ra như sau:
Phật: Trùm khắp mọi nơi.
Tánh: Là vỏ bọc 6 thứ: 1- Ý, 2- Nghe, 3- Thấy, 4- Pháp, 5- Biết và 6- là Hành, tức Điện từ.
Trong Tánh là căn bản như vậy.
Bác sĩ nên chú ý chỗ này: Phật Tánh luôn lúc nào cũng như trên. Sở dĩ chúng ta bị như sau:
* Từ thuở nào đến nay, không ai biết! Nên luôn lúc nào cũng sống với Vọng thức của chính mình, mà mình đã huân tập vào từ vô lượng kiếp đến nay, vì theo Vọng thức nên bị đi theo 6 nẻo Luân hồi! Chớ Phật Tánh luôn lúc nào cũng như trên. Có nhiều vị Thầy giảng là Vọng Tánh che khuất Phật Tánh. Không phải bị Vọng Tánh che khuất, mà tại chúng ta ham theo Vong Tánh, rồi quên đi Phật Tánh. Tôi xin ví dụ như sau, Bác sĩ sẽ hiểu rõ hơn, như:
Mặt trời chiếu sáng xuống Trần gian này, khi chúng ta không thấy mặt trời Tưởng là mây che khuất, cái Thấy và Biết của người này họ không hiểu, nên nói vậy, chớ mây làm sao che khuất mặt trời được, chúng ta có điều kiện lên khỏi mây, coi có phải mây che mặt trời không?
Bác sĩ Trần Mạnh Trung nói:
– Xin cảm ơn Trưởng ban đã giải thích, tôi đã nhận rõ về Phật Tánh của tôi.
Trưởng ban trả lời câu thứ hai:
-Về Tánh Nghe của người tu theo Nhà Phật, Tánh Nghe có 2 thứ:
Một: Tảnh Nghe của con người, nghe phải theo qui luật Vật lý nơi Thế Giới này: Khi tiếng động ở gần thì nghe trước, còn tiếng động ở xa phải nghe sau, không thế nào nghe cùng một lượt được.
Hai: Tánh Nghe của Phật Tánh Nghe, không trước hay sau gì cả; khi tiếng động phát ra dù gần hay xa gì cũng nghe một lượt.
Vì sao vậy?
Vì Tánh Nghe của Phật Tánh không bị Vật lý Trần gian này ngăn cản. Vì Tánh Nghe Phật Tánh trùm khắp, nên tiếng động gần hay xa gì cũng Nghe một lượt.
Trưởng ban trả lời câu thứ ba:
– Ngài Đức Sơn nói: “Tâm ta không ngữ cú, không một pháp cho người”. Đây, Thiền sư Đức Sơn muốn chỉ cho người hỏi chỗ chân thật của Phật Tánh.
Vì sao Phật Tánh không có ngữ cú và không có một pháp nào?
Vì Phật Tánh là như vậy, nên Đức Phật dạy là “Chân Như”, tức cái “Như Như”, chân thật nhu vậy thôi; nếu chúng ta vừa khởi lên tìm hiểu Phật Tánh như thế này hay như thế kia, là chúng ta đã đem cái suy nghĩ sinh diệt của Tánh người xen vào, thì Thấy hay Nói của Phật Tánh bị xuyên qua cái suy nghĩ của Tánh người, thì Tánh Phật làm sao còn trung thực được.
Chúng tôi đưa ra ví dụ sau đây Bác sỹ sẽ hiểu rõ hơn:
– Tánh Thấy của con mắt Bác sỹ, khi không đeo kiếng thì thấy rất trung thực. Còn khi Bác sỹ đeo mắt kiếng màu nhiều lớp vào, thì cái hằng Thấy của con mắt bị sai lệch liền.
Mà Đức Phật dạy:
Bao phủ bên ngoài Tánh người có đến 8 muôn 4 cái bong bóng ảo giác nữa, thử hỏi làm sao trung thực được.
Cho nên Đức Phật dạy:
– Người nào thật sự muốn Giác Ngộ và Giải Thoát, thì tận tình dạy họ. Còn người nào đem cái học thức mà lý luận chỗ chân thật này, hãy tìm cách tránh xa.
Vì chỗ không đem cái học thức của Tánh người ra lý luận chỗ chân thật này, nên Ngài Đức Sơn mới nói như trên.
Bác sĩ Trần Mạnh Trung hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng ban.
10- Thầy Thích Quảng Chánh
, sanh 1936, cư ngụ tại Thừa Thiên Huế, hỏi:
Tất cả các Pháp môn tu là của Đức Phật dạy, sao Pháp môn Thanh Tịnh Thiền có sức “công phá” tất cả các Pháp môn trước, xin Thầy vì chúng tôi và nhiều người có mặt tại đây biết, xin cảm ơn:
Trưởng ban trả lời:
– Người tu theo Đạo Phật, phải hiểu căn bản và tường tận như dưới dây thì mới hiểu trọn ven các Pháp môn tu của Đức Phật dạy được:
Thứ nhất: Mười lăm năm đầu, Đức Phật dạy các Pháp môn tu Thiền Quán, Tưởng, gọi là Pháp môn tu Nguyên Thủy hay Tiểu Thừa. Các pháp Quán, Tưởng này, Đức Phật sử dụng Tâm Vọng Tưởng của Tánh người để Quán và Tưởng hình thể của vật chất từ nhỏ ra lớn. Khi thành công, là thành công trong ảo Tưởng. Khi người tu không dụng công nữa thì cái ảo bóng đó liền mất.
Thứ hai: Mười lăm năm kế tiếp, Đức Phật sử dụng Tâm duyên hợp của Vật lý dạy Lý luận những hiện tượng nơi Thế Giới Vật lý này. Dù có lý luận hay đến đâu, cũng là lý luận mà thôi. Chớ không thể nào cảm nhận được Tánh chân thật của Phật Tánh được.
Thứ ba: Mười lăm năm kế tiếp nữa, Đức Phật dạy Pháp môn “Nghi, Tìm”, tức tìm ra hữu dụng của vật chất.
Để chi vậy?
Để đi khoe với người xung quanh. Không dính dáng gì đến Giải Thoát cả.
Thứ tư: Bốn năm sau cùng, Như Lai không sử dụng Tánh người, mà Ngài dạy các vị Tỳ kheo và các vị Ưu bà tắc và Ưu bà di một câu:
– Kiến Tánh thành Phật!
Chi có 4 chữ như vậy, nhưng cực kỳ khó khăn! Vì sao vậy?
– Vì con người ai cũng sống bằng Tánh người; Tánh người thì đủ thứ chuyện trong đó, nên ho sử dụng Tánh người để tìm vật chất nhiều về cho họ. Do đó, 1 ngàn người tu theo Đạo Phật họ tìm 2 thứ:
– Một là danh.
– Hai là tiền.
Còn Giải Thoát họ không cần.
Thầy Thích Quảng Chánh nói với Trưởng ban:
– Hiện giờ khác gì ngày xưa đâu! Thầy hết sức thỏa mãn và cảm ơn.
11- Cụ ông Bùi Đại Ninh
, sanh 1934, tại Phủ Lý, Hà Nam, cư ngụ tại Tp. New Yord, Hoa Kỳ, hỏi:
– Tôi xem Website báo Tuổi Trẻ, thấy có quảng cáo bán sách Thiền học, có mua về đọc, mới biết ở Việt Nam có vị Thầy hiểu Thiền học quá sâu sắc. Vậy xin hỏi Thầy như sau:
– Người tu theo đạo Thiền Đức Phật dạy, khi ngộ Tánh, người ấy như thế nào?
Trưởng ban trả lời:
– Người thật sự ngộ Tánh, lúc nào cũng ở trong trạngthái như sau:
1- Lúc nào Tâm cũng Thanh Tịnh.
2- Hằng Thấy, hoặc Nghe lúc nào cũng Thanh Tịnh và hằng Biết.
Cụ ông Bùi Đại Ninh đã hiêu rõ và cảm ơn Trưởng ban.
12- Cụ bà Triệu Thị Truyền
, sanh 1940, tại Cẩm Phả, Quảng Ninh, cu ngu tại Tp. Alpany, Australia, hỏi 4 câu:
1- Nếu người không tu thì làm sao Phật Tánh hiển lộ ra?
2- Nghiệp là của mỗi ngưoi tạo ra, có sao nói “Nghiệp chướng bổn lai không”?
3- Xin giải thích “Công thức” tu theo Thiền Tông?
4- Nếu giải như Trưởng ban, các pháp tu khác, không Pháp môn nào tu thành Phật được sao?
Trưởng ban trả lời:
– Cụ hỏi như vậy là sai qui luật hỏi, tôi xin tuần tự trả lời 4 câu hỏi theo tuần như sau:
Câu 1: Nghiệp chướng bổn lai không trước:
– Nghiệp là do suy nghĩ và hành động của con người tạo ra. Người tu sỹ theo Đạo Phật hoặc là phật tử, nếu hiểu được 2 phần như sau thì mới nói câu này được:
1- Bể Tánh Thanh Tịnh, là nơi Mười phương chư Phật sống. Trong Bể Tánh Thanh Tịnh là do Điện từ Quang duy trì làm sự sống.
2- Thế Giới và trong 1 Tam Giới này, là do Điện từ Âm – Dương bảo quản và cuốn hút theo Nhân – Quả của Vật lý Âm – Dương nên bị luân chuyển theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt.
Vị nào biết được như nói trên, khi tạo nghiệp, cái nghiệp này được chứa trong cái vỏ bọc của Tánh người. Phạm vi luân chuyển của Tánh người là nơi Thế Giới và Tam Giới này có 3 nơi:
1- Tạo nghiệp Phước đức, được vãng sanh đến các cõi Dương hưởng Phước. 2- Tạo nghiep Ác đức, bị kéo đến các nơi Âm để trả quả ác do mình tạo ra.
3- Không tạo nghiệp Dương và Âm, đủ tư cách làm người, thì ở trong Dòng tộc để trả Nhân – Quả với nhau.
Ngoài 3 nghiệp nói trên, vị nào nhận được Tánh Phật của chính mình và thuần thục sống với Tánh Phật ấy, thì họ mới dám nói câu:
– Nghiệp chướng bổn lai không.
Vì sao họ dám nói như vậy?
Vì họ đã sống được với Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình, thì họ nhìn thấy nghiệp mà trước đây họ tạo ra nó không dính dáng gì đến Phật Tánh của họ cả.
Đức Phật có dạy như sau:
– Như hoa sen ở trong bùn mà nó không dính bùn vậy.
– Vì hoa sen không bị dính bùn, nên bùn là bùn, còn hoa sen là hoa sen, hai thứ này tuy ở chung, nhưng thứ nào cũng có ngôi vị của nó. Do vậy, đầu Tiên Như Lai có dạy 5 anh em ông Kiều Trần Như và 4 người bạn đồng tu về bài pháp “Bụi Trần”. Ánh sáng và hạt bụi tuy chung một không gian với nhau, nhưng 2 thứ không dính nhau. Người nào sống được với Phật Tánh của chính mình thì mới được nói câu: “Nghiệp chưong bổn lai không”; còn ai chưa sống được với Tánh Phật của chính mình mà nói như trên là bị mang hoa vào thân!
Câu 2: Không dụng công tu làm sao Phật Tánh hiển lộ?
– Phật Tánh là cái Như Như chân thật, nếu cụ sử dụng Thân và Tâm Vật lý dụng công tu thì Phật Tánh càng không hiển lộ được!
Vì sao vậy?
Trong các kinh Đức Phật dạy:
– Phật Tánh giống như là nước trong vậy. Vì nước trong này bị đủ thứ bùn đất làm vẩn đục nên không tự trong được. Vì nguyên lý này, nếu cụ càng dụng công tu, thì Tánh Phật càng không hiển lộ ra được.
Câu 3: Công thức tu theo Thiền Tông như sau:
1- Trước Tiên phải nhận ra Phật Tánh của cụ.
2- Nếu đã nhận ra được, sống với Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình mà Tâm mình sáng ra gọi là:
– Minh Tâm.
Tiếp theo, thấy rõ ràng Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình, gọi là:
– Kiến Tánh.
Cụ muốn vượt ra ngoài sức hút Nhân – Quả của Vật lý Âm – Dương thì cụ phải biết tạo ra Công đức; số Công đức này mới giúp cụ “Vượt Hải Triều Dương” để trở về Phật giới, gọi là:
– Thành Phật.
Đức Phật dạy trọn câu này là:
– Minh Tâm, Kiến Tánh, Như Lai.
Dịch:
* Tâm sáng: Tự nó sáng rực.
* Thấy Tánh: Phải thấy thật rõ ràng Tánh Phật Thanh Tịnh của chính cụ.
* Như Lai: Phải thấy đuợc nơi Mười phương chư Phật sống.
Câu 4: Tu các Pháp môn khác hoàn toàn không thành Phật được. Trong các kinh, kinh nào Đức Phật cũng dạy như sau:
* Phật Tánh nó là tự nhiên như vậy, nên Như Lai gọi là “Chân Như” tức cái “Như Như”, như vậy thôi.
Nếu các ông có dụng công tu 5 Pháp môn của Như Lai dạy ban đầu, dù có ngồi đó tu 1 ngàn năm cũng không thành Phật được.
Như Lai nói rõ như sau:
Nếu các ông dụng công tu, chẳng khác nào các ông lấy cát nấu để thành cơm vậy! Cụ bà Triệu Thị Truyền hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng ban.
13- Bác sỹ Trịnh Hoài Phương
, sanh 1939, tại Tây Ninh, cư ngụ tại Tp.Toronto, Canada, thắc mắc hỏi:
– Giải theo Trưởng ban, các Pháp môn tu khác của Đạo Phật, không Pháp môn nào Giải Thoát được sao?
Trưởng ban trả lời:
– Phần này Đức Phật dạy rất rõ: Người tu theo Đạo Phật phải hiểu các Pháp môn, ai muôn tu theo Pháp môn nào của Đạo Phật cứ tu, môi Pháp môn đều có thành tựu riêng của nó chứ chắng phải không, việc thành tựu của các Pháp môn như sau:
Một: Pháp môn Tiểu thừa: Sử dụng Thân, Tâm duyên hợp của Tứ Đại để tu Quán và Tướng. Quán, Tưởng này có 37 pháp, mà trong các kinh Đức Phật dạy là 37 pháp Quán trợ đạo, tức có 37 pháp Quán có thành tựu, như :
– Muốn nhìn thấy vị Phật nào, thì Quán và Tưởng vị Phật đó.
– Muốn nhìn thấy vị Bồ Tát nào, thì Quán và Tưởng vị Bồ Tát đó.
– Đặc biệt, muốn nhìn thấy các loại Cô Hồn, để nhờ các loại Cô Hồn này giúp mình làm việc gì đó, thì ở Thế Giới loài Người phải làm 2 việc như sau:
1- Ngày nào cũng ngồi Quán và Tưởng muốn nhìn thấy được các loại Cô Hồn.
2- Muốn có kết quả nhanh, khi ngồi Quán và Tưởng phải có rượu và thịt cúng, thì có kết quả nhanh nhất.
Khi thường thấy và nói chuyện với Cô Hồn rồi, khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, thì tự nhiên mình gia nhập vào hàng ngũ Cô Hồn này rất dễ, không cần phải cầu xin ai cả.
Người tu 37 pháp Quán và Tưởng này, nếu có thành tựu được pháp Quán nào, thì dính vào pháp Quán đó không Giải Thoát được.
Hai: Pháp môn Trung Thừa: Học hỏi biết tất cả những gì nơi Thế Giới này, nên lý luận rất hay. Pháp môn này gọi là “Triết lý siêu suất”. Khi thành tựu, phải giữ lấy, không Giải Thoát được.
Trong 10 đệ tử lớn của Đức Phật có Ngài Ca Chiên Dien tu thành tựu Pháp môn tu này.
Ba: Pháp môn Đại Thừa: Nghi, Tìm hay Kiếm, xem trong vật chất hữu dung như thế nào. Khi hiểu rõ công dụng của vật chất thì phải giữ lấy nên không Giải Thoát được.
Vì Pháp môn này hiểu rất mênh mông nên gọi là Đại Thừa.
Xin nói rõ: Ngài Trí Khải Đại sư ở núi Thiên Thai bên Trung Quốc, sử dụng Pháp môn này chế ra 2 Pháp môn tu, như:
1- Quán hơi thở. Ngài gọi là Lục Diệu Pháp môn Quán.
2- Quán Thoại Đầu. Tức đặt chữ Nghi ở đầu câu để Quán, như:
A- Khi cha mẹ ta, chưa sanh ra ta, ta là ai?
B- Cái gì mang thân này đi?
C- Tâm ta là cái gì? V.v…
Nương vào pháp tu Đại Thừa này, các Nhà Khoa học họ biết được 2 phần căn bản mà chúng ta gọi là “Phát minh”,
Một: Về ánh sáng: Họ biết chế ra máy phát điện Vật lý và các loại bóng đèn.
Hai: Về phương tiện, họ chế ra:
1- Máy chiếu phim.
2- Máy nội soi.
3- Máy X quang.
4- Máy chụp cắt lớp…
5- Viễn vọng kính.
6- V.v…
Về phương tiện chuyên chở trên đường bộ, họ chế ra:
* Các loại xe.
Về phương tiện chuyên chở trên và dưới mặt nước, họ chế ra:
* Các loại tàu và tàu ngầm.
Về phương tiện chuyên chở trên không, họ chế ra:
* Các loại máy bay và phi thuyền.
Về phương tiện nghe nhìn, họ chế ra:
* Điện thoại và truyền hình.
Về chiến tranh, họ chế ra:
* Các loại súng và đạn, bom.
Pháp môn Đại Thừa nó có công dụng lớn lao như vậy, nhưng không giúp ai Giải Thoát được.
Bốn: Pháp môn Mật Chú tông: Miệng lúc nào cũng lẩm bẩm câu Thần chú để phát ra hiện tượng lạ.
Khi thành tựu được rồi, phải giữ lấy. Nên không Giải Thoát được.
Năm: Pháp môn Tịnh Độ tông: Miệng lúc nào cũng kêu tên Đức Phật A Di Đà. Khi thấy được cái ảo bóng của Ngài rồi, phải giữ lấy. Không Giải Thoát được.
Sáu: Tu lạy, cầu, xin: Đức Phật không dạy Pháp môn này. Pháp môn này là của “Đạo Thần quyền”. Người tu theo Đạo Phật thấy dễ kiếm tiền nên bắt chước bày ra tu.
Bảy: Pháp môn tụng: Đức Phật cũng không dạy, mà xuất phát từ bên Trung Quốc là của “Đạo Tiên”. Thấy Pháp môn này dễ kiếm tiền, nên những người tu theo Đạo Phật cũng bắt chước để thu hoạch tốt.
Cụ bà Triệu Thị Truyền, ngồi chăm chú nghe Trưởng ban giảng giải 7 Pháp môn tu của Nhà Phật, đến nổi bà khóc hồi nào mà không hay. Bà thốt lên từ tận đáy lòng:
– Không ngờ, mấy mươi năm tu theo Đạo Phật mà không tìm hiểu kỹ, nên tôi làm những chuyện không dính dáng gì đến Giải Thoát cả!
14- Cụ Bùi Minh Đức
, sanh 1933, tại Nho Quan, Ninh Bình, cư ngụ Tp. Missouri, Hoa Kỳ, hỏi:
Tôi đọc sách của Tác giả Nguyễn Nhân viết do Thầy giảng giải, thật tình tôi chưa tìm thấy nơi đâu giảng nói rõ ràng như vậy. Xin Trưởng ban cho tôi hỏi 4 câu như sau:
Một: Xin giải thích Phật Tánh là gì?
Hai: Xin Thầy chi tổng quát về Tánh Phật, và Tánh người?
Ba: Tu Thiền bằng cách nào để chóng nhận ra Phật Tánh của chính mình?
Bốn: Truyền “Tâm ấn”, có phải là truyền Thiền Tông không?
Trên đây là 4 câu hỏi được xếp vào hàng rất cao của Nhà Phật, đuợc Trưởng ban quản trị chùa trả lời như sau:
Câu 1:
– Tánh Phật là Tánh Thanh Tịnh, ở trong Bể Tánh Thanh Tịnh do Điện từ Quang duy trì.
Câu 2:
1- Căn bản Tánh Phật tự nhiên có 4 thứ: Thấy, Nghe, Nói và Biết.
2- Tánh người có 16 thứ là: Thọ, Tưởng, hành, thức, tài, sắc, danh, thực, thùy, tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến.
Câu 3:
– Tu Thiền Tông muốn nhận ra Phật Tánh của chính mình, thì phải áp dụng như sau:
1- Khi Thấy cứ tự nhiên ở trong Thanh Tịnh. Các thứ kia cũng vậy.
2- Khi tập thuần thục được, có ngày nào đó bất ngờ cụ cảm nhận được Tánh Phật Thanh Tịnh của cụ.
Câu 4:
– Truyền “Tâm ấn” là của những vị Tưởng tượng ra để truyền cho đệ tử mình. Vì sao họ Tưởng tượng ra?
Vì ho không biết Tâm là gì.
– Còn truyền Thiền Tông có qui cách rõ ràng và có các phần như sau:
– Vị nào muốn truyền Thiền Tông, vị đó bắt buộc phải hiểu rõ 8 phần căn bản như sau:
1- Rõ thông Tánh Phật.
2- Hiểu rõ Tánh người.
3- Tu sao còn bị Luân hồi.
4- Tu sao được Giải Thoát.
5- Giải thích được tất cả những lời dạy của Đức Phật dạy trong ẩn ý.
6- Phải có bài kệ xuất phát từ trong Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình nói lên được chỗ thâm sâu của Pháp môn Thiền Tông mà Đức Phật đã dạy theo dòng Thiền Tông.
7- Phải có bài văn trình sự hiểu biết của mình về Pháp môn Thiền Tông
8- Đặc biệt, phải trả lời 26 câu hỏi của Pháp môn Thiền Tông này, đạt trên 60% là được.
Trong 8 phần trên, nếu vị nào đạt được, thì mới được truyền “Bí mật Thiền Tông”.
Vị nào được truyền “Bí mật Thiền Tông” rồi, mới mong vào sống trong Phật giới được.
Cụ Bùi Minh Đức đã thông suốt, tự nhiên cụ khóc, và nói:
– Đức Phật đã vượt ra ngoài Tam Giới cách đây hơn 25 thế kỷ rồi, mà còn lâu xa như vậy; còn chúng tôi không biết chừng nào trở về nguồn cội của chính mình?
Cụ vừa than như vậy, làm mọi người ai ai cũng cảm động và khóc!
TRÍCH: ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG (QUYỂN 7)
TÁC GIẢ: THIỀN GIA – SOẠN GIẢ NGUYỄN NHÂN
Tin cùng loại
|SĐTT| 11. VUA TRẦN NHÂN TÔNG DẠY CON CÁCH GIỮ NƯỚC, CÔNG THỨC GIẢI THOÁT...
|SĐTT| 10. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT TRUYỀN THEO DÒNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 9. SÁCH TRẮNG THIỀN TÔNG
|SĐTT| 8. CUỘC ĐỜI VÀ NGỘ ĐẠO CỦA 36 VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ẤN ĐỘ - TRUNG HOA - VIỆT NAM
|SĐTT| 7. ĐỨC PHẬT DẠY TU THIỀN TÔNG
|SĐTT| 6. HUYỀN KÝ CỦA ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VỊ NGỘ THIỀN
|SĐTT| 5. KHAI THỊ THIỀN TÔNG
|SĐTT| 4. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 2
|SĐTT| 3. HÀNH ĐÚNG LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT
|SĐTT| 2. NHỮNG CÂU HỎI VỀ THIỀN TÔNG 1
Tin liên quan
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI SÁU
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI LĂM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BỐN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI BA
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI HAI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI MỐT
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ BA MƯƠI
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI TÁM
▶︎ |TSTT| VỊ TỔ SƯ THIỀN TÔNG ĐỜI THỨ HAI MƯƠI BẢY
Top
© 2019 TỔ SƯ THIỀN TÔNG . All rights reserved